Chánh Văn phòng
Bộ Công an Tô Ân Xô cho biết: Lực lượng Công an chúng tôi chỉ biết nỗ lực
hết sức, làm tất cả mọi việc để ngăn chặn dịch bệnh, phòng, chống dịch bệnh,
đảm bảo ANTT. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận diện các nguy cơ để tăng cường lực
lượng đảm bảo ANTT, an toàn, an dân sau khi dịch bệnh qua đi.
Chiều 6/9, Văn phòng Chính phủ đã tổ
chức họp báo thường kỳ tháng 8/2021. Đồng chí Trần Văn Sơn, Uỷ viên Trung ương
Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ
chủ trì buổi họp. Buổi họp báo có sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành chức
năng, diễn ra ngay sau khi phiên họp Chính phủ thường kỳ dưới sự chủ trì của
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc.
Hơn
100 nghìn lượt CBCS Công an các địa phương phía Nam tham gia chống dịch
Trả lời câu hỏi
của phóng viên về lực lượng Công an tham gia chống dịch, Trung tướng Tô Ân Xô,
Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, thực hiện lời kêu gọi của
đồng chí Tổng Bí thư, chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, trước tình
hình phức tạp của dịch bệnh trong thời gian vừa qua, lực lượng tại chỗ đã cố
gắng hết sức nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu nên Bộ Quốc phòng và Bộ Công
an đã điều động lực lượng tham gia chống dịch.
Từ khi xảy ra
đợt dịch thứ 4 đến nay, Bộ Công an đã huy động tối đa lực lượng tham gia chống
dịch. Trong đó, Công an các địa phương phía Nam đã huy động cao nhất quân số
với hơn 100 nghìn lượt CBCS tham gia chống dịch trên tất cả các trận tuyến. Rất
nhiều CBCS ở nhiều đơn vị 3 tháng nay không nghỉ ngơi, không được về nhà.
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an trả lời phóng viên |
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ về hỗ trợ lực lượng tham gia chống dịch tại các tỉnh phía Nam, Bộ
Công an đã điều động hơn 5.000 CBCS và hơn 2.500 học viên các trường Công an
tham gia bảo đảm ANTT, hỗ trợ Nhân dân. Ngoài ra, chúng tôi còn huy động 600
cán bộ y tế đến các địa phương tham gia chống dịch.
Mới đây nhất,
sáng 6/9, Bộ Công an đã hỗ trợ hơn 900 CBCS các lực lượng vào hỗ trợ Bình
Dương, Đồng Nai, Long An chống dịch. Sự huy động này do cấp uỷ, chính quyền các
địa phương yêu cầu, đề nghị. "Hiệu quả của lực lượng Công an tham gia
chống dịch và bảo đảm ANTT thì để Nhân dân, cấp uỷ, chính quyền đánh giá. Lực
lượng Công an chúng tôi chỉ biết nỗ lực hết sức, làm tất cả mọi việc để
ngăn chặn dịch bệnh, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo ANTT. Bên cạnh đó, chúng
tôi nhận diện các nguy cơ để tăng cường lực lượng đảm bảo ANTT, an toàn, an dân
sau khi dịch bệnh qua đi” – Trung tướng Tô Ân Xô khẳng định.
Vừa
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, vừa xây dựng phương án phòng, chống COVID -19
Nói về lực lượng
Quân đội tham gia chống dịch, Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên
huấn, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng cho biết: Bộ Quốc phòng đã huy
động 120 nghìn CBCS và dân quân tự vệ với quyết tâm, trách nhiệm cao nhất.
Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo duy trì hàng nghìn tổ chốt ở các tuyến biên giới
để ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép và hàng nghìn chốt ở nội
địa; triển khai 190 khu cách ly tập trung; thành lập 11 bệnh viện dã chiến
với quy mô trên 6.000 giường bệnh, triển khai trên 600 tổ quân y về các trạm y
tế phường, xã ở TP Hồ Chí Minh; các đơn vị đã nhường doanh trại đảm bảo việc ăn
ở cho 190.000 lượt người; kịp thời điều động hàng nghìn y bác sĩ, kỹ thuật
viên; điều động 600 tấn vật tư trang thiết bị y tế, thuốc men chi viện cho TP. Hồ
Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng trả lời câu hỏi |
“Hình ảnh bộ đội vận chuyển, đưa hàng thiết
yếu đến cho người dân đã được chia sẻ lên mạng trong thời gian vừa qua. Trong
thời gian tới, chúng tôi xác định toàn quân vừa thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,
vừa xây dựng phương án trong phòng, chống COVID -19, cả ở cấp độ cao hơn; sẵn
sàng triển khai hỗ trợ lực lượng không chỉ ở TP Hồ Chí Minh mà còn ở các địa
phương khác trên cả nước khi cần thiết”. – Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức chia sẻ.
Sớm bàn kịch bản khi tiêm đủ 2 mũi vaccine
Trả lời câu hỏi liên quan đến kịch bản khi
tiêm đủ 2 mũi vaccine, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết đây là vấn đề
Chính phủ đã chỉ đạo. Bộ Y tế sẽ bàn sớm, và trước hết sẽ bàn trong nội bộ Bộ Y
tế với các nhà khoa học để đưa ra đề xuất phù hợp, sau đó tham khảo ý kiến của
các bộ, ngành liên quan trước khi trình ra Chính phủ. Về việc thử nghiệm lâm
sàng vaccine Nanocovax, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, còn một số tồn tại mà Hội
đồng cấp phép kiến nghị doanh nghiệp đáp ứng, giải quyết với mong muốn sớm có
vaccine trong nước.
Trước hết về tính an toàn, cần cập nhật dữ
liệu tính an toàn cho các đối tượng đã tiêm 1 liều và giải thích rõ các sự cố.
Về tính sinh miễn dịch, cần cập nhật tính sinh miễn dịch theo các biến chủng
mới, cần thực hiện theo đúng đề cương nghiên cứu. Về tính bảo vệ, Hội đồng đề
nghị bàn luận, tính toán để tính sinh miễn dịch phải đảm bảo trên 50% theo
khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. "Vaccine là sản phẩm đặc biệt, liên
quan tới cả cộng đồng và nhiều thế hệ nên Thủ tướng và Bộ Y tế chỉ đạo là
nhanh chóng nhưng cũng phải chặt chẽ, an toàn, hiệu quả”, Thứ trưởng Trần Văn
Thuấn nhấn mạnh.
Học trực tuyến khó khăn nhất là đường truyền
Trả lời câu hỏi về khó khăn trong việc dạy học
trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng 2 khó
khăn lớn nhất là thiết bị và đường truyền. “Với 20 triệu học sinh, sinh viên,
chỉ cần 2 triệu lượt truy cập cùng lúc thì rất khó để đường truyền đảm bảo
được”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đánh giá.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng phương
án khác trong việc dạy và học được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là hướng dẫn
các trường thực hiện, tận dụng các bài giảng điện tử, bài học điện tử để học
sinh học ở nhà. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị một kho học liệu rất
lớn. Riêng với lớp 1, đã có video bài học cho môn Tiếng Việt và Tiếng Anh
khá đầy đủ. Các bài giảng video cũng đã phát trên kênh truyền hình quốc
gia.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, sau
dịch bệnh, với những nơi không có học liệu tốt thì cần các giáo viên dạy phụ
đạo thêm để có chất lượng tốt nhất, đồng thời khẳng định “Tinh thần của Bộ Giáo
dục và Đào tạo là không lùi năm học. Nơi nào có điều kiện thì cố gắng duy trì
năm học. Cố gắng giai đoạn này tận dụng cái gì đang có để dạy và học thật
tốt”.
Thu Thuỷ - Báo CAND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét