[QĐND] Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Chất lượng của cán bộ, đảng viên cơ sở nói chung, năng lực
quán triệt, vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận vào thực tiễn ảnh hưởng trực
tiếp đến sức mạnh của các tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động
đến hiệu quả quán triệt, triển khai và thực hiện thắng lợi đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa vận dụng
linh hoạt, sáng tạo lý luận vào thực tiễn, còn có những biểu hiện của bệnh giáo
điều đặt ra những yêu cầu mới cần ngăn ngừa kịp thời, có hiệu quả, góp phần
nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Nhận diện bệnh giáo
điều
Bệnh giáo điều là khuynh hướng cường điệu hóa vai trò của lý
luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch
sử, cụ thể. Những người bị bệnh giáo điều thường tiếp thu lý luận một cách đơn
giản, phiến diện mang tính chất cảm tính; biến lý luận thành những công thức chết
cứng, chìa khóa vạn năng cho mọi hành động hoặc áp dụng rập khuôn, máy móc kinh
nghiệm của người khác, địa phương khác. Cho nên, khi xác định biện pháp lãnh đạo,
không xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể, xa rời thực tiễn.
Bệnh giáo điều thường biểu hiện dưới dạng hàn lâm, kinh viện,
xa rời thực tiễn, quá lạm dụng sách vở; nghiên cứu học tập lý luận nhưng không
chuyển hóa được lý luận vào thực tiễn công tác. Nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ,
ở những nguyên lý chung chung, trừu tượng, mượn những lời của Mác, Lênin để làm
cho người ta lầm lẫn mà không thâu tóm được bản chất cách mạng và khoa học,
không xuất phát từ thực tiễn để vận dụng lý luận.
Một lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đoàn viên thanh niên. Ảnh minh họa: nhandan.vn |
Điều này dẫn đến hình thành tư duy lối mòn, thiếu sáng tạo
trong hoạt động thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo những người giáo điều
thường làm trái với chỉ thị của Lênin; họ không phân tích rành mạch việc gì hết;
họ viết hoặc họ nói đều là trống rỗng, họ gây nên một tác phong rất xấu trong Đảng
và mỗi cán bộ, đảng viên.
Những người giáo điều thường đọc dăm ba quyển sách, thuộc
dăm ba câu chữ để khoe khoang, “lòe thiên hạ” chứ không phải đem những điều học
được để phân tích và giải quyết các vấn đề thực tế trong công tác. Hoặc lý luận
chỉ là tổng số những công thức máy móc, đơn điệu, phiến diện, làm cho lý luận
không có sức sống, xa rời thực tiễn, không chỉ đạo được thực tiễn. Từ đó lại xuất
hiện tư tưởng coi thường lý luận hoặc nói một đằng, làm một nẻo. Nói chỉ là nói
lý luận suông, làm thì theo kinh nghiệm vụn vặt của cá nhân.
Xét về tính chất, bệnh giáo điều biểu hiện trên cả hai
phương diện lý luận và kinh nghiệm: Giáo điều lý luận là thuộc lòng lý luận một
cách máy móc nhưng không hiểu, không nắm được bản chất khoa học, cách mạng của
lý luận; nặng về diễn giải sách vở, thoát ly thực tiễn; áp dụng lý luận nhưng
không nghiên cứu điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, cụ thể.
Giáo điều kinh nghiệm là việc áp dụng nguyên xi kinh nghiệm
đã có sẵn một cách rập khuôn, máy móc mà không có sự sáng tạo, kế thừa, chọn lọc.
Xét về phương pháp, giáo điều là xa rời, đối lập với biện chứng; bị kìm hãm, tự
kìm hãm bởi tư duy, phương pháp siêu hình nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong trạng
thái nhất thành bất biến, không thay đổi, cô lập chúng khỏi những sự vật khác,
trong những mối quan hệ khác.
Xét về thái độ, giáo điều thường rất dễ rơi vào định kiến,
trì trệ và bảo thủ, dẫn đến chậm thay đổi, ngại thay đổi, lệ thuộc vào những
thói quen đã định hình nên khó đổi mới, thậm chí chống lại đổi mới chỉ vì những
hạn chế, bất cập trong tư duy, nhận thức, không theo kịp sự vận động, phát triển
của thực tiễn.
Tác hại của bệnh giáo điều làm cản trở sự phát triển của tư
duy lý luận khoa học, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo. V.I.Lênin cảnh báo,
giáo điều là thói quen đáng sợ nhất, vì nó làm cho cán bộ, đảng viên rơi vào định
kiến, trì trệ và bảo thủ, ở một mức độ nào đó, bệnh giáo điều là sức ỳ, sự trì
trệ, bảo thủ sẽ cản trở phát triển, là lực cản của đổi mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng vì kém lý luận cho nên gặp mọi
việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết
nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào thì làm thế ấy;
không biết áp dụng lý luận vào giải quyết thực tiễn trong những điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể, cho nên thường thất bại trong lãnh đạo, chỉ đạo và công tác.
Ngoài ra, bệnh giáo điều còn biểu hiện ở khuynh hướng tả
khuynh, chủ quan và cực đoan, quy kết vội vàng, áp đặt vô nguyên tắc; cản trở sự
tìm tòi, sáng tạo, không kích thích phản biện khoa học từ đó dẫn đến mất dân chủ,
tự do, tùy tiện, dẫn đến việc quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước không sát thực tiễn, không hiệu quả,
thậm chí dẫn đến sai lầm, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước.
Ngăn ngừa bệnh giáo
điều bằng cách nào?
Trong thời gian qua, công tác giáo dục lý luận chính trị đã
đạt được những kết quả quan trọng, đội ngũ cán bộ, đảng viên có bước phát triển
toàn diện, vững chắc; năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn ngày càng được
nâng lên. Song nhìn chung, chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng
lý luận vào thực tiễn chưa sát, hiệu quả chưa cao.
Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: Ở một số cấp ủy, tổ chức đảng,
việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng chưa kịp thời, chưa
sát thực tế; ban hành nghị quyết của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa sát thực
tiễn, thiếu khả thi.
Trong đó, bệnh giáo điều vẫn tồn tại ở một bộ phận cán bộ, đảng
viên, ảnh hưởng đến quá trình đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; làm cho
quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và các chỉ
thị, hướng dẫn của cấp trên không được vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Do
đó, để ngăn ngừa bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên, cần thực hiện một số biện
pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, bồi
dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Cấp ủy các cấp cần xác định công
tác giáo dục lý luận chính trị là một nhiệm vụ quan trọng để xây dựng đội ngũ
cán bộ, xây dựng tổ chức đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức
và cán bộ.
Đổi mới căn bản nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục
lý luận chính trị theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại, gắn lý luận với thực
tiễn; đưa việc giáo dục, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đi vào nền nếp, nâng
cao chất lượng, hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng gắn với bảo đảm tính thống
nhất, tính kế thừa và tính liên thông, khắc phục sự trùng lặp ở các cấp học, bậc
học và đối tượng.
Đổi mới phương pháp giảng dạy và học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm;
rèn luyện về phương pháp tư duy. Gắn đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục với
phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả.
Thứ hai, nâng cao năng lực nắm bắt, đánh giá thực tiễn của
cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên (nhất là ở cơ sở) cần tăng cường bám nắm
thực tiễn, tích cực nghiên cứu thực tiễn, gần dân, sát dân; chống các biểu hiện
làm việc bàn giấy, xa rời thực tiễn. Quá trình nắm bắt, đánh giá thực tiễn sẽ
giúp cán bộ, đảng viên tự đánh giá, điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với
yêu cầu, nhiệm vụ, làm cho hoạt động đúng mục đích, đúng hướng, có cơ sở khoa học,
tránh được sự mò mẫm, tự phát.
Thứ ba, nâng cao năng lực vận dụng lý luận vào nhận thức và
hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên. Nâng cao trình độ lý luận và vận dụng
nhuần nhuyễn, sáng tạo vào thực tiễn; tích lũy kinh nghiệm, vốn sống, năng lực
tổng kết thực tiễn một cách có lý luận; biết sử dụng lý luận như một phương
pháp để tổng kết thực tiễn, làm cho thực tiễn được lý luận hóa, bên cạnh đó, khắc
phục bệnh giáo điều nhưng phải đề phòng chủ nghĩa xét lại; không ngừng học tập,
nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tri thức phải
được kiểm nghiệm thông qua hoạt động thực tiễn chứ không dừng lại ở việc nói,
viết theo kiểu chủ nghĩa kinh viện, tầm chương trích cú.
Thứ tư, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự
phê bình và phê bình ở tổ chức cơ sở đảng. Cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy phải
thực sự gương mẫu trong chấp hành các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập
trung dân chủ, trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên, trong sinh hoạt, lối sống.
Các tổ chức cơ sở đảng cần xây dựng cơ chế thông tin đa chiều,
thực hiện minh bạch, công khai thông tin, tăng cường đối thoại, trao đổi, tiếp
xúc giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân gắn với thực hiện phương châm “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” theo quan điểm Đại
hội XIII của Đảng.
Trung tá, TS NGUYỄN
ĐÌNH TƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét