Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Bài 2: Kiên định và phát triển sáng tạo học thuyết mác-xít (tiếp theo và hết)

Nhìn lại thế kỷ XX và hai thập niên đầu của thế kỷ XXI càng cho thấy sự cần thiết và cấp bách phải phát triển lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc một cách sáng tạo, trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm đẩy mạnh tiến trình tổ chức thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là yêu cầu tất yếu, là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác lý luận của Đảng ta.

Trung thành, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác

Một nhu cầu tự nhiên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là chúng ta phải trở về với Chủ nghĩa Mác-Lênin một cách nghiêm chỉnh, khoa học, sáng tạo. Nguyên tắc bất di bất dịch ở đây là cần nghiên cứu và thấu triệt nó với tư cách không chỉ là một nền tảng tư tưởng về phương diện chính trị-xã hội, một cương lĩnh chính trị-khoa học về mặt hành động cách mạng, một chỉnh thể toàn vẹn về mặt cấu trúc hệ thống, một thực thể vận động và thống nhất về bình diện khoa học-thực tiễn mà còn là một lý thuyết-thực tiễn mở về phương diện xã hội- lịch sử và là một tổng thể phương pháp luận khoa học và cách mạng, như chính bản thân học thuyết Mác-Lênin chứa đựng và thể hiện.

Do sự kết tinh những tư cách và phẩm chất đó, Chủ nghĩa Mác-Lênin, tự nó đã là một khoa học mang tính cách mạng sâu sắc. Vì nó là học thuyết không chỉ nhằm giải thích thế giới mà quan trọng hơn là, nhằm cải tạo thế giới. Nói cách khác, Chủ nghĩa Mác-Lênin tuyệt đối không phải là thứ khoa học tự thân nào đó mà là khoa học về cách mạng, khoa học của thực tiễn và vì thực tiễn lịch sử nhằm tới giải phóng con người khỏi sự chế ngự bởi “vương quốc tất yếu”, dẫn tới “vương quốc tự do”.

Cho nên, nó hàm chứa trong nó khả năng tự phát triển không ngừng, thông qua hành động cách mạng chứ không phải là những cương lĩnh suông hay những giáo lý nhăm nhăm chỉ học thuộc lòng là đủ. Do đó, nói kiên định với Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chính là phải không ngừng phát triển nó bằng thực tiễn cách mạng sáng tạo; đồng thời, tỉnh táo chống lại một cách kịp thời và hiệu quả mọi biểu hiện của chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại làm vấy bẩn, méo mó và xuyên tạc nó. Đó là con đường đúng đắn nhất, khoa học nhất và cách mạng triệt để nhất để làm cho nó phát triển không ngừng.

Đó cũng chính là mục đích, là con đường, là môi trường, là bước đi, là thước đo hiệu quả; đồng thời, là thách thức, là vận hội phát triển, là chân trời của sự sáng tạo của công tác lý luận của chúng ta hiện nay nhằm xây dựng hệ thống lý luận thật sự trở thành nhân tố dẫn dắt thực tiễn sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong thế kỷ XXI. Đó cũng là sứ mệnh lịch sử làm nên vị trí không thể thay thế của Chủ nghĩa Mác-Lênin, với tư cách là một học thuyết cách mạng và khoa học.

Xét cho cùng, toàn bộ công tác lý luận tư tưởng của chúng ta, về thực chất là nhằm tới mục đích góp phần trực tiếp xây dựng một đường lối chính trị độc lập, tự chủ và sáng tạo về lý luận của Đảng để dẫn dắt công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Lịch sử cách mạng nước ta 91 năm qua xác nhận: Do kiên định và phát triển linh hoạt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó tìm đúng bản chất, tính quy luật và quy luật vận động riêng của xã hội Việt Nam và xu thế vận động chung của thời đại một cách sáng tạo; đồng thời, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi mọi biểu hiện và di họa của chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa cơ hội, Đảng ta đã xây dựng thành công một đường lối cách mạng độc lập, tự chủ và sáng tạo cho cách mạng nước ta.

 Kiên định và phát triển sáng tạo học thuyết mác-xít. Ảnh minh họa: tuyengiao.vn.

Ở tầm vĩ mô, công tác lý luận đã góp phần quan trọng trong việc kiến giải hàng loạt vấn đề khoa học-thực tiễn rất cơ bản và quan trọng, đưa đất nước tiếp tục phát triển trên con đường xã hội chủ nghĩa, dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là: Về đặc điểm và nội dung của thời đại ngày nay; về mô hình và con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngang tầm sự nghiệp đổi mới đất nước,...

Đầu tư xứng tầm cho công tác nghiên cứu lý luận để bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin

Bước sang thế kỷ XXI, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa với xung lực là kinh tế tri thức đang tiến với tốc độ “một ngày bằng cả trăm năm” đã và đang đặt ra trước đất nước những trọng trách mới, ngày càng to lớn, phức tạp và khó khăn hơn.

Có thể hình dung, hàng loạt vấn đề vừa có ý nghĩa chiến lược vừa cấp bách đặt ra: Toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì và vấn đề định vị chiến lược quốc gia ra sao? Tầm nhìn chiến lược và định vị con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong tầm nhìn 2030, 2045 ở nước ta là gì? Những vấn đề về việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gồm những nội hàm gì? Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và sắp tới như thế nào? Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và kiến tạo hệ thống chính trị tương dung ra sao? An ninh quốc tế với an ninh quốc gia gồm những gì? Xây dựng Đảng dẫn dắt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng quốc gia thành nước công nghiệp, hiện đại là như thế nào?...

Cả một loạt vấn đề hết sức cơ bản và bức thiết mệnh hệ tới tương lai của đất nước đang đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải trả lời cấp bách, trong lúc những vấn đề mới mẻ và khó khăn ấy, khi mất đi, các nhà kinh điển Mác hay Lênin không để lại một lời chỉ dẫn nào một cách cụ thể cả. Vì thế, công tác lý luận của chúng ta phải góp phần gánh vác và tìm ra lối đi cho đất nước, dưới ngọn cờ của Đảng.

Cơ hội và thách thức đó đòi hỏi chúng ta phải vừa kiên định, vừa phát triển sáng tạo không ngừng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước ta và xu thế vận động của thời đại, từ đó hoạch định đường lối đúng đắn, tiếp tục đề ra những giải pháp hữu hiệu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.   

Bài học không thành công của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở không ít quốc gia, trong thế kỷ XX, đã cho thấy một cách thuyết phục về mối quan hệ giữa kiên định và phát triển sáng tạo học thuyết mác-xít có tầm quan trọng sống còn như thế nào. Trong quá khứ, ở không ít nơi, với không ít người, sự kiên định bị biến thành thói bảo thủ, rập khuôn, tới mức giáo điều; và sự sáng tạo lại được bóp méo và nhảy sang thái cực hoặc là thực dụng hoặc là cơ hội, thậm chí xét lại. Chủ nghĩa Mác-Lênin bị vi phạm một cách thô bạo, bị làm cho biến dạng, bị xuyên tạc tới mức thảm hại dẫn tới đổ vỡ, thảm bại một cách nặng nề, không thể cứu vãn nổi trên bình diện lịch sử thực tiễn ở không ít quốc gia, trong thế kỷ XX và cả những lúng túng ở những năm 20 của thế kỷ XXI, như chúng ta đã thấy.

Vì thế, phải coi việc công khai giữ vững, kiên định vô điều kiện nguyên tắc tính đảng mác-xít là vấn đề có ý nghĩa thành bại, sinh tử, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa giáo điều và những khuynh hướng cơ hội, xét lại hiện đại. Nếu không như vậy, chắc chắn rằng, chúng ta trước sau vẫn chỉ là người “ngây thơ khờ khạo”, “vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị”, như Lênin từng nói.

Từ xuất phát điểm nguyên tắc đó, hơn bao giờ hết, công tác lý luận phải tự nhận về mình và làm thật tốt trọng trách kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn việc nghiên cứu cơ bản Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với nghiên cứu triển khai thực tiễn trong nước, tiếp thu một cách chọn lọc với thái độ cầu thị kinh nghiệm tốt của các nước khác nhằm tiếp tục góp phần cơ bản và quan trọng trong quá trình hoạch định và quyết sách đường lối chính trị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trước hết trên tầm vĩ mô.

Thực tiễn lịch sử cho thấy: Không có lý luận thì xu hướng cách mạng mất quyền tồn tại và sớm hay muộn, nhất định sẽ rơi vào tình trạng phá sản về chính trị. Sự thăng trầm của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế kỷ XX đã cảnh báo và chứng thực lời tiên báo đó của chính Lênin chứ không phải ai khác.

Do vậy, trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải bảo đảm sự thống nhất giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu triển khai-thống nhất giữa lý luận với thực tiễn nhằm phát triển lý luận, chủ động đáp ứng những nhu cầu phát triển của thực tiễn, dẫn dắt thực tiễn phát triển một cách đúng đắn và hiệu quả. Lấy thực tiễn để đối chiếu, kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển lý luận, chứ không phải lấy lý luận chứng minh cho thực tiễn. Nói như Mác, ở khía cạnh này, một bước tiến trong thực tiễn có giá trị hơn cả một tá cương lĩnh, là như vậy. Nhưng đồng thời nên nhớ rằng, không thể có một lý luận cách mạng nào ngoài thực tiễn cách mạng.

Đó là con đường bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lênin một cách khoa học, cách mạng và triệt để nhất; là sự thể hiện sinh động tư tưởng kiên định và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách chủ động, nhằm làm cho công tác lý luận thực sự góp phần xứng đáng trong việc hoạch định đường lối chính trị của Đảng ta một cách đúng đắn, phù hợp. Vì chỉ có như thế, chúng ta mới thực sự chủ động đấu tranh không khoan nhượng và hiệu quả với những quan điểm sai trái, những lực lượng chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, dưới ngọn cờ của Đảng, bảo vệ tinh thần cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Vấn đề có tính then chốt là phải tiếp tục xác lập và đổi mới cơ chế hoạt động của công tác lý luận của Đảng, bảo đảm nó ngang tầm với nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Nói cụ thể hơn, cần thiết phải xây dựng một cơ chế vận hành về mặt pháp lý và tổ chức, với những quy chế, phương thức và bộ máy (mềm) cho phép và cụ thể, để thu hút, đối đãi, phát huy đội ngũ những người làm công tác lý luận hoạt động một cách đúng hướng, tập trung, nhằm góp phần xây dựng đường lối chính trị của Đảng một cách khoa học, cách mạng và phù hợp với thực tế nước ta và tương dung với thời đại.

Cơ chế này nhằm tập hợp và điều tiết ở ba khâu chính, với ba lực lượng chủ yếu, một cách tương đối. Ba khâu đó là, lý luận, chế định và tổ chức thực tiễn; và ba lực lượng đó, gồm các nhà lý luận; các nhà hoạch định đường lối, chính sách và các nhà tổ chức thực tiễn. Mục tiêu cuối cùng của cơ chế vận hành này phải đạt được là tham mưu đúng đắn, xây dựng một đường lối chính trị cách mạng và khoa học dẫn dắt đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững trên con đường xã hội chủ nghĩa.

TS NHỊ LÊ- Báo QĐND online

Lực lượng Cảnh vệ - “Lá chắn thép” bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm

Ngay từ đầu năm, nắm chắc tình hình, xác định đúng trọng tâm các mặt công tác, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã ban hành và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; các sự kiện đặc biệt quan trọng...


Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhất là sau đợt bùng phát dịch thứ 4, tần suất hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tăng, nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề, song do có sự chuẩn bị chu đáo về phương án, kế hoạch cùng với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan và lực lượng An ninh nước ngoài, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm, nỗ lực khắc phục khó khăn, CBCS Cảnh vệ đã thực hiện tốt các biện pháp công tác, bảo vệ tuyệt đối an toàn 1.498 cuộc, lượt hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trong nước và nước ngoài, 128 sự kiện đặc biệt quan trọng, 11 đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam; đồng thời, bảo đảm an toàn cho chính lực lượng Cảnh vệ thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.

Thiếu tướng Trần Hải Quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ

Đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức đón tiếp an toàn, chu đáo, trọng thị gần 250 nghìn lượt đồng bào và khách quốc tế vào viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo vệ tuyệt đối an toàn các khu vực, mục tiêu bảo vệ… Các công tác đều đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đáp ứng tốt yêu cầu chính trị, ngoại giao theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ vào công tác cảnh vệ, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an và các đoàn đại biểu ghi nhận, đánh giá cao. Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ được đề nghị Bộ Công an tặng Cờ thi đua xuất sắc.

Anh Hiếu - Thu Thuỷ - Quỳnh Vinh - Báo điện tử CAND

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Bị cáo Nguyễn Đức Chung thừa nhận có nhờ Bùi Quang Huy đi tặng quà Tết

Bị cáo Nguyễn Văn Tứ khẳng định, bị cáo Nguyễn Đức Chung gặp riêng chỉ đạo mình gặp Công ty Nhật Cường và để cho Công ty Nhật Cường thực hiện thí điểm gói thầu số hoá theo công nghệ mới. Đối chất tại phiên toà, bị cáo Chung phủ nhận lời khai trên và cho rằng, bị cáo Tứ bịa đặt điều này.

Sáng 28/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng 6 bị cáo khác trong vụ can thiệp trái pháp luật, tạo điều kiện cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (viết tắt là Công ty Nhật Cường) trúng gói thầu số hoá.

Bị cáo Nguyễn Tiến Học (cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội)

Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Văn Tứ (cựu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội) khẳng định: “Bị cáo Nguyễn Đức Chung gọi cho bị cáo hai cuộc điện thoại để nói về việc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội mở gói thầu số hoá chưa đúng. Lần điện thoại thứ ba, bị cáo Chung yêu cầu bị cáo dừng mở gói thầu số hoá để đưa công nghệ mới vào”. 

Sau khi dừng mở gói thầu số hoá, bị cáo Chung chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cùng Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội phải lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đảm bảo tích hợp với hệ thống dùng chung của thành phố. Đồng thời chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội trao đổi, làm việc với Công ty Nhật Cường để thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, trước khi tiếp tục thực hiện gói thầu số hóa năm 2016.

Theo lời khai của bị cáo Tứ, khi Công ty Nhật Cường giới thiệu công nghệ số hoá đã nêu đúng ý tưởng của bị cáo Chung đã đưa ra. Trên cơ sở đó, bị cáo Chung đã ký văn bản đồng ý cho Công ty Nhật Cường thực hiện gói thầu số hoá năm 2016. Bị cáo Tứ khẳng định “Gói thầu số hoá năm 2016 ở Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội thuộc thẩm quyền của Sở, chứ không phải thẩm quyền của UBND TP Hà Nội. Việc ông Nguyễn Đức Chung cho rằng, thẩm quyền gói thầu số hoá thuộc thẩm quyền của UBND TP Hà Nội là không đúng”. 

Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố đặt nhiều câu hỏi với các bị cáo để làm rõ về nguyên nhân cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu dừng gói thầu số hoá theo công nghệ đang thực hiện, để lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đảm bảo tích hợp với hệ thống dùng chung của thành phố Hà Nội vào thời điểm đó có phù hợp không?

Các bị cáo là cán bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đều khẳng định, quyền quản lý hệ thống số hoá thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội chứ không phải thuộc quyền quản lý của UBND TP Hà Nội. Đối chiếu với quy định thì lời khai của bị cáo Nguyễn Đức Chung về việc UBND TP Hà Nội quản lý gói thầu số hoá là sai. Và việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo tạm dừng triển khai gói thầu số hoá cũng là sai. 

Bị cáo Nguyễn Văn Tứ (cựu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội).

Theo bị cáo Nguyễn Đức Chung, trong các cuộc họp, bị cáo có giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội và Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội rà soát lại các dự án về công nghệ thông tin nói chung, trong có có dự án số hoá nói riêng và cho tạm dừng, đồng thời báo cáo UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, sau này bị cáo Chung thấy Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội vẫn cho triển khai gói thầu số hoá năm 2016 nên bị cáo Chung đã gọi điện cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư hỏi rõ việc, tại sao không thực hiện theo chỉ đạo của bị cáo Chung là cho các dự án tạm dừng, mà vẫn cho triển khai.

Trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Văn Tứ khai, chính từ sự “quyết liệt” của bị cáo Chung trong việc chỉ đạo tạm dừng triển khai gói thầu số hoá mà Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội buộc phải cho tạm dừng mở thầu, dù thời gian mở thầu đã cận kề và đã có nhiều nhà thầu đăng ký. Bị cáo Tứ khẳng định, bị cáo Chung gặp riêng và chỉ đạo bị cáo gặp Công ty Nhật Cường và để cho Công ty Nhật Cường thực hiện thí điểm gói thầu số hoá theo công nghệ mới. Về việc chỉ đạo dừng gói thầu số hoá, bị cáo Tứ khẳng định “Đây là việc làm ngoài ý chí của tôi vì tôi bị áp lực từ cấp trên nên phải thực hiện. Và không riêng tôi, các cán bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội là bị cáo trong vụ án này khi thực hiện cũng bị áp lực như tôi”. 

Bị cáo Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội).

Đối chất tại phiên toà, bị cáo Chung phủ nhận lời khai của bị cáo Tư và cho rằng, bị cáo Tứ bịa đặt điều này.  Đại diện Viện kiểm sát yêu cầu bị cáo Chung cho biết mối quan hệ với ông chủ Nhật Cường - Bùi Quang Huy, bị cáo Chung tiếp tục phủ nhận có quan hệ thân thiết với Bùi Quang Huy. Tuy nhiên, bị cáo Chung cũng thừa nhận, do bận công việc nên có nhờ Bùi Quang Huy đi tặng quà Tết người này, người kia.

Trong sáng 28/12, HĐXX cũng dành thời gian để các luật sư bào chữa tham gia xét hỏi các bị cáo nhằm làm rõ thêm việc cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo dừng mở gói thầu số hoá năm 2016 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, sau đó Công ty Nhật Cường được tạo điều kiện để trúng gói thầu này.

Kết quả điều tra xác định, ngày 5/7/2016, bị cáo Nguyễn Tiến Học, khi đó là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội ký Văn bản số 3298/KH&ĐT-ĐKKD01, đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội có ý kiến phối hợp để thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội tại Văn bản số 3551/UBND-KT. Ngày 15/7/2016, bà Phan Lan Tú, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội ký Văn bản số 1220/STTTT, trong đó có nội dung đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đảm bảo toàn bộ kết quả dữ liệu số hóa về doanh nghiệp của thành phố phải được lưu trữ tại hệ thống cơ sở dữ liệu chung của thành phố, trước mắt tích hợp vào hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh hộ cá thể của thành phố để đảm bảo chia sẻ, khai thác cho các cơ quan, đơn vị của thành phố khi có nhu cầu. Đồng thời, Sở cần lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để đảm bảo tích hợp với hệ thống dùng chung của thành phố. Văn bản này đồng gửi Công ty Nhật Cường để phối hợp.

Bị cáo Phạm Thị Kim Tuyến (cựu Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội).

Ngày 30/7/2016, Bùi Quang Huy gửi email cho bị cáo Nguyễn Đức Chung vào địa chỉ chunghinhsu@gmail.com, trong đó có nội dung đề xuất bị cáo Chung dừng tất cả gói thầu số hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội để giao cho Công ty Nhật Cường thực hiện và cho rằng, nếu thành phố Hà Nội làm đơn lẻ sẽ không tích hợp được vào hệ thống dùng chung của thành phố. Và nếu thành phố Hà Nội giao công tác số hóa cho Công ty Nhật Cường thực hiện thì mang lại một khoản thu nhập cho Công ty Nhật Cường. Hiện, Công ty Nhật Cường đã làm xong thủ tục độc quyền phân phối công nghệ số hóa ABBYY của Liên bang Nga.

Ngày 4/8/2016, bị cáo Nguyễn Văn Tứ, khi đó là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội ký Văn bản số 3961/KH&ĐT-VP gửi UBND TP Hà Nội và bị cáo Nguyễn Đức Chung, trong đó nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc với Nhật Cường Software và đề nghị chấp thuận Công ty Nhật Cường thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo giải pháp kỹ thuật công nghệ mà doanh nghiệp đề xuất và thực hiện miễn phí...

Căn cứ đánh giá, nghiệm thu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chất lượng, giải pháp công nghệ thực hiện thí điểm của Công ty Nhật Cường, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ hoàn thiện hồ sơ lựa chọn nhà thầu (bổ sung nội dung về giải pháp công nghệ thực hiện số hóa - nếu có) và thực hiện các thủ tục đấu thầu. Ngày 5/8/2016, bị cáo Nguyễn Đức Chung có bút phê tại Phiếu xử lý văn bản số đến 29819 gửi bà Phan Lan Tú, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội cùng bị cáo Nguyễn Văn Tứ nội dung, đồng ý cho làm thí điểm, kiểm tra kỹ lưỡng kết quả và báo cáo lại.

Sau khi thực hiện thí điểm, trong khoảng thời gian Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội sửa đổi hồ sơ mời thầu, theo chỉ đạo của ông chủ Nhật Cường Bùi Quang Huy, bị cáo Lê Duy Tuấn (Giám đốc kinh doanh Công ty Đông Kinh) đã trực tiếp gặp bị cáo Nguyễn Văn Tứ trao đổi, đề xuất bị cáo Tứ tạo điều kiện giúp đỡ Công ty Nhật Cường tham gia và trúng thầu gói thầu số hóa năm 2016.

Bị cáo Tứ ủng hộ và đã điện thoại cho cấp dưới là bị cáo Phạm Thị Thu Hường (Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội) trực tiếp làm việc với Lê Duy Tuấn.

Trong các ngày 17/11/2016 và ngày 2/12/2016, Lê Duy Tuấn đã gửi email trao đổi với bị cáo Phạm Thị Kim Tuyến (Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội), Tổ trưởng Tổ chuyên gia và Phạm Thị Thu Hường, Tổ phó Tổ chuyên gia cũng thống nhất nội dung điều chỉnh các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, tiêu chuẩn về nhân sự chủ chốt, các yêu cầu về kỹ thuật của hồ sơ mời thầu, tạo điều kiện cho Công ty Nhật Cường trúng gói thầu số hoá.

Nguyễn Hưng – Báo CAND online

KẾT CỤC CỦA KẺ QUAY LƯNG VỚI TỔ QUỐC

Ngày 24/12, trên facebook cá nhân của mình, cô ca sĩ tai tiếng một thời Lâm Ngân Mai hiện đang cư trú tại Mỹ đã viết rằng: “Buồn, nhớ nhà, không còn nhà để về”. Tại sao lại không còn nhà để về? Nếu ai biết về cuộc đời của Lâm Ngân Mai mới hiểu tại sao cô ta nói vậy.


Lâm Ngân Mai từng là một ca sỹ kiêm dân chủ viên từng sống tại Việt Nam, từng dấn thân vào showbiz với tư cách là ca sỹ. Nhưng thay vì được dư luận biết đến về tài năng, Mai lại đi theo đám phản động, công khai cùng nhóm bạn mặc áo vàng 3 sọc, điên cuồng viết trên facebook nội dung kêu gọi bỏ cờ Tổ quốc, thay thế bằng cờ vàng 3 que và xuyên tạc lịch sử dân tộc, phỉ báng, nói xấu Bác Hồ, kêu gọi người dân biểu tình, lật đổ chế độ. Lâm Ngân Mai từng công khai viết trên facebook của mình rằng: “Với tôi ngày nào trên đất nước Việt Nam cũng là ngày 30/4, sống như những con vật không giống con người, tôi ước toàn dân Việt Nam cùng nhau giải phóng chúng ta khỏi sự “giải phóng” tàn ác của Bắc Việt Cộng Sản để được làm người Việt Nam ngẩng cao đầu với thế giới”.
Ảo tưởng hơn, với trình độ 9/12, Mai tự tin ứng cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, tuy nhiên bị loại ngay từ vòng 1 do những lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của mình. Nhằm thoả mãn ước mơ về một môi trường dân chủ, Lâm Ngân Mai đã sang Mỹ định cư, để trải nghiệm cuộc sống tại thiên đường dân chủ mà cô ta hằng ca ngợi.
Và cũng giống như những dân chủ khác, Mai đã nhanh chóng vỡ mộng, với cuộc sống xứ thiên đường. Xa gia đình, không người thân, khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ là những trở ngại rất lớn để Mai hoà nhập với cộng đồng. Và tâm lý tuyệt vọng, chán nản là điều có thể nhìn thấy trước được.
<Thanh Huyền> Việt Nam trong tim tôi

Dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng

Vấn đề một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo, cầm quyền không phải là vấn đề mới và vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, vấn đề này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, mỗi đảng khi lên lãnh đạo, cầm quyền. Về chủ quan, nó phụ thuộc tương quan so sánh lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một xã hội, mà mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng.

Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm

Lâu nay, các phần tử cơ hội chính trị, chống đối cho rằng, Việt Nam không có dân chủ vì thực hiện chế độ nhất nguyên, nhất đảng nên “vừa đá bóng, vừa thổi còi” và vì thế dẫn đến dân chủ hình thức hoặc mất dân chủ. Trong khi đó, các tổ chức nhân danh dân chủ phương Tây đã và đang tìm cách cổ suý “tiêu chuẩn nhân quyền” kiểu phương Tây vào Việt Nam, đồng thời tung tin bịa đặt với các luận điệu cho rằng: “Việt Nam thiếu văn hóa dân chủ, không có dân chủ, hạn chế quyền riêng tư của công dân”, “Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền con người”, “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội tức là theo chế độ đảng trị, bằng “đảng chủ”; “một đảng cầm quyền thì không thể có dân chủ, chỉ dẫn đến độc tài, độc trị”; “chế độ một đảng lãnh đạo, độc quyền là trái với nguyên tắc nhà nước pháp quyền”; “chế độ nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền ở Việt Nam là “vừa đá bóng, vừa thổi còi” dẫn đến ở Việt Nam không có dân chủ hoặc dân chủ hình thức”.

Đây là những luận điệu phản khoa học, hết sức nguy hiểm bởi nó cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ, phát triển của đất nước, dân tộc. Thực chất luận điệu trên là muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, tiến tới thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập để đi đến xóa bỏ định hướng XHCN ở nước ta. Vấn đề mấu chốt trong học thuyết “dân chủ, nhân quyền kiểu phương Tây cần áp dụng đối với Việt Nam” là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với cách mạng Việt Nam. Như vậy, chiêu bài dân chủ thực chất là các thế lực thù địch nhằm phá hoại Đảng, Nhà nước và định hướng XHCN ở nước ta.

Trên thế giới hiện nay có ba chế độ dân chủ: Dân chủ tư sản, dân chủ nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mỗi chế độ dân chủ nói trên đều có những thiết chế khác nhau, nhưng đều có những yếu tố chung: (1) Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân (bao gồm tất cả thành viên xã hội); (2) bầu cử tự do và theo nhiệm kỳ bầu ra các cơ quan, người lãnh đạo đất nước; (3) quyền lực của nhà nước được chia làm ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ quan trên có chức năng riêng: Hiến pháp và pháp luật được xem là tối thượng; các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được tôn trọng và bảo đảm.

Chế độ dân chủ sau Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là chế độ dân chủ Nhân dân hướng theo con đường xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Một trong những đặc trưng của chế độ dân chủ ở Việt Nam là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và cầm quyền. Tuy nhiên, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc Hiến định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình; các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (Điều 4, Hiến pháp năm 2013).

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng hoàn thiện các quan điểm về dân chủ, nhân quyền, coi nỗ lực thể chế hóa, luật hóa quan điểm dân chủ, nhân quyền là yêu cầu bức thiết của phát triển. Năm 1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, khẳng định “phải phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng”. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 29/1998/NĐ-CP (đến năm 2003 thay thế bằng Nghị định số 79/2003/NĐ-CP) kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã quy định về nội dung, phương thức, trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc thực hiện quyền dân chủ của Nhân dân. Năm 2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn... Đây là các bước đi thống nhất, đồng bộ về chủ trương kết hợp hành động cụ thể tạo điều kiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Vấn đề một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo, cầm quyền không phải là vấn đề mới và vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, vấn đề này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, mỗi đảng khi lên lãnh đạo, cầm quyền. Về chủ quan, nó phụ thuộc tương quan so sánh lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một xã hội, mà mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng.

Đảng là tổ chức chính trị của giai cấp, mang tính chất giai cấp, là sự liên kết tự nguyện của những người cùng chí hướng và cùng quyền lợi. Bản chất của đảng chính trị chính là bản chất giai cấp mà đảng ấy đại diện. Lịch sử hiện đại đã chứng minh rằng, trình độ dân chủ và sự phát triển của đất nước không tỷ lệ thuận với sự gia tăng của số lượng đảng phái chính trị. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, mỗi giai cấp khác nhau có đảng khác nhau, thậm chí trong cùng một giai cấp cũng có thể có nhiều đảng khác nhau. Những đảng của cùng một giai cấp sẽ có cùng bản chất của giai cấp, có lợi ích gắn liền với giai cấp sinh ra nó, chúng chỉ khác nhau về hình thức tổ chức, phương thức hoạt động và những mục tiêu cụ thể mà không đối lập về bản chất.

Những đảng của các giai cấp khác nhau hoặc đối lập nhau thì không chỉ khác nhau về tôn chỉ, mục đích, phương cách hoạt động, nguyên tắc tổ chức mà còn đối lập về bản chất của đảng. Như vậy, sự đa đảng cũng có nhiều sắc thái khác nhau. Có hiện tượng đa đảng nhưng vẫn nhất nguyên chính trị, có hiện tượng đa đảng đồng thời là đa nguyên chính trị.

Quan điểm một đảng thì mất dân chủ, cản trợ sự phát triển, còn đa đảng đồng nghĩa với dân chủ, phát triển là luận điệu sai trái. Cho đến nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này. Bởi đất nước có dân chủ hay phát triển không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào đảng cầm quyền đó có mang bản chất cách mạng, tiên phong hay không, có bảo vệ quyền và lợi ích cho đa số nhân dân lao động hay chỉ cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội đó.

Thực tiễn cho thấy, dân chủ và sự phát triển của một nước không tỷ lệ thuận với số lượng các đảng mà quốc gia đó có. Vì thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đa đảng nhưng vẫn mất dân chủ, vẫn là những nước nghèo, kém phát triển. Trong khi, nhiều quốc gia chỉ có một đảng lãnh đạo nhưng dân chủ được bảo đảm, kinh tế-xã hội phát triển, đời sống nhân dân được bảo đảm, nhân dân cảm thấy hạnh phúc, ấm no và có vị thế trên thế giới. Vấn đề thuộc về bản chất của các đảng, lợi ích xã hội mà nó đại diện, bảo vệ; uy tín và năng lực tập hợp, liên kết, lãnh đạo các lực lượng xã hội cùng thực hiện mục tiêu chung của quốc gia - dân tộc. Nếu một đảng chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của đảng mình, giai cấp mình thì đảng đó khó có thể được các giai tầng khác chấp thuận làm lực lượng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo đất nước. Một đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp, của nhân dân và dân tộc, vì dân vì nước mà hành động, chắc chắn sẽ được nhân dân suy tôn, ủy thác làm lãnh đạo. Điều đó là bằng chứng hùng hồn, là minh chứng khẳng định đa nguyên, đa đảng không phải là cứu cánh cho dân chủ và sự phát triển.

Điển hình như hiện nay, Armenia có khoảng 40 đảng, Hà Lan có 25 đảng, Na Uy có 23 đảng... nhưng rõ ràng chúng ta không thể kết luận Armenia dân chủ hơn Hà Lan hay Na Uy. Trên thế giới hiện nay có hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ theo chế độ một đảng. Điều đó cho thấy rằng, chế độ chính trị do một đảng cầm quyền không phải là đặc điểm chỉ có ở các nước XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo và không phải các nước theo chế độ một đảng không bảo đảm dân chủ, đất nước không phát triển.

 

Ngay trong chủ nghĩa tư bản, có những thời kỳ một số quốc gia và vùng lãnh thổ theo chế độ một đảng duy nhất cầm quyền vẫn bảo đảm dân chủ và phát triển mạnh mẽ. Điển hình như vào cuối những năm 1980, Singapore, Hàn Quốc... vẫn theo chế độ một đảng duy nhất cầm quyền nhưng đất nước vẫn phát triển mạnh mẽ và ngược lại, ở một số quốc gia đa đảng vẫn không thực hiện tốt dân chủ. Đồng thời, trong hệ thống chính trị đa đảng, tại một giai đoạn chính trị nhất định cũng chỉ có một đảng thực chất cầm quyền và thậm chí ngay cả trường hợp khi liên minh đảng cầm quyền để thành lập chính phủ, đảng nào chiếm số ghế nhiều hơn trong nghị viện sẽ có quyền quyết định trong các chính sách phát triển của đất nước. Ở một số quốc gia khác (điển hình là Mỹ), mặc dù có nhiều đảng nhưng chỉ có hai đảng luân phiên cầm quyền là Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ. Những đảng này đại diện cho giai cấp tư sản thì tất yếu phải hướng đến phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản chứ không thể là một “chính quyền của tất cả mọi người”.

Trải qua hơn 90 năm ra đời và lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn khẳng định được vị trí, vai trò không thể thay thế đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Những thành tựu to lớn và ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng và Nhân dân Việt Nam đã khẳng định con đường đi lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, đó cũng là minh chứng rõ nét rằng bản chất của một nền dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng hay một đảng và đối với Việt Nam dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền dân chủ trong xã hội không những không bị mất đi, không bị hạn chế mà còn được bảo đảm, được phát huy sâu rộng trong thực tế.

Phan Dương

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

10 sự kiện nổi bật của Việt Nam trong năm 2021

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp, chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch COVID-19... là 2 trong số những sự kiện nổi bật của Việt Nam do TTXVN bình chọn.



Bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác trong tình hình hiện nay

[QĐND] LTS: Suốt nhiều thập niên, tư tưởng, lý luận về hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa - linh hồn và phương pháp của Chủ nghĩa Mác-Lênin - đã bị xuyên tạc một cách giáo điều hay cơ hội đủ loại và ngày càng bị bóp méo một cách ác ý.

Càng về cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, các thủ đoạn đó càng trở nên bành trướng về quy mô, đa dạng về hình thức, nguy hiểm về tính chất và thâm độc về mức độ.

Vì vậy, bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác trong tình hình hiện nay là bảo vệ những giá trị gốc rễ của Chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách là bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bài 1: Nhận diện những biến tướng nguy hại về Chủ nghĩa Mác

Âm mưu xuyên tạc, hạ bệ Chủ nghĩa Mác

Chính những kẻ từng khoác áo mác-xít sống được và thành danh nhờ Chủ nghĩa Mác-Lênin, sau năm 1991 và giờ đây lại quay sang coi C.Mác (Karl Marx), V.I.Lênin (Vladimir I.Lenin) như những “nhà tiên tri không thành đạt” (!), như những “ông thầy bói của lịch sử” (!).

Nhưng chính những học giả của giai cấp tư sản, thông minh và bản lĩnh hơn những kẻ giả danh mác-xít nói trên, khi chính họ nhận ra sự “báo ứng” nan giải, sẽ trở nên vô phương cứu chữa đối với sự “cùng quẫn” của thể chế tư sản, lúc họ thiếu C.Mác. Bởi vì ở thời khắc cam go và hết sức phức tạp của lịch sử, ngay trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa, hiện nay đang khủng hoảng bởi thiếu một xung lực đúng đắn từ lĩnh vực tưởng ngỡ như nó nằm ngoài phạm vi hoạt động thực tiễn.

Đó là lĩnh vực lý luận về kinh tế và xã hội, khi những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 1997, 1998 và 2008; khi vấn nạn môi trường sinh thái toàn cầu lan rộng mà các quốc gia tư sản vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân không thể chối cưỡng. Điều đó giải thích vì sao chủ nghĩa tư bản (CNTB) và các phong trào chống lại “CNTB toàn cầu” đang bộc lộ sự lúng túng, yếu kém, thậm chí bất lực của chúng, vì họ thiếu một nền tảng lý luận xã hội căn bản, khoa học và phù hợp.

Ảnh minh họa/ Tuyengiao.vn

Nhận thức về nhu cầu bất khả kháng đó, không phải ai khác và cũng không phải ở đâu khác, chính Jacques Derrida-một triết gia danh tiếng phương Tây đã phải thốt lên: Chúng ta phải trở về với Mác. Nhân loại không có tương lai mà lại không có Mác.

Điều đó đã lan tỏa sang cả nước Mỹ, khi ông Bao-lô-xu-ây-xi, một giáo sư đại học tại bang Florida, lên tiếng cảnh tỉnh: Nếu chủ nghĩa xã hội (CNXH) dùng trí lực của nhân loại-giống như Mác đã nói-thế thì, rất rõ ràng, ngoài CNXH không có sự cứu thế nào khác; và ngài M.Kha-rin-tơn, một nhà văn hóa học người Mỹ, dõng dạc tuyên bố: CNXH sẽ là người kế thừa các cuộc cách mạng tư sản vĩ đại, là phong trào hiện thực “tự do, bình đẳng, bác ái”, những điều không thể thực hiện được trong khuôn khổ của CNTB.

Hiện nay, điều đáng nói hơn, ngay cả một bộ phận người cộng sản, trong hành trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản do chính Chủ nghĩa Mác-Lênin khởi xướng, vào những thời khắc khó khăn nhất, lại cũng tỏ ra do dự, hoài nghi, lúng túng; thậm chí, cả bằng sự thẩm xét hời hợt, nông cạn một cách hình thức qua các thái độ hoặc là ngoảnh mặt thờ ơ hoặc là kỳ thị, chối bỏ, rồi quay ra công kích Chủ nghĩa Mác.

Sẽ trở thành ảo tưởng đáng thương hại, khi ai đó có thể tưởng tượng ra và kỳ vọng về một cuộc “cuộc duyệt binh” trong sự phát triển của những người làm lý luận mác-xít, với thứ mong muốn “đồng phục” về chính trị, về tư tưởng và trí lực. Trong sự phát triển và tiến hóa của tự nhiên cũng như vậy. Những kỳ vọng về sự thuần chủng tuyệt đối của một loài sinh vật nào đó là sự ảo tưởng, trái quy luật tự nhiên.

Nói như vậy để khẳng định rằng, cần phải có một cách nhìn thực sự bình tĩnh, khách quan, cần một phương pháp khoa học, một tinh thần cách mạng, với thái độ thành tâm, nghiêm túc và cầu thị, chúng ta mới có thể khắc phục những khó khăn, thách thức mà cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới ngọn cờ của Chủ nghĩa Mác-Lênin đang phải đương đầu, trước hết về mặt tư tưởng lý luận.

Những biến tướng làm méo mó Chủ nghĩa Mác

Có mấy biến thể Chủ nghĩa Mác-Lênin mà bấy lâu nay một bộ phận người cộng sản đã ngộ nhận, ở mức độ này hay khác, lầm lẫn dù tự giác hay không tự giác, trực tiếp làm lệch lạc nhận thức về Chủ nghĩa Mác-Lênin, vô hình bôi nhọ và phủ định nó.

Một là, biến thể Chủ nghĩa Mác-Lênin được tạo ra tồn tại dưới dạng sản phẩm của sự diễn dịch chủ quan và giáo điều. Đây là dạng mà ngay lúc còn sinh thời, chính Mác phải thốt lên: “Tôi không phải là Mác và người theo Chủ nghĩa Mác”, khi ông đọc lại chính tư tưởng của mình, qua sự giới thiệu của những người cùng thời.

Giờ đây, người ta lại chia cắt, biệt lập Mác thời trẻ và đem đối lập với Mác sau này; đem đối lập Mác với Lênin. Với Lênin, người ta cũng làm vậy. Nhất là sau khi Lênin mất, những di sản tư tưởng vĩ đại của ông bị người ta giải thích một cách thiên kiến, cứng nhắc, chủ quan và thô lậu. Và để tạo ra một thứ, theo họ được gọi là Chủ nghĩa Mác-Lênin, người ta đánh một dấu cộng đơn thuần, giữa Mác và Lênin, một cách hình thức, rồi coi như hoàn tất mọi việc.

Hai là, biến thể Chủ nghĩa Mác-Lênin được tồn tại một cách phổ biến theo kiểu bị cắt xén, chắp vá một cách thực dụng. Bằng cách phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan, với các quy luật khách quan cũng như mối liên hệ hữu cơ giữa các sự vật, hiện tượng, người ta tuyệt đối hóa vai trò ngẫu nhiên, vai trò cảm giác và kinh nghiệm chủ quan.

Và điều tệ hại, nguy hiểm nhất là người ta không thừa nhận tính chất khách quan của chân lý mà cho rằng chân lý do chủ quan cá nhân quyết định, không phải chỉ có một chân lý mà có nhiều chân lý, chỉ có cái gì có lợi cho họ mới là chân lý (!). Chủ nghĩa Mác-Lênin được nhào nặn và tạo ra dưới bàn tay của họ, theo cách đó. Và thế là Chủ nghĩa Mác-Lênin bị biến thành chủ nghĩa công cụ, chủ nghĩa hành vi, là thứ triết học của sức mạnh, dưới sự chi phối của chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa cơ hội.

Ba là, dạng biến thể Chủ nghĩa Mác-Lênin được dựng lên một cách giả trá theo chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa cơ hội. Trên bình diện này, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, với bản chất cố hữu của nó, đã sử dụng một cách khôn ngoan chủ nghĩa thực dụng làm cơ sở phương pháp luận cho nó. Họ nhân danh Chủ nghĩa Mác-Lênin để thực hiện mưu toan tước bỏ nội dung giai cấp và tính cách mạng cốt làm méo mó, sai lệch ý tưởng của Mác, kỳ thực nhằm chống phá, phủ định Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Tất cả các luận đề của Mác, Ăngghen (Friedrich Engels), Lênin đều bị diễn đạt lại một cách không rõ ràng, hết sức trừu tượng đến mức phi lô-gích và lịch sử... bằng những mánh khóe bịp bợm, điều hòa đến mức không thể nào hiểu được một cách rõ ràng và dứt khoát. Nói như Lênin, bao giờ nó cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co, uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách “thỏa thuận” với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, vì nó quy những bất đồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại...

Từ đó Chủ nghĩa Mác-Lênin, qua bàn tay “nhào nặn” của những kẻ cơ hội và xét lại, chỉ còn là nhãn hiệu, chỉ còn là “xác” bằng sự tưởng tượng ngây thơ nhưng có sức nặng đủ để tự phản lại và giết chết chính nó, khi nằm trong tay họ, vô hình bóp nghẹt công tác lý luận, như lịch sử đã từng cảnh cáo.

Nhận diện những biến thể chủ yếu của Chủ nghĩa Mác-Lênin, dù chưa đầy đủ nhưng cốt để nói rằng, chúng ta cần tỉnh táo và cấp bách trở về với Chủ nghĩa Mác-Lênin, như nó vốn có và trả lại cho nó những giá trị đúng như nó đã có và đang được hiện thực hóa một cách không gì cưỡng nổi. Cố nhiên, đây là một công việc cực kỳ khó khăn nhưng không thể nào khác được, nếu muốn tiếp tục phát triển công tác lý luận ngang tầm sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân loại đang trở về với Mác

Mác, Ăngghen, Lênin không phải là những “nhà tiên tri”, những ông “thầy bói của lịch sử” như mấy ai bôi nhọ hay huyễn hoặc. Các ông là những nhà cách mạng, nhà khoa học chân chính, thiên tài. Chủ nghĩa mà các ông sáng lập và đấu tranh không mệt mỏi để thực hiện nó, là hành động một cách dũng cảm và cách mạng biến cái lô-gích phát triển tất yếu của nhân loại, trên cơ sở giải phẫu các xã hội mà loài người đã và đang tồn tại, để các quốc gia, dân tộc đi tới tương lai.

Nói cách khác, lý luận của các ông chỉ giúp loài người lựa chọn điều cần và phải đi con đường dẫn tới chân lý, với những lực lượng tiên quyết, những điều kiện có tính chất cần và đủ, khi đứng ở ngã ba lịch sử của sự lựa chọn và phải quyết định, gồm: Một ngả dẫn đến vũng lầy của sự lầm lẫn, còn ngả kia là đi tới chân trời sáng sủa, tất yếu.

Diễn đạt cụ thể, các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ đơn thuần giải phẫu các hình thái kinh tế-xã hội, mà bắt đầu từ cấu trúc nền tảng để làm nổi bật lên những vấn đề của chúng và cuối cùng, dự báo sự sụp đổ tất yếu và sự thay thế giữa chúng với nhau hoặc tuần tự hoặc nhảy vọt một cách biện chứng, theo quy luật.

Cố nhiên, chúng ta không thể phủ nhận một điều là, những thập kỷ 70, 80, nhất là những năm 90 của thế kỷ 20, trong quá trình hiện thực hóa lý luận mác-xít, những người cộng sản vấp phải khó khăn to lớn. Đặc biệt, trong thời điểm lịch sử ở vào tình thế có tính bước ngoặt, khi xu thế toàn cầu hóa trở thành phổ biến với xung lực tất yếu và mạnh mẽ là kinh tế tri thức, công việc đó càng trở nên khó khăn gấp bội; và cho thấy, sẽ chỉ “sống sót” những lực lượng chính trị nào có thể đáp lại những thách thức mới của thời đại, tiếp tục đủ sức gánh vác trọng trách đó của lịch sử.

Nhân loại đang trở về với Mác. Nhưng trở về với Mác, với Lênin như thế nào? Tất nhiên sự trở về không phải là sự thuộc lòng học thuyết của các ông, rập khuôn nó và coi nó như “chiếc chìa khóa vạn năng” nào đó, bất chấp những sự thay đổi của lịch sử. Như thế, vô hình đã bóp nghẹt sức sống của Chủ nghĩa Mác-Lênin, điều mà các ông lúc sinh thời đã cảnh báo và lịch sử từng nghiêm khắc phê phán.

Mác không bao giờ và chưa bao giờ tiên thiên, không khi nào rơi vào định mệnh! Nói một cách hình ảnh, ông chỉ vén mây mù để tất cả nhìn thấy trời xanh tất yếu của sự tự do và con đường đi tới nó một cách tự nhiên, còn đi như thế nào lại tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia, dân tộc và tình thế lịch sử cho phép.

Lênin cũng thế. Ông rất căm ghét thói rập khuôn mù quáng. Cả hai ông đòi hỏi sự phê phán nghiêm ngặt học thuyết của các ông chứ không phải khư khư bám giữ những điều có thể là đúng với hôm qua, nhưng hôm nay đã bị cuộc sống vượt qua. Đó chính là nguồn gốc sức sống, con đường phát triển của chính lý luận Mác-Lênin - học thuyết cách mạng phê phán và tự phê phán cách mạng!         

Vượt qua tất cả các học thuyết hiện nay, Chủ nghĩa Mác-Lênin đã mở ra một chân trời khám phá và sáng tạo không ngừng. Vì toàn bộ thế giới quan của học thuyết Mác, nói như Ăngghen, không chỉ là một học thuyết mà còn là phương pháp. Nó đưa ra không phải những giáo điều có sẵn mà là những xuất phát điểm để tiếp tục nghiên cứu toàn diện lịch sử.

(còn nữa)

TS NHỊ LÊ - Nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

Nét “chân quê” đâu rồi?

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại dành thời gian đọc thơ Nguyễn Bính trong phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đó thực sự là thông điệp để mỗi cán bộ, đảng viên suy ngẫm, nhìn lại chính mình trong hoạt động thực tiễn.

Nhìn vào thực tiễn cuộc sống những năm qua, nhất là trước những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, điều khiến không ít người lo lắng chính là tình trạng suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, không chỉ ở cấp cơ sở, mà nó còn hiện hữu trong một bộ phận cán bộ cấp cao. Số lượng cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, bị xử lý là điều rất đáng báo động trong công tác quản lý, rèn luyện cán bộ, đảng viên của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền các cấp. Sự nguy hại của tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lành mạnh của đời sống xã hội; tác động tiêu cực đến lối sống, nếp nghĩ của giới trẻ trong xã hội.

Bởi vậy, đã có không ít lần các nhà nghiên cứu, các nhà xã hội học cảnh báo: Mở cửa và hội nhập quốc tế tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng vấn đề đạo đức xã hội đang đặt ra những điều hết sức đáng lo ngại. Vì vậy, nếu không sớm có những giải pháp ngăn chặn quyết liệt, hiệu quả sẽ rất nguy hại đến sự tồn vong của đất nước, của chế độ. Bởi con người, theo bản năng tự nhiên sự hưởng thụ bao giờ cũng dễ tiếp nhận hơn so với sự nỗ lực cần phải phấn đấu để vượt qua.

Nhận thấy rõ sự nguy hại ấy đối với đời sống xã hội, đối với sự tồn vong của chế độ, Đảng ta liên tiếp ban hành rất nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định nhằm từng bước hạn chế, ngăn chặn những hiện tượng đánh mất đi phẩm giá, cũng như những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn chỉ rõ: “... không ít cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, làm việc ở những ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực vẫn thiếu tu dưỡng và rèn luyện, vẫn sa vào chủ nghĩa cá nhân, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bị xử lý kỷ luật của Đảng và xử lý hình sự...”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc. Ảnh: TTXVN

Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam đã minh chứng, trước sự xâm lăng của giặc ngoại bang, trước những biến cố của dịch bệnh, thiên tai, dân tộc ta đều biết cách vượt qua mà phần lớn chính là nhờ vào việc phát huy cao nhất giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đó là giá trị “thương người như thể thương thân”; đó là lòng yêu nước nồng nàn; đó là tinh thần lao động cần cù, sáng tạo; đó là sự thủy chung, trong sáng... Giá trị truyền thống ấy đối với những người cộng sản còn là đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng bày tỏ: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Người cũng dạy: “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh... Nói tóm lại, muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư”.

Sự nguy hại của việc đánh mất những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc không chỉ tác động trực tiếp đến những hành vi trong đời sống xã hội, mà nguy hại hơn nó từng bước gặm nhấm, hủy hoại vai trò lãnh đạo của Đảng, phụ bạc lại những cống hiến, hy sinh quên mình của lớp lớp thế hệ người Việt Nam để giành lại độc lập, tự do của dân tộc, sự thống nhất Tổ quốc.

Nét “chân quê” đâu rồi? một câu hỏi thật giản dị nhưng để tìm được câu trả lời thích đáng là điều không dễ. Bởi để có được câu trả lời đòi hỏi sự phấn đấu, nỗ lực rất lớn của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cán bộ, đảng viên. Đó còn là sự đòi hỏi lòng danh dự, tự trọng; sự cống hiến, hy sinh hết mình của mỗi cán bộ, đảng viên cho mục tiêu cao cả nhất: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trả lời được cho câu hỏi nêu trên nhanh hay chậm, dễ hay khó hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức, thái độ, tình cảm và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trên từng cương vị công tác của mình.

Giữ lại nét “chân quê” không phải là cố giữ sự bảo thủ, lạc hậu, trì trệ, không dám đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Thời buổi chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, thì việc tận dụng những tiến bộ của nhân loại để thúc đẩy xã hội và đất nước phát triển là rất cần thiết, nhưng phải dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi của dân tộc. Suy cho rộng hơn, sâu sắc hơn là tiến hành sự nghiệp đổi mới nhưng kiên quyết không làm đổi màu; hòa nhập nhưng dứt khoát không hòa tan. Hội nhập quốc tế là tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy đất nước phát triển, mang lại hạnh phúc thực sự cho nhân dân, mà dứt khoát không biến mình trở thành công cụ cho người khác.

Dân tộc ta đã trải qua hàng nghìn năm sống dưới sự đô hộ, chèn ép, bóc lột của chế độ phong kiến và thực dân. Cái giá của sự mất tự do, độc lập dân tộc hẳn không ai không hiểu, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đề cập đến vấn đề này, bởi đâu đó đã xuất hiện tình trạng, mới học được vài chữ, vài câu ở nước ngoài là về áp dụng nguyên xi vào công việc mà không thấy được những yếu tố nội tại bên trong là chưa phù hợp. Bởi vậy, với cách áp dụng máy móc, cho rằng như thế mới là hội nhập, mới là hiện đại không những không đem lại bất kỳ một chút hiệu quả nào, mà còn gây hại đến nhiều mặt của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực xây dựng thể chế, ban hành các chủ trương, chính sách...

Dân tộc ta đã kinh qua những giai đoạn lịch sử khó khăn nhất, trở thành hình mẫu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thành quả đó minh chứng tinh thần đoàn kết, phát huy cao nhất giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, trước sự biến đổi mau lẹ, khó lường của tình hình thế giới, cùng với những âm mưu hết sức thâm độc của các thế lực thù địch hằng ngày, hằng giờ chống phá cách mạng nước ta thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì nếu cứ say sưa trên vòng nguyệt quế, chủ quan, lơ là mất cảnh giác, chúng ta sẽ phải trả cái giá rất đắt. Bởi vậy, để lường trước những điều xấu nhất, cần sự tỉnh táo, trách nhiệm của mọi người dân mà trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nét “chân quê” đâu rồi? Một thông điệp rất nhiều ý nghĩa khi mà cuộc sống của mỗi người, của từng cán bộ, đảng viên chịu không ít những tác động của đời sống xã hội.

LÊ LONG KHÁNH

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

Nhận diện bản chất của một số "giải thưởng nhân quyền"

Như đã thành thông lệ, gần đến Ngày Nhân quyền quốc tế (10/12) năm nay một số tổ chức, hội nhóm lại rùm beng trao cái gọi "giải thưởng nhân quyền" cho vài ba người Việt Nam, rồi hết lời ca ngợi kẻ được "trao giải". Tuy nhiên, với những ai quan tâm từ thực tế hoạt động và bản án mà kẻ được "trao giải" đã phải nhận, không khó để nhận diện họ là ai. Ðồng thời, qua đó có thể thấy rõ hơn bản chất thật sự của một số giải thưởng mang danh nghĩa "nhân quyền".

Ngày 16/8/2018, Tòa án tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử bị cáo Lê Ðình Lượng. (Ảnh: nhandan.vn)

Những năm qua, một số cái gọi là "giải thưởng nhân quyền" đã được các tổ chức, hội nhóm nhân danh "dân chủ, nhân quyền" lập ra và quảng bá rùm beng. Nhìn vào phía đứng ra trao giải có thể dễ dàng nhận thấy đó là các tổ chức, hội nhóm vốn thù địch, hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam, như: tổ chức khủng bố "Việt tân", "Theo dõi nhân quyền, "Phóng viên không biên giới", "Tự do ngôn luận quốc tế", "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam"…

Năm nay, lợi dụng sự kiện Ngày Nhân quyền quốc tế các tổ chức, hội, nhóm nói trên lại tiếp tục "bổn cũ soạn lại" trao và tuyên truyền rầm rĩ cái gọi là "giải thưởng nhân quyền" để thông tin xuyên tạc về tình hình nhân quyền Việt Nam, kêu gọi trả tự do cho các "tù nhân lương tâm" được họ bịa đặt, tưởng tượng ra. Chẳng hạn như ngày 6/12, trang mạng của tổ chức khủng bố "Việt tân" loan tin về cái gọi là "lễ trao giải thưởng nhân quyền Lê Ðình Lượng 2021" tổ chức ngày 11/12/2021 tại Houston (Mỹ).

Ðiều này cho thấy, chỉ riêng việc lấy họ tên một kẻ đang chịu án tù ở Việt Nam để đặt tên giải thưởng thì tổ chức khủng bố "Việt tân" đã tự bộc lộ bản chất. Bởi, năm 2018 tại thành phố Vinh (Nghệ An), phiên tòa sơ thẩm do Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An tổ chức, và sau đó là phiên tòa phúc thẩm do TAND cấp cao thành phố Hà Nội tổ chức, đã tuyên án Lê Ðình Lượng phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Ðiều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999. Hội đồng xét xử nhận thấy Lê Ðình Lượng là thành viên đắc lực của tổ chức khủng bố "Việt tân" hoạt động tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… vừa chống phá chế độ, vừa lôi kéo một số công dân Việt Nam vào tổ chức khủng bố này nên đã tuyên phạt Lê Ðình Lượng mức án 20 năm tù và 5 năm quản chế sau khi thực hiện xong án tù.

Việc Lê Ðình Lượng được tổ chức khủng bố "Việt tân" ca ngợi, lấy họ tên đặt cho một giải thưởng càng cho thấy đó là điều đã được tính toán để phù hợp với mục đích và thái độ thù địch đối với Việt Nam của tổ chức này. Với việc làm đó, tổ chức khủng bố "Việt tân" còn nhắm đến mục đích lôi kéo, kích động, cổ vũ một số kẻ hám danh lợi, bất chấp liêm sỉ, đầu cơ "dân chủ, nhân quyền", lập "thành tích" chống phá để được trao "giải thưởng" có kèm theo tiền bạc, tiếp tay cho "Việt tân" chống phá Việt Nam. Và đương nhiên khi phạm tội, bị xét xử, phạt án tù sẽ được "Việt tân" "tuyên dương" bằng giải thưởng.

Ðiểm mặt các đối tượng được tổ chức khủng bố "Việt tân" và các hội nhóm nhân danh "dân chủ, nhân quyền" trao "giải thưởng", như: Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Thúy Hạnh, Phan Kim Khánh, Phạm Thị Ðoan Trang… có thể thấy đều là người bị TAND ở Việt Nam xét xử, tuyên phạt án tù, hoặc đã bị khởi tố, bắt tạm giam chờ ngày xét xử, với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", Ðể tô vẽ cho đối tượng được trao "giải thưởng", tổ chức khủng bố "Việt tân" và một số tổ chức, hội nhóm nhân danh "dân chủ, nhân quyền" luôn cố gán cho họ nhãn hiệu "nhà báo tự do", "nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền", "tù nhân lương tâm", "công dân yêu nước"... Từ đó khuyến khích các loại "nhà" này tiếp tục cổ súy, lôi kéo người khác tham gia, giúp thực hiện mưu đồ chống phá Ðảng, Nhà nước.

Ðiều kỳ quái là chủ đề năm nay của "giải thưởng nhân quyền Lê Ðình Lượng" được tổ chức khủng bố "Việt tân" loan báo có nội dung "vinh danh những hoạt động cứu trợ dân nghèo khó trong đại dịch Covid-19 vừa qua đã bị chính quyền bỏ rơi". Chủ đề tuy có vẻ khác với các năm trước, nhưng mục đích chống phá thì xem ra không có gì thay đổi.

Ðáng chú ý, gần hai năm qua, từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra tại Việt Nam, chưa bao giờ "Việt tân" giảm bớt thái độ chống phá hoặc có bất kỳ động thái thiện chí nào với người dân Việt Nam đang gặp hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn, ngoài việc hoàn toàn nhắm mắt làm ngơ trước các nỗ lực hết mình của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn dân Việt Nam trong các hoạt động bảo vệ tính mạng con người, ban hành kịp thời rất nhiều chính sách an sinh xã hội, chăm sóc nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội và đồng bào tại mọi miền Tổ quốc. Ðảng, Nhà nước, Chính phủ cùng các tổ chức, cá nhân đã cùng nhau tương trợ, giúp đỡ thực hiện mệnh lệnh của trái tim là "không để ai bị bỏ lại phía sau", song tổ chức khủng bố này liên tục kêu gào "tẩy chay vaccine", bịa đặt, vu khống, vu cáo, đổi trắng thay đen, tung tin giả, tuyên truyền trên các trang mạng xã hội gây chia rẽ, mâu thuẫn vùng miền. Thử hỏi: Với các hành vi bất lương đó, "Việt tân" có tư cách gì để bàn về công việc phòng, chống COVID-19 ở Việt Nam. Chưa kể, với thái độ thù địch của "Việt tân", có thể khẳng định dù người được trao "giải thưởng" là ai thì chắc chắn đó vẫn phải là người được "Việt tân" o bế, có nhiều "thành tích" chống phá Việt Nam.

Với "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam", dư luận đều biết rõ đây là một tổ chức thành lập tại Mỹ năm 1997, có quan hệ mật thiết với một số tổ chức phản động của người Việt ở nước ngoài như "Tập hợp Thanh niên dân chủ", "Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam" hoặc thường xuyên móc nối với một số tổ chức quốc tế đội lốt "dân chủ, nhân quyền" như Ân xá quốc tế, Theo dõi nhân quyền, Nhà báo không biên giới, Ủy ban bảo vệ nhà báo để đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, tổ chức chống phá chế độ.

Vì thế "giải thưởng nhân quyền" của "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam" thực chất là để đề cao một số đối tượng đang bị tạm giam, tạm giữ, chịu án phạt tù, hoặc có hoạt động xuyên tạc trên các trang mạng xã hội bị dư luận phản đối. Chẳng hạn, năm 2019, tổ chức phản động này đã "trao giải" cho Nguyễn Ðặng Minh Mẫn, Nguyễn Trung Tôn, Lê Công Ðịnh. Ðiều nực cười là vào thời điểm "trao giải" thì số đối tượng này đang chịu án phạt tù tại Việt Nam về các tội "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Tiếp đó, năm 2020, tổ chức này "trao giải" cho Nguyễn Văn Hóa, kẻ đang thụ án tù 7 năm cũng về tội "Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo khoản 1, Ðiều 88, Bộ luật Hình sự 1999 do TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên vào năm 2017; và Nguyễn Năng Tĩnh cũng đang thụ án tù 11 năm vì tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo Ðiều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Năm 2021, "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam" loan báo "trao giải" cho Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Ðinh Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Túc. Trong đó Nguyễn Văn Túc đang chấp hành án tù về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"; Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Ðinh Thị Thu Thủy đang chấp hành án tù về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo Ðiều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Trịnh Bá Phương cũng đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội tiến hành khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam với tội danh tương tự, hiện đã kết thúc điều tra, đang chờ ngày xét xử. Nguyễn Văn Túc, thành viên của "Hội anh em dân chủ" cũng bị TAND tỉnh Thái Bình xét xử sơ thẩm, sau đó phúc thẩm tại TAND cấp cao thành phố Hà Nội vẫn y án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 1 Ðiều 79 Bộ luật Hình sự 1999.

Thực tế trên cho thấy cái gọi là "giải thưởng nhân quyền" được các tổ chức, hội nhóm vốn có thái độ thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam quảng bá rùm beng lâu nay thực chất chỉ để quảng bá tên tuổi một số kẻ đã lợi dụng quyền tự do, dân chủ nhằm xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, vu cáo chính quyền, kích động quần chúng nhân dân, gây bất ổn xã hội, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chia rẽ người ở trong nước với ngoài nước… Nếu người dân không tỉnh táo có thể mắc bẫy của các tổ chức phản động này. Ðồng thời từ đây cũng cho thấy các tổ chức, hội nhóm trao cái gọi là "giải thưởng nhân quyền" luôn tìm cách lợi dụng vấn đề nhân quyền qua việc cố tình hiểu sai lệch, phiến diện, cố tình không tuân thủ những giá trị phổ quát về quyền con người đã được Liên hợp quốc khẳng định. Nói cách khác, các tổ chức, hội nhóm đó đã khoác cái áo gắn dòng chữ "dân chủ, nhân quyền" để thực hiện những mưu đồ đen tối, tạo cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia không đi theo ý muốn của thế lực đang đứng sau họ giật dây. Ðó là chưa kể đến động cơ mờ ám của hành vi "trao giải" các "giải thưởng nhân quyền" trên đã khiến dư luận lâu nay vẫn râm ran rằng việc "xướng tên" còn nhằm mục đích để tạo cớ xin tiền tài trợ, quyên góp từ các nhóm chống cộng ở nước ngoài, hoặc một số cá nhân nhẹ dạ, cả tin, thiếu thông tin bị lừa dối, lợi dụng, dẫn dắt đi theo. Ðiều này là hoàn toàn có cơ sở bởi chính Trần Văn Liễu, người được Hoàng Cơ Minh - kẻ lập ra tổ chức khủng bố "Việt tân", phong là "Tổng trưởng Tổng cục Hải ngoại" từng công khai chỉ trích Hoàng Cơ Minh và đồng bọn chỉ là "bọn tống tiền", "bọn buôn kháng chiến", "bọn lừa đảo kiều bào rời đất nước sau năm 1975" để móc túi moi đô-la và vàng...

Cho nên bản chất của hàng loạt cái gọi "giải thưởng nhân quyền" nói trên là phản nhân quyền, trực tiếp xúc phạm nghiêm trọng đến những giá trị nhân quyền đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Liên hợp quốc, được các quốc gia trên thế giới thống nhất, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện. Hiến pháp (2013) nước CHXHCN Việt Nam quy định cụ thể các giá trị, yêu cầu này qua Ðiều 14: "1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng"; và khoản 4 Ðiều 15: "Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác". Việc yêu cầu thực thi quyền con người, quyền công dân đặt trong khuôn khổ pháp luật là những nguyên tắc bảo đảm nhân quyền luôn được tôn trọng và thực thi trong mọi xã hội dân chủ, văn minh. Thế nhưng với các tổ chức như khủng bố "Việt tân", "Theo dõi nhân quyền", "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam", "Phóng viên không biên giới",… những giá trị nêu trên chưa bao giờ được nhìn nhận nghiêm túc vì với họ, "dân chủ, nhân quyền" chỉ là vỏ bọc, là nhãn mác được dùng để khoác lên nhằm che đậy các hoạt động chống phá chế độ, chống phá Ðảng, Nhà nước Việt Nam./.

Chi Mai (nhandan.vn)

TikTok và nỗi lo giới trẻ bị đầu độc

Mỗi video chỉ khoảng vài chục giây nhưng sức truyền đạt thông tin, hình ảnh bắt mắt, nhạc nền hay khiến TikTok đang là một ứng dụng phổ biến nhất trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó, TikTok lại ẩn chứa không ít sản phẩm độc hại, nhảm nhí, có nội dung tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên, trẻ em.

Bùng nổ người dùng TikTok tại Việt Nam

Theo thống kê, lượng người dùng TikTok tại Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới, trong đó có tới 4 triệu người dưới 18 tuổi dùng mạng xã hội này. Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, trẻ em rất có thể bị rơi vào “ma trận” của những video không được sàng lọc. Bất kỳ ai cũng có thể tải ứng dụng TikTok, thậm chí dễ dàng trở thành một TikToker chính hiệu.

Là phụ huynh đang có 2 con gái (đứa lớn học lớp 6, đứa nhỏ đang học lớp 2) rất mê TikTok, anh Lê Văn Bình (Hà Đông, Hà Nội) cũng không giấu được sự lo lắng. Anh chia sẻ: “Quả thực nếu như TikTok có sự quản lý về nội dung thì cũng rất hay, tôi thấy hai con của tôi có thể học được những điệu nhảy, hay cách sáng tạo đồ vật trên đó. Tuy nhiên, cũng không ít những video có hình ảnh khiêu dâm, bạo lực, thậm chí có cả những trò thử thách ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em. Nếu mình không giám sát được suốt quá trình xem của các con thì thực sự quá nguy hại”.

Nếu không kiểm soát được, TikTok chính là mối nguy hại với trẻ em

Cũng giống như anh Bình, chị Lê Thanh Huyền (38 tuổi, Ba Đình, Hà Nội), có con trai đang học lớp 9 cũng suốt ngày lướt TikTok. Chị bảo, giờ con học online ở nhà nên không thể nào kiểm soát được con xem những gì. “Có lần tôi về nhà thấy hai má con mình tím bầm. Tôi lo lắng hỏi con bị làm sao thì nó hồn nhiên trả lời: “Con học trên Tik Tok. Cái chú đấy bảo là các bạn cứ thử lấy hai ngón tay kẹp mạnh lên má sẽ có kết quả bất ngờ”. Và thế là kết quả bất ngờ của con tôi là hai má tím bầm như bị đánh”, chị Huyền kể lại.

Mới đây, trang Q&Me đã công bố nghiên cứu rằng, thói quen của người dùng Việt Nam trong thời gian dịch bệnh có sự thay đổi lớn. Cụ thể, với giới trẻ họ dành nhiều thời gian xem video trực tuyến trên Youtube và TikTok, xu thế chuyển nhiều hơn cho việc xem TikTok. Trong khi đó người lớn dành nhiều thời gian rảnh cho Zalo sau Facebook.

Còn theo báo cáo mới nhất của We Are Social, TikTok được tìm kiếm nhiều thứ 5 trên YouTube sau các từ khóa “phim”, “nhạc”, “remix” và “karaoke”. Theo đó lượng người dùng ứng dụng TikTok trên 18 tuổi tại Việt Nam 39,65 triệu người, tức đã tăng thêm hơn 5,4 triệu người dùng chỉ trong một thời gian khá ngắn. Con số 39,65 triệu cũng đưa Việt Nam lên vị trí thứ 6 toàn cầu về lượng người dùng TikTok sau các quốc gia Mỹ, Indonesia, Brazil, Nga, Mexico.

Trong các ứng dụng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất Việt Nam, TikTok đứng vị trí thứ 6 với tỉ lệ 47,6% (tức khoảng 34,2 triệu người dùng) nhưng nếu xét xếp hạng lượt tải về tại Việt Nam thì TikTok xếp số 1.

Tuy nhiên, số người dùng thực tế tại Việt Nam hiện cao hơn rất nhiều bởi TikTok cho người dùng từ 13 tuổi được đăng ký mở tài khoản. Số người dùng trong khoảng 13 - 18 tuổi tại Việt Nam được nhiều chuyên gia trong ngành ước đoán rất nhiều.

Tràn lan những video rác

Chẳng khó khăn gì để chúng ta tìm được những video có nội dung “người lớn” trên TikTok. Đó là những clip mà người chơi cố tình khoe những điểm nhạy cảm trên cơ thể, nhảy những điệu khêu gợi. Điều đặc biệt, người thực hiện còn là những bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trào lưu bẻ tay trên TikTok cũng được nhiều chuyên gia cảnh báo nếu làm không đúng sẽ phải gánh hậu quả khôn lường

Không những vậy, trên thế giới TikTok còn có cả những video kiểu: “Mẹ đơn thân, cần tìm người tâm sự. Ai hợp thì nhắn cho mình…”; hoặc: “Gái xinh cần tìm người đỡ đầu, đảm bảo nhìn ngoài như video…”. Bên cạnh đó là những video bán hàng, bán mỹ phẩm, thậm chí bán đồ chơi tình dục, thuốc kích dục. Một điều nguy hiểm hơn là nhan nhản các video thách thức người chơi như: thả rắn đồ chơi điều khiển từ xa vào váy phụ nữ; #FrozenHoneyChallenge (tạm dịch: Thử thách mật ong đông lạnh).

Cho đến nay trò “Thử thách mật ong đông lạnh” đang thu hút khoảng 900 triệu lượt xem. Được biết, thử thách này bắt đầu từ đầu tháng 7 do một TikToker có tên Dave Ramirez đăng tải lên, ghi lại cảnh mình dùng hai tay bóp chặt một chai mật đông lạnh. Thứ nước mật ong màu vàng óng chảy ra và Dave đưa vào miệng thưởng thức. Anh nhận thấy hương vị của chúng rất ngọt ngào, hấp dẫn như ăn thạch.

Tuy nhiên, khi học theo trào lưu này nhiều người đã tự pha chế theo công thức của riêng mình. Người tự pha chế sirô ngô và kẹo để tạo ra hỗn hộp giống mật ong đông lạnh, người khác lại cho thêm phẩm màu hoặc kẹo vào, thậm chí còn cho tương ớt hay trà sữa. Sau khi trend này trở nên nổi tiếng, những người thực hiện thử thách đưa ra nhiều ý kiến khá đa dạng. Nhiều TikToker nhận xét hương vị món ăn này khá mới lạ và hấp dẫn, nhưng cũng có người cảm thấy buồn nôn, thậm chí bị đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn.

Ngoài ra, còn nhiều trào lưu xấu vẫn đang lưu hành trên TikTok trong thời gian vừa qua như: “Ăn cà rốt chấm mù tạt để giảm cân”, “Tự tẩy trắng răng tại nhà bằng banking soda…”.

Một trào lưu cũng “làm mưa làm gió” trên TikTok gần đây chính là “Bẻ xương khớp trị đau”. Với đủ tư thế kiểu nắn chỉnh xương khớp được các “bác sĩ online” thực hiện rất hấp dẫn, tạo ra những âm thanh rắc rắc. Dù có người sợ nhưng cũng không ít bạn trẻ thấy kích thích và hưởng ứng, xem nó như một trào lưu mới, thử thách đầy thú vị. Chính điều này mà ngày càng nhiều các clip bẻ xương khớp xuất hiện với mục đích tham gia thử thách, biểu diễn, câu view. Mặc dù đây chỉ là những video vô bổ của các TikToker nhưng cũng nhận được vô vàn bình luận kiểu như: “Mình bị thoát vị địa đệm có chữa được ko?”, “Cho mình xin địa chỉ để đến chữa bệnh thoái hóa đốt sống”, “mình bị vẹo cột sống, thầy có chữa được cho mình không?”…

Các bác sĩ chuyên ngành xương khớp cho rằng, phương pháp bẻ xương khớp được dùng rất nhiều trong vật lý trị liệu. Tuy nhiên không phải bất kỳ tình trạng nào của xương khớp cũng có thể dùng phương pháp này được. Đặc biệt phải là những người có chuyên môn, được đào tạo mới có thể thực hiện đúng kỹ thuật chuyên môn.

Bác sĩ Vũ Văn Khánh, Viện y Học cổ Truyền cho hay: “Tiếng rắc rắc phát ra là do dịch chuyển của các khớp đi lệch ra khỏi hoặc trở về vị trí bình thường. Khi nắn chỉnh xương khớp, tiếng kêu này không thể hiện tính hiệu quả. Các bệnh nhân có bệnh về xương khớp nhất định phải đến các cơ sở y tế có chuyên môn đề khám và điều trị. Tuyệt đối không được làm theo những hướng dẫn trên mạng xã hội nếu không muốn gánh hậu quả sau này”.

Với những người nghiền TikTok không lạ gì Fanpage VIETNAM ANTI TIKTOKER với hơn 184 nghìn thành viên. Đây là một page tập hợp những video rác của các TikToker. Lướt một vòng Fanpage này chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi những video được điểm mặt tại đây. Những video tục tĩu, bậy bạ mà các TikToker đăng tải khiến người xem không khỏi đỏ mặt. Đó là hình ảnh phản cảm, hở hang mà bất cứ ai nhìn cũng phải bàng hoàng.

Một tài khoản TikTok khác có tên Thuynguyen đăng tải đoạn video khoảng 30 giây dạy cách dưỡng da mà không ít người rùng mình. TikToker này có cầm một cốc chứa chất dịch, mà theo người này đó là... tinh trùng. Sau vài câu giới thiệu, TikToker dùng ngón tay bôi chất dịch này lên mặt… hình ảnh khác choán vào là một làn da mịn màng sau khi sử dụng. Tài khoản Hùng Nguyễn bình luận: “Cứ bất chấp để câu view thế này thì hỏng hết cả một thế hệ. Cháu bé thực hiện clip chắc cũng chỉ 16 tuổi, bố mẹ cháu đâu mà không dạy bảo?”.

Trào lưu ăn mật ong đông lạnh thu hút hàng triệu lượt người theo dõi

Hay một đoạn video thu hút khác khi một cô gái trẻ dùng nhạc nền bốc lửa sau đó bất ngờ kéo hở hẳn bộ ngực của mình ra, trên môi phì phèo điếu thuốc lá. Chỉ một đoạn video khoảng 30 giây nhưng thu hút hàng trăm nghìn lượt thả tim, kèm theo hàng nghìn bình luận tục tĩu, chửi thề.

Trước những “ma trận” video mà TikTok bày ra rất dễ trẻ em có thể tiếp cận được, khi ấy hậu quả thực sự là khôn lường. Theo báo cáo tại Việt Nam người dùng TikTok chủ yếu là học sinh, sinh viên từ 13 – 24 tuổi. Chính vì vậy thách thức về nội dung vừa hấp dẫn lại phù hợp với lứa tuổi luôn đè nặng lên nhà quản lý của TikTok. Trước đây, Mỹ và Ấn Độ đã có những cáo buộc, TikTok đã có những động thái đầu tiên như đưa ra những điều khoản riêng cho người dùng nhỏ tuổi như cơ chế liên kết tài khoản gia đình Family Pairing. Ngoài ra, những tài khoản có thông tin từ 13 - 15 tuổi cũng sẽ được mặc định ở chế độ riêng tư và tắt những tính năng đề xuất, livestream và nhận tin nhắn. Tuy nhiên, những điều khoản này chỉ hữu dụng khi người dùng khai báo thông tin trung thực, việc kiểm soát và đảm bảo đúng độ tuổi là rất khó.

Đã có những lo ngại về nội dung không được kiểm soát, đại diện TikTok tại Việt Nam khẳng định rằng “an toàn của người dùng luôn được đưa lên hàng đầu”. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng, TikTok chưa sàng lọc kỹ nội dung – đã có không ít các nội dung đang vô tình lan truyền những xu hướng nguy hiểm cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi.

Việc TikTok mang đến nhiều lợi ích như tính giải trí cao, cập nhật tin tức xã hội, xu hướng nhanh là không thể phủ nhận. Tuy nhiên đối với trẻ em thì cần phải xem xét lại, cần phải cho trẻ hiểu và phân biệt được đâu là nội dung phù hợp. Đây là việc làm không hề dễ dàng đối của cha mẹ và cả TikTok.

Phó giáo sư – tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, chuyên gia xã hội học cho biết: “Bên cạnh những sáng tạo và tiện ích mà Tiktok mang lại thì nó vẫn tồn tại những mặt trái khác. Chính sự tiện dụng, hay ho và dễ làm khiến ai cũng có thể trở thành Tiktoker. Tuy nhiên, nhiều người chỉ vì muốn nổi tiếng đã không ngại ngần làm ra những video nhảm nhí, phản cảm. Hiện nay, số lượng trẻ em xem Tiktok là rất nhiều nhưng chính những người sáng lập ra Tiktok vẫn chưa thể đưa ra được những biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết triệt để hoặc hạn chế tối đa những video mang tính độc hại. Các bậc phụ huynh cần giám sát chặt chẽ việc con cái mình sử dụng ứng dụng này. Có thể bằng cách như thường xuyên xem lại lịch sử Tiktok mà con mình đã xem trên smartphone hay máy tính. Từ đó định hướng cho con xem những thứ vui vẻ, hữu ích”.

Minh Trí -  Báo điện tử CAND 

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...