{CAND] Kỳ thị thường gắn liền với phân biệt đối xử. Kỳ thị, phân biệt đối xử là một khái niệm giao thoa giữa chính trị - văn hóa và xã hội. Kỳ thị dân tộc, chủng tộc là sự nhìn nhận, đánh giá làm giảm giá trị đối với một một dân tộc, một chủng tộc từ một quan niệm chính trị, văn hóa hoặc xã hội nào đó.
Ở Việt Nam, kể
từ khi bắt đầu xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia để
trị và chia cắt nước ta thành ba miền (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với những
chính sách khác nhau trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và kinh tế nhằm tạo ra
sự khác biệt cơ bản giữa ba miền với âm mưu chia cắt vĩnh viễn. Thay chân thực
dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai cũng từng thực hiện chiến lược chia cắt lâu dài
hai miền Nam, Bắc hòng tiến đến xóa bỏ chế độ xã hội XHCN và Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Khi chủ nghĩa
thực dân cũ và mới bị đánh đổ tại Việt Nam, tàn dư của tư tưởng kỳ thị, phân biệt
đối xử dân tộc, chủng tộc đã không còn hiện hữu nữa. Nhưng nhen nhóm sự kỳ thị dân
tộc vẫn được các thế lực thù địch tuyên truyền, kích động hướng đến tư tưởng
dân tộc cực đoan trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hòng làm rạn nứt,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và bạo loạn, lật đổ, đưa dân tộc ta sang con
đường lệ thuộc nước ngoài.
Bài học về sự
sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu cho thấy, các thế lực thù địch triệt để sử dụng
con bài kỳ thị chủng tộc đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan để đòi quyền dân tộc tự
quyết. Các thế lực thù địch không chỉ áp dụng thủ đoạn này đối với Việt Nam mà
còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc trong vấn đề Tây Tạng,
Nam Tư trong vấn đề Kosovo...
Việt Nam là một
quốc gia đa dân tộc với những đặc điểm riêng mà nhiều quốc gia khác không có. Với
54 dân tộc anh em, dân số giữa các dân tộc rất khác nhau, có dân tộc có số dân
trên một triệu người như Tày, Thái... nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người
như Pu Péo, Rơ-măm, Brâu... Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư. Các
dân tộc Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ nhau. Địa bàn sinh sống của các dân
tộc thiểu số thường ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Khác với nhiều quốc gia đa
dân tộc, các dân tộc thiểu số Việt Nam không có khu vực lãnh thổ riêng mà sống
xen kẽ với nhau.
Trọng tâm hoạt
động kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc của các thế lực thù địch hướng
đến các địa bàn Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, vùng có đông đồng bào theo đạo.
Để kích động, chia rẽ người Kinh với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, các thế
lực thù địch đã sử dụng tổ chức FULRO tuyên truyền, xuyên tạc rằng “Tây Nguyên
là của người Thượng”, “đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên phải liên kết lại đuổi người
Kinh về xuôi”...
Ở Tây Bắc,
chúng dựng lên cái gọi là “Vương quốc Mông” để làm cái cớ chia rẽ đồng bào các
dân tộc anh em. Chúng vận động đồng bào người Mông về “một miền đất hứa” mọi
người sẽ được “ban sức khỏe, hạnh phúc, không làm cũng có ăn, sự giàu sang và
phú quý”; “những người Mông đến đây sẽ được chúa trời giáng trần cứu thế”… Từ
đó, chúng lôi kéo người dân tụ tập, kích động phá rối gây mất an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Ở Tây Nam Bộ,
chúng tập trung tuyên truyền tư tưởng “ly khai tự trị”, đòi thành lập “Nhà nước
Khơme Campuchia Krôm độc lập”. Lợi dụng tranh chấp, khiếu kiện, những vấn đề do
lịch sử để lại, vấn đề dân sinh, dân chủ để kích động, tập hợp lực lượng, móc nối
lôi kéo, tạo dựng ngọn cờ, thực hiện ý đồ biểu tình, bạo loạn lật đổ; lừa bịp,
xúi giục người vượt biên, gây sức ép xin tổ chức UNHCR lập trại tỵ nạn; vu cáo,
xuyên tạc Việt Nam có kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, vi phạm dân chủ,
nhân quyền. Âm mưu trước mắt và lâu dài của chúng nhằm gây mất ổn định chính trị
để “quốc tế hóa” vấn đề “Khơme Krôm”, thành lập “Nhà nước Khơme Campuchia Krôm
tự trị”...
Ngày nay, việc
cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, sắc tộc đã được quy định trong nhiều
điều ước quốc tế và tạo thành yếu tố quan trọng trong pháp luật của nhiều quốc
gia. Trong đó, quan trọng nhất là Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng
tộc, có hiệu lực từ năm 1969 và đến nay đã được 170 nước trên thế giới phê chuẩn.
Tại Việt Nam, với chính sách và pháp luật thể hiện tinh thần tiến bộ, bình đẳng,
công bằng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở cả trên bình diện quốc tế và quốc
gia.
Ngày
9/6/1981, Việt Nam chính thức gia nhập Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức
phân biệt chủng tộc (CERD), với bốn lần đệ trình báo cáo quốc gia về thực hiện
Công ước CERD vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012. Đặc biệt, Ủy ban Dân tộc đảm
nhận là cơ quan đầu mối phụ trách Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân
biệt chủng tộc và chuẩn bị Báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước CERD. Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện Công ước CERD, đặc biệt là việc
đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số như: Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh
xã hội… Trong đó, nhấn mạnh đến những thành tựu trong việc đảm bảo quyền cho
người dân tộc thiểu số như: Hệ thống pháp luật, các quy định đảm bảo quyền con
người, các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội...
Trong suốt
hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã luôn chứng tỏ với cộng đồng quốc tế là một
dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời về tinh thần đoàn kết, bình đẳng và
tương trợ lẫn nhau. Ngày nay, các nguyên tắc và quy định về bình đẳng và không
phân biệt chủng tộc liên quan đến thành phần dân tộc không những được ghi trong
Hiến pháp mà còn được cụ thể hóa trong các luật, văn bản dưới luật khác có liên
quan và được triển khai thực hiện trong thực tiễn, thông qua nhiều chính sách,
chương trình quốc gia, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm DTTS có điều
kiện phát triển bình đẳng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Cụ thể như,
công dân thuộc các nhóm dân tộc thiểu số sẽ được hưởng các các chính sách ưu
đãi về giáo dục, y tế, đào tạo nghề, việc làm, đất đai, nhà ở, tín dụng, hỗ trợ
sản xuất... Ngoài ra, còn được hưởng các dự án đầu tư trực tiếp như xây dựng điểm
tái định cư tập trung do nhà nước đầu tư toàn bộ hạ tầng. Bên cạnh đó, Việt Nam
cũng đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm cùng với cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu
tranh chống phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài ngoại và các hình thức phân biệt
chủng tộc khác.
Âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch với chiêu bài kỳ thị dân tộc, phân biệt
chủng tộc là rất tinh vi, thâm độc, hành động quyết liệt, trắng trợn; đối tượng
đa dạng, phức tạp, mục đích không thay đổi, hậu quả khó lường. Dù những âm mưu
và hành động trên đã bị phát hiện và đấu tranh ngăn chặn kịp thời nhưng các thế
lực thù địch không từ bỏ, vẫn luôn tìm mọi cách phá hoại khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Vì vậy, các tổ chức và công dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, phát
huy trách nhiệm của bản thântrong phòng tránh, đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu và hành động phá hoại của chúng.
Các cấp ủy đảng,
chính quyền thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, góp phần xóa bỏ
đi tư tưởng kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc. Đây sẽ là “bức tường” vững chắc
để ngăn chặn mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân
tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bình Nguyên - Hoàng Ly
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét