Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

SỰ MẬP MỜ VỀ THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG

          Ngày 17/10/2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) bất ngờ tổ chức buổi họp báo đưa ra thông tin 95,65% số nước mắm truyền thống được khảo sát có độ đạm từ 40% độ trở lên được đánh giá là hàm lượng thạch tín (Arsen) – một loại á kim cực độc vượt ngưỡng. Sau công bố của Vinastas, hơn 50 cơ quan báo chí đồng loạt viết bài: nước mắm truyền thống nhiễm độc Asen. Hậu quả của việc thông tin đã làm dư luận xã hội hết sức hoang mang, các sản phẩm nước mắm truyền thống bị người dùng tẩy chay, không đưa được vào các siêu thị; các vùng, miền sản xuất nước mắm truyền thống càng khó khăn hơn, nhất là vừa mới chịu hậu quả của sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung; ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến người tiêu dùng và việc sản xuất nước mắm truyền thống bao đời nay của người Việt Nam cũng như thương hiệu hàng hóa của Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.
           Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, bản chất nước mắm đã chứa hàm lượng thạch tín hữu cơ nhưng thạch tín hữu cơ gần như vô hại, thậm chí châu Âu còn cho phép hàm lượng này trong nước chấm lên tới 30 mg/lít. Còn thạch tín vô cơ mới độc hại, có thể gây tử vong. Tuy nhiên, trong những mẫu nước mắm vừa được Vinastas công bố chứa thạch tín lại không phát hiện thạch tín vô cơ. Hậu quả là 50 cơ quan báo chí bị xử lý vì đưa tin sai sự thật, lộ ra một chiến dịch truyền thông bẩn có sự cấu kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với báo chí nhằm đánh vào nước mắm truyền thống nhằm hại chết nước mắm truyền thống ở trong nước, còn ai đứng sau, chắc không cần phải đoán nhiều chúng ta cũng hiểu.
           Và kịch bản đó được lặp lại tại vụ cháy nhà máy Rạng Đông. Sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông, dù kết quả quan trắc không khí nguồn nước và không khí ở xung quanh nhà máy của Sở TN-MT Hà Nội và Tổng cục môi trường, hầu hết đều ở ngưỡng an toàn theo các tiêu chuẩn do Bộ Y tế và Bộ TN-MT công bố và chỉ có một vài số liệu vượt ngưỡng an toàn nhưng không nhiều (từ 1,1 đến 1,6 lần). Tuy nhiên trong cuộc họp báo ngày 4/9/2019,Thứ trưởng Bộ TN và MT Võ Tuấn Nhân lại nhấn mạnh là nồng độ thủy ngân vượt 10-30 lần theo tiêu chuẩn của WHO và là ngưỡng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Sau tuyên bố của ông Nhân, đồng loạt các tờ báo, các chuyên gia liền nhảy vào phân tích sự nguy hại của vấn đề, đẩy vụ cháy lên thành "thảm họa", gây hoang mang cực độ cho người dân trong khu vực và người dân cả nước.
         Tuy nhiên, đến ngày 7/9, Tổng cục Môi trường bất ngờ rút lại con số "vượt 10-30 lần theo tiêu chuẩn của WHO" trong báo cáo trên cổng thông tin điện tử của mình, đến ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ TN và MT Trần Hồng Hà lại khẳng định chất lượng không khí, môi trường quan trắc ngoài nhà máy Rạng Đông đã ở ngưỡng an toàn, hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, chính sự lập lờ trong cách đưa tin của Bộ TN và MT cũng như sự thổi phồng của báo chí đã biến một sự cố hóa chất "cấp cơ sở" (theo lời ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà) trở thành một "thảm họa".
        Vậy ai đứng đằng sau những thông tin mập mờ liên quan đến vụ Rạng Đông, ai hưởng lợi khi thổi bùng nỗi sợ hãi của người dân và ai sẽ là người phải trả giá trong chiến dịch truyền thông bẩn này, có lẽ phải chờ câu trả lời Bộ Thông tin và truyền thông

Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...