Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

CÁI GIÁ CỦA HÒA BÌNH, ĐỘC LẬP

Hàn Quốc có thể tự hào về những thành tựu của họ đạt được trong kinh tế. Nhưng ước mơ về một đất nước hòa bình họ mãi đi sau đất nước Việt Nam. Triều Tiên có thể tự hào về một cường quốc quân sự một đất nước ít ỏi trên thế giới này sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng ước vọng về một đất nước hòa bình thống nhất hơn 60 năm qua chưa bao giờ thành hiện thực. Hai anh em trong một dân tộc mỗi bên đều chia cắt nhau không bao giờ tìm được tiếng nói chung, trên bàn cờ chính trị của các ông lớn. Hàn Quốc phải ngậm đắng nuốt cay nhìn người Mỹ quyết định thay số phận dân tộc mình. Triều tiên phải chịu sự chi phối của TQ vì họ cũng không muốn một Triều Tiên mạnh lên, và cũng ko bao giờ muốn Triều Tiên thống nhất.
Nếu độc lập hòa bình mà đàm phán thôi, chắc người Việt Nam đã độc lập hơn 70 năm rồi. Và bây giờ chúng ta chắc đã thành cường quốc kinh tế. Năm 1945 sau khi khởi nghĩa giành chính quyền Hồ Chủ Tịch thời điểm đó đã làm tất cả vì một nền hòa bình còn non trẻ. Chấp nhận hòa bình ký hòa ước với Pháp để bảo vệ nền hòa bình, Viết thư tay cho tống thống Mỹ thời bấy giờ công nhận nền hòa bình non trẻ. Tất cả đều bị phớt lờ vì những lợi ích cường quốc. Thủ đô Hà Nội bùng lên kháng chiến. Đoàn quân vượt sông Hồng lên chiến khu kháng chiến. Mãi tới 9 năm sau khi Việt Minh đánh bại đoàn quân lê dương trên chiến hào Điện Biên Phủ, người Pháp nhân nhượng đàm phán trong sự thất bại trên chiến trường. Hòa bình được lập lại trên toàn miền bắc. Lần đầu tiên trong lịch sử 100 năm, Việt Nam có được hòa bình độc lập trên một nửa đất nước.
Hết thực dân tới đế quốc
Pháp thất bại Mỹ thay chân Pháp vào chiến trường Đông Dương, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Như họ đã từng chia cắt Triều Tiên. Người Việt lại một lần nữa lên đường kháng chiến, những Bình Giã Đồng Xoài, những Mậu Thân 68 những đường 9 Khe Sanh nam lào hay những mùa hè đỏ lửa đã làm cho người Mỹ đau không chịu nỗi, họ buộc xuống nước leo thang ngồi vào bàn đàm phán.
Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nói " Dù có đốt cả dãy trường sơn cũng phải giành cho được độc lập" Mỹ cút ngụy sẽ nhào.
Đúng như lời Bác Tiên đoán, Mỹ đội nón ra đi ngụy đã nhào. Hai năm sau với chiến thắng như chẻ tre và cuộc khải hoàn mùa xuân 30-4-1975. Cờ giải phóng tung bay trên nóc dinh độc lập, báo hiệu một mùa xuân đại thắng, giang sơn thu về một mối, non sông thống nhất từ đây.
Từ cố chí kim tới thời kỳ hiện đại. Mọi cuộc đàm phán trên bàn ngoại giao đều phải có những bước thắng lợi trên chiến trường, Người Pháp chịu ký hiện định Giơ ne khi đã nhìn đoàn quân lê dương treo cờ trắng trên chiến hào Điện Biên. Người Mỹ chịu ký hiệp định Paris khi đã bỏ lại 58 ngàn nhân mạng và vô số của cải vật chất trên chiến trường đông dương.
Hình ảnh có liên quan
Suy cho cùng độc lập dân tộc nào cũng phải giành bằng máu và nước mắt, hòa bình mà có được qua lời nói ngoại giao thì thế giới đã không còn chiến tranh.
Tấm gương sáng Triều Tiên hôm nay, mới cho thấy hết tầm nhìn xa của lãnh đạo Việt Nam cách đây 50 năm về trước, Đối với người Mỹ họ chỉ chịu nhân nhượng trên bàn đám phán chỉ khi thua đau trên chiến trường. Nếu ai có hỏi Hòa Bình độc lập là gì mà người Việt phải đánh đổi hàng triệu xương máu? Thì hãy trả lời nhìn tấm gương Hàn Quốc Triều Tiên. Nếu ai hỏi hòa bình có đắt không? Đắt lắm nhưng không mua được bằng tiền mà hãy nhìn những nghĩa trang liệt sỹ từ bắc chí nam hay những nấm mồ vô danh trên những chiến trường xưa hiu quạnh.
Khi ai đó hỏi về chiến tranh là gì, đó là những người lính ra đi mãi không về.
Copy by FB: Linh Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...