Giá xăng trong nước dự báo sẽ giảm mạnh trong kỳ điều chỉnh tới là thông tin được nhiều tờ báo đề cập vào ngày 18/7.
Liên quan đến chủ đề
này, tờ Quận đội nhân dân đặt câu hỏi: Giá xăng giảm mạnh trong ngày 21/7?
Bài báo cho biết, dữ liệu
cập nhật của Bộ Công Thương đến ngày 15/7 cho thấy, giá xăng A95 nhập khẩu từ
Singapore đã rớt mạnh về mức 118 USD/thùng. Đây là mức giá rớt mạnh nhất trong
vòng 5 tháng qua, mở ra cơ hội hạ nhiệt giá xăng trong kỳ điều chỉnh ngày 21/7
tới. Mức giá này tương đương với mức giá cuối tháng 2/2022.
Với diễn biến như vậy, một
số doanh nghiệp xăng dầu cho rằng, trong kỳ điều hành ngày 21/7 tới, khả năng
giá các mặt hàng xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm. Tuy
nhiên, mức giảm này sẽ phụ thuộc vào biến động giá dầu thành phẩm những ngày tới
và việc điều hành Quỹ bình ổn giá.
Giá xăng dầu được kỳ vọng giảm mạnh trong thời gian tới |
Tờ Thanh Niên cũng có
bài: Giá xăng dầu hôm nay (18/7/2022): Xăng giảm mạnh về 26.000 đồng/ lít?
Theo bài báo, giá xăng dầu
nhập khẩu tính đến ngày 15/7 giảm mạnh so với kỳ điều hành giá kỳ trước. Mức
chênh lệch đối với xăng RON 95-III là 3.689 đồng/lít, xăng RON 92 là 2.838 đồng/lít,
dầu diesel chênh 1.529 đồng/lít. Như vậy, nếu không phải trích quỹ dự phòng, mức
giảm sẽ tương đương. Nếu tính giá trung bình 10 ngày thì mức giảm thấp hơn từ
500 - 700 đồng/lít, về 2.300 - 2.900 đồng/lít xăng.
Như vậy, với mức giá bán
lẻ xăng dầu hiện tại với xăng E5 RON 92 là 27.788 đồng/lít, xăng RON 95 là
29.675 đồng/lít, theo giá thế giới, tại kỳ điều hành tới, xăng có thể về mốc
26.000 đồng/lít.
Giá xăng dầu có dấu hiệu
“hạ nhiệt” nhưng tờ Người lao động phản ánh: Doanh nghiệp lao đao vì giá xăng dầu
giảm mà giá nguyên liệu không giảm.
Theo bài báo trên, tuy
giá xăng dầu vừa có đợt giảm đáng kể nhưng thực tế vẫn chưa thấm vào đâu vì những
đợt tăng giá liên tục trước đó đã tác động đến giá cả hàng hoá.
Cụ thể, ông Hoàng Trung
Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam dẫn chứng, giá nguyên liệu
giấy tái chế từ 120-150 USD/tấn tăng vọt lên trên 300 USD/tấn khiến doanh nghiệp
giấy gặp áp lực cả đầu vào lẫn đầu ra vì xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc
khó khăn do nước này kiểm soát phòng dịch rất khắt khe. Doanh nghiệp giấy chấp
nhận lỗ kỹ thuật, không tính khấu hao để duy trì hoạt động sản xuất.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ
tịch Hội Cao su - Nhựa TP. Hồ Chí Minh cũng cho hay, giá nguyên liệu nhựa tăng 30%-50%,
chi phí logistics cũng tăng 50% từ giá xăng dầu tăng đã tác động lớn đến ngành
nhựa. Chi phí vận chuyển một container từ Việt Nam sang Hàn Quốc từ 15-17 triệu
đồng tăng lên 30 triệu đồng; cước vận chuyển nội địa cũng tăng 20%-30%, càng
làm cho doanh nghiệp không còn lợi nhuận dù nhà sản xuất đã phải tăng giá bán sản
phẩm 5%-7%.
Liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu, Tạp chí Hải quan có bài: Tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu cá ngừ sẽ
đạt 11 tỷ USD.
Thông tin từ báo báo cho
biết, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong tháng 6/2022 đạt 90 triệu USD, tăng 41%
so với tháng 6/2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt
553 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2022. Cả năm 2022, dự kiến xuất khẩu
cá ngừ sẽ đạt tổng kim ngạch khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2021.
Theo Hiệp hội Chế biến
và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến
giá của không chỉ các mặt hàng năng lượng tăng, mà nhiều loại lương thực, thực
phẩm tại các nước cũng tăng giá rất mạnh. Diễn biến này đang tạo cơ hội cho thuỷ
sản Việt Nam nói chung, cá ngừ nói riêng, tăng xuất khẩu sang các thị trường…
Nguyễn Hòa - Báo Công Thương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét