Nhiều năm qua, các thế lực thù địch, phản động, các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam đã câu kết với các phần tử cực đoan để chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, thường xuyên lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, xuyên tạc tình hình tôn giáo, tạo ra bức tranh méo mó về vấn đề tự do tôn giáo tại nước ta.
Mới đây, ngày 9/3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tôn giáo
Chính phủ đã ra mắt Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Cuốn
sách cung cấp những thông tin cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam; chính sách tôn
giáo ở Việt Nam; thành tựu cũng như thách thức của Việt Nam trong việc bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Qua đó khẳng định chính sách nhất quán của Việt
Nam về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
Sau khi Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban Tôn giáo Chính phủ ra mắt Sách
trắng, ngay lập tức một số trang báo điện tử như VOA, RFI, RFA… cùng nhiều
trang mạng của các tổ chức, cá nhân chống đối đã có những bài viết, bình luận
sai trái, đánh giá một cách tiêu cực về cuốn sách này. Họ đưa ra những bài viết
cho rằng, việc cho ra đời cuốn sách này là “bức bình phong” nhằm che đậy các vi
phạm kéo dài tại Việt Nam, nguyên nhân đã khiến Washington đưa Hà Nội vào danh
sách theo dõi đặc biệt về tôn giáo! Những đánh giá này được dựa trên nhận định
của số đối tượng cực đoan, chống đối trong các tôn giáo như Thích Vĩnh Phước,
một thành viên thuộc tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; linh mục
Đinh Hữu Thoại, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam; Lê Quang Hiển, thuộc tổ chức
Phật giáo Hòa Hảo thuần túy… Các cá nhân trên đều là thành viên của tổ chức bất
hợp pháp với danh xưng “Hội đồng Liên tôn Việt Nam”.
Đặc điểm chung của các trường hợp trên là đều thuộc các phần tử chống
đối, có quá trình tu tập kém, ít chăm lo cho việc đạo nên uy tín, ảnh hưởng
trong giáo hội xếp hạng thấp, năng lực yếu kém, không được trọng dụng. Từ đó,
số này tỏ ra bất mãn và đã ly khai khỏi các tôn giáo, tổ chức tôn giáo, sau đó
liên kết lại với nhau thành lập một tổ chức bất hợp pháp mang danh nghĩa tôn
giáo để phục vụ ý đồ, động cơ riêng. Cho nên, hầu hết việc làm của họ đều mang
mưu đồ, lợi ích cá nhân chứ không đại diện cho bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào,
không vì lợi ích chung của cộng đồng. Do đó, những phát ngôn, nhận định mà họ
chia sẻ với phóng viên của các trang báo điện tử nêu trên cũng chỉ mang tính
chủ quan, phiến diện một chiều, mang tính thù địch với Việt Nam của một nhóm
nhỏ có chung lợi ích. Những nhận xét, đánh giá của số cá nhân chống đối nêu
trên không thể coi là “đại diện cho tiếng nói tôn giáo”, càng không có giá trị
tham khảo. Thế nhưng, bấy lâu nay, phóng viên của các trang báo điện tử VOA,
RFI, RFA… lại viện dẫn những nhận định thiếu cơ sở, những đánh giá xuyên tạc
tình hình tự do tôn giáo của các đối tượng trên.
Trong khi đó, những nội dung trong Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Công tác tôn giáo trong tình hình mới” và
gần đây là Chỉ thị 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về “Công tác tôn
giáo trong tình hình mới” cùng với hàng chục văn bản pháp luật liên quan đến
tín ngưỡng, tôn giáo đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đến nhu cầu
tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân. Nhờ đó mà số lượng chức sắc, tín
đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân
được đảm bảo tốt hơn, các cơ sở thờ tự ngày càng được khang trang, đẹp đẽ, quan
hệ quốc tế của các tôn giáo ngày càng được mở rộng, việc sinh hoạt tôn giáo của
người nước ngoài tại Việt Nam được công khai theo quy định của pháp luật...
Đặc biệt, các hoạt động tôn giáo lớn đã trở thành lễ hội của người dân
Việt Nam như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam 3 lần đăng cai tổ chức Đại lễ Phật
đản Liên hợp quốc VESAK, trong đó năm 2019 được tổ chức tại chùa Tam Chúc (Hà
Nam) với trên 1500 đại biểu quốc tế đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng
hàng vạn tăng, ni, phật tử về dự; các lễ hội của Tin Lành như ngày lễ 100 năm
Tin Lành đến Việt Nam được tổ chức trang nghiêm. Đặc biệt là ngày Lễ Giáng sinh
của người Công giáo ở khắp mọi miền đất nước cũng đã trở thành một lễ hội thu
hút sự quan tâm của đông đảo người dân Việt Nam... Vừa qua, giáo tỉnh Hà Nội
cũng đã tổ chức thành công Đại hội Giới trẻ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
với sự tham gia của Tổng Giám mục Marak zelewki – Đặc phái viên không thường
trú của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam cùng các vị lãnh đạo giáo hội và khoảng
15 nghìn giáo dân là thanh niên, học sinh, sinh viên người Công giáo... Đây
chính là những minh chứng sống động, chân thực về tình hình tự do tôn giáo ở
Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong các hội thảo quốc tế về vấn đề tự do tôn giáo được tổ
chức tại Việt Nam hay trong các lần đón tiếp các đoàn lâm thời, các tổ chức
nhân quyền tôn giáo quốc tế vào Việt Nam tìm hiểu chính sách, pháp luật tôn
giáo của Việt Nam như: Viện Can dự Toàn cầu Mỹ (IGE), Tập đoàn truyền thông
(WAZ) của Đức, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF)..., Việt Nam đều chủ
động cung cấp các thông tin về tình hình tự do tôn giáo và chính sách, pháp
luật của tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, thẳng thắn trao đổi các vấn
đề mà dư luận quốc tế quan tâm. Từ đó, giúp các tổ chức này thấy rõ thực tiễn
đời sống tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, phong phú cũng như cho thấy chính sách,
pháp luật đã đảm bảo quyền tự don tôn giáo chính đáng của nhân dân.
Nếu như thực sự khách quan thì phóng viên của VOA, RFI, RFA, BBC… cần dẫn
chứng thêm những nhận định, quan điểm của những vị lãnh đạo trong các tổ chức
giáo hội đã được Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân, họ mới chính là người
đại diện cho giáo hội, cho lợi ích của đại đa số chức sắc, tín đồ trong các tôn
giáo Việt Nam. Thế nhưng, bấy lâu nay, khi lấy thông tin đánh giá, các trang
thông tin báo chí nói trên luôn phớt lờ và bỏ qua thực tế này và một mực trung
thành với quan điểm của các đối tượng chống phá. Do đó, một lần nữa cần khẳng
định, việc phê phán Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam là
một chiêu trò nhằm chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hòng
phủ nhận những thành quả từ những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Rõ
ràng các đối tượng trong tổ chức “Hội đồng liên tôn Việt Nam” và các trang VOA,
RFI, RFA… khi phê phán về cuốn Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở
Việt Nam thực chất là một chiêu trò để biện hộ cho những luận điệu sai trái
rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, xuyên tạc về tình hình, đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo ở nước ta, qua đó lấy cớ phủ nhận chính sách của Đảng, Nhà
nước và thành quả trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho người dân.
Tại buổi họp báo công bố Sách trắng, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ
Nguyễn Tiến Trọng nêu rõ: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo ở Việt
Nam đều có đóng góp nhất định cho đất nước trên nhiều phương diện của đời sống
xã hội, đồng thời là một nhân tố xã hội và văn hóa tích cực góp phần làm cho
nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. Các tôn giáo du nhập từ bên
ngoài cũng có quá trình tiếp biến với văn hóa Việt, tạo ra nét riêng của tôn
giáo Việt Nam. Việt Nam là đất nước ôn hòa trong quan hệ giữa các tôn giáo; có
truyền thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc trong quá trình dựng nước và
giữ nước. Việc chung sống hòa bình và bao dung giữa các tôn giáo cùng với tính
nhân ái, nhân bản của con người và xã hội Việt Nam đã tạo ra một bức tranh sinh
động về tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng
tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Ở Việt Nam,
các tôn giáo chung sống hài hòa, đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc, không
có xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín
đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào xã hội, từ thiện, xóa đói giảm
nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước. Ngoài ra, Nhà nước cũng
khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo phát huy nguồn lực tham gia
các hoạt động an sinh xã hội. Vấn đề đất đai liên quan đến tôn giáo luôn được
Nhà nước quan tâm giải quyết. Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo
hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật. Theo thông tin từ
Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay, Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo
(chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ
sở thờ tự. Nhà nước bảo đảm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc
thiểu số, chiếm khoảng 14% dân số.
Phạm Duy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét