Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

NHẬN DIỆN 10 LUẬN ĐIỆU VÀ THÔNG TIN SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ VỤ ĐỒNG TÂM

Vụ phản loạn ở Đồng Tâm bùng phát đầu năm 2017 và kéo dài tới đầu năm 2020 đã khép lại. Đồng Tâm đã trở lại yên bình nhưng cái giá phải trả là sự hy sinh của 3 chiến sĩ Công an nhân dân. Kẻ cầm đầu chủ mưu đã bị tiêu diệt. Nhiều tên hung hãn khác bị thương. Hơn 30 tên tội phạm tham gia vụ phản loạn này bị khởi tố, bị tống giam hoặc cho tại ngoại với điều kiện cấm đi khỏi nơi cư trú.
Bất chấp những chứng cứ rành rành về tội phạm giết người, chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng được phơi bày trước bàn dân thiên hạ, bộ máy truyền thông của Mỹ và phương Tây cùng các nhóm phản động người Việt ở nước ngoài và một số kẻ chống đối ở trong nước vẫn tung ra những luận điệu sai trái về vụ Đồng Tâm, bia đặt, vu cáo Đảng và Nhà nước Việt Nam, Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân, đả kích chế độ, bênh vực cho những kẻ phạm pháp.
Vì vậy, cần thiết phải vạch rõ những luận điệu sai trái và thù địch đó để nhận rõ bộ mặt thật của những kẻ đứng sau lưng giật dây và yểm trợ cho cái gọi là “Nhóm Đồng Thuận” ở Đồng Tâm, một tổ chức nhen nhóm phản cách mạng nhưng lại đội lốt “chống tham nhũng”.
1- “Quân đội Việt Nam cướp đất nông nghiệp của người dân Đồng Tâm” ? BỊA ĐẶT !
Thực hiện Quyết định số 113/TTg ngày 14-4-1980 về việc đầu tư xây dựng Sân bay Miếu Môn do Phó Thủ tướng Đỗ Mười ký, năm 1992, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức, Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ và Ủy ban Nhân dân các xã Mỹ Lương, Trần Phú (sau này tách thành 2 xã Trần Phú và Đồng Lạc) thuộc huyện Chương Mỹ và Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm tiến hành giao đất theo đúng Quyết định 113/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tại bản đồ được lập kèm theo các biên bản bàn giao đất đều có chữ ký và con dấu của Ủy ban Nhân dân các xã có liên quan. Ông Cao Xuân Vỹ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm khi đó đã ký vào bản đồ và các biên bản này.
Còn nguồn gốc sâu xa của sân bay Miếu Môn thì nó được xây dựng từ năm 1968, là một sân bay dự bị, được giữ bí mật tuyệt đối để sử dụng khi các sân bay chính ở Nội Bài, Gia Lâm, Hòa Lạc, Cát Bi bị địch đánh hỏng. Các Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Cốc và Phạm Phú Thái đã từng sử dụng các đường cất hạ cánh bằng đất đắp của sân bay Miếu Môn từ năm 1969.
Kết quả cuộc đối thoại và trưng bày các tài liệu, bản đồ liên quan đến đất đai sân bay Miếu Môn do Thanh tra Chính phủ và Thanh tra thành phố Hà Nội tổ chức trong ngày 27-8-2019 cũng như 57 cột mốc giới hạn diện tích đất của sân bay còn tồn tại trên thực địa đã chứng minh toàn bộ 236,7ha đất sân bay Miếu Môn đều là đất quốc phòng. Lê Đình Kình và cái gọi là “Nhóm Đồng Thuận” đã không thể đưa ra bất cứ một tài liệu chính xác nào để chứng minh họ có quyền lợi đối với cái mà chúng gọi là “Đất Đồng Sênh”.
Vì vậy, nói “Quân đội chiếm đất của dân ở Đồng Tâm” là luận điệu hoàn toàn BỊA ĐẶT và BỊP BỢM nhằm chia rẽ Quân đội với Nhân dân, chia rẽ Đảng, Nhà nước với Nhân dân.
2- “Ông Lê Đình Kình và những người dân Đồng Tâm là những người đấu tranh chống tham nhũng” ? SAI !
Trong những năm 1982-1992, khi Quân đội chưa cò nguồn lực phát triển sân bay Miếu Môn đã được Chính phủ giao đất từ năm 1980 (Quyết định 113/TTg ngày 14-4-1980), đất đai bị bỏ hoang. Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Sơn Bình đã đề nghị Quân đội cho bà con Đồng Tâm mượn đất để canh tác, cải thiện đời sống; khi nào Quân đội thu hồi thì sẽ trả lại. Nhưng chính Lê Đình Kình, khi còn làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm đã tự tay ký giấy bán trái phép đất quốc phòng thuộc sân bay Miếu Môn cho các ông Trần Ngọc Viễn (12.000 mét vuông), Nguyễn Văn Toán (11.000 mét vuông) và Nguyễn Văn Phương (1.500 mét vuông).
Sau đó, các ông Viễn, Toán, Phương đã “thái” nhỏ các thửa đất này thành các mảnh nhỏ để “sang tên” cho 7 con và 1 cháu. Ngày 2-3-2008, con dâu ông Trần Ngọc Viễn là bà Nguyễn Thị Hương đã “bán” cho ông Vũ Đức Quyết (ở xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Tây) 240 mét vuông. Ngày 25-3-2008, con gái của ông Viễn là bà Trần Thị Hà đã bán cho ông Nguyễn Văn Hùng (ở thôn Ba Thá, Viên An, Ứng Hòa) 480 mét vuông. Ngày 17-5-2011, cháu gái ông Viễn là Trần Ngọc Mai (được ông Viễn “tặng” 441 mét vuông) đã bán cho ông Nguyễn Duy Chính (ở xã Hồng Dương, Thanh Oai, Hà Nội) 200 mét vuông. Tháng 6-2010, ông Nguyễn Văn Toán đã bán cho bà Vũ Thị Hà (số 14, đường Phúc Xá, Hà Nội) 110 mét vuông. Tháng 9-2011, ông Nguyễn Văn Toán đã bán cho ông Trần Công Kiên (Vạn Thái, Ứng Hòa, Hà Nội) 424 mét vuông. Văn bản xác nhận các vụ mua bán đất trái phép này đều do Lê Đình Thuần (con trai của Lê Đình Kình, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm nhiệm kỳ 2006-2011) ký.
Đây là các vụ mua bán đất hoàn toàn trái pháp luật, xuất phát từ việc ông Lê Đình Kình đã ký bán trái phép 34.500 mét vuông đất quốc phòng mà Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm chỉ được cho mượn tạm chứ không hề có quyền sở hữu hoặc được chuyển quyền sử dụng.
Vì vậy, Lê Đình Kình cùng với đám con cháu của ông ta và một số cán bộ xã, huyện hư hỏng khác thực chất chỉ là một đám thảo khấu, lợi dụng khiếu kiện, lợi dụng tự do dân chủ, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng để trục lợi chứ không hề và không bao giờ là các “chiến sĩ chống tham nhũng” như BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt, RFI tiếng Việt mà một số báo chí phản động, thù địch ở nước ngoài tung hô.
3- “Quân đội lấy đất sân bay Miếu Môn làm sân golf” ? ĐÁNH LẬN CON ĐEN !
Sự thật là tháng 10-2011, Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam có tờ trình để nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho lập dự án xây dựng sân golf tại khu vực TRƯỜNG BẮN MIẾU MÔN. Chính phủ đã chuyển đề xuất này sang Bộ Xây dựng để thẩm định. Tuy nhiên, đầu năm 2012, Thủ tướng đã có quyết định phê duyệt quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 cũng như quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, trong đó không có quy hoạch xây mới sân golf tại khu vực Miếu Môn.
Thế nhưng, tờ “Thông Luận”, một trang blog của một nhóm người Việt phản động, thù địch ở nước ngoài lại lấy đây làm một “nguồn lửa” để “tiếp lửa” cho đám thảo khấu Lê Đình Kình và đồng bọn ở Đồng Tâm. Và thủ đoạn đánh lận con đen này đã đánh lừa được không ít người.
Trước hết, TRƯỜNG BẮN MIẾU MÔN hoàn toàn khác với SÂN BAY MIẾU MÔN. Mặc dù cùng nằm trên địa phận xã Đồng Tâm nhưng TRƯỜNG BẮN MIẾU MÔN hoàn toàn tách biệt với sân bay bởi Tỉnh lộ 429. Thứ hai, đây là Trung tâm huấn luyện quân sự quốc gia, còn có tên khác là “Trường bắn Asia Quốc Gia”. Đây là nơi huấn luyện, thi đấu các giải bắn súng cho các đơn vị trong cả nước, chưa kể là cho một số nước thuộc ASEAN. Gần đây, Trường bắn Miếu Môn là nơi Tổ chức Giải bắn súng quân dụng Quân đội các nước ASEAN lần thứ 24 (AARM-24) vào tháng 11-2014. Vì vậy, hiểu một cách chính xác thì việc đề xuất xây dựng một khu vực sân golf là để phục vụ công tác giao lưu, đối ngoại quân sự-quốc phòng. Và cái sân golf ấy không phải là toàn bộ đất đai của TRƯỜNG BẮN MIẾU MÔN mà chỉ là một khu vực nhỏ nằm trong TRƯỜNG BẮN MIẾU MÔN với diện tích không qua 16 ha so với diện tích 176 ha của trường bắn.
Thế nhé, TRƯỜNG BẮN MIẾU MÔN và SÂN BAY MIẾU MÔN là hai khu vực khác nhau, hoàn toàn cách biệt với nhau. Không thể ĐÁNH LẬN CON ĐEN được !
4- Đại biểu Dương Trung Quốc: “Chính quyền không chịu đối thoại với dân ?”: MỊ DÂN VÀ BỊP BỢM !
Kể từ khi Quân đội bắt đầu thu hồi lại các diện tích đất đai đã cho dân Đông Tâm mượn tạm để canh tác, cứu đói (thời điểm 1984-1990) và có thêm thu nhập, chính quyền huyện Mỹ Đức và Ban chỉ huy Lữ đoàn 28 đã nhiều lần gặp gỡ, đối thoại với người dân Đồng Tâm. Đa số người dân Đồng Tâm cũng như các xã lân cận là Mỹ Lương, Trần Phú và Đồng Lạc đều ủng hộ việc xây dựng công trình quan trọng về quân sự-quốc phòng của Nga nước. Chỉ riêng có “Nhóm Đồng Thuận” do Lê Đình Kình và Bùi Viết Hiểu cầm đầu là ngoan cố chống lại. Với sự yểm trợ bằng tư vấn luật pháp cũng như về chính trị của mấy ông nghị và luật sư bất lương, Bùi Viết Hiểu đã giúp Lê Đình Kình ngụy tạo nhiều tài liệu giả mạo về đất đai ở Đồng Tâm, lấy đó làm cái cớ để khiếu kiện đòi đất.
Đỉnh điểm là cha con Lê Đình Kình cùng Bùi Viết Hiểu đã kích động một số đối tượng quá khích bắt giữ 36 cán bộ, chiến sĩ Công an cùng 2 cán bộ huyện Mỹ Đức hồi tháng 4-2017 để làm áp lực, buộc chính quyền phải nhượng bộ. Sau đó hai tuần, đích thân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác đã về tận xã Đồng Tâm để đối thoại với dân và cam kết sẽ tổ chức thanh tra làm rõ sự thật.
Tháng 7-2017, Thanh tra Hà Nội đã có Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19-7-2017, kết luận thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm. Tuy nhiên, Lê Đình Kình tự cho rằng mình đại diện cho một số người dân có khiếu kiện ở xã Đồng Tâm đã gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết và xem xét tính chính xác, hợp pháp của kết luận mà Thanh tra Hà Nội công bố. Tháng 4-2019, sau khi phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, kiểm tra, Thanh tra Chính phủ có thông báo số 611/TB-TTCP ngày 25-4-2019 khẳng định các nội dung kết luận thanh tra của thành phố Hà Nội là phù hợp với quy định pháp luật, đảm bảo tính chính xác.
Nhận đinh rằng do một số người dân vẫn chưa đạt được sự đồng thuận cao nên sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức thông tin báo chí để làm rõ hơn về nội dung này. Các kết luận thanh tra của Thanh tra Thành phố Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã được công bố, thể hiện rõ diện tích đất quốc phòng tại khu vực xã Đồng Tâm chỉ là một phần trong diện tích 236,7ha được quy hoạch làm sân bay Miếu Môn và có đầy đủ các quyết định từ năm 1980 đến 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và các bên liên quan, với đầy đủ bản đồ có chữ ký của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã giao đất, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm. Như vậy, việc chống đối, đòi quyền lợi của các đối tượng không hề có quyền lợi hợp pháp thuộc khu vực trên là hoàn toàn sai trái.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã 2 lần tổ chức buổi thông tin, đối thoại với người dân để làm rõ kết luận thanh tra vào tháng 8-2019 và tháng 11-2019. Trong các buổi thông tin này, người dân địa phương đã đặt các câu hỏi và được trả lời rõ ràng, cụ thể và được giải đáp thỏa đáng với các chứng cứ thuyết phục. Thế nhưng, Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu và các phần tử quá khích thuộc cái gọi là “Nhóm Đồng Thuận” đã không hề đến dự hai buổi đối thoại này. Không những thế, Lê Đình kình còn chỉ đạo tay chân dùng vũ lực ngăn cản đoàn xe ô tô chở người dân Đồng Tâm để dự các buổi đối thoại nói trên, hăm dọa sẽ “xử” gia đình họ. Không những thế, Lê Đình Kình, Lê Đình Công còn cho đám tay chân đập phá tài sản ném chất bẩn vào nhà của 14 hộ đã nhận đền bù của chính quyền để dời đi và đe dọa hành hung họ.
Trong sự việc này, chính quyền các cấp đã thể hiện sự dân chủ, thận trọng, khách quan, minh bạch, kiên quyết, bình tĩnh. Chính quyền, cơ quan chức năng, cơ quan pháp luật đã kiên trì thông tin, trao đổi, gặp gỡ, đối thoại, thanh tra, kiểm tra, xác minh, giải quyết kiến nghị. Ngay cả khi xảy ra sự việc nghiêm trọng 38 người thi hành công vụ bị người dân bắt giữ, việc xử lý cũng đã được thực hiện theo tinh thần có lý, có tình, nhân văn…Sự kiên trì ấy giúp cho những người chưa đồng thuận có thêm thông tin, hiểu rõ đúng sai, thay đổi nhận thức và không ít người từ chỗ hiểu chưa đúng, bị lôi kéo làm sai đã đồng thuận với chủ trương, chính sách đúng của Nhà nước. Một số người có vi phạm pháp luật cũng được tạo điều kiện để sửa sai, rút kinh nghiệm.
Ngay cả đối với các đối tượng chống đối, cố tình vi phạm pháp luật, chính quyền các cấp và cơ quan chức năng đã kiên nhẫn tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục suốt hai năm qua. Ngay cả khi phát hiện có sự lôi kéo, can thiệp của các thế lực xấu, chính quyền và cơ quan chức năng đã cảnh báo hiện tượng lợi dụng để trục lợi, gây sức ép với chính quyền… Đảng và Nhà nước đã hết sức kiên trì và khéo léo không để kẻ xấu lợi dụng thổi phồng sự việc, thực hiện âm mưu biến các điểm nóng kinh tế-xã hội thành điểm nóng chính trị. Ngay cả với sự việc diễn ra ngày 9-1-2020, sau hơn 1 tuần các đối tượng nhiều lần gây rối, các lực lượng chức năng vẫn kiên trì triển khai nhiệm vụ gắn với tuyên truyền, thuyết phục. Khi các lực lượng chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ các mục tiêu tại khu vực thi công tường rào, các đối tượng đã manh động ném bom xăng, sử dụng lựu đạn, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng; song lực lượng chức năng vẫn kiên trì phát loa tuyên truyền, kêu gọi…trước khi phải tiến hành các biện pháp khống chế, bắt giữ do bị tấn công trước.
Vậy mà ông Dương Trung Quốc vẫn cứ nhắm mắt nói bừa rằng chính quyền chưa chịu đối thoại với dân, chính quyền bênh che cán bộ ?! Thiết nghĩ, cần nhắc lại để ông nhớ rằng xung quanh vụ buông lỏng quản lý đất đai ở Đồng tâm, 33 cán bộ từ xã đến huyện và cả chỉ huy quân đội đã bị xử lý kỷ luật. Trong đó có 10 cán bộ lãnh đạo xã Đồng Tâm và 4 cán bộ huyện Mỹ Đức bị tuyên án tù. Vậy mà ông vẫn nhắm mắt nói bừa.
Là đại biểu của dân, lẽ ra ông là người nắm rõ nhất luật pháp, thừa biết ai đúng ai sai, đằng này ông lại đăng đàn vu cáo chính quyền hành xử theo lối “chính quyền luôn đúng và dân luôn sai”. Vậy người ta có thể đặt câu hỏi: Ông phát biểu nhân danh ai ? Nếu nhân danh Đại biểu Quốc hội thì ông đã không còn xứng đáng với danh xưng đó nữa. Còn nhân danh cá nhân thì ông đã trở thành kẻ ủng hộ cho các thế lực phản động, thù địch chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thưa đại biểu Dương Trung Quốc ! Ông định lên mặt dạy chính quyền phải đối thoại với dân nào đây ạ ? “Dân lành” hay “dân gian”, thậm chí là thảo khấu thổ phỉ đây ạ ? Hãy thôi cái trò MỊ DÂN và BỊP BỢM ấy đi được rồi đấy !
5- Giáo sư Hoàng Dũng (TP Hồ Chí Minh): “Chính quyền đang trên con đường khuyến khích sử dụng bạo lực chống lại người dân” ? VU CÁO TRẮNG TRỢN !
Như ở trên đã phân tích rõ, trong suốt hơn 2 năm qua, chính quyền thành phố Hà Nội đã sử dụng mọi biện pháp đối thoại, tổ chức thanh tra, kiểm tra tỷ mỷ, chi tiết các hồ sơ, thậm chí là phải tìm lại những hồ sơ, tài liệu, bản đồ gốc đã bị thất lạc từ trước đó gần 30 năm để chỉ làm rõ một vấn đề: Đất đai sân bay Miếu Môn đến đâu và do ai được quyền sử dụng. Thế nhưng những đối tượng quá khích, mù quáng, lại bị các thế lực phản động trong và ngoài nước lôi kéo, mua chuộc, bơm tiền bạc để thực hiện các hành vi cố tình chống đối chính quyền. Và đỉnh điểm là chúng đã sát hại ba cán bộ, chiến sĩ Công an Nhân dân đêm 8 rạng ngày 9-1-2020.
Khỏi phải nhắc để ông Hoàng Dũng nhớ lại rằng đây là TRƯỜNG HỢP PHẠM PHÁP QUẢ TANG. Mà hành vi quả tang này là hành vi GIẾT NGƯỜI có dự mưu, có chuẩn bị trước, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra. Một khi các lực lượng thực thi pháp luật bị tấn công thì họ có quyền chống trả tương xứng để vô hiệu hóa hành vi phạm tội của đối tượng. Luật pháp bất kỳ nước nào cũng quy định như vậy chứ không chỉ ở Việt Nam.
Đảng và Nhà nước Việt Nam không bao giờ khuyến khích sử dụng bạo lực vũ trang, cả trong quan hệ đối nội cũng như đối ngoại. Bạo lực chỉ là biện pháp cuối cùng để bảo vệ Tổ Quốc (về đối ngoại) và bảo vệ an ninh trật tự (về đối nội).
Vì vậy, những luận điệu của ông giáo sư ngôn ngữ học Hoàng Dũng chỉ có thể gói gọn lại trong mấy từ: VU CÁO TRẮNG TRỢN ! Ông ta đã bất chấp tất cả luật pháp lẫn luân thường đạo lý để thổ ra những lời như vậy.
6- PGS-TS Hoàng Ngọc Giao: “Một nhóm lợi ích nào đó đang phá hoại đất nước này và đang phá hoại chế độ này bằng việc ra lệnh sử dụng vũ lực đàn áp người dân” ? HỒ ĐỒ, VU CÁO, BỊA ĐẶT !
Thực tế kết quả điều tra xử lý hơn 30 cán bộ, nguyên cán bộ xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức, trong đó có 14 đối tượng bị xử lý hình sự, 15 đối tượng bị cách chức và xử lý hành chính cho thấy đây mới là nhóm lợi ích góp phần tạo nên sự phức tạp trong vụ chiếm dụng trái phép đất đai sân bay Miếu Môn ở Đồng Tâm suốt hàng chục năm vừa qua. Việc xử lý này chứng tỏ không hề có lợi ích nhóm nào trong việc Nhà nước thu hồi đất đai sân bay Miếu Môn vốn thuộc quyền sử dụng của Bộ Quốc phòng.
Vốn là Phó giáo sư, Tiến sĩ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Luật pháp và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, ông Hoàng Ngọc Giao tự cho mình cái quyền “lập tòa án” để kết luận rằng có nhóm lợi ích nào đó đã ra lệnh sử dụng vũ lực để đàn áp người dân. Ông ta hoàn toàn lờ tịt đi chuyện những kẻ chống đối đã không chỉ dùng lựu đạn, giáo mác tấn công lực lượng Công an, sát hại ba cán bộ, chiến sĩ Công an đang làm nhiệm vụ mà còn có âm mưu phá hoại tường rào sân bay Miếu Môn vừa được xây dựng.
Ông có biết tội xâm hại công trình quốc phòng-an ninh, kể cả đất đai và công trình trên đất được quy định xử lý ra sao tại Bộ luật Hình sự Việt Nam không ? Chắc chắn ông ta biết. Nhưng ông ta đã cố tình VU CÁO, BỊA ĐẶT với một giọng điệu HẰN HỌC và HỒ ĐỒ. Chắc hẳn ông ta đang hết sức hậm hực vì cái hội thảo ma giáo do ông ta tổ chức ở số 14-Trần Bình Trọng với một số tham luận bậy bạ đã bị dư luận lành mạnh của “dân lành” bóc mẽ nên ông ta quay sang ủng hộ đám “dân gian thảo khấu” nhà Lê Đình Kình và đồng bọn.
Nhân đây cũng cần nói thêm rằng ông Hoàng Ngọc Giao là một trong những người đã ký tên vào cái gọi là “Tuyên bố Đồng Tâm” do bọn phản động ở nước ngoài soạn thảo kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) trừng phạt Việt Nam. Và ông cùng với những kẻ táng tận lương tâm với dân tộc Việt Nam đã "được như ý" rồi đấy. EU đã “trừng phạt” Việt Nam bằng việc ra nghị quyết khuyến nghị các quốc gia của khối này phê chuẩn EVFTA và EVIPA.
7- Luật sư Ngô Anh Tuấn: “Bạo lực bùng phát tại xã Đồng Tâm trong lúc khiếu nại pháp lý của người dân đối với quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chưa được Thanh tra Chính phủ chính thức giải quyết” ? ĂN ĐỨNG DỰNG NGƯỢC !
Cho đến nay, ai cũng biết ông Ngô Anh Tuấn cùng các ông Trần Vũ Hải, Lê Văn Luân, Trần Thu Nam đều là các “luật sư phá giới” cũng như đều đã và đang trợ giúp pháp lý cho đám “dân gian thảo khấu” Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu và đồng bọn. Tuy nhiên, đã là luật sư thì ăn nói phải cho kín kẽ, kể cả ở tòa hay trên mặt báo, sao cho mỗi lời mình nói ra đều được hiểu đúng và hiểu theo một nghĩa, không có nghĩa bóng gió.
Có lẽ vì thấy “thân chủ” của mình không còn cơ hội hầu tòa để ông ta được “thi thố tài năng” nên ông ta mới nói bừa rằng “bạo lực bùng phát” khi “quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chưa được Thanh tra Chính phủ chính thức giải quyết. Bởi trên thực tế, Thanh tra Chính phủ đã ban hành văn bản kết quả kiểm tra (Thông báo số 611/TB-TTCP ngày 25-4-2019 của Thanh tra Chính phủ) đối với kết luận của Thanh tra Thành phố Hà Nội (Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 của Thanh tra TP Hà Nội).
Ngày 25-11-2019, Phó Tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đã về Mỹ Đức tổ chức đối thoại với người dân Đồng Tâm, đồng thời trưng bày các tài liệu, bản đồ chứng minh đát Đồng Sênh nói riêng và toàn bộ đát sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng. Mãi tới ngày 9-1-2020, khi các đối tượng dùng hung khí tấn công lực lượng Công an và bị phản công, trừng trị vì phạm tội quả tang với hành vi giết nhiều người thì khi đó mới gọi là “bạo lực bùng phát”. Và khi đó thì Thanh tra Chính phủ đã có kết luận và đã đối thoại với dân từ mấy tháng trước đó rồi.
Ông Ngô Quốc Tuấn đã cố tình quên đi cả sự kiện lẫn thời gian để nói lấy được. Thật đúng là “ĂN ĐỨNG DỰNG NGƯỢC !”.
8- “Vụ việc ở Đồng Tâm chỉ là vụ khiếu kiện của người dân về sở hữu đất đai” ? CỰC KỲ SAI !
Trong số nhiều ý kiến cho rằng Luật Đất đai của Việt Nam với nguyên tắc đất đai là sở hữu toàn dân là nguyên nhân sâu xa của các vụ khiếu kiện, tranh chấp kéo dài. Trong số đó có cả ý kiến của Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường. Đây là những ý kiến vô căn cứ.
Luật Đất đai Việt Nam qua 3 lần bàn hành, sửa đổi, bổ sung từ năm 1992 đến nay đã xác định rõ các mức độ, quyền hạn đối với đất đai. Trước hết, cần nói thẳng rằng hầu hết các quốc gia trên thế giới này, bao gồm cả 5 các cường quốc là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (Nga, Trung, Anh, Pháp, Mỹ) đều coi đất đai là công thổ. Không ai có quyền tư hữu đất đai nằm trong lãnh thổ quốc gia.
Tuy nhiên, mỗi nước lại có quy định riêng về các quyền thấp hơn quyền sở hữu như: quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu công trình trên đất, quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai, quyền trưng thu, trưng dụng đất đai .v.v… Đối với mỗi quyền đó, pháp luật mỗi nước đều quy định các mức độ chấp hành như trưng thu không bồi thường, trưng thu có bồi thường, trưng dụng (có thời hạn) có và không có bồi thường, quy định đất được phép và đất không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng .v.v…
Nhưng đối với vụ việc chiếm dụng trái phép đất quốc phòng ở Đồng Tâm thì không một đối tượng nào trong cái gọi là “Nhóm Đồng Thuận” trưng ra được bất kỳ một tài liệu nào chứng tỏ họ có quyền sử dụng bất kỳ một mét vuông đất nào trong khu vực sân bay Miếu Môn. Những tài liệu mà đám Lê Đình Kình-Bùi Viết Hiểu dùng để đi kiện đã được giám định là tài liệu giả mạo. Nếu có giá trị pháp lý thì đó là giá trị để buộc tội chính những người đi kiện về hành vi tạo dựng tài liệu giả mạo. Người ta gọi đây là khiếu kiện vô căn cứ.
Vì vậy, trong số những người đòi sửa Luật Đất đai có những người muốn làm cho Luật chặt chẽ hơn để áp dụng chính xác hơn. Nhưng cũng có những kẻ lợi dụng vụ việc này (cũng như đã lợi dụng vụ Cống Rộc năm 2008) để kêu gào tư hữu hóa đất đai. Nói cách khác, việc tư hữu đất đai chỉ là bước đầu tiên để chia cắt lãnh thổ, làm tan rã quốc gia. Chỉ có giặc ngoại xâm và đám phản động mưu đồ cát cứ, lập quốc gia riêng, chia cắt đất nước thì mới nghĩ đến điều đó.
Còn đối với đám “dân gian thảo khấu” ở Đồng Tâm thì một khi chúng đã nhận tiền hỗ trợ của các đám phản động, thù địch trong và ngoài nước, đã chuẩn bị hung khí để tấn công chính quyền thì khi đó, chúng không còn là “dân oan khiếu kiện” nữa mà đã trở thành một “tổ chức vũ trang phản động” có “âm mưu bạo loạn”. Và do đó, chúng không còn là “dân” nữa mà đã trở thành “giặc”.
9- Chính quyền “đánh bẫy” dân khi mãi đến tháng 4-2019 mới có bản đồ gốc của Sân bay Miếu Môn ? DỰNG CHUYỆN VU KHỐNG !
Như nhiều công trình quốc phòng-an ninh khác, sân bay Miếu Môn là sân bay thuộc diện bí mật quốc gia. Ngay từ thời Anh hùng không quân Phạm Phú Thái hạ cánh lần đầu tiên xuống đó nă1m 969, nó đã được đánh dấu “Tuyệt mật” (Super Secret). Và đã là công trình tuyệt mật thì chỉ có một số rất ít người được biết đến nó, đặc biệt là bản đồ. Bởi nó có thể trở thành mục tiêu tấn công của kẻ thù bất cứ lúc nào chúng có điều kiện.
Vì vậy, việc truy tìm bản đồ gốc của sân bay Miếu Môn hết sức khó khăn. Bởi trải qua nhiều cơ quan, nhiều người quản lý. Quân chủng Không quân lúc thì tách ra thành quân chủng riêng, lúc thì sáp nhập trở lại vào Quân chủng Phòng không-Không quân. Huyện Mỹ Đức vốn thuộc Hà Tây, có lúc thuộc Hà Sơn Bình, sau này trở lại Hà Tây và bây giờ thuộc Hà Nội. Qua những lần chuyển giao đó, việc hồ sơ, tài liệu bị “chìm” đi ở đau đó là chuyện khó tránh khỏi. Và đây chính là kẽ hở để đám “dân gian thảo khấu” Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu với sự trợ giúp của đám luật sư bất lương tạo dựng các tài liệu giả, lấy đó làm cái cớ đi kiện để đòi đất.
Rất may là các tài liệu cơ bản nhất đã được tìm thấy. Nhưng như vậy chưa đủ. Vì các tài liệu, bao gồm cả bản đồ và văn bản, vẫn nằm trong diện bào mật nên phải mất thời gian để làm các thủ tục giải mật, (việc này phải thận trọng, lơ mơ là đi tù như chơi). Sau khi đã hoàn thành thủ tục giải mật, các tài liệu còn phải được đưa đi giám định để bảo đảm chắc chắn đó là các tài liệu thật và là tài liệu gốc, không bị sửa chữa, thêm bớt và không phải là bản sao chép. Các cơ quan chức năng lại phải mất thêm nhiều thời gian nữa.
Phải thừa nhận rằng Thanh tra Thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã làm việc hết sức thận trọng và công tâm để có thể vững tin giới thiệu các tài liệu đó với người dân Đồng Tâm cũng như trước toàn thể công luận. Thế nhưng trong hai buổi đối thoại, đám “dân gian thảo khấu” do Lê Đình Kình và Bùi Viết Hiểu cầm đầu đã tỏ thái độ tẩy chay, không đến dự họp mà ngấm ngầm sắm sửa hung khí, tổ chức vũ trang. Còn đám luật sư bất lương và một số kẻ “mũ cao áo dài” hỗ trợ cho đám thảo khấu ấy đã lánh mặt.
Thế nhưng ông nghị Dương Trung Quốc vẫn còn nghi ngờ mà hỏi rằng “Vì sao có bản đồ gốc mà đến bây giờ mới giới thiệu ?” Thật khôi hài cho một nhà nghiên cứu sử học khi ông ta thừa biết rằng để xác định chính xác một sự kiện lịch sử, một nhân vật lịch sử, niên đại của sự kiện ấy, giới nghiên cứu lịch sử đã phải tốn bao nhiêu công sức tìm tòi, xác minh, giám định .v.v… Nếu không biết những điều đó thì ông ta chẳng thể được gọi là “nhà nghiên cứu sử học” nữa !
Nhân đây xin nói thêm, có nhiều bài báo đã nhắc đến cái tên A1 để chỉ công trình mà Viettel khởi công xây dựng ở Sân bay Miếu Môn. Thực ra đó chỉ lầ tên gọi để chỉ “độ mật” của công trình. Còn cụ thể nó là cái gì thì chỉ có những người có trách nhiệm mới được biết. Theo quy định của Pháp lệnh bảo vệ bí mật quốc gia, “A” chỉ mức độ tuyệt mật, “B” chỉ mức độ tối mật, “C” chỉ mức độ mật. Một mức lại có nhiều hạng. Trong đó, “A1” là mức độ tuyệt mật cao nhất. Và cũng theo Bộ luật Hình sự và Pháp lệnh bảo vệ bí mật quốc gia hiện hành, chỉ cần có âm mưu tìm hiểu, tiếp cận bí mật quốc gia thôi thì cũng đã đủ để đưa ra tòa để xử lý hình sự rồi.
10- “Chủ tịch Nguyễn Đức Chung lừa dân khi ông ấy viết rằng “không truy cứu trách nhiệm đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm” ? ĐÃ NGU THÌ KHÔNG THỂ HIỂU ĐÚNG VÀ LÀM ĐÚNG !
Trong cuộc đối thoại với người dân Đồng Tâm hồi tháng 4-2017, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung có viết một tờ giấy cam đoan, trong đó có cam kết “không truy cứu trách nhiệm đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm”. Khi đó, những luật sư bất lương như Trần Vũ Hải, Lê Văn Luân mừng húng lên và cho rằng “Nhân dân Đồng Tâm đã giành thắng lợi” ?! Nhiều kẻ xấu đã hùa theo luận điệu này ở trên mạng. Và cũng có cả những người đã chê trách Chủ tịch thành phố Hà Nội là thỏa hiệp, đầu hàng…
Giờ đây, sau gần 3 năm nhìn lại thì thấy Chủ tịch Nguyễn Đức Chung không hề nói dối và cũng không hề nói sai, làm sai. Bởi một điều hiển nhiên là theo pháp luật hình sự Việt Nam cũng như nền pháp luật văn minh của nhân loại hiện đại thì TỘI AI LÀM NGƯỜI ĐÓ CHỊU. Vì thế nên không bao giờ vì một vụ bắt giữ người thi hành công vụ, chống người thi hành công vụ và gây rồi trật tự công cộng chỉ do một nhóm người gây ra mà lại đi truy cứu trách nhiệm toàn dân cả xã người ta được !
Chỉ có những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ thù địch, phản động, thấy được tờ giấy đó như bắt được vàng để phục vụ cho mưu đồ đen tối của chúng mới không thể hiểu được “toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm” là thế nào.
Một khía cạnh thứ hai là Chủ tịch Nguyễn Đức Chung (nếu được sự đồng ý cúa Thành ủy) thì chỉ có thể tha cho đám thảo khấu Lê Đình Kình-Bùi Viết Hiểu và đồng bọn các tội như chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng mà đối tượng bị xâm hại là “người nhà nước”, là “trật tự công cộng”. Còn đối với hành vi LỪA ĐẢO bà con nhân dân Đồng Tâm của Lê Đình Kình và Bùi Viết Hiểu là: hãy góp tiền đi kiện, để rồi mỗi người được chia từ 12 đến 15 mét vuông đất mà bây giờ thì “tiền đã mất, đất chẳng có” thì không ai có thể gánh được tội này thay cho Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu và đồng bọn !
TÓM LẠI ! Vụ việc ở Đồng Tâm ban đầu chỉ đơn giản là một vụ khiếu kiện về đất đai như nhiều vụ khiếu kiện khác. Nhưng sự ngoan cố của đám Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu, sự manh động của đám con cháu nhà hai ông này cộng với sự lôi kéo, mua chuộc, kích động của các tổ chức, phần tử thù địch ở ngoài nước và sự kích động, yểm trợ của những tên phản động ở trong nước đã biến vụ khiếu kiện kéo dài này thành một vụ âm mưu bạo loạn. Tuy nhiên, vì những chứng lý không thể chối cãi của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra thành phố Hà Nội, vì bị dư luận nhân dân lên án, vì bị dân Đồng Tâm đòi lại số tiền đã đóng góp; trong khi các nguồn “tiếp tế” từ các thế lực thù địch từ ngoài nước chuyển về bị chặn lại và đám cơ hội chính trị trong nước dần dần “ngó lơ” vì thấy mòi không ăn được và có ăn cũng không nuốt được; đám thảo khấu Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu và đồng bọn đã hành xử theo lối “CHÓ CÙNG RỨT RẬU”.
Vì vậy, bài học lớn nhất cần rút ra trong vụ này là “ĐỪNG ĐỂ CÁI SẢY NẢY CÁI UNG”.
Ảnh 1: Quyết định số 113/TTg ngày 14-4-1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp đất xây dựng Sân bay Miếu Môn (Trang 1)
Ảnh 2: Phần đầu Quyết định số 386-QĐ/UB ngày 10-11-1981 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình về việc giao đất đợt I xây dựng sân bay Miếu Môn.
Ảnh 3: Bản gốc biên bản bàn giao đất đai của tỉnh Hà Sơn Bình cho Ban chỉ huy Công trình 115-79, Bộ Quốc phòng.
Ảnh 4: Trang 2 của Quyết định 386-QĐ/UB bàn giao đất đai của tỉnh Hà Sơn Bình cho Ban chỉ huy Công trình 115-79, Bộ Quốc phòng, phần có liên quan đến các xã xung quanh khu vực sân bay.
Ảnh 5: Bản gốc Quyết định số 263-QĐ/UB ngày 19-12-1986 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình về việc bàn giao toàn bộ mặt bằng khu vực sân bay Miếu Môn cho đơn vị quân đội quản lý Công trình 115-79.
Ảnh 6: Bản gốc quyết định giao đất của Nông trường quốc doanh Lương Mỹ cho đơn vị 11579 để xây dựng sân bay Miếu Môn.
Ảnh 7: Trang sổ tay của Trung tướng, Anh hùng LLVT Phạm Thú Thái lưu giữ từ năm 1969 vẽ lại sơ đồ, tọa độ sân bay Miếu Môn để chuẩn bị cất hạ cánh thử nghiệm bằng máy bay MiG-21.
Ảnh 8: Sơ đồ 16 cột mốc đầu tiên đánh dấu giới hạn đất đai sân bay Miếu Môn do đơn vị 11579, Quân chủng Phòng không-Không quân xây dựng bằng bê tông cốt thép năm 1992.
Ảnh 9: Sơ đồ 57 cột mốc hiện có đánh dấu địa giới sân bay Miếu Môn.
Ảnh 10: Bản sao sơ đồ hiện trạng sân bay Miếu Môn lập năm 1989.
Ảnh 11: Bản đồ gốc vẽ tay được đối chiếu với bản đồ vệ tinh cho thấy đất quốc phòng thuộc Sân bay Miếu Môn đã bị các đối tượng xấu ở xã Đồng Tâm chiếm dụng trái phép nhiều lần.
Ảnh 12: Tài liệu ngụy tạo “Giấy biên nhận cho đất” do Lê Đình Kình ký dưới danh nghĩa Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm. Lưu ý rằng chỉ đến Hiến pháp năm 1980, danh xưng “Ủy ban hành chính” (các cấp tỉnh, huyện, xã) mới đổi tên thành “Ủy ban nhân dân” và sử dụng con dấu tròn, mực đỏ. Trước Hiến pháp 1980, Ủy ban Hành chính cấp xã dùng con dấu hình chữ nhật, mực tím.
Ảnh 13: Giấy ủy quyền sử dụng nhà và được hưởng đền bù ngày 24-1-1988 của ông Lê Chanh, cán bộ về hưu (mua lại của ông Trần Ngọc Viễn) bị bác bỏ do nhà xây trên đất quốc phòng.
Ảnh 14: Một trang sổ tay của đối tượng Bùi Thị Nối ghi lại các khoản thu chi có cữ ký xác nhận của đối tượng Lê Đình Kình.
Ảnh 15: Bảng kê thu chi của cái gọi là “Tổ Đồng Thuận”, một trong các bằng chứng về tội lừa đảo và lập quỹ trái phép của Lê Đình kình, Bùi Viết Hiểu và đồng bọn.
Ảnh 16: Các cựu cán bộ huyện Mỹ Đức và xã Đồng Tâm bị Tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức xét xử vì hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc quản lý đất đai ở xã Dồng Tâm.
Ảnh 17: Buổi đối thoại ngày 27-8-2019 do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Thanh tra Thành phố Hà Nội tổ chức công bố kết luận của Thanh tra Chính phủ xác định tính hợp pháp của Kết luận Thanh tra Thành phố Hà Nội công bố các tài liệu làm căn cứ pháp lý xác định các đối tượng khiếu kiện ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm không hề có bất kỳ quyền lợi hợp pháp nào về đất đai tại khu vực được gọi là “Đồng Sênh” là đất quốc phòng thuộc sân bay Miếu Môn. Lê Đình Kình và đồng bọn đã không đến dự đồng thời tiếp tục lan truyền các thông tin bịa đặt, vu cáo Chính quyền và Quân đội.
ST

Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...