Một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho 6 tháng cuối năm là bảo đảm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, tiền tệ; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.
Ngày 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính
phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình
hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của
kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ, trong 6 tháng qua tuy khó khăn,
thách thức nhiều hơn thuận lợi và thời cơ nhưng một số linh vực đã đạt một số kết
quả rất tích cực, theo báo Chính phủ.
Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; GDP đạt mức ấn
tượng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng tăng khá 9,6% so cùng kỳ; vốn
FDI thực hiện 6 tháng đạt trên 10 tỷ USD (cao nhất trong 5 năm qua), tăng 8,9%
so với cùng kỳ.
Tình hình phát triển doanh nghiệp khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới
và trở lại hoạt động trong 6 tháng là gần 117.000 doanh nghiệp (lần đầu tiên vượt
mốc 100.000 doanh nghiệp), tăng 25,4% so cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký bổ sung
vào nền kinh tế trong 6 tháng là 2.730 nghìn tỷ đồng, tăng 30,3%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động
làm công hưởng lương ước tính là 7,4 triệu đồng/tháng, tăng 417.000 đồng so với
cùng kỳ năm trước...
Tuy nhiên, tình hình thế giới còn tiềm ẩn nhiều biến động và rủi ro,
tác động tới Việt Nam như giá cả xăng dầu, lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, rủi
ro trên thị trường tài chính, tiền tệ. Giải ngân đầu tư công còn nhiều vướng mắc,
bất cập. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Thu hút đăng ký vốn
FDI nếu không cải thiện tốt hơn sẽ ảnh hưởng tới trung và dài hạn...
Nói về nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm, Thủ tướng nêu rõ: “Thông điệp
chính là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối
lớn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các cấp, các ngành, các địa
phương trong giai đoạn hiện nay”.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan để tổng hợp, xây dựng Đề án bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, chủ
động cập nhật các kịch bản tăng trưởng. Các ý kiến tại Hội nghị cũng thống nhất
với phương án, kịch bản tăng trưởng GDP phấn đấu đạt 7% trong năm nay.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và thận
trọng, bảo đảm ổn định tỷ giá, lãi suất, thị trường ngoại hối, tiền tệ, tín dụng
và tập trung tín dụng cho sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo thuận lợi
cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận tín dụng.
Đáng chú ý, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lãi
suất cho vay; đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ
xấu.
Ưu tiên sử dụng chính sách tài khóa, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng
hợp lý, bảo đảm hiệu quả, như phí, thuế, lệ phí, tăng đầu tư công… Tích cực báo
cáo, đề xuất cấp có thầm quyền điều chỉnh thuế đối với xăng dầu. Nghiên cứu, tiến
hành thận trọng chính sách hỗ trợ về xăng dầu với một số đối tượng.
Thủ tướng cũng yêu cầu bảo đảm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả,
an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tiền
tệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.
Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị
định số 153/2020 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị
trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Kỷ luật, kỷ cương đầu tư công cần được siết chặt, kịp thời điều chuyển
kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân
tốt.
Thủ tướng cũng yêu cầu quản lý chặt chẽ giá cả, phòng chống đầu cơ,
tích trữ găm hàng; bảo đảm nguồn cung xăng dầu, năng lượng...
Theo: Doanh nghiệp & Kinh doanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét