(Chinhphu.vn) - Đà giảm của giá xăng dầu nội địa đã chững lại sau liên tiếp 5 kỳ điều chỉnh liên tiếp. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đây là điều chỉnh phù hợp với xu hướng giá thế giới.
Bảng giá các mặt hàng xăng dầu trong kỳ điều chỉnh ngày 22/8. |
Trên thị trường nội địa, từ ngày hôm qua (23/8), sau khi thực hiện
trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng
xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5 RON92 không cao
hơn 23.725 đồng/lít, xăng RON 95-III không cao hơn 24.669 đồng/lít, dầu diesel
không cao hơn 23.759 đồng/lít (tăng 851 đồng/lít), dầu hỏa không cao hơn 24.056
đồng/lít...
Trước đó, ngày 22/8, Liên Bộ Công Thương-Tài chính vẫn quyết định thực
hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu. Do đó,
trong kỳ điều hành này, giá xăng đã không giảm như dự đoán, trong khi đó giá dầu
lại tăng mạnh, đưa dầu diesel lần đầu tiên tăng cao hơn giá xăng E5 RON 92.
Như vậy, đà giảm của giá xăng dầu nội địa đã chững lại sau liên tiếp 5
kỳ điều chỉnh liên tiếp. Theo MXV, đây là điều chỉnh phù hợp với xu hướng giá
thế giới. Mặc dù biến động mạnh trong thời gian vừa qua, giá dầu thô hiện đang
lấy lại đà tăng và vẫn duy trì ổn định quanh vùng giá 90 USD/thùng.
Bên cạnh đó, việc giá xăng dầu trong nước liên tục giảm tuy là tín hiệu
tích cực đối với người tiêu dùng nhưng lại gây rất nhiều khó khăn cho các doanh
nghiệp bán lẻ và phân phối.
Chỉ số MXV- Index tăng 5 ngày liên tiếp, thị trường hàng hoá đã khởi sắc?
Cũng theo MXV, kết thúc ngày giao dịch hôm qua, sắc xanh chiếm ưu thế
trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu. Đáng chú ý, lực mua rất mạnh trên thị trường
nông sản đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng hơn 1%, lên mức 2.679 điểm, đánh dấu
ngày tăng điểm thứ 5 liên tiếp của chỉ số này. Giá trị giao dịch toàn Sở có sự
điều chỉnh giảm nhẹ, tuy nhiên vẫn đạt 4.800 tỷ đồng, ghi nhận mức cao thứ 2
trong vòng 2 tháng trở lại đây.
Giá dầu thô dầu bật tăng, dầu Brent lấy lại mốc 100 USD/thùng |
Giá dầu thô bật tăng, dầu Brent lấy lại mốc 100 USD/thùng
Dầu thô tăng mạnh trở lại trong phiên giao dịch hôm qua 23/8, do tác động
của thông tin Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) có thể cắt
giảm sản lượng trở lại. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tăng 3,74% lên 93,74
USD/thùng trong khi giá Brent tăng 3,88% lên 100,22 USD/thùng.
Mới đầu tuần, thị trường còn lo ngại nguồn cung từ Iran quay trở lại sẽ
làm cho nguồn cung dầu tăng lên đáng kể và tác động tiêu cực đến giá. Theo
thông tin mới nhất, Iran đã chấp nhận nhượng bộ từ bỏ một số yêu cầu của mình để
xúc tiến quá trình đàm phán.
Hiện tại, với việc Saudi Arabia cho biết OPEC+ không loại trừ khả năng
giảm sản lượng để điều tiết thị trường, giá đã bật tăng mạnh mẽ. Thông tin này
giúp cho giá Brent lấy lại mốc 100 USD/thùng, và quay trở lại mức cao nhất
trong vòng 1 tháng. Trong phiên, giá gần như không có nhịp điều chỉnh nào, có
thể thấy đà tăng mạnh của thị trường đang được củng cố sau nhiều ngày liên tiếp
giá bị kìm nén.
Tuy vậy, theo nguồn tin của Reuters, khả năng OPEC+ cắt giảm sản lượng
cũng không quá cao và sẽ chỉ cần thiết trong trường hợp Iran và Mỹ đạt được thỏa
thuận hạt nhân mới và đem thêm dầu quay trở lại thị trường. Nhóm sẽ họp trở lại
vào ngày 5/9 và các thông tin xung quanh cuộc họp sẽ là tâm điểm của thị trường
trong thời gian tới.
Tuần này, với các lịch vĩ mô không nhiều, chủ yếu là Hội nghị Jackson
Hole trong cuối tuần, khả năng cao các yếu tố cơ bản sẽ quay trở lại dẫn dắt thị
trường.
Rạng sáng nay, báo cáo độc lập của Viện Dầu khí Mỹ API cho biết tồn kho
dầu tại Mỹ giảm mạnh 5,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 19/8. Đây là mức
giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 7, cho thấy nhu cầu đi lại và tiêu thụ nhiên liệu
của người dân Mỹ đã cải thiện đáng kể, nhất là khi giá xăng tại Mỹ giảm mạnh
trong tháng 8.
Khả năng cao số liệu của Báo cáo Thị trường tuần của Cơ quan quản lý
thông tin năng lượng Mỹ tối nay cũng sẽ cho thấy khối lượng xuất khẩu dầu của Mỹ
cũng tăng trong tuần vừa rồi, do các nước châu
u tích cực tìm kiếm nguồn cung thay thế dầu của Nga.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét