Trung Quốc dã tâm là có thật, gã hàng xóm liền kề Việt Nam không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để khiêu khích hòng đưa vùng đặc quyền kinh tế, hoàn toàn thuộc chủ quyền trên biển của Việt Nam vào diện đang tranh chấp. Nếu lực lượng chấp pháp trên biển của ta không bình tĩnh, sử dụng biện pháp quân sự trước (nổ súng trước) là sẽ mắc bẫy Trung Quốc đang giăng sẵn. Gã hàng xóm này đang cần một cái cớ hợp lý để phát động cỗ máy chiến tranh, nuốt gọn Biển Đông mà dư luận quốc tế khó lên tiếng kết tội Trung Quốc xâm lược. Cái cớ ấy sẽ biến kẻ xâm lược, ăn cướp thành kẻ tự vệ. Vậy nên càng căng thẳng, càng phải bình tĩnh, không thể mắc mưu anh hàng xóm lắm chiêu được.
Những người làm chính trị luôn luôn có tầm nhìn chiến lược, lâu dài, kiên định. Họ không để cảm xúc cá nhân xen vào mà họ đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Nhìn cả một quá trình để thấy được quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam xưa nay phức tạp như thế nào. Ông bà ta có câu “Nếu gầm rú cũng giải quyết được vấn đề thì con lừa sẽ thống trị cả thế giới”. Đôi khi phải xem xét tình hình sự việc thiệt hơn như thế nào nữa!
Thế nên, việc chọn thời điểm để báo chí hay người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng thông tin về vụ tàu Trung Quốc xâm phạm vào vùng thềm lục địa và vùng chủ quyền kinh tế của Việt Nam ở khu vực ở Bãi Tư Chính vào ngày 19/07 vừa qua là đang thể hiện nước cờ khôn ngoan của mình. Việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng tuyên bố chủ quyền biển đảo của đất nước, chính là khẳng định Việt Nam không làm ngơ trước sự lộng hành của Trung Quốc. Tiếng nói có giá trị hơn 10 vạn quân, Việt Nam đã cho cả thế giới thấy được cách chúng ta hành xử trước những hành vi gây hấn ngang ngược của Trung Quốc như thế nào. Một tiếng nói nhưng cả thế giới thấy Việt Nam chính nghĩa ra sao.
Thêm nữa, sự việc diễn ra vẫn chưa đến mức tranh chấp căng thẳng cực độ. Hiện giờ, bất chấp các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc, Việt Nam vẫn đang hết sức bình tĩnh và kiên trì không sử dụng vũ lực trước. Đây là một hành động hết sức khôn ngoan và sáng suốt của Việt Nam. Bởi để đối phó với Trung Quốc, quốc gia luôn biết cách tính toán để viện cớ “đóng vai nạn nhân”, thì các hành vi trái với pháp luật như sử dụng vũ lực sẽ là cái cớ để Trung Quốc lấn tới.
Còn về chuyện tại sao chúng ta “không đánh”, tại sao ta có tàu chiến, tàu ngầm, máy bay, hải quân mà “không dám làm gì Trung Quốc?”. Ở đời, phàm cái gì đã là của mình thì nó mãi sẽ là của mình, chẳng ai phải đi đánh nhau để giành được thứ vốn dĩ đã là của mình cả. Tuy nhiên, nếu một thứ đã là của mình, kẻ khác có ý đồ chiếm đoạt thì việc của chủ sở hữu là phải lên tiếng cho kẻ đó biết “ai mới là chủ nhân thật sự” tránh việc “khách biến thành chủ”. Vụ việc tại Bãi Tư Chính cũng vậy, Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình, vậy thì việc gì phải nổ súng đánh nhau để tạo cơ hội cho Trung Quốc thực hiện âm mưu “xung đột hoá vùng biển không có tranh chấp”.
Người anh của tôi có nói một câu rất hay “Vì bất cứ lý do gì, đưa quốc gia vào một cuộc chiến là thất bại của người lãnh đạo”. Không phải Trung Quốc là nước lớn nên ta sợ họ, mà là chúng ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh cam go, quyết liệt, với nhiều sự hi sinh bằng xương máu của cha ông ta. Chiến tranh rất dễ, chỉ cần 1 tiếng súng nổ chiến tranh sẽ nổ ra, và khi ấy có kẻ thắng người thua, nhưng bất luận thắng thua nghiêng về bên nào thì nhân dân nước đó vẫn là người thua nhiều nhất. Phải làm thế nào để chiến tranh không xảy ra mà vẫn có thể chiến thắng thì đó mới là bản lĩnh của người lãnh đạo và sách lược khôn ngoan của đất nước đó.
Trước thông tin đối đầu giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam tại Bãi Tư Chính, những “nhà yêu nước” như Nguyễn Văn Đài, Phạm Thành, Thuy Trang Nguyen, Bùi Thanh Hiếu, Lisa Nguyen, Thái Văn Đường, JB Nguyễn Hữu Vinh, Le Dung Vova, Phạm Chí Dũng… lu loa lên rằng “lãnh đạo, chính quyền nhu nhược, yếu hèn, không dám chống lại Trung Quốc, bỏ mặc chủ quyền”. Nhưng sự thật không phải như vậy. Không chỉ người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng khẳng định chủ quyền mà Việt Nam còn có hành động cụ thể khác mà ít người biết được. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Việt Nam ký kết mấy chục văn kiện quân sự với Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ… ở ngoài Biển Đông, và tăng tần suất cho các tàu quân sự của các nước vào Cảng Cam Ranh. Cũng chẳng phải bỗng dưng mà Việt Nam liên tục mua sắm vũ khí, trang thiết bị cho quân đội, gần đây nhất là mua sắm máy bay, tàu ngầm hiện đại nhất, đầu tư cho quân đội có thể nói là rất nhiều.
Và càng không phải vô cớ mà sắp tới đây, PVN sẽ hạ đặt một chân đế giàn khoan nặng 14.000 tấn tại Bãi Tư Chính tại lô 39 & 40/2, qua đó thiết lập một giàn khoan dầu khí, với sự tham gia của hai tập đoàn hùng mạnh của Nhật Bản là Idemitsu Kosan và tập đoàn Sumitomo. Hay PVN hợp tác với Gasporm của Cộng hòa liên bang Nga (nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới), triển khai dự án Biển Đông 01 do BIENDONG POC triển khai dự án khai thác dầu khí và dầu condensate ở mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh thuộc lô 05-2 và 05-3, bể Nam Côn Sơn, thêm lục địa Việt Nam. Từ những văn kiện, dự án, cái bắt tay trên không chỉ là có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là hành động khẳng định chủ quyền, lãnh hải của Việt Nam.
Một trong những lý do Trung Quốc còn e ngại, không dám làm gì đối với Việt Nam là do sách lược ngoại giao khôn khéo của Việt Nam giúp đánh sập tham vọng bá quyền của Trung Quốc muốn gặm nhấm các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bên cạnh đó, đường lối ngoại giao mềm dẻo của lãnh đạo ta, vừa thể hiện sự linh hoạt trong ngoại giao, dùng các nhà đầu tư nước ngoài để đối đầu với chiến lược tham lam của anh bạn láng giềng và tranh thủ sự ủng hộ của các nước trên thế giới. Minh chứng là mới đây, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ lên tiếng chỉ trích dã tâm của Trung Quốc khi nhấn mạnh: “Hành vi cưỡng ép của Trung Quốc đối với các nước láng giềng Đông Nam Á sẽ phản tác dụng và đe dọa hòa bình, ổn định khu vực”.
Với những hành động, những bước đi chiến lược của Đảng và nhà nước ta ở trên thì xin hỏi những “nhà yêu nước” ở trên là “lãnh đạo, chính quyền Việt Nam có nhu nhược, yếu hèn, không dám chống lại Trung Quốc, bỏ mặc chủ quyền” như các vị rêu rao, dắt mũi dư luận trong những ngày qua hay không?
Có câu nói nổi tiếng thế này: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”. Chuyện lãnh đạo trong nước làm gì, chỉ đạo lực lượng nào đấu tranh ra sao đâu phải ai cũng được biết? Chuyện chính trị quốc gia không phải là trò đùa của con nít, không thể la lên để Trung Quốc đánh được mùi, biết được chiến lược, đường đi nước bước của mình, như vậy há chẳng phải giúp họ đạt ý đồ độc chiếm Biển Đông ư?#AQ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét