Nhiều
“băn khoăn” về dự án cao tốc Bắc Nam: Bình quân 175,4 tỷ đồng/km
Ngay trong kỳ họp khai mạc vào 4/1, Quốc hội sẽ xem xét chủ trương đầu
tư 12 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025. Trước khi kỳ họp diễn ra, Kiểm
toán Nhà nước đã có báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội về dự án này.
Làm rõ cơ sở pháp lý việc tổ chức thu phí và rà soát kỹ sơ bộ tổng mức
đầu tư
Theo Kiểm toán Nhà nước, cần xem xét kỹ việc lựa chọn công nghệ chính
nào cho dự án, cần đánh giá kỹ khả năng cân đối nguồn vốn, phân kỳ đầu tư, nợ
công và nhất là cơ sở pháp lý việc tổ chức
thu phí...
Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ, liên quan đến hình thức đầu tư, Chính phủ đề
xuất phương án triển khai toàn bộ 12 dự án thành phần theo hình thức đầu tư
công và tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 phải bổ sung
khoảng 72.497 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhưng, chưa có thông tin cụ thể về quy mô, đối tượng, nội dung và danh mục dự
án sử dụng vốn đầu tư công của Chương trình làm cơ sở cho đề xuất.
Việc đề xuất phương án triển khai toàn bộ 12 dự án thành phần theo hình
thức đầu tư công cần phải đáp ứng được nguồn vốn theo kế hoạch phân kỳ đầu tư
và tiến độ thực hiện dự án. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ 12 dự án
trong giai đoạn 2021-2025 cần đánh giá kỹ khả năng cân đối nguồn vốn, phân kỳ đầu
tư, nợ công và nhất là cơ sở pháp lý việc tổ chức thu phí. Thực tế, tại thời điểm
hiện nay, Chính phủ chưa có quy định cụ thể về thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ
cao tốc do nhà nước đầu tư để làm cơ sở triển khai thực hiện, đồng thời cần có
phương án cụ thể trong việc nhượng quyền thu phí đảm bảo tính khả thi.
Ở vấn đề tổng mức đầu tư, theo tờ trình của Chính phủ thì sơ bộ tổng mức
đầu tư 12 dự án thành phần đầu tư theo quy mô phân kỳ (4 làn xe) với 729 km là
khoảng 146.990 tỷ đồng. Bình quân 175,4 tỷ đồng/km (không tính chi phí GPMB).
Trong hồ sơ dự án gửi các vị đại biểu Quốc hội có nêu: “Trong bước tiếp
theo, tiếp thu kết luận của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý
kiến của Kiểm toán Nhà nước, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và các
cơ quan có liên quan tổ chức khảo sát chi tiết…, làm cơ sở để xây dựng tổng mức
đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chặt chẽ theo quy định của
pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng”.
Theo tờ trình, bình quân đầu tư 175,4 tỷ đồng/km (không tính chi phí GPMB). |
Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cho biết, số liệu sơ bộ tổng mức đầu tư
trên chưa có thông tin thuyết minh việc đã tính toán, rà soát kỹ về sơ bộ tổng
mức đầu tư của từng dự án thành phần.
Cụ thể, về chi phí xây dựng: Chiều dài phần tuyến sau khi trừ chiều dài
phần cầu và hầm có số liệu tính toán chưa phù hợp, với tổng giá trị 124,686 tỷ
đồng, bao gồm: Dự án thành phần Bãi Vọt – Hàm Nghi; Dự án thành phần Hàm Nghi –
Vũng Áng; Dự án thành phần Hoài Nhơn – Quy Nhơn; Dự án thành phần Quy Nhơn –
Chí Thạnh; Dự án Vân Phong – Nha Trang; Đơn giá phần tuyến dự án thành phần Cần
Thơ – Hậu Giang, dự án thành phần 12 (Hậu Giang – Cà Mau) theo sơ bộ tổng mức đầu
tư xác định hệ số vùng chưa phù hợp với quy định.
Chi phí hầm chui dân sinh tính toán trùng do đã có trong suất đầu tư đường
làm tăng sơ bộ tổng mức đầu tư tại dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang 307 tỷ
đồng, dự án thành phần Hậu Giang - Cà Mau 512 tỷ đồng. Chi phí xây dựng phần đường
và phần cầu trong sơ bộ tổng mức đầu tư, đơn giá được tính toán theo Quyết định
số 65/QĐ-BXD ngày 20/01/2021 của Bộ Xây dựng, tuy nhiên đơn giá chưa có sự thống
nhất tính theo suất vốn đầu tư hay chi phí xây dựng (Phần cầu đang tính trên suất
đầu tư; phần đường tính theo chi phí xây dựng)….
Tính toán lại có thể giảm 16.330 tỷ đồng
Báo cáo của Kiểm toán cũng nêu rõ, qua xem xét trên suất đầu tư các dự
án đầu tư đường cao tốc giai đoạn 2017-2020, cụ thể là Dự án thành phần đoạn
Vĩnh Hảo – Phan Thiết (hình thức đầu tư công) là dự án tương tự về loại, cấp,
quy mô công trình có tổng mức đầu tư (bao gồm cả GPMB) là 10.854 tỷ đồng/101km
(tương đương 107,5 tỷ đồng/1km); Dự án thành phần đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo (hình
thức PPP) có tổng mức đầu tư (bao gồm cả GPMB) là 9.620,2 tỷ đồng/78,5 km
(tương đương 122,6 tỷ đồng/1km); Dự án thành phần đoạn Phan Thiết – Dầu Giây có
tổng mức đầu tư (bao gồm cả GPMB) là 12.577 tỷ đồng/100km (tương đương 125,77 tỷ
đồng/1km).
Mặt khác, theo kết quả kiểm toán một số dự án đường cao tốc có quy
tương tự (4 làn xe), như dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 (4
làn xe, Quyết định phê duyệt dự án số 1170/QĐ-BGTVT ngày 17/6/2020) và căn cứ Thông tư
11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 hướng dẫn quy đổi chi phí về năm tính toán, sử dụng
chỉ số giá xây dựng bình quân năm 2018, 2019, 2020 xác định lại số liệu sơ bộ tổng
mức đầu tư như sau: Chi phí Xây dựng và thiết bị 89.111 tỷ đồng; giải phóng mặt bằng 19.097 tỷ
đồng; Chi phí quản lý dự án, tư vấn, khác 6.036 tỷ đồng, chi phí dự phòng
16.361 tỷ đồng. Tổng cộng là 130.605 tỷ đồng, giảm 16.330 tỷ đồng so với Tờ trình
519/TTr-CP; bình quân 152,9 tỷ đồng/km (không bao gồm GPMB)
Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và
cơ quan liên quan rà soát kỹ sơ bộ tổng mức đầu tư của các dự án, tính khả thi
của sơ bộ tổng mức đầu tư, tham khảo số liệu tổng mức đầu tư của Dự án đường
cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 để bảo đảm khả năng cân đối nguồn vốn
giai đoạn 2021-2025 và đảm bảo có đủ vốn triển khai hoàn thành toàn bộ dự án
vào năm 2025.
Cần có đột phá về tất cả các khâu mới đảm bảo đúng tiến độ
Tại phần đóng góp ý kiến, Kiểm toán Nhà nước cũng nêu rõ: Tại tờ trình
568/TTr-CP Chính phủ dự kiến tiến độ triển khai gồm chuẩn bị dự án năm
2021-2022; giải phóng mặt bằng, tái định cư năm 2022-2023; khởi công giữa năm
2023, cơ bản hoàn thành năm 2025. Mặt khác, trong Tờ trình cũng phân tích: “Thực
tế triển khai cho thấy, các dự án đường bộ có quy mô, yêu cầu kỹ thuật phức tạp,
tổng mức đầu tư lớn, thời gian chuẩn bị và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo
quy định pháp luật để khởi công dự án cần khoảng 3 năm, thời gian thi công hoàn
thành công trình từ 2-3 năm. Chính vì vậy, phần lớn các dự án đường bộ cao tốc
khó có thể hoàn thành trong một kỳ trung hạn”.
Từ các ý kiến trong Tờ trình nêu trên cho thấy, các dự án đường cao tốc
Bắc Nam phía Đông có quy mô, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, tổng mức đầu tư lớn…có
nhiều cầu lớn, hầm lớn và nhiều đoạn phải xử lý nền đất yếu cần thời gian thi
công dài. Trong khi thực tế đến năm 2025, dự án còn khoảng 4 năm (2022-2025)
cho công tác chuẩn bị và thực hiện để hoàn thành. Ngoài ra, chưa kể khó khăn về
dịch bệnh COVID-19 và các khó khăn nêu tại mục III, phụ lục IV kèm theo Tờ
trình mà báo cáo nghiên cứu khả thi chưa đưa ra được các giải pháp, phương án
phù hợp để khắc phục các khó khăn có thể xảy ra tương tự như dự án đường cao tốc
giai đoạn 2017-2020.
“Do vậy, để tiến độ triển khai Dự án cơ bản hoàn thành năm 2025 như nêu
trong Tờ trình thì cần những giải pháp đột phá trong tất cả các khâu của Dự
án”, Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh.
Phạm Huyền – Báo CAND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét