Bỏ việc, đình công tập thể… là những điệp khúc vẫn thường xuyên xảy ra tại nhiều nhà máy, khu công nghiệp tại nhiều địa bàn trong cả nước.Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tình trạng trên vẫn tiếp tục tái diễn nhưng không căng thẳng như những năm trước. Nguyên nhân được xác định là các chủ doanh nghiệp đã biết cách “chiều lòng” công nhân hơn khi đưa ra nhiều chế độ, chính sách ưu đãi hợp lý.
Trong 3 ngày 7, 8 và 9/2, là thời điểm mà Công ty TNHH Viet Glory (địa
chỉ tại xóm 8, xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, hiện tại có trên
5.000 công nhân làm việc chuyên về giày da xuất khẩu) tổ chức cho công nhân đi
làm ngày đầu tiên năm mới và test nhanh COVID-19 với mục đích sàng lọc F0. Sau
giờ nghỉ trưa, bất ngờ có khoảng 2.500 công nhân không vào các vị trí làm việc,
tập trung trước cổng nhằm yêu cầu Công ty đáp ứng một số quyền lợi.
Công nhân cho rằng phía lãnh đạo công ty đã có những chính sách thiếu hợp
lý, thậm chí bất lợi cho công nhân như không thanh toán tiền hỗ trợ COVID-19
theo quy định, chấm dứt hợp đồng với công nhân sau khi họ nhiễm COVID-19, quy định
phải có mặt tại nhà máy trước 10 phút khi tới giờ làm việc, không tăng lương cơ
bản, không có phụ cấp thâm niên…
Đến chiều 8/2, từ 11 nội dung kiến nghị của công nhân nhưng phía lãnh đạo
công ty chỉ đồng ý điều chỉnh 6 nội dung, còn một số đề nghị khác như tăng
lương, bổ sung phụ cấp thâm niên, thưởng tháng 13… không được đáp ứng nên sáng
9/2, tình trạng tập trung đông người tiếp tục diễn ra trước cổng Công ty TNHH
Viet Glory, công nhân đến công ty nhưng không vào công xưởng làm việc.
Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp này xảy ra
đình công dịp đầu xuân năm mới. Trước đó, ngày 16/2/2021 (tức ngày mồng 5 Tết
Tân Sửu) tại Công ty này cũng đã xảy ra cuộc đình công của gần 1.400 công nhân
lao động để đòi quyền lợi, mặc dù công ty này chỉ mới đưa vào hoạt động khoảng
2 năm nay.
Công nhân đình công đầu năm mới tại Công ty TNHH Viet Glory. |
Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, dịp
Tết Nguyên đán vừa qua tại KCN Quang Minh, huyện Mê Linh cũng xảy ra 1 vụ ngừng
việc tập thể tại Công ty TNHH Fit Active Việt Nam. Không đồng ý với quyết định
thưởng Tết năm 2022 của Công ty, hơn 100 công nhân của công ty đã ngừng việc tập
thể. Tuy nhiên, sau khi các nguyện vọng được đáp ứng, ngày làm việc hôm sau số
công nhân này đã quay lại làm việc bình thường, chia sẻ khó khăn cùng doanh
nghiệp. Tại một số địa phương khác trong cả nước như Đồng Nai, Thái Nguyên…
cũng xảy ra tình trạng công nhân ngừng việc tập thể dịp Tết Nguyên đán vừa qua
để đòi hỏi quyền lợi.
Số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, tính đến hết
tháng 1/2022, ghi nhận tại tại 11 tỉnh, thành phố trên cả nước đã xảy ra 26 cuộc
tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, giảm 9 vụ so với năm 2021. Nguyên nhân
chính là do người lao động chưa bằng lòng với mức lương, thưởng của công ty,
cùng với đó là một số phụ cấp, chính sách ưu đãi khác còn thấp như tiền tăng
ca, xăng xe, tiền ăn trưa, làm ngoài giờ…
Nắm bắt được điều này, để hạn chế tình trạng lao động “bùng việc”, đình
công ngay sau kỳ nghỉ Tết kéo dài, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những chính
sách ưu đãi hợp lý, qua đó khuyến khích lao động trở lại làm việc. Ngày 7/2 là
ngày đầu tiên đi làm sau Tết, tại Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã
có hơn 23.000 công nhân đi làm trở lại, chiếm hơn 95% lao động của công ty. Để
giữ vững ổn định này, theo bà Trần Thị Hương Giang – Chủ tịch công đoàn công ty
thì ngay từ trước kỳ nghỉ Tết, ngoài đảm bảo các chế độ theo quy định, công ty
còn thưởng Tết bằng một tháng lương và tặng mỗi công nhân 2 phần quà.
Số liệu từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh cho thấy, trong tháng
2/2022, có 63 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang có nhu cầu tuyển dụng 6.850
vị trí việc làm, từ trình độ phổ thông đến đại học. Đây được xem là cơ hội việc
làm đầu năm cho lao động địa phương, cũng là một trong những giải pháp để bổ
sung nhân lực cho các doanh nghiệp nếu tái diễn tình trạng lao động bỏ việc sau
kỳ nghỉ Tết như trước đây.
Trong khi đó, tại Nghệ An, thông tin từ Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội tỉnh này, số liệu chưa chính thức nhưng đến thời điểm này, tỉ lệ công nhân
trở lại làm việc tại các doanh nghiệp sau Tết đạt trên 95%, một số doanh nghiệp
làm việc trễ hơn nên chưa có số liệu báo cáo. Kết quả này phần nào phản ánh nỗ
lực của doanh nghiệp cũng như vai trò của các tổ chức công đoàn, khi trong thời
gian trước Tết Nguyên đán, tổ chức công đoàn các cấp đã phối hợp với các doanh
nghiệp và chính quyền địa phương, tổ chức kịp thời các chương trình hỗ trợ người
lao động đón Tết đủ đầy, no ấm. Có thể kể đến là chương trình “Tết sum vầy -
Xuân bình an” Nhâm Dần 2022 do Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức tại 7 địa
điểm, với số tiền hơn 700 triệu đồng; chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu
thương” của Hội LHPN tỉnh, với 736 suất quà Tết đã được trao cho nữ công nhân,
lao động tại các khu công nghiệp.
Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 song tại nhiều doanh nghiệp,
ngoài việc thưởng thêm cho công nhân tháng lương thứ 13, nhiều chính sách ưu
đãi khác cũng đã được thông báo ngay trước kỳ nghỉ Tết như tăng lương, tăng các
khoản phụ cấp như tiền xăng xe, tiền ăn trưa, làm thêm ngoài giờ, có xe đưa đón
miễn phí tận nhà…
Ngoài ra, yếu tố khách quan là do trong năm 2021, tình hình dịch bệnh
kéo dài, phức tạp khiến hàng ngàn lao động trong cả nước mất việc làm nên sau kỳ
nghỉ Tết này cũng không ít công nhân dám đánh cược với cơ hội việc làm trong
năm mới của mình. Đây cũng là yếu tố giúp cho so với những năm trước, năm nay số
lao động “bùng việc” hoặc ngừng việc tập thể giảm nhiều hơn so với trước đây.
Thiên Thảo – Báo điện tử CAND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét