Ngày nay, bên cạnh những tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, những tác động tiêu cực của thông tin sai trái, độc hại trên in-tơ-nét ngày càng gia tăng phức tạp. Lợi dụng sự phát triển của in-tơ-nét, các thế lực thù địch, phản động ra sức sử dụng nó vào mục đích sai trái, chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Những luận điệu bôi nhọ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động |
Sự tấn công trên mọi mặt trận
Có thể thấy, khác với các hành vi vi phạm pháp luật truyền
thống, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực in-tơ-nét xâm hại tới rất nhiều
quan hệ xã hội, nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, quân sự, an ninh,
thương mại, văn hóa… bằng các hình thức như: giả mạo trong thương mại điện tử,
giả mạo trong thanh toán ngân hàng, phá hoại, các loại tấn công làm tê liệt các
dịch vụ máy chủ, tấn công làm tắc nghẽn đường truyền, vi-rút, đánh cắp mật khẩu,
đổi tên miền và địa chỉ IP, nghe lén thông tin trên môi trường mạng, thư điện tử
mạo danh, thư điện tử vô danh, trang thông tin điện tử giả mạo, đánh cắp cắp
thông tin…
Trong lĩnh vực thông tin, báo chí, xuất bản, lợi dụng chính
sách khuyến khích người dân tham gia không gian mở trên in-tơ-nét để khai thác,
chia sẻ thông tin đã xuất hiện rất nhiều hành vi vi phạm trên môi trường mạng
chủ yếu như: đăng, phát nội dung không được phép; thông tin, hoạt động báo chí
trái phép; thông tin sai sự thật; đăng phát thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục
Việt Nam; vi phạm quy định về quảng cáo; thông tin nói xấu lãnh tụ, nói xấu chế
độ, bôi nhọ nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; đưa các xuất bản phẩm có nội dung
trái với đường lối, quan điểm của Đảng, các xuất bản phẩm có nội dung vi phạm
đã bị thu hồi lên mạng in-tơ-nét…
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ chương trình đánh giá
an ninh mạng của Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả
mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hằng ngày. Không chỉ khiến người đọc
hoang mang, tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố
tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.
Đối với lĩnh vực an ninh quốc gia, hiện tội phạm mạng đã trở
thành mối đe dọa hàng đầu như các hoạt động kích động, lôi kéo biểu tình, nói xấu
Đảng và Nhà nước trên mạng, ngoài ra còn truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, vi phạm
bản quyền số…
Hiện nay, bí mật thông tin là một nội dung quan trọng mà các
nước, các cơ quan thường xuyên thu thập để phục vụ cho cạnh tranh trong hoạt động
kinh tế, quan hệ đối ngoại, an ninh quốc phòng… nên dễ xảy ra việc đánh cắp
thông tin. Trong khi các thế lực thù địch, phản động đang ráo riết sử dụng tối
đa các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội từ bên ngoài để tuyên truyền
tâm lý, tạo dư luận trong nước cũng như ngoài nước nhằm chống phá Việt Nam.
Chúng triệt để lợi dụng các tính năng ưu việt, hiệu quả của
các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền,
xuyên tạc, kích động quần chúng nhân dân hòng mua chuộc, lôi kéo, tập hợp lực
lượng từ các phần tử dân tộc, tôn giáo cực đoan, đối tượng có tư tưởng hận thù,
phần tử cơ hội, bất mãn, thoái hóa biến chất, một bộ phận quần chúng nhẹ dạ, cả
tin… để hình thành tổ chức bí mật ở trong nước và nước ngoài nhằm phục vụ cho
các hoạt động bạo loạn, lật đổ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt
Nam.
Thời gian qua, hoạt động phá hoại tư tưởng chủ yếu được tiến
hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là mạng in-tơ-nét, tập
trung vào các thời điểm trước và trong khi diễn ra các sự kiện chính trị quan
trọng của Việt Nam như Đại hội XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026… Tin tức giả mạo giờ đây trở thành vấn nạn, tràn ngập khắp
các trang mạng xã hội như Facebook, Google, Twitter hay Tiktok…
Các hãng thông tấn báo chí nước ngoài như Đài Châu Á tự do
(RFA), BBC Việt ngữ, Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài Phát thanh quốc tế Pháp (RFI)…
thường xuyên chống phá Việt Nam dữ dội, quyết liệt. Chúng tập trung vu cáo Việt
Nam siết chặt tự do ngôn luận, tự do tư tưởng bằng cách cố súy cho một số đối
tượng chống Đảng, Nhà nước.
Có thể thấy, phương thức hoạt động của các hội nhóm phản động
hết sức tinh vi nên lôi kéo được khá đông số đối tượng tham gia. Các hình thức
hội họp, đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo hoạt động đều được thực hiện qua mạng xã
hội với độ bảo mật cao. Cùng với đó là thành lập hội nhóm “kín” hoạt động công
khai trên các mạng xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau.
Phương thức hoạt động của các hội nhóm “kín” thông qua mạng
xã hội hoặc dùng các phần mềm có tính bảo mật cao để đăng tải các bài viết có nội
dung xuyên tạc sự thật, kích động khiếu kiện tập trung đông người, gây rối tại
cơ quan công quyền nhằm lôi kéo, tập hợp lực lượng, khuếch trương ảnh hưởng,
ngày càng trở nên phổ biến. Các hội nhóm “kín” còn tìm cách thu thập và lập
danh sách một số cán bộ chủ chốt, đảng viên và người thân liên quan trong các
cơ quan đảng, chính quyền tại nhiều địa phương để viết bài tố cáo sai sự thật,
đe dọa ám sát, hủy hoại tài sản cá nhân…
Nhiều hội nhóm còn mua lại các trang fanpage có lượt tương
tác cao, thay đổi tên hoặc lập mới để thu hút, làm bình phong, hợp thức hóa hoạt
động tập hợp, trả nhuận bút cao cho các bài viết có nội dung phản động, lôi kéo
thanh niên, sinh viên trong nước tham gia chống đối.
Luận điệu vu cáo vấn đề nhân quyền tại Việt Nam
Thông qua không gian mạng, các hội nhóm phản động đẩy mạnh
hoạt động đào tạo kỹ năng, phương thức tập hợp lực lượng tham gia chống phá qua
các bài viết được đăng tải trên các mạng xã hội và thực địa ở một số địa
phương.
Các hội nhóm phản động ngoài nước còn cấu kết với trong nước
gia tăng các hoạt động lợi dụng mạng xã hội để tán phát các clip có nội dung
kích động, xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp, bắt bớ “người biểu
tình yêu nước”, đòi quốc tế can thiệp, hậu thuẫn.
Một số hội nhóm phản động từ hải ngoại thường xuyên phát tán
các clip kêu gọi người dân xuống đường biểu tình, tiêm nhiễm các tư tưởng chống
đối cực đoan, quá khích cho một số nhóm đối tượng để thực hiện hành vi phá hoại,
bạo loạn.
Theo số liệu của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền
thông, trong 5 tháng đầu năm 2022, có hơn 65.000 nội dung liên quan đến vấn đề
nhân quyền mà các thế lực thù địch tập trung chống phá như:
(1) Tám tổ chức phản động (“Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”,
“Người bảo vệ nhân quyền”, “Đại Việt quốc dân Đảng”, “Đảng nhân bản xã hội”, “Họp
mặt dân chủ”, “Lực lượng dân tộc cứu nguy Tổ quốc”, “Hội Nhà báo độc lập Việt
Nam”, “Đài phát thanh Đáp lời sông núi”) kêu gọi các quốc gia thành viên Liên
hiệp quốc không bỏ phiếu cho Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên
hiệp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
(2) Tổ chức về Nhân quyền Freedom House xếp Việt Nam vào
nhóm các quốc gia không được tự do sử dụng in-tơ-nét. Nhiều năm qua tổ chức này
vẫn giữ quan điểm cho rằng Việt Nam là quốc gia mà người dân không được sử dụng
in-tơ-nét. Trong khi con số thực tế cho thấy, Việt Nam là nước có tỷ lệ người
dân sử dụng in-tơ-nét thuộc top đầu trên thế giới.
(3) Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) công bố Chỉ số
Tự do Báo chí Thế giới năm 2022 nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới ngày 3-5-2022
đã xếp Việt Nam ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam chỉ đứng
trên 6 nước, trong đó có Trung Quốc, Mi-an-ma và Bắc Hàn.
(4) Các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước tiếp tục lợi dụng cuộc xung đột quân sự Nga – U-crai-na để phát tán nhiều bài viết, hình ảnh, clip, biểu tình phản đối chính quyền Việt Nam ủng hộ chiến tranh xâm lược.
(5) Công bố thư ngỏ kêu gọi các nước thành viên Liên hiệp quốc
không bỏ phiếu cho Việt Nam và Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ
2023-2025.
(6) Vừa qua, cơ quan nghiên cứu của Nghị viện châu Âu công bố
bản báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế
giới; trong có những thông tin, nhận định thiếu khách quan, công bằng, dựa trên
một số thông tin sai lệch, không có cơ sở, không phản ánh đúng thực tế về tình
hình nhân quyền tại Việt Nam.
Theo nội dung của bản báo cáo, Nghị viện châu Âu cho rằng, họ
đã gặp nhiều giới hạn trong việc bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt
Nam; cáo buộc Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, “đàn áp, bỏ tù người vô tội”;
thậm chí, cho rằng Việt Nam là “chế độ đàn áp”.
Trong khi đó, danh sách những “nạn nhân của chế độ” được liệt
kê trong báo cáo này lại là những đối tượng chống phá cộm cán như: Nguyễn Văn
Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến Trung hay gần đây nhất là Phạm Đoan
Trang. Đây không phải là lần đầu Nghị viện châu Âu đưa ra những đánh giá, nhận
định sai lệch, thiếu khách quan, thiếu thiện chí về tình hình nhân quyền tại Việt
Nam.
Minh chứng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam
Có thể khẳng định, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là
chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là
trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước
và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân,
không để ai bị bỏ lại phía sau.
Các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong
Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và
được triển khai trong thực tiễn.
Ở Việt Nam, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật,
bởi bất cứ ai và vì bất cứ lý do gì, đều phải bị xét xử nhằm đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật và bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do của
mỗi người dân trong một xã hội an toàn, trật tự và công bằng. Không ai bị bắt
giữ, xét xử vì thực hiện các quyền con người một cách chính đáng.
Đối với trường hợp như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,
Nguyễn Tiến Trung hay Phạm Đoan Trang được nhắc đến trong báo cáo của Nghị viện
Châu Âu là “tù nhân chính trị” thực chất là những đối tượng núp bóng dân chủ,
nhân quyền, thường xuyên có các hoạt động chống phá, kích động bạo lực, lôi
kéo, tập trung các đối tượng xấu để gây rối trật tự công cộng nhằm mục đích phá
vỡ sự ổn định chính trị của đất nước, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, cần phải xử lý
nghiêm minh theo quy định của pháp luật để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật
tự an toàn xã hội, hoàn toàn không phải hành động “đàn áp người đấu tranh” như
một số nhận định chủ quan, phiến diện, một chiều, mang tính bao biện cho các
sai phạm của những phần tử chống đối.
Những năm qua, dù là đất nước đang phát triển, đời sống kinh
tế – xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam luôn nỗ lực và đã đạt được những
kết quả tích cực trong bảo vệ quyền con người. Theo Báo cáo kinh tế – xã hội tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn
nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm
2020; đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tại Việt
Nam không có khủng bố, người dân được sinh sống và lao động trong môi trường an
ninh, an toàn, ổn định… Theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2022 của Liên hiệp
quốc, chỉ số hạnh phúc quốc gia của Việt Nam xếp vị trí 77 (tăng 2 bậc so với
năm 2021).
Ngoài ra, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, đối
thoại cởi mở với các tổ chức quốc tế về quyền con người trên tinh thần xây dựng
nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau; để các cơ quan, tổ chức quốc tế có những nhận
định, đánh giá thực tiễn tình hình nhân quyền trong nước trên cơ sở công bằng,
minh bạch, khách quan.
Mặt khác, Việt Nam không bao giờ chấp nhận và kiên quyết đấu
tranh với những luận điệu, đánh giá chủ quan, phiến diện, thiếu thiện chí,
không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam.
Minh chứng rõ rệt nhất là vừa qua, Việt Nam tiếp tục được cộng
đồng quốc tế ủng hộ và đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp
quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Việc trúng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền
lần thứ hai thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính
sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền
của người dân trên tất cả các lĩnh vực. Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng,
là bước tiến mới trong nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng
XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến
2030. Đây cũng là minh chứng cho thấy vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế không ngừng được củng cố, nâng cao.
Nhân quyền là một lĩnh vực rộng, liên quan trực tiếp đến mọi
mặt của đời sống con người, bởi vậy, hiện nay, Việt Nam đang đang tiếp tục hướng
tới mục tiêu đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân, xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, đồng thời chủ động ngăn chặn
âm mưu, thủ đoạn sử dụng vấn đề ”dân chủ, nhân quyền” để chống phá cách mạng Việt
Nam.
Lưu Ly
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét