Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

SỰ LỆCH CHUẨN XÃ HỘI, VÀ CÁCH TÔ VẼ CỦA BÁO CHÍ

Khi khủng hoảng thần tượng và lệch chuẩn xã hội trở nên phổ biến. Cũng là lúc chúng ta thấy dưới ngòi bút của báo chí tội phạm trở thành những người hiền lành, những kẻ giết người có phẩm chất tốt; những chú bộ đội, các chú công an đang ngày đêm giữ vững bình yên đất nước lại trở thành những người bị phê phán bởi tấn công tội phạm, bởi họ dẹp hàng rong, bởi họ trấn áp các thành phần nguy hiểm của xã hội...
Có lẽ trong tất cả chúng ta cần định hướng lại chính tư duy của bản thân mình. Môi trường không gian mạng không có biên giới, không giới hạn.
Suy xét cho cùng chỉ hành động xấu cũng khiến chúng ta thiếu suy xét cả một quá trình dài và một hành động ưa mắt cũng khiến con người có đánh giá thiện cảm với những kẻ là thành phần nguy hiểm cho xã hội.Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người Ä‘ang cười, mọi người Ä‘ang đứng và ngoài trời
Ít ai biết rằng tương lai con cháu chúng ta liệu có giao vào tay những thành phần có gen trội là trộm cắp, cướp giật. Bởi dưới sự tô vẽ của không gian mạng những thành phần lệch chuẩn văn hoá vẫn được xem như idol của một số bạn trẻ hiện nay đó thôi.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
Đáng buồn cho cách nhìn nhận vấn đề của một số bạn trẻ, học sinh, sinh viên hiện nay. Đã đến lúc cần sự vào cuộc, định hướng chuẩn ... Của cả gia đình, nhà trường và của Xã hội về vấn đề này!
Nguồn: Gà Gáy

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

"KHÁ BẢNH" SỰ MÉO MÓ VỀ NHÂN CÁCH LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI TƯ TƯỞNG GIỚI TRẺ


Hiện tượng Khá Bảnh
Một kẻ với đời tư bất hảo, phát ngôn ngông cuồng trên mạng xã hội lại được chào đón như những người hùng thì quả thật “xã hội” này loạn rồi.
7 năm trước, một chàng trai là fan của nhóm nhạc T-Ara tại Việt Nam đã khóc khi nhìn thấy thần tượng của mình tại sân bay. Ngay sau đó chàng trai này nhận không ít “gạch đá” từ cộng đồng mạng khi tất cả cho rằng đó là một sự lố bịch, là yếu đuối.
Kết quả hình ảnh cho khá bảnh
Fan khóc khi gặp thần tượng nhóm nhạc nổi tiếng.
Nhưng “cuồng” hay thần tượng một nhóm nhạc dù sao cũng tốt hơn nhiều việc đi thần tượng, thích thú, thậm chí là ủng hộ một người với đời tư bất hảo, giang hồ online, thường xuyên có những phát ngôn ngông cuồng trên mạng xã hội như Thanh niên “Khá bảnh”.
Nhìn vào lượng người theo dõi lên tới gần 2 triệu trên kênh Youtube của “Khá bảnh” mà không khỏi cảm thấy giật mình. Mỗi video mà “Khá bảnh” đăng lên đều thu hút hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu lượt xem.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi
Những thứ vốn được xem là rác rưởi, cặn bã giờ lên ngôi, trong khi tri thức khoa học thì bị dìm xuống không thương tiếc. Mấy thứ nhảm nhí lúc nào cũng lên top đủ để thấy thị hiếu và dân trí thấp thế nào.

Hình ảnh hàng trăm học sinh mặc đồng phục quấn lấy, xin chụp hình cùng “Khá bảnh”, cổ vũ những video với nội dung phản cảm, lời lẽ dung tục, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người này thật đáng buồn thay.
Một hiện tượng lẽ ra cần phải bị tẩy chay, lên án thì nay lại được chào đón, ủng hộ, trong khi đó có những em học sinh giỏi, đạt giải quốc tế, hay những vận động viên đạt thành tích cao về nước trong im lặng, chẳng ai chạy tới xin chụp hình, động viên...
U mê hẳn là còn nhiều quá nên hiện tượng như “Khá bảnh” mới có đất sống.
Một xã hội mà sẵn sàng tiếp nhận cả những thứ dị hợm, vô lối chỉ mang tới sự thụt lùi về văn minh tinh thần, về văn hóa, đạo đức. Những video mà người này đăng tải vẫn còn tồn tại thì một ngày không xa những giá trị tốt đẹp sẽ bị chà đạp, đảo điên.
VẬY CHÚNG TA ĐÂY CÓ ĐỦ DŨNG CẢM LÊN ÁN, ĐẤU TRANH VÌ TUỔI TRẺ, VÌ THANH NIÊN, VÌ TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP CHO CON EM CHÚNG TA... ĐỂ LOẠI BỎ NHỮNG THỨ KỊCH CỠM NÀY RA KHỎI XÃ HỘI???

 Vũ Ninh

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

ĐÔI ĐIỀU VỀ VỤ CHÙA BA VÀNG

Sự kết hợp rất nhuần nhuyễn và điêu luyện giữa trạng thái "vong nhập" và "oan gia trái chủ". Sự kết hợp này của con mụ Phạm Thị Yến cộng với sự ngu dốt, u mê của dân chúng, mà hiệu quả kiếm tiền là vô địch.

Mảng thứ nhất: "Vong nhập", tức là trạng thái thần kinh hoang tưởng tạm thời, đây là hiện tượng bị ám thị, tự ám thị. Y khoa thì gọi đó là trạng thái ảo giác, hoang tưởng, gồm: ảo thanh, ảo (nghe thấy tiếng nói trong đầu), ảo thị (nhìn thấy ma), ảo xúc, ảo vị (cảm nhận thấy vong)...

Mảng thứ 2 là "oan gia trái chủ". Theo tinh thần phật giáo, thì đại để con người làm điều ác, hoặc khởi sân hận, thù hằn, lo lắng, bất an, suy nghĩ tiêu cực... thì bao nhiêu cái xấu đó nó sẽ kết ở trong tâm, mà không gỡ ra được, thì tự gây họa cho tâm và thân mình. Giải cái đó, thì tâm mình thanh thản thôi. Cho nên, phật khuyên người ta sống tốt, thì tâm thân thanh thản, thì gỡ bỏ đc muộn phiền, thì mình tốt, mà đời cũng tốt. Còn không thi oan oan tương báo. Túm lại, mọi thứ ở tâm mình. Phật sâu sắc ở chỗ đó đấy.

Nhưng, thầy bà vớ vẩn, nhất là cái bà Yến kia, lợi dụng chuyện hoang tưởng của người dân, đã dọa họ thêm, rồi bịa ra cái trò kiếp nọ báo oán kiếp kia để gắn các hiện tượng "vong nhập" vào "oan gia trái chủ". Bà ta mở rộng từ đối tượng vong nhập, ra tất cả các các hiện tượng khác, và cứ đổ hết cho tiền kiếp, cho "vong báo oán". Bà ta đổ bừa bãi đến nỗi lôi cả anh linh liệt sĩ ra sỉ nhục, lôi cả cô gái ship gà ra nói láo, mà ai cũng mụ mị tin theo.

Đó là tư duy của một kẻ đốn mạt, không hiểu một tí tẹo gì về đạo Phật, về luật nhân quả, về tiền kiếp hậu kiếp. Phật giáo Tây Tạng nguyên thủy nói rất hay. Tiền kiếp là tổ tiên, là ông bà cha mẹ mình. Hậu kiếp là con, là cháu, là đời sau của mình. Đấy mới thực sự là tiền kiếp, là hậu kiếp. Nhân quả xảy ra với tiền kiếp, hậu kiếp đó mới thực sự là khoa học, minh định. Còn cái trò giải thích ma quỷ là tiền tiền kiếp, hậu kiếp, thì còn mê tín dị đoan và còn trục lợi được từ người dốt nát.

Bà Yến, ở đây, đã đơn giản kết hợp xuyên tạc giữa "vong báo oán" và "oan gia trái chủ", để dọa nạt, từ đó mà dễ dàng dẫn dắt người dân vào mụ mị, rồi bòn rút tiền bạc của họ.

Tôi không bác bỏ hoàn toàn khả năng trị bệnh thành công của bà Yến. Đây là trò chữa bệnh bằng niềm tin. Cùng là một loại thuốc, nhưng nếu mua đắt tiền hơn, do thầy thuốc là GS.TS nổi tiếng kê đơn, uống có khi lại khỏi, còn ai đó cho tặng, hoặc rất rẻ tiền, có khi chẳng khỏi bệnh.

Nhưng, lợi dụng Phật giáo, lợi dụng danh tiếng nhà chùa, mà cắt cổ người dân như thế, chỉ có thể nói là đốn mạt.

HUYỀN THOẠI TÌNH BÁO VIỆT NAM "VŨ NGỌC NHẠ"

Cuộc đời của Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ - người từng làm cố vấn cho ba tổng thống của chế độ Sài Gòn trước năm 1975 - đã trở thành huyền thoại.
Ông đã lập nên nhiều chiến công, trở thành một chiến sĩ tình báo độc đáo và khiến kẻ thù cũng phải khâm phục.
Nhà tình báo lỗi lạc
Vũ Ngọc Nhạ tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30/3/1928, tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, trong một gia đình nhà Nho hiếu học. Năm 15 tuổi, ông được bố đưa vào Huế theo học tại Trường Trung học Thuận Hóa. Tại đây, ông đã được giác ngộ về lòng yêu nước, về lý tưởng cách mạng. Sau đó, ông được giới thiệu vào Mặt trận Việt Minh và được kết nạp Đảng ngày 20-6-1947.
Năm 1952, Vũ Ngọc Nhạ mang tên Vũ Ngọc Kép, có mặt trong đoàn đại biểu quân sự tỉnh Thái Bình đi dự Hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ tại Việt Bắc do Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái chủ trì. Cũng tại cuộc Hội nghị này, Vũ Ngọc Nhạ đã nhận nhiệm vụ quan trọng do chính Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp giao phó: “Nhiệm vụ của chú là phải bằng mọi cách để biết được Mỹ đang làm gì, Mỹ sẽ làm gì và Mỹ đã làm gì”.
Nhờ trí tuệ thông minh và lòng ham học hỏi, nghiên cứu mà ông đã hiểu sâu sắc mọi vấn đề về quân sự, kinh tế, tôn giáo, ngoại giao… nên ông được kính nể, cậy nhờ và tin tưởng.
Vũ Ngọc Nhạ được tổ chức chỉ đạo Nam tiến, luồn sâu, leo cao trở thành cố vấn thân cận cho giới lãnh đạo trong chính quyền Thiệu- Kỳ. Từ Dinh Độc Lập, nhà tình báo chiến lược Vũ Ngọc Nhạ đã thiết lập nên mạng lưới tình báo A22, với những cộng sự là người có địa vị cao trong bộ máy chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ. Ông đã trải qua một thời gian bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam và sau đó, do mưu trí và dũng cảm đã thực hiện thành công kế hoạch "chui sâu, luồn cao", trở thành một nhân vật "tâm phúc" của gia đình họ Ngô, giữ vai trò cố vấn của Ngô Đình Diệm.
Sau khi Diệm bị đảo chính và sát hại, Vũ Ngọc Nhạ đã tiếp cận thành công với những nhóm cầm quyền mới ở Sài Gòn và tiếp tục trở thành cố vấn của 2 đời tổng thống tiếp theo là Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh. Những người nắm giữ vai trò cao nhất trên chính trường Sài Gòn, cũng là nguồn cung cấp tin chính xác về tình báo chiến lược trực tiếp cho ông Nhạ.
Nhờ chiếm được vị trí quan trọng này mà ông đã lấy được hàng loạt tài liệu chiến lược, sách lược tuyệt mật: từ kế hoạch “Xây dựng ấp chiến lược”, “Kế hoạch Stalay Taylor”… thời Diệm, đến “Kế hoạch bình định nông thôn”, “Kế hoạch Phượng Hoàng”, “Kế hoạch đổ quân của Mỹ”, “Sách lược chiến tranh đặc biệt”… thời Thiệu… để Đảng kịp thời có đối sách lãnh đạo đường lối đấu tranh.
Ông và cộng sự của mình trong mạng lưới tình báo A22 đã làm nên một huyền thoại kỳ diệu trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam.
Chính khách cao cấp của Mỹ - ngụy phải kính nể
Từ những năm 1960, Vũ Ngọc Nhạ đã rất nổi tiếng. Báo chí Sài Gòn và nhiều tờ báo lớn ở các nước phương Tây nhắc đến ông với những câu chuyện bí ẩn, ly kỳ với sự thán phục.
Trong bộ hồ sơ thu được tại Nha Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia Nguỵ quyền Sài Gòn, có đoạn viết: “Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám, chưa bao giờ có những tổ điệp báo thành công đến như thế. Cụm A22 do ông Vũ Ngọc Nhạ đứng đầu phát triển đều đặn và thi thố nhiều thủ đoạn mà chúng ta phải nhìn nhận là huyền diệu và xuất sắc. Cụm phát triển một hệ thống điệp vụ vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng hoà. Những tin tức chiến lược mà Cảnh sát Quốc gia biết họ cung cấp, đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn khi ấn định chính sách của họ đối với cuộc chiến tranh”.
Với những chiến công xuất sắc, sau năm 1975, ông Vũ Ngọc Nhạ tiếp tục công tác tại Tổng cục II, Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, mãi đến năm 1987, khi cuốn tiểu thuyết “Ông cố vấn - hồ sơ một điệp viên” của nhà văn Hữu Mai xuất bản, thân thế và sự nghiệp của ông mới được công chúng biết tới. Năm 1988, ông được phong hàm Thiếu tướng.
Cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Ngọc Nhạ vĩ đại như những huyền thoại. Danh lợi đối với ông dường như vô nghĩa, vì ông nhận thức rằng “được bao giờ cũng đi đôi với mất”. Tên tuổi, sự nghiệp của ông không chỉ làm cho hàng chục triệu người con đất Việt cảm phục, ngưỡng mộ, mà còn làm cho đối phương, ngay cả những chính khách cao cấp của Mỹ và ngụy cũng phải kính nể.
(Nguồn sưu tầm)

ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT

Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế độ đẳng cấp bất bình đẳng. Đạo Phật ra đời là sự kế thừa, tiếp nối các trào lưu tôn giáo, triết học nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại và được coi là một trong những học thuyết xã hội chống lại sự bất công trong xã hội đương thời.
ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT
        Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.
Kết quả hình ảnh cho đôi điều về phật giáo
Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.
Kết quả hình ảnh cho Phật giáo
Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).
Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến. Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.

PHẬT GIÁO CÚ NỆN TỪ ĐẰNG SAU

Ai đứng sau các chiến dịch nện Phật giáo?

Ai mà chả được. Nện để hạ bệ nhằm cạnh tranh, nện để hủy diệt nhằm độc quyền, nện để gây áp lực nhằm đong xèng v.v...

Nhưng chắc chắn các bạn thiện lành sẽ hơi buồn là các bạn cứ nện thoải mái cũng chả ăn thua gì thế mới tài, sẽ chỉ như rút dao chém xuống nước nước văng vào mặt, trùm chăn đánh rắm càng sầu thêm mà thôi ahihi.

Phật giáo bị nện một cách có hệ thống liên tục ngay từ khi ra đời chứ chả phải đợi đến bây giờ. Tuy nhiên, có một điều rất chán là PG thì lại cứ nảy nở nhiều hơn khắp hành tinh. Tại Châu Âu và nhiều nước phát triển, ngày càng nhiều các chúng sinh có đầu óc khoa học thượng thặng chuyển sang phê Phật khiến một đồng chí chúng sinh thần quyền lẫn thế quyền lẫn học thuật đầy người trong cơn cùng quẫn vì sắp mất hết khách đã phải vật vã "Bước qua ngưỡng cửa hy vọng" để rồi mồm vêu lên như cái bô răng rụng lả tả dưới con mắt các thiện tri thức khắp thế giới. Vụ này ai có hứng và rảnh thời lật lại mà xem, hay cực.

Nện PG có chiến lược có bài bản nhằm sinh tồn âu cũng là cái lý của bản năng dẫu không lành mạnh lắm. Nhưng như đã nói, có nhiều anh chị đú đởn gúc vội gúc vàng được tí chữ cũng xông vào té nước theo mưa buồn cười đéo chịu, lại còn tham vọng giải thiêng Phật giáo mới tởm.

Lý luận để phủ định sạch trơn PG của các anh chị này thường là "Ai cũng diệt dục ai cũng buông bỏ ngồi yên một chỗ tụng kinh gõ mõ thì làm gì có thế giới như bây giờ, lấy đâu ra máy bay tầu bò tivi phôn khôn... mà dùng" (1); và "Phật giáo thì tuổi gì khi đã lụi bại ngay tại nơi nó sinh ra" (2)

Hai cái luận điểm trên đây phải nói là những nhận xét mang tính triết học quá hàn lâm theo kiểu rất dũng cảm kêu ầm lên tao cũng biết nói đây giời to cực như cái thúng. 

Thưa với cacc,

Thứ nhất, cái giả thiết "ai cũng ngồi gõ mõ" (1) nó quá xamloz. Làm đéo gì có chuyện cứ cho trẻ con đi học thì đứa nào cũng thành nhà khoa học suốt ngày ngồi phòng thí nghiệm nên sẽ chết đói hết vì không có ai cuốc đất giồng khoai mà các anh chị đã lo. Có căn có duyên mới ngồi được chớ đâu dễ.

Thứ nhị, không phát triển được ở nơi sinh ra thì chỉ là đồ bỏ đi (2) là một khẳng định cực kỳ đần độn. Một nhà khoa học, ví dụ thiên văn học chẳng hạn, không có đất diễn ở VN thì hoàn toàn có thể tỏa sáng ở Pháp ở Mỹ một cách lẫy lừng, không hiếm nhở.

Bọn khoa học gia Âu Mỹ ngu lắm sao lại đi phê Phật hả, bọn mày tuổi gì so mới các Gúc gia bọn tao ahihi.

Gúc thời vi diệu lắm
Ra bao thứ mầu mè
Tri chi là có nghĩa
Chả biết cái đéo gì.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

ĐỪNG CHỈ NHỚ THẤT BẠI Ở GẠC MA MÀ QUÊN ĐI CHIẾN THẮNG Ở LEN ĐAO, CÔ LIN VÀ CẢ CHIẾN DỊCH CQ88

Ngày hôm nay, của nhiều nhiều năm trước.... à quên,  năm trước... ta chính thức giành lại được Len Đao...

Sao cứ phải là Gạc Ma? À, bởi vì Gạc Ma là một phần đất trong dải đất yêu thương của quê hương đã bị giặc cướp đi... Vậy, Gạc Ma có phải là phần đất "duy nhất" của tổ quốc bị mất, đang bị kẻ khác chiếm giữ hay không? Xin nói ngay và luôn là KHÔNG.... còn khá nhiều nơi, đang bị giặc chiếm đóng... vì điều kiện lịch sử, mà chúng ta chưa đòi lại được... và bỏ qua việc "ai làm mất", thì cũng phải tự hiểu rằng, để đòi lại, là vô cùng gian nan...

Quay lại với Trường Sa... cá nhân tôi, Gạc Ma - chỉ là một "sự kiện" nhỏ... trong tổng thể của một chiến dịch to lớn hơn rất nhiều... chiến dịch CQ88  (chủ quyền 88).

Số liệu thống kê sơ bộ, từ ngày bắt đầu chiến dịch, đến ngày kết thúc kéo dài gần 2 năm... chúng ta đã có khoảng 1. 640 người con ưu tú đã ngã xuống trong toàn chiến dịch này.... trong đó, có 64 người con ưu tú hy sinh trong sự kiện Gạc Ma...

Toàn chiến dịch, chúng ta đã nâng số đảo và điểm đóng quân tại Trường Sa từ con số 7  (sau 1984), lên thành 14 - nghĩa là tăng gấp đôi số lượng điểm đảo chiếm giữ được  (con số này hiện nay là 33 điểm đóng quân, tại 21 điểm đảo, trong đó có 10 đảo nổi)....

Vậy, sự kiện Gạc Ma có phải là "yếu tố quyết định" của toàn bộ chiến dịch CQ88 không? Câu trả lời là KHÔNG.

Vậy, tại sao sự kiện Gạc Ma lại trở nên "nổi tiếng" đến vậy???

À, đơn giản, nó là nơi "đụng độ trực tiếp" giữa quân đội Việt Nam với TQ...

Nói thêm một chút... trong toàn giai đoạn 1987-1991, TQ chiếm được 7 đảo chìm tại Trường Sa... thì chỉ duy nhất Gạc Ma là lấy từ tay Việt Nam, còn  6 điểm còn lại là lấy từ tay Philippine, Mã Lai và các bên khác..

Sự kiện Gạc Ma, không chỉ có Gạc Ma... vậy, tại sao chỉ nhắc Gạc Ma... mà không nhắc những thông tin liên quan?

Vậy thì hãy công bằng... nhắc thôi...

Tổng thể quần đảo Trường Sa được chia thành 8 cụm.... Gạc Ma, thuộc cụm Sinh Tồn - xem hình.

Diễn biến sự kiện...

Lúc 19 giờ ngày 11 tháng 3, tàu HQ-604 rời cảng ra đá Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch CQ-88 ("Chủ Quyền 88").

Ngày 12 tháng 3, tàu HQ-605 thuộc Lữ 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy được lệnh từ đá Đông đến đóng giữ đá Len Đao trước 6 giờ ngày 14 tháng 3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14 tháng 3 và cắm cờ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam trên đá san hô này.

Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đá Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày 13 tháng 3, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ-505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 505 và 604 có hai phân đội công binh (70 người) thuộc trung đoàn công binh 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và bốn chiến sĩ đo đạc của Đoàn Đo đạc và Biên vẽ bản đồ (thuộc Bộ Tổng tham mưu). Sau khi hai tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m.

17 giờ ngày 13 tháng 3, tàu Trung Quốc áp sát tàu 604 và dùng loa gọi sang. Bị uy hiếp, hai tàu 604 và 505 kiên trì neo giữ quanh đá. Còn chiến hạm của Trung Quốc cùng một hộ vệ hạm, hai hải vận hạm thay nhau cơ động, chạy quanh đá Gạc Ma.

Trước tình hình căng thẳng do hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21h ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam chỉ thị cho Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đá Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho lực lượng công binh khẩn trương dùng xuồng chuyển vật liệu xây dựng lên đá ngay trong đêm ngày 13 tháng 3. Thực hiện mệnh lệnh, tàu 604 cùng lực lượng công binh trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đá Gạc Ma, tiếp đó lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam và triển khai bốn tổ bảo vệ đá.

Lúc này, Trung Quốc điều thêm hai hộ vệ hạm trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ lực lượng đã đến từ trước, yêu cầu phía Việt Nam rút khỏi đá Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.

Kết quả:

Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, phía Trung Quốc thống kê họ đã bắn tổng cộng 285 viên đạn pháo 100mm và 266 viên đạn pháo 37mm, chưa kể các cỡ đạn nhỏ hơn. Phía Việt Nam chỉ có tàu vận tải nên không có pháo để bắn trả, chỉ có thể bắn trả bằng các loại vũ khí cá nhân như AK-47 và RPG-7.

Thiệt hại của Việt Nam bao gồm 2 tàu bị bắn chìm, 1 tàu bị bắn hỏng được cho ủi bãi. 3 người hi sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã hi sinh. Theo các báo của Việt Nam thì khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất về chiến tranh của luật pháp quốc tế.

Thưa các anh chị em thiện lành... tầm bắn của đạn AK47 chỉ loanh quanh 380m, tầm bắn của súng bộ binh B40 còn "khủng khiếp" hơn: xấp xỉ 120m... tàu địch đứng xa nửa km, thì hỏi rằng, chúng ta bắn họ thế nào? mà đi tranh luận việc nổ súng hay không nổ súng... ngay cái chi tiết này thôi, cũng đã thấy sự thiếu hiểu biết của những anh "thợ viết" rồi... Còn địch... súng 100mm có tầm bắn trên 1.000m và súng pháo 37mm có tầm bắn lên đến 5km... thì vấn đề các người con ưu tú của dân tộc hy sinh cũng chính là bức tranh mô tả sự man rợ của giặc ngoại xâm...

Song song với chiến sự tại Gạc Ma, Ở hướng đá Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, Hải quân Trung Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn.

Kết thúc ngày 14/3, TQ chiếm được Gạc Ma và Len Đao... Quân ta giữ được Cô Lin...

Ngày hôm sau, quân đội ta tổ chức phản công... chiếm lại được Len Đao... TQ cho tàu hộ vệ bảo vệ chặt chẽ Gạc Ma... với tiềm lực có hạn tại thời điểm đó... Chúng ta chấp nhận mất Gạc Ma...

Phải chăng, lịch sử lại "lãng quên" CQ88, lãng quên Cô Lin, lãng quên Len Đao? mà chỉ nhớ mỗi Gạc Ma?

Ngày 17/3/1988, nhận lênh chỉ thị từ Quân uỷ TW, Quân chủng Hải Quân... các chiến sĩ công binh thuộc trung đoàn công binh 83 đã đặt xong hệ móng cho nhà dàn trên đảo Cô Lin... chính thức xác nhận chủ quyền với đảo Cô Lin... điều tuyệt vời của sự kiện này, đó là: thông thường, một nhà dàn được xây dựng trên các đảo chìm nhanh nhất cũng mất 3-4 tháng... nhưng, tại Cô Lin, việc này chỉ làm trong 3 tuần.... và những người anh hùng ngày ấy được đặt cho một cái tên... mà mỗi lần, tôi đọc laị, đều rơi nước mắt: NHỮNG NGƯỜI KÊ CAO TỔ QUỐC TRÊN ĐÔI VAI TRẦN....

NHỚ TRƯỜNG SA.... NHỚ CQ88... NHỚ GẠC MA - CÔ LIN - LEN ĐAO...

- Tat Dat Hua -

Ảnh: Đảo Đá Tây "mọc càng"

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

CÁI KẾT CỦA TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG "LIÊN MINH DÂN TỘC VIỆT NAM TỰ QUYẾT" HOẠT ĐỘNG LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN

Sáng ngày 18/3/2019, Toà án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM mở phiên toà phúc thẩm xét xử 5 bị cáo phạm tội "hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân".
Theo bản án sơ thẩm hồi tháng 10/2018, những bị cáo này bị buộc tội thành lập tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, nhằm mục đích hoạt động lật đổ chính quyền, phạm vào điều 79 Bộ luật Hình sự VN năm 1999.
Theo kết quả của cơ quan An ninh điều tra trình VKS và Tòa án thì các bị cáo này đã tuyên truyền, lôi kéo người khác tham gia, tích cực lôi kéo người vào tổ chức, chuẩn bị nhân sự thành lập phiến quân, dự định tổ chức hội nghị trù bị ngày 30/10/2016 và thống nhất ngày ra mắt tổ chức tại một nhà thờ ở quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh vào ngày 6-11-2016. Tuy nhiên, khi các bị cáo chưa kịp tổ chức hội nghị thành lập cái gọi là "Liên minh dân tộc Việt Nam" thì bị phát hiện, bắt giữ.
Hội đồng xét xử nhận định: hoạt động phạm tội của các bị cáo có tổ chức chặt chẽ, có phân công nhiệm vụ cụ thể, lôi kéo lực lượng để hình thành tổ chức chính trị phản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hành vi của các bị cáo đã trực tiếp xâm phạm an ninh quốc gia, lợi ích của nhân dân.
Theo đó, bị cáo Lưu Văn Vịnh được xác định là người khởi xướng bị kết án 15 năm tù giam. Các đồng phạm Nguyễn Quốc Hoàn bị tuyên 13 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm, Từ Công Nghĩa 10 năm, và nhà sư Phan Trung 8 năm tù. Các bị cáo còn bị phạt quản chế 3 năm tại địa phương cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

NGƯỜI ĐẸP TÂY ĐÔ, BÔNG HỒNG TÌNH BÁO TRONG LÒNG ĐỊCH

Không chỉ xinh đẹp nức tiếng một vùng, người đẹp Tây Đô còn từng hoạt động tình báo trong đội ngũ đầu não cao cấp nhất của chính quyền Sài Gòn, lập nhiều chiến công vang dội.
Bà Lâm Thị Phấn tên theo khai sinh là Lâm Thị Elise, tên thường gọi ở nhà là Phấn, sinh ngày 11/11/1918 tại làng Tân An, tổng Định Bảo, quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (ngày nay thuộc phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) là con gái đầu lòng trong gia đình. Cha bà là ông Lâm Văn Phận, không chỉ là một một đại điền chủ nổi tiếng mà còn là hiệu trưởng trường Taberd Cần Thơ (Trường Châu Văn Liêm thành phố Cần Thơ ngày nay). Sau năm 1945, ông tham gia kháng chiến và từng giữ chức Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Cần Thơ.
Làm dâu trong gia đình Công tử Bạc Liêu
Sinh ra trong một gia đình trí thức, từ nhỏ bà đã bộc lộ sự thông minh và ham học hỏi. Bà được cha cho theo học trường Taberd và lấy bằng tú tài tại đây. Bị ảnh hưởng từ cách giáo dục của cha mình, từ nhỏ Lâm Thị Phấn đã có những suy nghĩ đi ngược lại tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Với phương châm sống: “Việc gì đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm được”, bà luôn ủng hộ tư tưởng giải phóng phụ nữ.
Thuở vừa trăng tròn, con gái của điền chủ trí thức Lâm Văn Phận được người dân trong đất Tây Đô trù phú gọi trìu mến là “Người đẹp Tây Đô” với vẻ đẹp tuyệt sắc. Bà sở hữu một ngoại hình lý tưởng với chiều cao 1,7m, khuôn mặt sắc sảo, nụ cười duyên dáng làm mê mẩn biết bao nhiêu chàng trai. Bà được mọi người công nhận là hoa khôi của trường Taberd thời đó. Bởi vậy Lâm Thị Phấn sớm lọt vào mắt xanh của nhiều công tử giàu có trong vùng, trong đó có người nhà công tử Bạc Liêu.
Năm 17 tuổi, bà được gả vào làm vợ người anh con cô cậu ruột của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Về nhà chồng, ngày vui nhanh chóng đi qua chỉ còn lại chuỗi ngày ngán ngẩm chán chường bên người chồng ít học. Chồng không lo làm ăn, chỉ biết chơi bời trác táng. Cha chồng của bà lo sợ con trai sẽ phá tan tành gia sản nên giao quyền quản lí tài sản cho con dâu.
Từ đó, mâu thuẫn giữa bà và chồng càng gia tăng. Mỗi lần thiếu tiền tiêu xài, chồng bà lại cáu gắt, kiếm chuyện chửi mắng, đay nghiến bà. Bà cắn răng chịu đựng để mong giữ gìn cho trọn vẹn cái nghĩa vợ chồng. Hai con trai lần lượt ra đời không hề níu kéo được hạnh phúc gia đình.
Những ngày tháng trực tiếp đi thu tô thuế của tá điền do gia đình chồng quản lí, bà có dịp tiếp cận những người nông dân và thấu hiểu hoàn cảnh sống khó khăn của họ, đặc biệt là phụ nữ. Bà cảm nhận được nỗi khổ của người phụ nữ là sự nghèo đói, ít học và bị chồng ức hiếp.
Trở thành người đẹp tình báo
Với tư tưởng giải phóng phụ nữ, giải phóng người nghèo và lòng yêu nước, bà thoát ly khỏi gia đình, bước theo con đường của cha mình tham gia cách mạng vào ngày 5/4/1944, tham gia hoạt động trong phong trào Phụ nữ Cứu Quốc. Bà hoạt động tích cực, vận động xây dựng nên Hội phụ nữ huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu và sau đó được bầu làm Hội trưởng Phụ nữ Cứu quốc huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Ngày 2/8/1950 bà được kết nạp Đảng vào.
Tuy nhiên, ở cương vị này, bà chưa phát huy được nhiều khả năng và lợi thế về ngoại hình của mình. Khi bà đang bế tắc nhất và không tìm được lối ra cho phong trào phụ nữ thì bà gặp lại cha tức ông Lâm Văn Phận. Ông Phận đề nghị bà trở lại nội đô Cần Thơ tham gia xây dựng lực lượng tình báo miền Tây. Dẫu biết hoạt động trong lòng địch là một việc làm khó khăn và phải hi sinh rất nhiều, bà vẫn quyết định về đó để hoạt động.
Với ngoại hình lý tưởng, trình độ học vấn cao, nguồn gốc xuất thân là gia đình điền chủ nên bà được giao một nhiệm vụ vô cùng đặc biệt và mới mẻ là trở lại nội thành Cần Thơ xây dựng đội ngũ điệp báo miền Tây (hoạt động trong lòng địch), lấy Cần Thơ làm trụ sở, sau đó bà được bầu làm tổ trưởng lãnh đạo đội ngũ điệp báo này.
Trong quá trình hoạt động, bà đã cảm hóa được nhiều người trong đó có một quan Phòng nhì Pháp là ông Trần Hiến. Trần Hiến làm quan phiên dịch cho Pháp. Cha ông là người Pháp nên ông rất được người Pháp tin tưởng, giao cho nhiều thông tin bí mật. Vì cảm mến con người và nhân cách của bà Lâm Thị Phấn, ông quyết định đi theo cách mạng. Lúc đầu hai người lấy nhau là để thuận lợi cho hoạt động theo yêu cầu của tổ chức. Về sau tình càng nặng, nghĩa càng sâu, họ trở thành vợ chồng thật từ lúc nào không biết. Hai người đã cùng nhau tạo nên nhiều chiến công thầm lặng cho tổ tình báo miền Tây, góp phần rất lớn vào thành công của cách mạng.
Tháng 12/1954, bà với ông Trần Hiến tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ và sinh cô con gái Trần Hồng Hạnh. Trong thời gian này, bà được theo học và lấy bằng tốt nghiệp Đại học Kinh tế và học ngành tình báo tại Liên Xô.
Tháng 10/1962, cùng với việc xây dựng Trung ương Cục miền Nam, bà lại được đưa vào Nam để hoạt động tình báo. Bà được giao nhiệm vụ phụ trách hoạt động tình báo trong đội ngũ đầu não cao cấp nhất trong chính quyền Sài Gòn.
Suốt nhiều năm hoạt động tình báo, bà đạt được nhiều thành tích lớn, đặc biệt là đã góp phần buộc Dương Văn Minh phải buông súng, bàn giao chính quyền vào trưa ngày 30/4/1975. Sau khi miền Nam được giải phóng, bà được điều về Quân khu 9 và giữ các chức vụ: Trưởng phòng Chính sách Quân khu 9, Trưởng phòng Kinh tế Quân khu 9. Bà về hưu năm 1984 và lấy người chồng thứ ba là ông Lê Văn Thích vào năm 1991 khi tuổi đã cao. Bà mất vào ngày 15/4/2010 tại căn nhà mà bà đã sinh ra và lớn lên, thọ 92 tuổi.
Cuộc đời của bà Lâm Thị Phấn – thiếu tá tình báo, Anh hùng Lực lượng vũ trang là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam đứng lên giải phóng bản thân, được nhà văn Trầm Hương viết thành tiểu thuyết mang tên “Người đẹp Tây Đô” và được chuyển thể thành phim truyện cùng tên do đạo diễn Lê Cung Bắc thực hiện.Kết quả hình ảnh cho lâm thị phấn

ĐIỀU TRẦN NHÂN QUYỀN " TUỒNG CŨ DIỄN LẠI"

Trên các trang mạng Người Công giáo, Việt Tân, Nhật Ký Yêu nước, hay các đối tượng Le Dung Vova, Quang A... đang ngồi “rung đùi”, chia sẽ phiên điều trần nhân quyền thứ nhất ngày (11/3/2019) đối với Việt Nam. Và ít ai biết rằng, tuồng cũ này được đám chống Việt Nam diễn ra thường niên và không thấy có sự đổi mới.
Vẫn các luận điệu rằng: (Trong nhiều năm qua, tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày một gia tăng, nhà cầm quyền Hà Nội đã ra sức đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, khiến cho dư luận quốc tế nhiều lần lên tiếng và quan ngại... Chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ của quí vị trong việc mang lại nhân quyền và dân chủ cho đất nước chúng tôi, để Việt Nam có thể trở thành một đối tác mạnh và đáng tin cậy cho một Đông Nam Á thịnh vượng và an toàn). Và tất tất nhiên tất cả những điều đó diễn như một kịch bản có sẵn với sự tham gia của hàng loạt kẻ chống phá Việt Nam. Đưa ra luận điệu tuyên truyền là con bài của đám chống phá nhằm can thiệp sâu vào công việc nội bộ của đất nước, hành động ứng xử thiếu văn minh của những kẻ đứng ra vấy bẩn dân tộc Việt Nam chẳng qua chỉ là con rối của Mỹ và Phương Tây sắp đặt sẵn.

Chúng ta thấy gì từ điều trần nhân quyền ? Đó là trò hề của những kẻ đang âm mưu phá hoại Việt Nam và chắc chắn điều đó sẽ không bao giờ thành công./.

Hãy tôn trọng quyền công dân của ông Thích Minh Tuệ

[CAND] Thời gian gần đây, hiện tượng liên quan ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) tiếp tục gây ồn ào trên mạng xã hội. Mặc dù những thông tin lợ...