Cuộc cách mạng 4.0 với các thành tựu công nghệ mang tính đột phá đã và đang đem lại nhiều tiện ích cho loài người. Bên cạnh những tiện ích to lớn, những thành tựu ứng dụng công nghệ thông tin và các dịch vụ, ứng dụng thông minh trên không gian mạng cũng xuất hiện nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa an ninh quốc gia (ANQG) đối với các quốc gia, dân tộc.
Việt Nam là một đất nước có tỷ lệ sử dụng Internet chiếm khoảng 70% dân
số nên các thế lực thù địch trong và ngoài nước, các đối tượng bất đồng chính
kiến đã tận dụng triệt để không gian mạng vào mục đích chống phá.
Cơ quan Công an đấu tranh với Châu Văn Khảm, thành viên tổ chức “Việt Tân” tại Australia. |
Triệt để sử dụng không gian mạng
Internet xuất hiện ở nước ta từ năm 1997 và phát triển nhanh chóng,
thâm nhập vào mọi mặt đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào thành tựu phát
triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng…
Thống kê cho thấy, Việt Nam có gần 70 triệu người sử dụng Internet, chiếm
khoảng 70% dân số; trên 65 triệu người sử dụng mạng xã hội. 100% các cơ quan
Trung ương, bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh
tế xây dựng trang thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác quản lý, điều hành, kinh doanh, thông tin liên lạc. Tuy nhiên, cũng như nhiều
quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã và đang phải đối phó với các nguy cơ đe dọa
ANQG từ Internet.
Chính sự phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của Internet với hàng loạt dịch vụ
phong phú như: Chat, email, blog, mạng xã hội… đã trở thành công cụ đắc lực để
các thế lực thù địch tuyên truyền phá hoại tư tưởng, kích động biểu tình, tác động
chuyển hóa chính trị, thành lập tổ chức chính trị đối lập, thực hiện âm mưu “diễn
biến hòa bình” nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và thể chế chính
trị tại Việt Nam.
Với mưu đồ chuyển hoá chế độ chính trị tại Việt Nam, các thế lực thù địch
và bọn phản động nội địa đã xây dựng kịch bản “cách mạng màu”, “cách mạng đường
phố”. Chúng tập hợp lực lượng theo lộ trình “3 giai đoạn”, mục tiêu sẽ công
khai hóa tổ chức chính trị, lực lượng đối lập trong nước vào thời gian thích hợp.
Để thực hiện mục tiêu này, chúng triệt để sử dụng không gian mạng như một kênh
chính thức và quan trọng nhất để phá hoại tư tưởng, tuyên truyền về tổ chức và
khuếch trương thanh thế để tập hợp lực lượng chống phá đất nước.
Thậm chí, một số tổ chức được thành lập, hoạt động hoàn toàn trên mạng
và sử dụng Internet tuyên truyền chống Việt Nam là mặt hoạt động chính. Điển
hình trong số này là tổ chức “Người Việt vì dân tộc Việt” do Nguyễn Xuân Châu ở
Australia cầm đầu.
“Việt Tân” là một trong những tổ chức phản động lưu vong đã đề ra chủ
trương, xây dựng các kế hoạch, chiến dịch, đầu tư tài chính lớn cho hoạt động sử
dụng Internet tuyên truyền chống Việt Nam. “Việt Tân” đánh giá, Internet là
“phương tiện chiến lược để phá vỡ bưng bít thông tin và huy động quần chúng”,
thực hiện phương thức “đấu tranh bất bạo động”.
Tổ chức này còn đề ra kế hoạch “Nong xích trên mạng”, thành lập “Mũi 3”
(“Mặt trận công luận”) nhằm huy động tất cả các thành viên, thân hữu và các đối
tượng chống đối khác sử dụng Internet hoạt động chống Việt Nam, coi đây là kế
hoạch có tầm quan trọng tương đương các chiến dịch “Nong xích”, “Xây dựng”, “Tấn
công trụ cột truyền thông”, “Sang sông – dựng cờ” đã triển khai trong thời gian
qua.
Là một ứng dụng của Internet, mạng xã hội ngày càng được đông đảo người
dùng sử dụng. Với đặc tính dễ dàng kết nối, tương tác thông qua hàng loạt ứng dụng,
tiện ích được tích hợp như: Tìm kiếm, chat, email, phim ảnh, voichat, chia sẻ
file, blog…, đây cũng là phương tiện để các đối tượng chống đối, thù địch tận dụng
khi tung ra những thông tin xấu độc để phục vụ cho mưu đồ chống phá. Trên thế
giới hiện có hàng trăm mạng xã hội, nổi tiếng nhất là: Facebook, Twitter,
Youtube, Myspace, GooglePlus…, Việt Nam cũng phát triển các mạng xã hội như:
Zing Me, YoMe, Tamtay…
Tài khoản Facebook “Việt Tân” đăng tin, hình ảnh bịa đặt khi lực lượng Quân đội được tăng cường hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19 vào tháng 8/2021. |
Theo thống kê, cứ 3 giây có 1 người Việt Nam đăng ký tham gia mạng xã hội
Facebook; 10 người truy cập Internet có 1 người xem video trên Youtube. Con số
trên cho thấy, khả năng phổ biến và sức lan truyền trực tiếp của mạng xã hội có
thể tác động trực tiếp đến thế giới thực. Vì vậy, bên cạnh những tiện ích, mạng
xã hội cũng đang trở thành công cụ đắc lực để các tổ chức, đối tượng chống đối,
phản động trong và ngoài nước sử dụng chống phá Việt Nam.
Đó là việc thực hiện, âm mưu “diễn biến hòa bình”, phá hoại nền tảng tư
tưởng của chế độ XHCN, tác động chuyển hóa, hình thành tư tưởng đối lập, liên kết
các phần tử chống đối trong – ngoài tiến hành các hoạt động chống phá nhằm từng
bước xóa bỏ chế độ hiện nay, thiết lập chế độ đa nguyên đa đảng.
Phát hành thông tin xuyên tạc, thành lập nhiều hội nhóm
Tận dụng mọi tiện ích có trên không gian mạng, các đối tượng chống phá
đã tổ chức nhiều hoạt động truyên truyền phá hoại tư tưởng, nội bộ ta; thiết lập
hệ thống hàng nghìn trang web, blog, tài khoản mạng xã hội để tuyên truyền nhằm
xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn
giáo, bôi đen các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xuyên tạc bản chất chế độ
XHCN và kích động chống đối. Nhiều trang được đầu tư về tài chính, có hệ thông
máy chủ, đội ngũ kỹ thuật và chuyên gia bảo mật riêng.
Ngoài thông tin, nhiều trang mạng, nhiều tài khoản mạng xã hội tận dụng
triệt để tính năng comment (bình luận) để tạo dư luận trái chiều, qua đó thu thập
thông tin, tiếp tục tuyên truyền, kích động chống phá… Điển hình là blog “Anh
Ba Sàm” của Nguyễn Hữu Vinh, “Châu Xuân Nguyên” của Nguyễn Xuân Châu, nhóm
Facebook “Xuống đường trên mạng” với trên 5.000 thành viên…
Các thế lực chống phá tổ chức lấy ý kiến qua mạng hòng tạo dư luận, gây
áp lực với chính quyền thông qua vỏ bọc “kiến nghị” mang tính xây dựng, ôn hòa,
“tác động cùng chiều” có các trí thức trong và ngoài nước khởi xướng, tham gia.
Các đối tượng còn sử dụng tính năng khảo sát xã hội của dịch vụ web,
blog, tổ chức lấy ý kiến cư dân mạng với nội dung xuyên tạc bản chất chế độ
XHCN. Tổ chức các cuộc thi có thưởng trên mạng với nội dung phá hoại tư tưởng
là thủ đoạn tuyên truyền mới. Nội dung tuyên truyền phá hoại tư tưởng được lồng
ghép tinh vi, lôi kéo nhiều học sinh, sinh viên, người mất cảnh giác tham gia.
Đáng chú ý là “cuộc thi” “2X” do cổng thông tin “Đàn Chim Việt” phát động;
“cuộc thi” viết bài thời sự, chính trị, xã hội trong nước do nhóm “Tuổi trẻ Việt
Nam phát động”… Gần đây, các đối tượng chống phá còn sử dụng “tuyệt chiêu” pha
trộn thông tin thật, giả. Nhiều thông tin được thu thập từ các trang mạng chính
thống trong nước đăng tải, thông tin thu thập từ nguồn nội bộ có liên quan. Thủ
đoạn tinh vi này nhằm tác động mạnh đến tư tưởng, nhận thức, tình cảm của một bộ
phận quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên, từ đó làm giảm lòng tin đối với
Đảng và chế độ.
Thông qua Internet, các đối tượng chống phá kích động biểu tình, phá rối
an ninh, bạo loạn, khủng bố. Chúng lợi dụng các sự kiện, vụ việc như: Trung Quốc
hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981; Formosa xả thải ra môi trường biển;
phản đối Luật An ninh mạng; cưỡng chế thu hồi đất đai phức tạp; vụ việc phức tạp
về ANTT… để kích động biểu tình.
Chỉ riêng sự cố môi trường biển của Tập đoàn Formosa, tại thời điểm xảy
ra trên mạng xã hội Facebook đã có 7.000 bài viết, bình luận về “biểu tình” và
“xuống đường”, 1.750 bài viết, bình luận “đàn áp”, 1.300 bài viết về “bạo loạn”.
Không chỉ vậy, chúng còn tổ chức truyền trực tiếp các cuộc biểu tình trên
Internet để khuếch trương thanh thế, lôi kéo, kích động đông người tham gia và
xuyên tạc, vu cáo lực lượng chức năng trấn áp.
Cũng trên môi trường mạng, chúng còn tổ chức biểu tình ảo (biểu tình
trên mạng). “Biểu tình ảo” có thể nhận diện dưới các hình thức như: Đồng loạt
treo các biểu tượng (Avatar) như HS-TS-VN, hoa lài, No-U, “Like”, “Kiến nghị
72”…; đồng loạt “like” trên Facebook cho 1 thông điệp, nội dung phản đối chính
quyền…
Gần đây, các tổ chức khủng bố “Triều Đại Việt”, “Chính phủ quốc gia lâm
thời”, “Việt Tân”… đã sử dụng không gian mạng phát triển lực lượng, chỉ đạo tấn
công khủng bố nhằm vào trụ sở cơ quan Nhà nước. Thời gian qua, Cục An ninh mạng
và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Cục ANM & PCTP SDCNC) đã
phát hiện, đấu tranh trực tiếp với nhiều đối tượng, từ đó ngăn chặn hành vi xâm
hại ANQG của chúng.
Cũng theo thông tin từ đơn vị này, trước tình trạng các đối tượng sử dụng
không gian mạng để liên kết, tập hợp lực lượng, hình thành tổ chức chính trị đối
lập với số lượng lớn trên hội, nhóm, lực lượng Công an đã tiến hành đấu tranh,
phá hàng chục hội, nhóm; bắt, xử lý đối tượng cầm đầu, cốt cán. Tuy nhiên, vẫn
còn tồn tại những hội nhóm chúng lập ra gần đây và tìm cách phát triển lực lượng,
công khai hóa, quốc tế hóa nhưng công tác đấu tranh còn hạn chế, chưa ngăn chặn
và vô hiệu hóa được hoạt động của chúng.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, hạ tầng viễn thông và ứng dụng tiện
ích trên không gian mạng, các đối tượng chống đối đã tận dụng triệt để thực hiện
mưu đồ chính trị. Cần nhận diện đúng đối tượng, lật tẩy thủ đoạn để đấu tranh
cũng như phổ biến cho người sử dụng dịch vụ trên không gian mạng nhận biết để
tránh bị dẫn dụ, lôi kéo.
Cá nhân người sử dụng dịch vụ mạng cũng cần trang bị cho mình nhận thức
đúng đắn về tình hình kinh tế - xã hội – chính trị trong nước để không bị lừa bịp.
Đó là cách để mỗi cư dân mạng vừa tận dụng được lợi ích khi tham gia không gian
mạng, vừa tránh bị sập bẫy đối tượng chống phá Nhà nước để đi vào con đường sai
trái.
Cũng trong năm 2021 này, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư với biến chủng
Delta đã khiến dịch bệnh bùng phát, kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh đó, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, đối tượng bất
đồng chính kiến trên không gian mạng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thể
chế chính trị tại Việt Nam ngày càng phức tạp, tinh vi.
Đấu tranh với loại tội phạm đặc biệt này là cuộc chiến không khoan nhượng
nhằm đẩy lùi âm mưu phá hoạt nền tảng tư tưởng của Đảng, phá hoại thành quả
cách mạng mà nhiều thế hệ đã nỗ lực xây dựng.
Cao Hồng – Xuân Mai - CAND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét