Như Báo CAND đã thông tin, ngày 9/2, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cùng với việc xuất bản sách giấy truyền thống, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản phiên bản điện tử cuốn sách trên trang Stbook.vn và Thuviencoso.vn.
Cuốn sách tuyển chọn 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay. Nội
dung xuyên suốt 29 bài viết là sự phân tích biện chứng, lý giải thấu đáo những
câu hỏi lớn về CNXH và con đường lên CNXH ở Việt Nam của Tổng Bí thư.
Các bài viết đã thể hiện rõ và làm sâu sắc thêm bản chất, giá trị cốt
lõi của CNXH trên các bình diện chính trị, kinh tế, xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... bằng những ngôn
ngữ giàu hình ảnh, cách diễn đạt dung dị, gần gũi, dễ hiểu đối với mọi tầng lớp
nhân dân, được chắt lọc từ đời sống thực tiễn sinh động của đất nước.
Sau khi phát hành, cuốn sách đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các
nhà nghiên cứu, quản lý, các nhà khoa học cùng đông đảo độc giả trong và ngoài
nước.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương Tạ Ngọc Tấn,
việc xuất bản cuốn sách nhằm phục vụ công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn, đặc biệt là tổng kết lý luận về đường lối đổi mới và những bài học kinh
nghiệm, những vấn đề có tính quy luật từ thực tiễn công cuộc xây dựng, phát triển
đất nước trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Đồng thời, đây
cũng là cơ sở để quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng
viên và đông đảo nhân dân về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, tạo nên
sự thống nhất tư tưởng trong toàn xã hội.
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được sự quan tâm sâu sắc của độc giả trong và ngoài nước. |
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học đánh giá, cuốn sách của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một công trình có tầm khái quát lý luận cao, tổng kết
thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng có của Đảng ta về mô hình
CNXH Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Qua nội dung các bài viết của Tổng Bí thư trong cuốn sách, chúng ta
thêm hiểu, thêm vững tin rằng xã hội XHCN với giá trị cốt lõi, bền vững và tốt
đẹp mà nhân loại hướng tới là một xã hội “thực sự vì con người; sự phát triển về
kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; một xã hội nhân ái, đoàn kết,
tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn; sự phát triển bền
vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế
hệ hiện tại và tương lai; một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về
nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân”.
GS.TSNguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận
Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, với cuốn
sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam”, đồng chí Tổng Bí thư đã tổng kết những vấn đề lịch sử sinh động nhất về sự
nghiệp cách mạng của Đảng ta.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn được Tổng Bí thư quán triệt trên 3
nguyên tắc, đó là: Kế thừa và phát triển; kiên định và đổi mới; nhuần nhuyễn lý
luận và thực tiễn. Cuốn sách là sự bổ sung về lý luận và thực tiễn, kết tinh
trí tuệ qua nhiều nhiệm kỳ, đặc biệt tổng kết 35 năm công cuộc đổi mới, 30 năm
thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH; là sự kế thừa,
phát triển, làm sâu sắc hơn giá trị nghiên cứu trước đây của Tổng Bí thư về con
đường cách mạng của Đảng ta.
Theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, có 3 điểm đặc biệt trong cuốn sách này
của Tổng Bí thư. Thứ nhất, cuốn sách đã trả lời một cách thuyết phục, rõ ràng về
lý luận CNXH của Nhân dân Việt Nam, do con người Việt Nam thực hiện, ví dụ như
về kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, trên cơ sở vận dụng, sáng
tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước
ta; có cả sự kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng bản sắc
riêng.
Thứ hai, cuốn sách khắc họa rõ nét mô hình CNXH của Việt Nam, đó là:
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng nền dân chủ XHCN Việt Nam.
Trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, tư tưởng xuyên suốt được đồng
chí Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, đây là nhân tố quyết định thành công; cội nguồn sức mạnh, năng lực nội
sinh là nhân dân Việt Nam.
Thứ ba, CNXH Việt Nam đã được khắc họa trong 10 mối quan hệ lớn, đó là
những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. Hay nói cách khác, cuốn
sách của Tổng Bí thư đã hoàn thiện khung lý luận về mô hình CNXH Việt Nam và
con đường tiến lên CNXH của Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng khẳng định,
bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
CNXH và con đường đi lên CNXHở Việt Nam” trong cuốn sách chính là công trình có
tầm tổng kết lại toàn bộ nhận thức lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNXH
và con đường đi lên CNXH phù hợp với Việt Nam, trên cơ sở vận dụng có phát triển
sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên
CNXH. Trong bài viết chủ chốt của cuốn sách này, Tổng Bí thư đã phân tích mấy
điểm chính, đó là: Xác định cho rõ nhận thức thế nào là CNXH và CNXH phù hợp với
Việt Nam ở điểm nào để ta vận dụng và phát triển theo mô hình của riêng ta,
mang lại hiệu quả thiết thực.
Tổng Bí thư cũng nêu rõ mục tiêu đi tới của CNXH ở Việt Nam là thế nào?
Chúng ta phải xây dựng cơ sở kinh tế, bước đầu hiện nay ta đang xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Rồi phải tạo dựng nền tảng kinh tế của CNXH
ra sao? Trên đó là một kiến trúc thượng tầng phù hợp và phấn đấu đến giữa thế kỷ
XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng XHCN...
“Tóm lại, đây là một công trình tổng kết sâu sắc quá trình xây dựng
CNXH ở Việt Nam từ thời miền Bắc trước đây (từ năm 1954 đến 1975) và thời kỳ cả
nước xây dựng CNXH trước đổi mới (từ năm 1975 đến 1986), đặc biệt là tổng kết
cách làm của Đảng ta từ năm 1986 đến nay theo hai Cương lĩnh năm 1991 và Cương
lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011. Đây là công trình lý luận có tầm cỡ như vậy
và bạn bè cũng đánh giá đây là một cống hiến lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam
mà người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã tổng kết. Nó có giá trị không chỉ riêng
cho ta mà còn cho các nước khác tham khảo” – PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc khẳng định.
Cuốn sách không chỉ nhận được sự quan tâm, đón nhận của cán bộ, đảng
viên và nhân dân trong nước mà còn được kiều bào, bạn bè, các chính đảng, các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu... quốc tế quan tâm, ghi nhận.
Ông Nguyễn Hoài Bắc, Việt kiều tại Canada cho rằng, cuốn sách của Tổng
Bí thư đã phân tích, lý giải rõ ràng những câu hỏi lớn về CNXH và con đường đi
lên CNXH ở Việt Nam không chỉ trên bình diện chính trị mà cả về kinh tế - văn
hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại… Là một doanh nhân, nhà đầu tư
FDI vào Việt Nam hơn 20 năm qua, ông đặc biệt quan tâm đến cách nhìn và cách
đánh giá cũng như hoạch định chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong
thời gian qua.
Theo ông, Việt Nam đang thực hiện nền kinh tế đa thành phần và cổ phần
hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước, coi trọng doanh nghiệp tư nhân và FDI nên ông
nhận thấy, cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cơ sở để tạo nên sự đồng
thuận, khơi dậy sự năng động, sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp và người
lao động nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Về động lực phát triển đất nước, ông cho rằng, để đạt được kỳ vọng như
Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành cũng như mong muốn của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vấn đề then chốt vẫn là con người. Bởi con người vận
hành và điều khiển chính sách đi đúng và trúng với những nội dung đã ghi. Vì vậy,
điều tiên quyết là công tác con người, phải lựa chọn đúng người, đúng việc có
thực tâm, thực tài và thực lòng để giao việc với tôn chỉ dù ở bất cứ cương vị nào,
cán bộ cũng là người thực hiện công vụ của mình và phụng sự đất nước và nhân
dân Việt Nam.
Về vấn đề chống tham nhũng, theo ông Nguyễn Hoài Bắc, trên thực tế bất
cứ quốc gia nào cũng có hiện tượng tham nhũng và tham nhũng theo nhiều cách
khác nhau ở các thể chế chính trị khác nhau. Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu
là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng đã chỉ đạo, đôn đốc các lực lượng bảo vệ pháp luật đã và đang điều
tra, cương quyết xử lý tình trạng này.
“Trong thời điểm hiện tại, người dân mong muốn xử lý dứt điểm ngay và
luôn tình trạng tham nhũng, tiêu cực là không thể bởi đây là cuộc đấu tranh phức
tạp, nhiều khó khăn, thách thức và tiến hành phải kiên trì, bền bỉ, lâu dài. Đặc
biệt, thời gian qua, về cơ cấu tuyển chọn, sử dụng cán bộ còn nhiều vấn đề cần
phải thay đổi. Mặt khác, việc đánh giá nguồn nhân lực chủ chốt dẫn dắt đất nước
cũng cần phải có tầm nhìn khác, dài hơi” – ông nhận định.
Trần Tấn Tú - Báo điện tử CAND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét