Công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong công tác giảm nghèo.
Xóa đói giảm
nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong
quá trình xây dựng đất nước. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xóa đói giảm
nghèo đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng qua nhiều thời kỳ, ngày càng
sâu rộng, toàn diện hơn.
Giai đoạn 2011
- 2020, để triển khai các quan điểm, chủ trương của Đảng, Quốc hội đã ban hành
Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
đến năm 2020 và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn 2021 - 2025. Chính phủ đã tổ chức quán
triệt, tuyên truyền, ban hành Chương trình hành động, thành lập Ban Chỉ đạo
Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -
2020, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2021-2025. Đồng thời, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo Trung ương rà soát, đề
xuất sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững với sự tham gia
của lãnh đạo 11 bộ, ngành.
Đời sống người dân không ngừng được nâng lên. |
Các địa phương đã cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ
giảm nghèo bền vững trong Nghị quyết của cấp ủy, Chương trình hành động của
chính quyền từng giai đoạn 5 năm, hằng năm. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
các cấp và các đoàn thể nhân dân đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan để giám sát và thực hiện công tác giảm nghèo. Ban Thường trực Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với Ban Chỉ đạo các Chương
trình mục tiêu quốc gia tổ chức Chương trình truyền hình, truyền thanh trực tiếp
“Cả nước chung tay vì người nghèo- Không để ai bị bỏ lại phía sau” để vận động
nguồn lực ủng hộ người nghèo vào dịp ngày 17/10 hằng năm.
Giai đoạn 2016 - 2020 công tác giảm nghèo đã phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động sự hưởng ứng tích cực của cả xã hội.
Nhận thức của người nghèo dần thay đổi, cơ bản không còn ỷ lại, có nhiều tấm
gương, điển hình thoát nghèo, tình nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Hệ thống
cơ chế, chính sách, pháp luật về giảm nghèo được Chính phủ ban hành khá đồng bộ,
toàn diện để hỗ trợ cho người nghèo. Đảng, Nhà nước quan tâm, bố trí nguồn lực
từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện Chương
trình giảm nghèo: Tổng nguồn lực đã được bố trí, huy động để thực hiện Chương
trình khoảng 120 nghìn tỷ đồng; trong đó gồm nguồn vốn trung ương (chiếm khoảng
35%), vốn huy động xã hội hóa hỗ trợ an sinh xã hội và giảm nghèo của các địa
phương (chiếm khoảng 41%), vốn ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và các hoạt động an sinh xã hội của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam các cấp (chiếm khoảng 24%).
Việt Nam đã 8 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia theo mô hình
tháp giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu người nghèo từ thấp lên cao, phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ. Việt Nam là một trong 30 quốc
gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn
nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội
cơ bản dựa trên cách tiếp cận đảm bảo quyền con người, quyền công dân đặc biệt
là quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân.
Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nhất
là người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, vùng đặc biệt khó khăn chuyển biến,
thu nhập của người nghèo tăng hơn 2 lần trong 5 năm vừa qua. Hơn 13 nghìn dự án
hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo
hiệu quả với trên 2,2 triệu hộ hưởng lợi; 5.500 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, liên kết vùng được
ưu tiên đầu tư, nhiều địa phương đã nỗ lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó
khăn để xây dựng vùng nông thôn mới. Có 32 huyện, 125 xã đặc biệt khó khăn vùng
bãi ngang, ven biển và hải đảo đã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 125
xã và 1.298 thôn hoàn thành Chương trình 135; khoảng 21 nghìn công trình cơ sở
hạ tầng được đầu tư.
Phong trào thi đua: “Cả nước chung tay vì người nghèo -
Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 - 2020 và Phong trào ”Vì người
nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng
Chính phủ phát động được triển khai sâu rộng, Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức thực hiện phong trào thi đua,
khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực
để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Phát hiện và nhân rộng các điển
hình, mô hình giảm nghèo hiệu quả, sáng kiến giảm nghèo, giúp hộ nghèo vươn lên
thoát nghèo.
Công tác tổng kết đánh giá thực tiễn thực hiện công tác giảm
nghèo được Chính phủ và các địa phương chú trọng, tập trung đổi mới tư duy,
cách thức giảm nghèo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước từng thời kỳ; phù hợp với thực trạng nghèo và đặc điểm vùng, miền.
Với những nỗ lực trên kết quả giảm nghèo đạt và vượt mục
tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao: Tỷ lệ hộ nghèo là 9,88% năm 2015 (năm
đầu kỳ) giảm xuống còn 2,75% năm 2020 (năm cuối kỳ), trong 5 năm giảm bình quân
1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao. Năm 2021 giảm xuống còn 2,23%, dự kiến
năm 2022 giảm khoảng 1 - 1,5% so với năm 2021; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số
giảm bình quân 4%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân
5,65%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao (giảm bình quân 4%/năm).
Thành quả trên được Nhân dân cả nước ghi nhận, cộng đồng quốc
tế đánh giá đây là một trong những thành công nổi bật nhất, ý nghĩa nhân văn của
Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét