[CAND] Trong chặng đường 70 năm phát triển, lực lượng An ninh kinh tế nói chung, Cục An ninh kinh tế nói riêng đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Một trong những chiến công nổi bật đó là việc tham mưu với Đảng, Nhà nước và Bộ Công an các chủ trương, chính sách pháp luật và chương trình, kế hoạch trong công tác bảo đảm an ninh kinh tế. Trong đó, đáng chú ý là quá trình đàm phán, thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có FTA.
1.Năm 2010, Cục An ninh kinh tế (trước là Cục
An ninh kinh tế tổng hợp) được lãnh đạo Bộ Công an giao nhiệm vụ là thành viên
tổ Tổng hợp của Đoàn đám phán Chính phủ, chủ trì tiến hành công tác bảo đảm an
ninh quốc gia đối với các hoạt động đàm phán các hiệp định thương mại. Vào thời
điểm đó, các cán bộ Cục An kinh tế tham gia nhóm Tổng hợp của Đoàn đàm phán rất
lo lắng. CPTPP và EVFTA là 2 FTA thế hệ mới với mức độ tự do hoá cao, phạm vi
tự do hoá rộng với nhiều cam kết mà Việt Nam chưa từng ký kết trong bất cứ bản
hiệp định nào. Đồng thời, từ trước đến nay, với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan
quản lý nhà nước về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an chưa
từng đàm phán, ký kết và thực thi bất cứ một FTA nào, bởi đây là nhiệm vụ của
các bộ, ngành phụ trách lĩnh vực kinh tế.
Vì thế, việc xây dựng phương án, tìm kiếm giải
pháp cho các vấn đề thực sự là một thử thách rất lớn đối với các thành viên của
nhóm Tổng hợp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia và hoạt
động quản lý nhà nước của Bộ Công an. Trong khi đó, các đối tác tham gia FTA có
thể chế chính trị, xã hội, trình độ phát triển và cơ cấu kinh tế hoàn toàn khác
biệt với Việt Nam. Đảm bảo an ninh quốc gia là điều kiện, tiền đề quan trọng để
nền kinh tế nước ta gia tăng sức mạnh nội lực, năng lực cạnh tranh, chất lượng
tăng trưởng, có những bước phát triển vững chắc trong bối cảnh tình hình thế
giới biến động. Nhưng làm thế nào để cùng lúc vừa đảm bảo cao nhất lợi ích quốc
gia - dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội… Trung tướng Nguyễn Đình Thuận, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế nhớ
lại.
Cán bộ Cục An ninh kinh tế tham gia tổ Tổng hợp của Đoàn đàm phán Chính phủ. |
Khi đó, các thành viên của Tổ đàm phán, trong
đó có cán bộ Cục An ninh kinh tế đều nhận thức rằng, tham gia các FTA sẽ mang
lại cho nền kinh tế của Việt Nam nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để mở rộng
thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước và nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế. Song không vì thế mà ký kết hiệp định bằng mọi giá.
Quá trình đám phán phải đảm bảo an ninh, lợi ích quốc gia, phục vụ phát triển
kinh tế đất nước. “Ngay từ những ngày đầu tiến hành các hoạt động đàm phán các
FTA thế hệ mới, tôi đã chủ động đánh giá, dự báo chính xác những vấn đề phức
tạp của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia -
dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội và khai thác có hiệu quả những thời cơ do quá trình hội nhập quốc tế mang
lại để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” - Trung tướng Nguyễn Đình Thuận cho biết.
Khi đó, các thành viên của tổ công tác đã ngày đêm nghiên cứu các tài liệu
trong nước và quốc tế. Từ đó, phân tích, đánh giá các thông tin để tổng hợp,
phân tích… Trong quá trình đó, các trinh sát Cục An ninh kinh tế đã thể hiện sự
mưu trí, linh hoạt, chủ động kết hợp chặt chẽ trong công tác tham mưu chiến
lược. Từ đó, kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo Bộ tham mưu cho Chính phủ và
trao đổi với các bộ, ngành chức năng về những vấn đề liên quan đến an ninh
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong đàm phán FTA với các nước
nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế và chủ quyền lãnh thổ…
2. Hoạt động đàm phán chủ yếu diễn ra ở nước
ngoài; nhiều phiên kéo dài thâu đêm, nhiều phiên chênh lệch về múi giờ… Đó là
những khó khăn mà các cán bộ Cục An ninh kinh tế tham gia tổ Tổng hợp của Đoàn
đàm phán Chính phủ gặp phải trong quá trình đám phán. Vì thế, lãnh đạo Cục An
ninh kinh tế phải không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu, nắm vững từng chi tiết của
cam kết để có thể đưa ra những phương án tối ưu nhất trước sức ép rất lớn từ
phía đối tác, đặc biệt là các đối tác lớn… Tuy nhiên, với sự mưu trí, đánh giá
chính xác tình hình, cán bộ Cục An ninh kinh tế đã cùng các thành viên của Tổ,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự thành công của việc ký
kết hiệp định, tạo đà phát triển kinh tế, xã hội theo đúng định hướng của Đảng
và Nhà nước.
Cho đến bây giờ, các trinh sát Cục An ninh
kinh tế còn ấn tượng lần đàm phán CPTPP, cuộc hội đàm này diễn ra bên lề của
hội nghị APEC 2019. Phiên đàm phán diễn ra đến 1 giờ sáng… Sau một ngày làm
việc vất vả, anh em ai cũng thấm mệt nhưng niềm vui của họ vỡ oà vì một số điều
khoản được đàm phán thành công.
Mỗi cuộc đàm phán là một cuộc “đấu trí”. Song
trong quá trình đó, các trinh sát Cục An ninh kinh tế là thành viên của tổ Tổng
hợp của Đoàn đàm phán Chính phủ đã sáng tạo, dũng cảm, chấp nhận khó khăn, thử
thách khi đề xuất, xử lý những tình huống mới, chưa từng có tiền lệ trong công
tác Công an. Trên cơ sở các thông tin nắm bắt được, lãnh đạo Cục An ninh kinh
tế đã báo cáo lãnh đạo Bộ, tham mưu lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo Đoàn đàm
phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế, các bộ ngành có liên quan
nghiên cứu, đánh giá và đề xuất phương án đàm phán nhằm đảm bảo lợi ích quốc
gia. Những thông tin, tài liệu của Cục An ninh kinh tế cung cấp là cơ sở quan
trọng để các nhóm đàm phán nghiên cứu, sử dụng, đánh giá các nội dung, phục vụ
công tác đàm phán, góp phần không nhỏ vào thành công của việc đàm phán, ký kết
các FTA đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế và đảm bảo mục
tiêu giữ vững an ninh quốc gia trong điều kiện mới.
Vất vả nhất có lẽ là những ngày, đêm nghiên
cứu, tìm hiểu các quy định của lĩnh vực mua sắm công vụ phục việc rà soát, xây
dựng bản chào mở cửa thị trường mua sắm Chính phủ của Bộ Công an; đồng thời
phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng bản chào mở cửa thị trường mua
sắm Chính phủ thuộc lĩnh vực do Bộ Công an phụ trách. Qua nghiên cứu chi tiết,
cụ thể của cam kết, các thành viên của tổ đàm phán đã tính toán phương án tối
ưu nhằm tuân thủ thực thi cam kết những vấn đề đảm bảo các yếu tố giữ vững an
ninh quốc gia.
Khi tham gia vào các FTA thế hệ mới, những
tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp nhất thế giới, chưa từng có trong lịch sử thương
mại quốc tế CPTPP, EVFTA, các cam kết về doanh nghiệp Nhà nước được cụ thể hoá,
nâng cấp và yêu cầu cao ở nhiều hoạt động.
Để phục vụ hoạt động đàm phán mang lại những
lợi ích tối đa cho quốc gia; nhận thấy thông tin là yếu tố quan trọng để các
nhóm đàm phán có cơ sở đưa ra những phương án tối ưu nhất. Những thông tin được
cung cấp kịp thời đã hỗ trợ không nhỏ cho các nhóm đàm phán trao đổi, đánh đổi
các lợi ích trong tiến trình đám phán nhằm đem lại lợi ích cho Việt Nam trong
quá trình thực thi các hiệp định. Từ các cuộc đàm phán, lãnh đạo Cục An ninh
kinh tế đã chỉ đạo các trinh sát ngay từ đầu đánh giá tác động của cam kết để
từ đó đề xuất các biện pháp chủ động. Trên cơ sở đánh giá này, các bộ, ngành đã
nghiên cứu để xây dựng phương án đàm phán cân bằng lợi ích, phục vụ mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.
Ngoài ra, cán bộ của Cục An ninh kinh tế tham
gia ý kiến đối với bản chào mở cửa thị trường các mặt hàng, mở cửa thị trường
dịch vụ và đầu tư và các vấn đề phi thương mại khác dưới góc độ an ninh. Đây là
những nội dung quan trọng, đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trên
các góc độ kinh tế và an ninh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đàm
phán. Đến nay, việc tham gia FTA đã và dự kiến sẽ mang lại cho nền kinh tế Việt
Nam nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế trong nước và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo đánh giá, các FTA mà Việt Nam tham gia ký
kết đã tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước; kỳ vọng
đem lại nhiều cơ hội hợp tác về vốn, phương thức quản lý mới, hiện đại và hiệu
quả hơn cho doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh hoà bình, hợp tác và phát
triển vẫn là xu thế lớn; toàn cầu hoá, hợp tác và liên kết kinh tế đa tầng tiếp
tục dược thúc đẩy thì việc đàm phán, ký kết và thực thi các FTA, nhất là các
FTA thế hệ mới đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch kinh tế, Việt Nam
phát triển ổn định và bền vững.
Xuân Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét