[QĐND] Với vai trò, vị trí Thủ đô-trái tim của cả nước, thời gian qua, TP Hà Nội luôn là một trong những mục tiêu trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch, phản động.
Lợi
dụng những kẽ hở và sự chưa đồng bộ, chưa toàn diện trong chủ trương, quyết
sách lãnh đạo phát triển Thủ đô, các thành phần cơ hội chính trị cố tình suy diễn,
quy chụp với dụng ý xấu. Giả danh trí thức và mượn danh những người “yêu Hà Nội”,
họ “hiến kế” xây dựng Thủ đô với hàng loạt nội dung đi ngược với chủ trương,
chính sách về phát triển Hà Nội. Sự bịa đặt này không thể lòe bịp được người
dân.
Bài
1: Mượn danh “yêu Hà Nội” để ném đá giấu tay
Trong hàng loạt luận điệu
xuyên tạc, các thế lực thù địch quy kết nguyên nhân cốt lõi kìm hãm sự phát triển
của Hà Nội là do năng lực lãnh đạo của Đảng bộ TP Hà Nội chưa ngang tầm với yêu
cầu, nhiệm vụ. Đây có phải là sự thật?
Sự
vu khống kệch cỡm
Thời gian gần đây, lợi
dụng việc triển khai xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô đang được dư luận xã
hội đặc biệt quan tâm, các thế lực thù địch cố tình tung tin giả, gieo rắc tin
đồn trong cộng đồng. Một số thành phần chống phá cố tình bày tỏ "sự đồng cảm"
với người dân Thủ đô khi liên tục “bị xoay như chong chóng với hàng loạt cơ sở
hạ tầng, dự án hỗn độn, ngổn ngang...”. Họ đưa ra nhiều bức ảnh tư liệu của Hà
Nội những năm trước rồi suy diễn “Thủ đô yên bình nay còn đâu? Đang đi lên hay
là giẫm đạp sự phát triển?”...
Một số người còn đóng
vai “diễn giả” để phân tích “hệ quả sau 15 năm Hà Nội thâu tóm Hà Tây”, rồi chỉ
điểm hàng loạt khuyết tật, dấu hiệu bất an trong tiến trình phát triển của Thủ
đô. Họ quy kết rằng, tất cả những dị tật ấy là do đội ngũ cán bộ chưa đủ năng lực
lãnh đạo; trong khi có cán bộ ở Hà Nội vừa không có tâm, vừa chưa đủ tầm.
Ảnh minh họa: VGP |
Xin khẳng định ngay: Những
lập luận nêu trên là sự quy kết hồ đồ, bịa đặt, hòng cố tình bôi đen, hạ bệ vai
trò, vị trí, uy tín của tập thể Đảng bộ TP Hà Nội; phủ định, phủ nhận sạch trơn
những đóng góp của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố qua các thời kỳ.
Chẳng cần phải có trình
độ cao siêu, một người dân bình thường của Hà Nội cũng cảm nhận rõ về sự đổi
thay, phát triển từng ngày của Thủ đô. Đổi thay tích cực của Hà Nội không chỉ
được đông đảo người dân cả nước ghi nhận, tự hào, mà còn được bạn bè quốc tế biết
đến như một điểm hẹn hòa bình, là mảnh đất linh thiêng ngàn năm văn hiến, điểm
đến du lịch hấp dẫn của du khách khắp năm châu.
Hà Nội còn được cả nước
ghi nhận là địa phương có sự phát triển năng động, sáng tạo, với nỗ lực bứt phá
mạnh mẽ, đang hướng tới các tiêu chí ngày càng cao của Thủ đô văn minh, hiện đại.
Trong 15 năm kể từ ngày mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội luôn duy trì tăng
trưởng cao hơn và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả nước. Bình quân giai đoạn
2011-2022, GRDP của Hà Nội tăng gấp 1,12 lần so với mức tăng chung cả nước (cả
nước tăng 5,94%/năm). Quy mô GRDP năm 2022 (theo giá cố định năm 2010) đạt
772,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,17 lần so với năm 2010. Thu nhập tính theo GRDP tăng
lên, bình quân đầu người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng, gấp 1,45 lần cả nước và
gấp 3,5-3,8 lần so với năm 2008. So với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước,
mặc dù Hà Nội chỉ bằng 21,2% và 1% tương ứng về diện tích; 41,7% và 8,1% về dân
số nhưng Hà Nội đóng góp tương ứng 47,46% và 12,59% về GRDP; 52,48% và 17,07% về
thu ngân sách nhà nước, 14,19% và 4,61% kim ngạch xuất khẩu; 29,77% và 10,77%
kim ngạch nhập khẩu.
Từ thực tiễn đổi mới, mỗi
người đều có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa Hà Nội trước thời điểm chưa mở
rộng và Hà Nội hôm nay. Sự phát triển mang tính bứt phá, xóa nhòa dần đi hình ảnh
khó khăn của những vùng miền núi, nông thôn xa. Từ các chương trình công tác của
Thành ủy, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, Hà Nội trở thành một trong
những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, 16/18 huyện,
thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; 111 xã đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Nhờ đó, khu vực
nông thôn Hà Nội có bước chuyển mình và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại;
tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được
cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao.
Không
thể đổi trắng thay đen
Cố tình phủ định sạch
trơn những thành quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô bằng
cách đưa ra những lập luận võ đoán, các thế lực thù địch chủ ý tung ra nhiều
hình ảnh được cắt ghép, chỉnh sửa về cảnh người dân xếp hàng để chờ đợi đăng ký
học cho con, rồi cảnh ùn tắc giao thông, ngập lụt lúc mưa bão, cảnh một số người
dân chờ đợi giải quyết thủ tục hành chính. Từ đó họ quy kết rằng mọi tồn tại,
khuyết điểm trong mọi lĩnh vực đều do lỗi từ sự yếu kém của hệ thống chính trị
.
Thực tế là sự phản biện
đanh thép rằng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị TP Hà Nội
được khẳng định qua bức tranh toàn cảnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của Thủ đô; vai trò cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp được tăng cường, kinh
tế-xã hội giữ vững nhịp tăng trưởng cao, đời sống nhân dân không ngừng được
nâng lên.
Điểm nổi bật là sau hơn
2 năm Hà Nội triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị đã mang lại kết quả
tích cực, tổ chức bộ máy chính quyền ở cấp phường (và tương đương) được tinh gọn,
không tổ chức HĐND phường, UBND phường là cơ quan hành chính thuộc UBND quận. Tổ
chức bộ máy chính quyền ở các quận, thị xã hoạt động nhanh nhạy, thông suốt
hơn; cơ quan hành chính các cấp chủ động trong điều hành, quyết định nhanh những
vấn đề cấp bách, nảy sinh mới tại địa bàn, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của bộ máy hành chính nhà nước. Đặc biệt, phương thức lãnh đạo của đảng
ủy phường đối với chính quyền phường không chung chung mà được cụ thể, sát với
nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Quyền dân chủ và giám sát của nhân dân được bảo
đảm, phát huy hơn bằng hình thức giám sát trực tiếp hoặc thông qua chương trình
giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội...
Cùng với đó, Hà Nội đẩy
mạnh phân cấp, ủy quyền theo hướng sâu sát, cụ thể “rõ người, rõ việc, rõ trách
nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc, một đầu mối xuyên suốt”. Việc
phân cấp và ủy quyền từ thành phố xuống cơ sở được tăng cường, nhất là các lĩnh
vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, đấu giá đất, vệ sinh môi trường... gắn với
trách nhiệm cụ thể. Từ sau Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ
2020-2025 đến nay, thành phố tập trung rà soát để giải quyết dứt điểm các vụ việc
tồn đọng kéo dài.
Cải cách hành chính tiếp
tục được đẩy mạnh, đạt kết quả quan trọng. Bên cạnh công khai, minh bạch, đơn
giản hóa thủ tục hành chính, Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển
khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Hằng năm, các sở, ngành, quận,
huyện, thị xã đều được chấm điểm, xếp hạng cụ thể về chỉ số cải cách hành
chính, tạo động lực đổi mới, sáng tạo.
Bên cạnh đó là hàng loạt
giải pháp quan trọng khác như việc 100% cơ quan, đơn vị thuộc thành phố thực hiện
“Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ
quan TP Hà Nội”; thực hiện hệ thống lập kế hoạch và đánh giá định kỳ (tuần,
tháng, quý, năm) tới từng cá nhân theo vị trí việc làm; xây dựng bộ chỉ số đánh
giá cải cách hành chính cấp xã, cấp phòng; tổ chức các phiên giải trình của
HĐND các cấp giúp nâng cao năng lực cũng như ý thức, trách nhiệm cụ thể của mỗi
cán bộ, công chức; đồng thời đẩy mạnh kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các trường
hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Chính nhờ đó mà chỉ
số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính tạo động lực
quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Các chỉ số đánh giá kết
quả hoạt động của chính quyền thành phố năm 2022 từng bước được cải thiện: Chỉ
số cải cách hành chính xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố, đạt gần 90% (tăng 7 bậc so
với năm 2021); chỉ số hài lòng về sự phục vụ của các cơ quan hành chính đạt hơn
80,1%.
Dẫn chứng như vậy để thấy,
sự nỗ lực, tinh thần đổi mới quyết liệt, lấy người dân là trung tâm phục vụ của
hệ thống chính trị thành phố đã góp phần quan trọng trong kiến tạo sự phát triển
mạnh mẽ của Thủ đô hôm nay. Thực tế hoàn toàn khác xa, thậm chí là trái ngược với
bức tranh mà kẻ xấu cố tình bịa đặt, tô vẽ, bôi đen.
Tất nhiên, không thể phủ
nhận, trong quá trình hoạt động, hoàn thiện, bất cứ bộ máy của hệ thống chính trị
nào đều khó có thể tránh được những tồn tại cần khắc phục. Hệ thống chính trị của
TP Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó. Điều quan trọng là tinh thần cầu thị,
quyết tâm khắc phục tồn tại bằng những giải pháp phù hợp, hiệu quả. Ở từng giai
đoạn, hệ thống chính trị các cấp của thành phố đã thẳng thắn chỉ rõ hạn chế,
khuyết điểm, nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, rút ra nguyên
nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra giải pháp quyết liệt khắc phục.
Có những việc có thể khắc
phục ngay; cũng có những việc do nhiều khó khăn khách quan tác động, cần lộ
trình để tháo gỡ và đó là tồn tại để các phần tử cơ hội nhắm vào, tập trung chống
phá, bịa đặt, vu khống hòng đánh lái dư luận. Bởi vậy, không chỉ cần sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền, định hướng dư luận mà mỗi người
dân Thủ đô cần tỉnh táo, nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn chống
phá của các thế lực thù địch; sáng suốt nhận diện, đấu tranh với những phần tử
mượn danh “yêu Hà Nội” để ném đá giấu tay, cố tình bôi nhọ, phá hoại công cuộc
đổi mới, phát triển của Thủ đô.
“Cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ vị trí, vai trò, vị thế của Thủ đô đặc biệt quan trọng. Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, bộ mặt của quốc gia, thành phố vì hòa bình. Hà Nội có lịch sử ngàn năm văn hiến, nền văn hóa lâu đời, truyền thống cách mạng vẻ vang; tiêu biểu cho truyền thống văn hiến và anh hùng, hòa bình và hữu nghị của dân tộc Việt Nam” (Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG).
(còn nữa)
TẤN
TUÂN - ĐÀO THẠNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét