Với mọi người Việt Nam, 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại - ngày hội thống nhất non sông, Bắc Nam một dải. Đó là thắng lợi vẻ vang của toàn thể dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh bại những thế lực thực dân, đế quốc hùng mạnh.
Những luận điệu sai
trái, lạc lõng
Chiến thắng 30/4/1975 là sự khẳng định với toàn thể thế giới rằng, dân
tộc Việt Nam luôn có khát vọng thống nhất Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, đây là một sức mạnh vô song có thể giúp một dân tộc nhỏ, với
chính nghĩa trong tay làm nên những chiến công hiển hách, vĩ đại, khiến nhân
loại phải kính phục mà sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu, quyết định sự
phát triển và thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Đại thắng mùa Xuân 1975 được ghi vào lịch sử dân tộc ta là một trong
những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, một sự kiện có tầm quan trọng
quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Tuy nhiên, một số đối tượng xấu vẫn
cố tình xuyên tạc, bóp méo bản chất cuộc kháng chiến và vấn đề hòa hợp, hòa
giải dân tộc, truyền bá những tư tưởng hận thù, chống phá.
Xe tăng Quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu |
Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các thế lực thù địch đã sử dụng
không gian mạng đẩy mạnh tấn công tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc
đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Mỗi năm, cứ đến dịp
kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các đài báo, trang mạng
xã hội của các tổ chức, thế lực thù địch, phản động cố tình xuyên tạc rằng,
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đại thắng mùa xuân 1975 của chúng ta là
“hoàn toàn vô nghĩa, lẽ ra dân tộc Việt Nam đã có thể tránh được cuộc chiến
tranh”; vu cáo đây là cuộc “nội chiến”, “huynh đệ tương tàn” giữa hai miền Nam
- Bắc, “không có kẻ thua, người thắng, chỉ nhân dân là chịu thiệt thòi”; cho
rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là “không cần thiết” và hoàn toàn “có thể
tránh khỏi” …
Gần đây, trên một số trang mạng, website, blog cá nhân của các phần tử cơ
hội chính trị phát tán nhiều tin, bài xuyên tạc lịch sử. Họ đưa ra luận điệu
sai lệch, đòi “định danh lại ngày 30-4 cho phù hợp” vì không chấp nhận 30/4 là
Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; cho rằng “không nên gọi ngày
30/4 là ngày giải phóng”; xuyên tạc “người Việt trẻ gọi 30/4 là một biến cố
buồn”; nếu không có ngày 30/4/1975 thì miền Nam Việt Nam ngày nay phát triển
không kém gì Hàn Quốc, vượt xa Thái Lan… Đây là những luận điệu lạc lõng và
hoàn toàn sai trái, bịa đặt, đã phủ nhận sự thật lịch sử một cách trắng trợn.
Đại thắng mùa xuân 30/4/1975 là sự tôn vinh sức mạnh và niềm tự hào của
mỗi người dân, của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Những phần tử chống phá coi
ngày 30/4 là ngày “quốc hận” - một cái nhìn sai lạc và xuyên tạc sự thật lịch
sử, đi ngược lại tinh thần khoan dung, đồng thuận, đoàn kết của toàn dân ta;
chính họ tự gieo rắc hận thù, chia rẽ, đi ngược với trào lưu lịch sử. Họ nuối
tiếc chính quyền tay sai, phản động để gieo rắc ý thức “quốc hận” là đi ngược
với dòng chảy lịch sử, phản lại chính đồng bào, dân tộc mình. Tư tưởng, quan
điểm đó nếu không phải là sự nuôi dưỡng, kích động thù hằn, chia rẽ dân tộc một
cách có chủ đích thì cũng là một nhận thức mơ hồ về sự thật lịch sử, trực tiếp
tiếp tay cho kẻ thù phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
Ngoài ra, các đối tượng trên còn cố tình xuyên tạc chiến thắng 30/4/1975
và sự nghiệp kháng chiến của dân tộc ta ròng rã mấy thập kỷ, cho rằng đó là cái
giá phải trả quá đắt, là một sai lầm, làm cho dân tộc đau thương, chậm phát
triển. Từ đó, họ quy trách nhiệm cho Đảng ta và con đường mà Đảng và Bác Hồ lựa
chọn. Đây là một nhận thức phi lịch sử, phủ nhận chiến thắng của nhân dân ta,
đồng thời là phủ nhận cả lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH mà lịch sử đã lựa
chọn. Cách nhìn ấy muốn đánh đồng người chiến thắng và kẻ thất bại, xóa nhòa
mục đích, bản chất của sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Thậm chí, dưới danh
nghĩa hòa hợp, hòa giải dân tộc, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động,
chống phá còn đưa ra luận điệu cho rằng chỉ khi nào Đảng Cộng sản Việt Nam từ
bỏ quyền lãnh đạo đất nước, chỉ khi nào Việt Nam lựa chọn đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập mới có thể thực hiện việc hòa hợp, hòa giải dân tộc.
Hài hước hơn, một số kẻ đánh lừa quần chúng bằng cách đưa ra lập luận
phải coi việc xóa bỏ chế độ cộng sản là một “mệnh lệnh của lương tâm, là tương
lai của dân tộc”. Thực tiễn, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhất quán
chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý
chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc để xây dựng và phát triển đất nước. Tuy
nhiên, hòa hợp, hòa giải dân tộc phải dựa trên sự tôn trọng lịch sử; bảo đảm
lợi ích của quốc gia, dân tộc; xuất phát từ sự chân thành, thiện chí của tất cả
các bên. Bản chất cuộc chiến vệ quốc của Việt Nam là sự thật lịch sử. Với cuộc
kháng chiến này, quân và dân Việt Nam chiến đấu chống kẻ thù xâm lược là đế
quốc Mỹ và lực lượng ngụỵ quân, nguỵ quyền chứ không có chuyện miền Bắc xâm
lược miền Nam, không có chuyện “nội chiến”, “huynh đệ tương tàn”.
Ngày 30/4/1975, miền Nam thoát khỏi ách thống trị của kẻ thù xâm lược của
đế quốc Mỹ cùng với bè lũ tay sai và là sự kiện đánh dấu lãnh thổ đất nước Việt
Nam được trả lại đúng nghĩa đã có trong lịch sử, đáp ứng nguyện vọng của cả dân
tộc Việt Nam.
Ngày hội thống nhất
non sông, gìn giữ giá trị trường tồn
Lịch sử hàng ngàn năm của đất nước ta đã chứng kiến nhiều thời kỳ phân
tranh, cát cứ, chia cắt núi sông như: Loạn sứ quân chia đất nước thành 12 vùng
ảnh hưởng khác nhau; chiến tranh Nam - Bắc giữa nhà Mạc và nhà Trịnh, nhà Lê,
rồi tiếp đến là thời Trịnh, Nguyễn phân tranh, đất nước thành Đàng trong, Đàng
ngoài. Chia cắt thời Tây Sơn, ở phía Nam gọi là Nam Hà, có thực lực và độc lập
do nhà Tây Sơn nắm, còn ở phía Bắc, gọi là Bắc Hà. Đến chia cắt thời Pháp thuộc
là chia cắt đô hộ, một nước bị chia ra làm ba miền, ba xứ, với ba hệ thống cai
trị khác nhau, là Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam Kỳ.
Sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải (vĩ tuyến
17) của tỉnh Quảng Trị trở thành giới tuyến quân sự tạm thời phân chia nước ta
thành 2 miền Nam - Bắc. Theo Hiệp định, sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử để
thống nhất đất nước. Thế nhưng, với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, Mỹ đã cho
quân xâm lược miền Nam và tìm mọi cách để đánh chiếm miền Bắc, buộc nhân dân ta
phải sống, chiến đấu anh dũng suốt 21 năm ròng rã. Đến ngày 30/4/1975, sau khi
miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta mới trọn niềm vui thống nhất,
Bắc - Nam sum họp một nhà đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn hai
mươi năm, dân tộc ta đã đi qua một cuộc trường chinh muôn vàn gian khổ, chồng
chất cam go và mất mát, hy sinh để giải phóng đất nước, thống nhất non sông.
Đấy là chân lý thời đại, là cái "dĩ bất biến" của một dân tộc yêu
nước, yêu hòa bình, chứ không phải là ý niệm và hành động của kẻ hiếu chiến,
kích hoạt xung đột. Một dân tộc lấy yêu thương làm cốt lõi tinh thần, lấy minh
triết dân gian “Thương người như thể thương thân” để ứng xử là một dân tộc có
văn hiến. Bản lĩnh dân tộc cũng sinh ra từ đấy. Và điều đó lý giải vì sao dân
tộc Việt Nam đã từng chiến thắng những kẻ thù to lớn hơn mình.
Chiến thắng 30/4/1975 đã tích hợp được đầy đủ các ý nghĩa trọng đại nhất:
khẳng định độc lập, tự do của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định sự
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, non sông liền một dải. Lần đầu tiên trong lịch
sử nước ta, một chiến thắng quân sự lớn lao lại mở ra một ngày hội mới: Ngày
hội thống nhất non sông.
Nhìn lại hành trình phát triển và mở mang đất nước, bờ cõi xứ sở của
chúng ta đã mở rộng về phương Nam. Đất nước đã thành một dải kéo dài từ địa đầu
Móng Cái tới đất mũi Cà Mau, rồi mở mang ra vùng biển, những Côn Đảo, Phú Quốc,
Trường Sa, Hoàng Sa… Quá trình này đã định hình hình thể đất nước từ đầu thế kỷ
17 đến khoảng giữa thế kỷ 18 thì trọn vẹn như ngày hôm nay…
Ngày nay, đại thắng mùa xuân 30/4/1975 được coi là ngày hội thống nhất
non sông không chỉ của người dân sinh sống tại Việt Nam mà còn là ngày hội của
hàng triệu đồng bào ta đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Ngày hội thống
nhất non sông mang ý nghĩa cao cả và có tầm vóc lớn gắn liền với lịch sử dựng
nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta. Quá khứ được ghi ơn một cách
trân trọng, sâu sắc và điều quan trọng hơn là lời nhắc nhở về tinh thần yêu quý
hòa bình, hòa giải, hòa hợp và đoàn kết dân tộc.
Bình Nguyễn – Hạnh
Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét