Thời đại công nghệ số 4.0 sẽ ít nhiều làm thay đổi tư duy, nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người với thế giới chung quanh. Con người tiếp cận với tri thức nhanh chóng hơn, mở ra khả năng tương tác; phương thức tác động của chính quyền với người dân đa dạng hơn, nhất là thông qua mạng xã hội.
Từ những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sẽ xuất hiện nhiều hơn một số
xu thế mang tính phổ quát, bên cạnh những giá trị chung, truyền thống trong
quan hệ xã hội ở các quốc gia nói chung với nhiều mức độ, đặc điểm khác nhau,
như xu thế dân chủ hóa đi đôi với cá thể hóa; xu thế lớn trong đổi mới quản lý,
quản trị quốc gia và trách nhiệm giải trình (chuyển đổi hệ thống hành chính mạnh
mẽ sang chính phủ điện tử; phân cấp, phân quyền, minh bạch hóa thông tin; tăng
cường nguồn lực tinh hoa cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả); tăng cường vai trò giám sát của người dân đối với hoạt động của bộ máy
công quyền. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, các hoạt động tuyên truyền xuyên
tạc, vu cáo, khủng bố, biểu tình, bạo loạn đối với Việt Nam có thể được thực hiện
tinh vi hơn.
Những kiểu xuyên tạc, vu cáo
trong thời đại số
Những năm qua, một trong các yếu tố tạo nên uy tín của Việt Nam trong
quan hệ quốc tế là việc Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định quan điểm tiến
bộ, tích cực về nhân quyền, đồng thời cố gắng tạo điều kiện để mọi người dân được
hưởng các quyền của mình và trên thực tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
nhân quyền không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, không phải khi nào hoạt động
này cũng nhận được sự hợp tác thiện chí từ một số quốc gia. Nhân quyền là giá
trị thiêng liêng mà toàn thế giới hướng tới.
Thế nhưng đây cũng là chủ đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch và một số
tổ chức phi chính phủ được sự giúp đỡ của phương Tây luôn tìm cách lợi dụng nhằm
thực hiện những động cơ xấu để can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, nhất
là các quốc gia có thể chế chính trị XHCN nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng
Cộng sản.
Trong mọi giai đoạn cách mạng, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm
cách chống phá Đảng, Nhà nước ta bằng nhiều hình thức tinh vi, xảo quyệt với
nhiều phương tiện, cách thức khác nhau hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân
với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Các thế lực thù địch
đã triệt để lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại số nhằm
tận dụng đa dạng các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là các mạng
xã hội, xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong
nước. Tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chống phá Việt Nam (như VOA
tiếng Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ, HRW...) để tuyên truyền quan điểm đa
nguyên, đa đảng, hạ bệ thần tượng, gây nghi kỵ, chia rẽ nội bộ, triệt để khai
thác các sự kiện chính trị, những vấn đề nhạy cảm để mở các chiến dịch tuyên
truyền chống Việt Nam.
Đồng thời các hội, nhóm, tổ chức phi chính phủ nước ngoài không có thiện
chí với Việt Nam tổ chức nhiều cuộc điều trần, hội thảo, họp báo, ra tuyên bố,
ban hành một số nghị quyết, báo cáo… vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại
Việt Nam; gắn viện trợ nhân đạo với những đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân
quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí ngôn luận…. Hậu thuẫn tổ chức phi chính phủ
thông qua việc triển khai các dự án với những mỹ từ như “thúc đẩy”, “cải thiện
nhân quyền”, khích lệ các đối tượng phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài
và số đối tượng chống đối trong nước gia tăng hoạt động. Nhiều tổ chức như Tổ
chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá quốc tế (AL), Freedom House (FH)… trong
báo cáo hàng năm, một mặt thừa nhận Việt Nam có chuyển biến tích cực nhưng vẫn
cố ý đánh giá tiêu cực về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Thông qua các nền tảng số, các thế lực thù địch sử dụng những tin, bài,
hình ảnh của báo chí chính thống trong nước, sau đó tô vẽ thêm bớt, đưa ra những
nội dung “thật giả lẫn lộn” và thông tin sai lệch để đưa lên mạng xã hội. Chúng
lập ra những trang/tài khoản núp dưới danh xưng của các cơ quan Chính phủ, lãnh
đạo cấp cao nhằm lôi kéo tâm lý hiếu kỳ của công chúng, đánh vào khoảng trống
thông tin (mà báo chí chính thống trong nước chưa đăng tải hoặc cần thời gian
kiểm duyệt thông tin); ngụy tạo các bài viết dưới những tiêu đề giật gân liên
quan đến những vấn đề đang được dư luận quan tâm… Những thủ đoạn lợi dụng nền tảng số nêu trên
của các thế lực thù địch, phản động, bất mãn ít nhiều đã dẫn dụ và lừa dối được
một bộ phận người dân. Những cái “bẫy thông tin”mà các đối tượng thù địch, phản
động, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam tung ra cũng đã khiến cho nhiều người
nước ngoài không phân biệt được thông tin chính thống và thông tin giả mạo, dẫn
đến có nhận thức không đúng, không tốt về Việt Nam.
Sử dụng công nghệ số để ngăn chặn
luận điệu xuyên tạc, vu cáo
Định hướng thứ tư trong phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được thể
hiện trong Nghị quyết Đại hội XIII là “...xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đã bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội dung, động lực
phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Trong phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp
phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta xác định:“...Hoàn thiện các cơ chế, chính
sách phát triển công nghiệp văn hóa; phát triển những sản phẩm, loại hình văn
hóa độc đáo, sáng tạo có sức lan tỏa để quảng bá, giới thiệu ra thế giới”.Theo
đó, tuyên truyền văn hóa Việt Nam ra thế giới cần đưa ra các thông điệp vừa làm
nổi bật được những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam, trong đó có tính khác biệt
với các quốc gia khác, vừa đảm bài sự hài hòa với xu thế chung của nhân loại, đồng
thời phải tác động đến tình cảm,đáp ứng được nhu cầu và thuyết phục đối tượng
tiếp nhận.
Do đó, hoạt động tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới không thể
tách rời với việc đấu tranh phản bác, chống các luận điểm xuyên tạc, bôi nho
hình ảnh Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những lĩnh vực quan trọng của
công tác tư tưởng nói chung và công tác đối ngoại nói riêng.
“Đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị” là một trong những nội
dung trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được Đảng ta
xác định trong Văn kiện Đại hội XIII. Việc tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp đấu
tranh chống các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ không chỉ nhằm bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ và sự ổn định của đất nước mà còn nhằm bảo vệ
hình ảnh Việt Nam trước những thông tin không đúng sự thật.
Trong thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, danh tiếng và
hình ảnh tích cực của một quốc gia ngày càng được coi trọng, thu hút sự quan
tâm của cộng đồng quốc tế bởi hình ảnh quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến các mối
quan hệ quốc tế mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như
năng lực cạnh tranh của đất nước. Do vậy, việc tạo dựng, quảng bá, nâng cao
hình ảnh quốc gia ngày càng được các nước chú trọng như một chiến lược sức mạnh
mềm trong môi trường quốc tế nhiều biến đổi.
Thông qua nền tảng số, bè bạn quốc tế đã biết đến Việt Nam từ một nước
nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, lại bị bao
vây cấm vận, nay trở thành một Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc
gia và vùng lãnh thổ; quan hệ kinh tế thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh
thổ; có vai trò, vị thế ngày càng nổi bật trong khu vực và trên thế giới; là
thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế như ASEAN, ASEM, APEC, WTO…
Như vậy, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, việc
sử dụng các nền tảng công nghệ số để phục vụ tuyên truyền một mặt góp phần thúc
đẩy quảng bá về một Việt Nam thân thiện, mến khách, một đất nước được coi là
“điểm hẹn của hòa bình”, điểm đến an toàn cho bè bạn quốc tế, mặt khác góp phần
phản bác lại các thông tin tuyên truyền sai trái, thù địch đối với Việt Nam
cũng như nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam với thế giới.
Hạnh Nguyễn – Hoàng Ly
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét