Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

THỦ TƯỚNG: KIÊN QUYẾT CÁCH LY CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẾN VIỆT NAM TỪ VÙNG DỊCH

Lưu ý không chủ quan trước những kết quả đã đạt được, Thủ tướng đề nghị triển khai mạnh mẽ biện pháp cách ly bắt buộc đối với những người từ vùng dịch vào Việt Nam. 
Sáng 27/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do Virus SARS-CoV-2 gây ra (COVID-19).

Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu triển khai mạnh mẽ biện pháp "cách ly tập trung" trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng gửi lời thăm hỏi, chúc mừng đến đội ngũ các y, bác sỹ cả nước nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2020).
Thủ tướng ghi nhận và biểu dương đội ngũ các y, bác sỹ, cán bộ, nhân viên y tế - những chiến sỹ tiên phong, những tấm gương kiên cường trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19.
Thủ tướng đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã đạt được những kết quả rất quan trọng với nhiều biện pháp mạnh mẽ, chủ động; đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhất là ở địa phương. Nhiều địa phương đã tích cực, chủ động, trách nhiệm trong phòng, chống dịch. Thành tích này có được nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; để lại một ấn tượng mạnh mẽ và được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ. Nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới đánh giá cao tinh thần chỉ đạo chống dịch của Việt Nam.
Thu tuong: Kien quyet cach ly cac truong hop den Viet Nam tu vung dich hinh anh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa, chúc mừng các thành viên Ban chỉ đạo nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2020). (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng nhận xét Ban Chỉ đạo các cấp đã có những đối sách đúng, biện pháp quyết liệt, kịp thời, đồng bộ giữa Trung ương và địa phương, huy động nhiều lực lượng tham gia, đặc biệt là quân đội, công an với tinh thần "chống dịch như chống giặc." Nhờ đó, Việt Nam đã ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh COVID-19, không có ca nhiễm mới, điều trị khỏi cho 16 ca mắc dịch bệnh này.
Ban Chỉ đạo quốc gia và tại các địa phương đã giữ nề nếp, quy củ, hoạt động đều đặn, tích cực trong suốt hơn 1 tháng qua; không để xảy ra bị động, bất ngờ, không để dịch bệnh lan tràn, thể hiện trách nhiệm trước nhân dân.
Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã dành nhiều công sức, cơ sở vật chất, nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch.
Lưu ý không chủ quan trước những kết quả đã đạt được, Thủ tướng đề nghị triển khai mạnh mẽ biện pháp cách ly bắt buộc đối với những người từ vùng dịch vào Việt Nam. Đi liền với đó là thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Quân đội đối với người được cách ly; tiếp tục tạo điều kiện cho người được cách ly.
Các cơ quan liên quan bám sát tinh thần "không đóng cửa biên giới, không đóng cửa sân bay, không cấm đi lại" nhưng "tất cả những người từ vùng dịch về đều phải cách ly" để tránh lây truyền dịch bệnh.
Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm giải thích với thái độ kiên quyết, cách ly các trường hợp đến Việt Nam từ vùng dịch.
Các bộ, ngành khuyến cáo công dân Việt Nam sinh sống, làm việc ở đâu cần tuân thủ hướng dẫn của nước sở tại để ổn định bởi trên thực tế, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản đều có hệ thống y tế tốt hơn so với Việt Nam.
"Tiếp tục không được chủ quan, không được họp hành đông người," Thủ tướng nói và yêu cầu các lễ hội, hội nghị lớn phải tạm thời dừng lại.
Thủ tướng nhắc lại tinh thần "bình tĩnh nhưng cương quyết" trong kiểm soát dịch bệnh, không để tình hình phức tạp.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng dịch tại BV bệnh Nhiệt đới T.Ư
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng dịch tại BV bệnh Nhiệt đới T.Ư
Về vấn đề đi học của học sinh, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét căn cứ vào Khung thời gian năm học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố để tự quyết định việc đi học của học sinh đảm bảo hiệu quả nhất, chú ý đến các vấn đề vệ sinh, kiểm soát dịch bệnh.
Về chính sách phát triển thời gian tới, Thủ tướng cho biết theo nhiều dự báo, mặc dù tình hình diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp nhưng có thể sẽ được kiểm soát tốt vào quý 2.
Trong khoảng vài tháng tới, kinh tế thế giới sẽ có những diễn biến tích cực. Do đó, các bộ, các cấp, các ngành, địa phương cần suy nghĩ, kiên quyết bên cạnh ngăn chặn dịch có hiệu quả cần phải có "tư duy đột phá chính sách hiệu quả và hành động" để hoàn thành đầy đủ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà Đảng, Quốc hội đã giao.
Thủ tướng đưa ra một số giải pháp cụ thể như giảm lãi suất, chuyển đổi giãn nợ, giảm thuế, giãn thuế, giảm lệ phí logistics..., tăng chi tiêu an sinh xã hội, nhất là đối với những đối tượng bị tổn thương do dịch bệnh tại các địa phương.
Để đảm bảo kế hoạch phát triển, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu "chỉ đạo quyết liệt, phản ứng kịp thời hơn," chuẩn bị mọi điều kiện cho sự tăng trưởng bứt phá vào quý 2.
Báo cáo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tính đến 9 giờ ngày 27/2, số ca nhiễm COVID-19 bên ngoài Trung Quốc lần đầu tiên lớn hơn số ca nhiễm của Trung Quốc, đánh dấu bước ngoặt lây lan dịch trên phạm vi toàn cầu.
Hiện tại, tất cả các châu lục, trừ châu Nam cực đều ghi nhận ca nhiễm COVID-19 với 49 quốc gia/vùng lãnh thổ công bố có người mắc. Hàn Quốc hiện là quốc gia có số trường hợp mắc tăng nhanh và cao nhất ngoài Trung Quốc (1.595 ca mắc, 12 người tử vong), tập trung chủ yếu tại thành phố Daegu và khu Bắc Gyeongsang. Chính phủ Hàn Quốc đã nâng mức cảnh báo lên mức cao nhất.
Tại Việt Nam, từ ngày 13/2 đến nay không ghi nhận các trường hợp mắc mới. Tổng số có 16 trường hợp nhiễm COVID-19 và đã được điều trị khỏi tất cả 16/16 ca. Tổng số có 1.304 trường hợp nghi ngờ đã loại trừ; 92 trường hợp nghi ngờ, đang theo dõi, cách ly; 5.474 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe.
Để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc, Ban Chỉ đạo quốc gia đã yêu cầu Bộ Ngoại giao, các hãng hàng không thông báo rộng rãi về việc cách ly bắt buộc 14 ngày đối với người từ vùng dịch Hàn Quốc vào Việt Nam.
Đại diện lãnh sứ quán Hàn Quốc làm việc với lãnh đạo Bệnh viện dã chiến TP.HCM ngày 25.2.  /// ẢNH: C.T.V
Đại diện lãnh sứ quán Hàn Quốc làm việc với lãnh đạo Bệnh viện dã chiến TP.HCM ngày 25.2.
Đối với người Hàn Quốc và người đã qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 11/02/2020, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị cập nhật danh sách và nơi cư trú, lưu trú, gửi Cấp ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để rà soát, thực hiện giám sát y tế và tổ chức cách ly ngay lập tức các trường hợp được phát hiện đến từ vùng có dịch của Hàn Quốc, hoặc tiếp xúc gần với người từ vùng dịch. Khuyến cáo đối với người Hàn Quốc đang đi du lịch tại Việt Nam không tiếp tục hành trình và sớm trở về nước.
Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành liên quan thông báo rộng rãi đối với người Việt tại Hàn Quốc về việc khi về Việt Nam phải khai tờ khai y tế bổ sung, chịu sự giám sát y tế bị cách ly tập trung nếu đi qua vùng dịch trong vòng 14 ngày hoặc tiếp xúc gần với người từ vùng dịch hoặc không chứng minh được có đi qua vùng có dịch hay không.
Bộ Y tế làm đầu mối phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện ứng dụng khai báo y tế điện tử để áp dụng cho tất cả hành khách đến từ các nước có dịch trước khi lên máy bay, đồng thời vẫn thực hiện khai báo thủ công khi về Việt Nam để cập nhật thông tin./.
Nguồn: Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)
#Ngẫm

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

NGÀY 27-2 KHÔNG HOA:!!!!!



 Trước khi phát biểu chỉ đạo tại hội nghị của Bộ Y tế sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ đề nghị cả hội trường đứng dậy dành 1 phút im lặng để tri ân các thầy thuốc, rồi dành thêm 1 tràng vỗ tay thay hoa gửi tới những người đang nỗ lực chống dịch Covid-19.
Cuối giờ sáng nay, 25-2, bước lên bục phát biểu kết luận tại hội nghị trực tuyến về triển khai công tác y tế năm 2020 và phòng chống dịch bệnh Covid-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có những lời chia sẻ đầy xúc động với toàn thể ngành y.
Ông nói: “Hôm nay, sát ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2, lẽ ra vào dịp này, tại hội trường này sẽ là lễ kỷ niệm, sẽ có rất nhiều hoa chúc mừng, rất nhiều Bằng khen, thậm chí là Huân chương, Huy chương cho các tập thể, cá nhân ngành y. Thế nhưng năm nay, do đặc thù chống dịch Covid-19, sát ngày 27-2, chúng ta tổ chức hội nghị triển khai công tác y tế năm, hoạt động kỷ niệm ngày thầy thuốc kết hợp với công tác chống dịch”.
ảnh 1Tiếp tục chia sẻ “dù sao thì ngày 27-2 không có hoa, không có cờ nhưng chúng ta vẫn phải nhớ ơn các thầy thuốc”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tất cả đại biểu có mặt tại hội nghị ở điểm cầu Bộ Y tế đứng dậy dành 1 phút im lặng để cùng  tri ân các thế hệ thầy thuốc đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó có những y bác sĩ đã hy sinh trong dịch SARS năm 2003 còn để lại cho chúng ta tâm gương và rất nhiều bài học đến ngày hôm nay.
Phó Thủ tướng nói thêm, những người thầy thuốc, giờ phút này, vẫn đang ngày đêm vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ, hết lòng vì người bệnh. Rất nhiều người đang giành giật sự sống từ tay tử thần về cho các bệnh nhân. Những cán bộ y tế thôn bản không chỉ khám chữa bệnh, mang thuốc đến cho người dân mà còn mang tri thức, mang tinh thần thầy thuốc như mẹ hiền đến mọi ngõ ngách.
ảnh 2
          Chúng ta, thay vì có nhiều hoa, thì có một tràng vỗ tay thật dài để tri ân các thầy thuốc của chúng ta.
Tôi cũng đề nghị, thay vì những bó hoa và những lời cảm ơn, chúng ta hãy dành một tràng vỗ tay thật dài để dành cho tất cả các thầy thuốc, các chiến sĩ biên phòng, các công an cửa khẩu, các ngành, các cấp, tổ chức, doanh nghiệp, nhà báo và tất cả người dân đã cùng tham gia chống dịch Covid-19 với một tinh thần chống dịch như chống giặc và đạt được kết quả rất đáng mừng cho đến giờ phút này” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Tiếp đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thông báo một tin mừng là đến sáng nay, 25-2, bệnh nhân cuối cùng của Việt Nam vẫn đang điều trị Covid-19 (tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần thứ 2.
Như vậy có thể khẳng định đến thời điểm này, Việt Nam không còn bệnh nhân nhiễm Covid-19.


Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG, CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC THẬT TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP, ĐỂ TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và có bài phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu quan trọng của đồng chí Trần Quốc Vượng.

Nhìn lại năm 2019 và từ đầu nhiệm kỳ đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Đất nước ta tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao; tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng được nâng lên. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có chuyển biến mạnh mẽ, đạt kết quả rất quan trọng, được nhân dân đồng tình, tin tưởng và ủng hộ. Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả. Quốc phòng, an ninh được tăng cường. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia, vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Trong thành tích chung đó, có đóng góp rất quan trọng của ngành tổ chức xây dựng Đảng.
Về kết quả công tác năm 2019 và 4 năm 2016 - 2019
Nhìn lại những năm qua, ngành tổ chức xây dựng Đảng đạt 5 kết quả nổi bật:
Một là, đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan làm tốt công tác tham mưu và triển khai đồng bộ, toàn diện, bài bản công tác tổ chức xây dựng Đảng; chuẩn bị Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII; tổng kết Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30-5-2014, của Bộ Chính trị khóa XI, Về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tham mưu giúp Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019, Về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng; thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược; tham mưu, phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quy hoạch các cấp theo đúng tiến độ, có đổi mới, cải tiến và từng bước nâng cao chất lượng.
Hai là, làm tốt công tác nghiên cứu, bám sát tình hình, sơ kết, tổng kết nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng; tham mưu giúp Ban Chấp hành Trung ương ban hành 3 nghị quyết, 1 quy định; tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành 66 chỉ thị, quy định, quy chế, hướng dẫn... về tổ chức xây dựng Đảng. Các văn bản trên đã cụ thể hóa toàn diện các chủ trương, giải pháp về công tác xây dựng Đảng đề ra trong Đại hội XII của Đảng; tháo gỡ, giải quyết những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đến nay, các chủ trương, giải pháp đó đã và đang đi vào cuộc sống, có kết quả tốt.
Ba là, đã chú trọng khâu tổ chức thực hiện và tham mưu, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, sớm đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống với những kết quả nổi bật.
Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị, về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về nêu gương đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành. Việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được tiến hành kiên quyết, kiên trì với nhiều biện pháp đồng bộ, mạnh mẽ, toàn diện và từng bước có chuyển biến quan trọng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Đã tham mưu giúp cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII quyết liệt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị: Đã kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy; rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ; giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, tăng cường phân cấp, giảm số lượng cấp phó, giảm bộ phận phục vụ gắn với xây dựng vị trí việc làm, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Sau 2 năm thực hiện, bước đầu đã giảm được 4 đầu mối trực thuộc Trung ương, 7 tổng cục và tương đương; 81 cục, vụ và tương đương; hơn 2.600 phòng và tương đương; hàng trăm đầu mối trực thuộc tỉnh, gần 500 đầu mối trực thuộc huyện, giảm hơn 15 nghìn cấp trưởng, cấp phó các cấp; giảm hơn 236 nghìn (6,58%) biên chế công chức, viên chức so với năm 2015; đang khẩn trương sắp xếp giảm 5 đơn vị hành chính cấp huyện, 556 đơn vị hành chính cấp xã. Đây là công việc khó, nhiều năm trước đây không thực hiện được. Kết quả trên mới chỉ là bước đầu, nhưng rất quan trọng, để khẳng định rằng, khi đã có chủ trương rõ, biện pháp đúng và với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và cơ quan tham mưu, việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 đã mang lại hiệu quả rõ nét, thiết thực.
Đã bám sát 2 trọng tâm, 5 đột phá của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện công tác cán bộ, chủ động chuẩn bị nguồn cán bộ cho trước mắt và lâu dài: Đã tập trung xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về công tác cán bộ, nhất là xây dựng tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ; kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Quy trình công tác cán bộ tiếp tục được đổi mới, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng, chặt chẽ hơn; đồng thời, phát huy trách nhiệm của tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu, thành viên cấp ủy, lãnh đạo và người đứng đầu. Chú trọng xây dựng cơ chế để đổi mới đánh giá cán bộ; thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý; chủ động trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí cán bộ nhằm chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, chúng ta đang đi đúng hướng và có hiệu quả, tác động tích cực đến công tác lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền” bước đầu được kiềm chế, ngăn chặn.
Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25-10-2018, của Ban Chấp hành Trung ương, Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đã cụ thể hóa một bước nội dung xây dựng Đảng về đạo đức mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra. Việc nêu gương của các đồng chí lãnh đạo cao cấp, người đứng đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực và sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn Đảng và trong xã hội; có tác dụng tích cực để đẩy mạnh xây dựng Đảng về phẩm chất đạo đức và nâng cao tính tiền phong gương mẫu của đảng viên trong công tác và trong cuộc sống.
Bốn là, công tác quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử từ đầu nhiệm kỳ đến nay bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công tâm, công bằng hơn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ được coi trọng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương và đổi mới cả nội dung và hình thức, gắn với thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Đồng thời, tranh thủ tối đa các nguồn lực trong hợp tác quốc tế. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được coi trọng và thực hiện nghiêm túc, bài bản hơn, nhất là về nắm tình hình và vấn đề chính trị hiện nay. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên đạt được kết quả đáng khích lệ. Công tác kết nạp đảng viên được coi trọng hơn về chất lượng, từng bước khắc phục tình trạng chạy theo số lượng. Tuyên truyền về công tác tổ chức xây dựng Đảng và Giải báo chí toàn quốc mang tên “Búa liềm vàng” ngày càng thực chất, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Năm là, đã nỗ lực rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, xây dựng vị trí việc làm, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Đã giảm được nhiều phòng, ban, số lượng lãnh đạo các cấp và giảm khoảng 8% biên chế so với năm 2015. Tiếp tục đổi mới phương pháp, lề lối, tác phong làm việc; chuẩn hóa các quy định, quy trình gắn với cải cách thủ tục hành chính; phân định rõ trách nhiệm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong công tác cán bộ.
Nhìn tổng thể, 4 năm qua, ngành tổ chức xây dựng Đảng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực, hiệu quả vào những thành tựu chung của đất nước, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được rất đáng ghi nhận, chúng ta cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân. Một số vấn đề cần nhấn mạnh, lưu ý:
Hiện nay, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ chưa được như mong muốn. Những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp. Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên trước sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị kết quả chưa cao.
Việc đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế của hệ thống chính trị có nơi, có lúc chưa thật sự quyết liệt, đồng bộ, còn có biểu hiện chủ quan, nóng vội hoặc thụ động, trông chờ, ỷ lại, cầu toàn.
Quy trình, thủ tục trong công tác cán bộ thời gian qua đã từng bước được đổi mới, hoàn thiện, bảo đảm chặt chẽ hơn, song cũng cần lưu ý để có thể tinh giản, cải tiến hơn nữa, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm thời gian và công sức của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ trong quy hoạch ở các địa phương vừa qua còn thiếu sự thống nhất về nội dung và cách tổ chức thực hiện. Công tác tham mưu, ban hành chính sách cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, đầy đủ, kịp thời và hiệu quả.
Qua kết quả tham mưu của ngành cho thấy, công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận mặc dù được quan tâm hơn, nhưng hiệu quả chưa cao; công tác nắm tình hình, năng lực nghiên cứu, dự báo có mặt còn hạn chế.
Kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng trong 4 năm qua đã cho chúng ta nhiều kinh nghiệm, cách làm mới có hiệu quả và cũng thấy rõ những hạn chế, bất cập, đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, có tư duy đổi mới, sáng tạo và hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa.
Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2020
Năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, năm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng (3-2-1930 - 3-2-2020), 75 năm Quốc khánh (2-9-1945 - 2-9-2020), 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020); cũng là năm mà ngành tổ chức xây dựng Đảng kỷ niệm tròn 90 năm Ngày truyền thống và nhiều sự kiện chính trị quan trọng khác của đất nước. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải nỗ lực phấn đấu, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2020 và cả nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Vì vậy, cần phát huy những ưu điểm và kết quả đạt được; nắm chắc tình hình, chủ động tham mưu cấp ủy có những giải pháp kịp thời, phù hợp để thực hiện có hiệu quả 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Báo cáo đã nêu; đồng thời, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, bám sát Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội XII và các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp; chủ động, tích cực hơn nữa để triển khai toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các nội dung công tác tổ chức xây dựng Đảng, trọng tâm là tham mưu chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, trước hết là công tác nhân sự.
Công tác nhân sự nhiệm kỳ tới phải bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ mà trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy. Cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử phải thực hiện đúng Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông, dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch; gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch cán bộ và sắp xếp, bố trí nhân sự lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Chú trọng phát hiện, giới thiệu tham gia cấp ủy những nhân tố mới có đức, có tài, có uy tín, có triển vọng thông qua hoạt động thực tiễn, quan tâm cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Việc đánh giá cán bộ phải chặt chẽ và thực chất, trên cơ sở đánh giá của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, đặc biệt coi trọng phẩm chất, uy tín, hiệu quả công tác cụ thể. Người được giới thiệu tham gia cấp ủy phải toàn tâm, toàn ý với công việc của Đảng, của Nhà nước, đoàn thể; đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân trên hết. Chúng ta không chấp nhận mọi biểu hiện cục bộ, bè phái, “vận động” trong quá trình giới thiệu, bầu cử. Chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin giả, thông tin không chính thức, xấu độc, có dụng ý bịa đặt, xuyên tạc, gán ghép trên in-tơ-nét, mạng xã hội liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự.
Việc chuẩn bị nhân sự, phải căn cứ vào các quy định của Trung ương, tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; thực sự phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Tiếp tục rà soát quy hoạch cấp ủy các cấp, chủ động tham mưu điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ gắn với chuẩn bị nhân sự; lựa chọn những cán bộ thực sự tiêu biểu, có đức, có tài, “vừa hồng, vừa chuyên” tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ tới.
Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế, quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước, tiêu chuẩn chính trị và những điều đảng viên không được làm; quan liêu, cửa quyền, thiếu gắn bó mật thiết với nhân dân; bản thân hoặc vợ (chồng), con vi phạm các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng tới uy tín cơ quan, đơn vị, bản thân cán bộ; kết quả thực hiện nhiệm vụ không cao.
Trong quá trình chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp, cần tập trung làm tốt công tác tham mưu giúp cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo thẩm tra, xác minh, kết luận đúng đắn, kịp thời về tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự được giới thiệu tham gia cấp ủy trước khi tiến hành đại hội đối với những nơi có vấn đề phức tạp, nhất là mất đoàn kết nội bộ hoặc có đơn, thư khiếu nại, tố cáo.
Ở đây, cần đặc biệt nhấn mạnh đến việc chuẩn bị nhân sự cấp ủy các cấp nhiệm kỳ tới, vì đây là chuẩn bị nhân sự cơ quan lãnh đạo, người lãnh đạo, người đứng đầu của các cấp, các ngành. Chỉ có đội ngũ cấp ủy đủ tiêu chuẩn mới đủ khả năng tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng trong nhiệm kỳ tới. Lịch sử phát triển của Đảng, thực tiễn vừa qua đã tiếp tục khẳng định, cán bộ là nhân tố quyết định.
Thứ hai, công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội phải gắn với đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Cần đặc biệt lưu ý tham mưu cho cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sớm hoàn thành việc sáp nhập các đơn vị hành chính (xã, phường, huyện) theo Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm các điều kiện cần thiết, thuận lợi để tiến hành đại hội đảng bộ ở các đơn vị sau sáp nhập theo đúng tiến độ quy định của Chỉ thị số 35-CT/TW.
Kiên quyết, kiên trì thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI và XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định nêu gương; tập trung ngăn chặn và đẩy lùi bằng được tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Có giải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả việc nêu gương, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn Đảng, đưa việc nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên và tăng cường giám sát việc thực hiện, trước hết là thực hiện trách nhiệm nêu gương trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và nêu gương trong công tác nhân sự (thấy mình không đủ điều kiện, tiêu chuẩn cấp ủy, phải tự nguyện xin không tham gia cấp ủy khóa tới).
Đẩy mạnh việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị phù hợp với tình hình thực tế, khắc phục cho được cả hai khuynh hướng chủ quan, nóng vội hoặc thụ động, trông chờ. Việc gì chủ trương đã rõ thì phải kiên quyết làm. Việc gì chủ trương làm thí điểm thì phải chờ có kết quả thí điểm mới quyết định. Tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực phân cấp, phân quyền, thu gọn đầu mối, giảm cấp trung gian; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Trong quá trình thực hiện cần tích cực nghiên cứu, tham mưu kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là khi thực hiện thí điểm một số mô hình mới.
Thứ ba, tiếp tục tham mưu hoàn thiện thể chế, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, liên thông giữa các quy định của Đảng và của Nhà nước về tổ chức, cán bộ. Làm tốt chức năng tham mưu về công tác cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch, đúng người, đúng việc; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa đức và tài; giữa kế thừa và đổi mới, ổn định và phát triển; giữa tính phổ biến và tính đặc thù để xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, nhất là trong việc chuẩn bị nhân sự cấp ủy các cấp và đặc biệt là Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Cùng với việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương, cần sớm tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích đổi mới, sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Thứ tư, bám sát 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược để tiếp tục cụ thể hóa thành khung chương trình đào tạo, tăng cường huy động các nguồn lực để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả trong và ngoài nước. Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp. Quan tâm đầu tư thích đáng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, phát triển lý luận về tổ chức xây dựng Đảng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc.
Thứ năm, tiếp tục củng cố, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng đủ về số lượng, không ngừng nâng cao chất lượng theo phương châm đã đề ra là “Trung thành, trung thực, trong sáng, gương mẫu, tinh thông”; đồng thời, tăng cường đoàn kết, thống nhất, tạo quyết tâm mới, khí thế mới để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong năm 2020. Đối với cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, đề nghị các đồng chí bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ngành tổ chức xây dựng Đảng chăm lo xây dựng lực lượng, không ngừng nâng cao năng lực, chất lượng tham mưu và tính chiến đấu của người làm công tác tổ chức xây dựng Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới.
Đất nước ta sắp đi qua năm 2019 - một năm đầy ắp các sự kiện sôi động, rất đáng tự hào với nhiều dấu ấn tốt đẹp. Năm 2020 sắp tới, bên cạnh những thuận lợi cơ bản song khó khăn, thách thức còn nhiều, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và ngành tổ chức xây dựng Đảng còn rất nhiều việc phải làm, phải hoàn thành để thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Đội ngũ cán bộ tổ chức xây dựng Đảng trong toàn quốc nhất định sẽ phát huy kết quả đạt được và vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục rèn luyện về mọi mặt, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với kết quả năm 2020 cao hơn năm 2019, xứng đáng hơn nữa với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

ĐẾN VỚI BẠCH ĐẰNG, CHI LĂNG TRÊN BIỂN ĐÔNG MỘT CHUYẾN ĐI ĐẦY Ý NGHĨA

Quần đảo Trường Sa có lẽ là địa danh mà bất cứ người dân đất Việt nào cũng mong muốn được một lần đặt chân đến. Trong chuyến hải trình thay, thu quân đầu năm 2020 vừa qua, trên con tàu Kiểm Ngư 491 phóng viên An ninh Thủ đô đã hiểu thêm được phần nào nhịp sống của những chàng trai đang độ tuổi đôi mươi, chắc tay súng bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
ảnh 1
Dáng đứng Việt Nam giữa biển khơi
Xuất phát từ quân cảng Cam Ranh, sau hơn 2 ngày lênh đênh trên biển, “chiến đấu” với những con sóng cao hàng mét, chúng tôi có mặt trên đảo Đá Lát. Đá Lát là một đảo chìm, khi tôi hỏi vì sao đảo lại có tên là Đá Lát, chiến sỹ Nguyễn Xuân Trường cho biết: “Cái tên ấy đã có từ bao đời nay rồi. Ngày đầu tiên ra đảo, em cũng hỏi chỉ huy câu ấy và câu trả lời cũng như vậy. Ở những đảo chìm như Đá Lát, diện tích rất nhỏ hẹp. Xung quanh tòa nhà làm việc của ban chỉ huy và cán bộ chiến sỹ trên đảo là mênh mông một màu xanh của biển cả. Quanh đảo là những rạng san hô rộng lớn. Phía dưới rạng san hô ấy có một thảm thực vật phong phú, từ con ốc biển đến cá tôm, dù nhỏ cũng được những cán bộ chiến sỹ trên đảo nâng niu, giữ gìn”. 
Trong suốt hải trình hơn 20 ngày thay, thu quân trên quần đảo Trường Sa, điều đọng lại trong tôi không chỉ là hình ảnh những người chiến sỹ Hải quân với làn da bóng màu đồng giữa cái nắng mặn mòi, khô ráp của biển cả, mà còn là cuộc sống hết sức bình dị ở những nơi thiêng liêng nhất của Tổ quốc. Ấn tượng nhất với chúng tôi có lẽ phải kể tới những chiếc cọc bê tông được cắm xung quanh các đảo chìm. Qua thời gian bao năm tháng, chúng bị rêu phong phủ xanh.
Không chỉ có tác dụng kè sóng, những chiếc cọc này còn định vị giúp cho xuồng của cán bộ chiến sỹ đi vào đúng luồng, lạch, tránh cho chân vịt va vào đá hay san hô ngầm. Ngồi trên tầng 2, nơi đặt ống nhòm quan sát biển tại đảo Đá Tây B, nhìn những chiếc cọc ấy tưởng như đó chính là những dấu tích mà các tiền nhân như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo… đã dựng lên dọc sông Bạch Đằng. 
Đứng trên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, những cảm xúc lịch sử hào hùng của cha ông ta ngàn đời nay tưởng chừng như dội về, dữ dội như chính sóng gió Trường Sa. Không chỉ là những cán bộ chiến sỹ vai sắt chân đồng đang ngày đêm chắc tay súng đứng gác ở cột mốc đánh dấu chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, từ con ốc, gốc cây, ngọn cỏ, con sóng, cho đến tảng đá, cột trụ bê tông sừng sững, hiên ngang trên biển… tất cả đều có dáng đứng kiêu hùng như dáng đứng Việt Nam giữa biển khơi biêng biếc sắc xanh.
ảnh 2Quân và dân trên quần đảo Trường Sa
Tình yêu với biển cả quê hương
Ngoài những cán bộ chiến sỹ đang ngày đêm bám biển, giữ đảo, ở Trường Sa còn có những người dân với cuộc sống bình dị. Ngôi nhà của vợ chồng chị Nguyễn Thị Mỹ Dung cũng giống như bao ngôi nhà khác, từ bao đời nay, gia đình chị lấy nghề đánh bắt cá làm công việc mưu sinh. Cứ mỗi buổi sáng khi mặt trời còn chưa ló rạng, anh đã khoác chài lưới lên vai ra biển.
Chị ở nhà lo cơm nước, dạy dỗ các con, làm những công việc thường ngày của người phụ nữ. Những chiếc vỏ ốc, sò, trai biển đủ màu sắc qua bàn tay khéo léo của chị trở lên đẹp lung linh trong hình thái của cành hoa, hay bức tranh làng quê Việt. Ngồi ở nhà vợ chồng chị Mỹ Dung, nhìn xung quanh đâu đâu cũng thấy màu của biển, hình hài của biển. Hộp đựng bút của hai cháu nhỏ được làm bằng vỏ sò tai tượng, cây mai trang trí đón Tết cũng được làm từ những vỏ ốc, vỏ sò. 
Sáng mùng 1 Tết, dưới hàng quân đứng nghiêm trang chào cờ trong tiếng nhạc Quốc ca còn có những người dân, học sinh của đảo Trường Sa. Đứng cuối hàng các cháu nhỏ là thầy giáo Bành Hữu Tình, quê ở Cam Lâm, Khánh Hòa. Thầy Tình tình nguyện ra Trường Sa gieo con chữ cho những học sinh nơi đây. Trước khi ra Trường Sa dạy học, thầy đã có 13 năm công tác tại các trường tiểu học của tỉnh. Lá đơn tình nguyện được ra Trường Sa dạy chữ cho con em ngư dân sinh sống trên đảo của thầy đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đồng ý, bởi những tâm huyết, trách nhiệm và đặc biệt là tình yêu biển đảo quê hương. 
ảnh 3
Khi đặt chân lên đảo Trường Sa, được chào đón bằng những cái bắt tay thật chặt, nụ cười ấm áp của quân và dân trên đảo, đặc biệt là những lời chào lễ phép, bẽn lẽn của các cháu nhỏ, trong thầy dâng lên một cảm xúc vô cùng mạnh mẽ. “Lúc ấy tôi thật sự hiểu rằng, mình đang và sẽ có những tháng ngày tươi đẹp nhất, huy hoàng nhất của cuộc đời dạy học. Dạy cho các em những nét chữ đầu đời, dạy cho các em thêm yêu về biển đảo nhỏ quê hương, về truyền thống đánh giặc ngoại xâm, giữ gìn đất nước của đất Việt trong hàng nghìn năm lịch sử” - thầy Tình tâm sự. Dù lớp học với sỹ số học sinh ít hơn so với các lớp trong đất liền, nhưng tinh thần học tập của thầy và trò nơi đảo xa vẫn luôn say sưa, hăng hái.
Còn nhiều những cái tên, khuôn mặt sạm đen vì nắng gió biển trên quần đảo Trường Sa. Quê quán của mỗi người dù có khác nhau, nhưng tất cả đều có một quê chung, đó là quê hương Việt Nam thân yêu. Và những con sóng, những màu xanh của cỏ cây, hoa lá, những viên sỏi, vỏ sò con ốc, nơi đảo xa, đối với họ cũng là nhà, là quê hương thiết tha và gần gũi. 

VIỆT NAM TỔNG LỰC CHỐNG " GIẶC" COVID-19

Nỗ lực của Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19 đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ khi dịch không thể lây lan trên diện rộng. Bên cạnh đó, tới thời điểm này, ngành y tế cũng đã điều trị thành công hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh.
ảnh 1Tàu Silver Spirit cho khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng ngày 19-2 là một minh chứng cho việc Việt Nam hiện là một điểm đến an toàn
Những kết quả đáng ghi nhận
Bé gái 3 tháng tuổi mắc dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất đã được điều trị thành công, cho kết quả âm tính với Covid-19 và được xuất viện ngày 20-2. Như vậy, cả nước ta hiện nay chỉ còn 2 bệnh nhân đang được điều trị tại cơ sở y tế với tình hình sức khỏe tiến tiến triển tốt, có thể được xuất viện trong những ngày tới.
Việc chữa trị thành công cho 14/16 ca nhiễm Covid-19, trong đó có cả trường hợp nhiều bệnh nền như: Huyết áp, tim mạch, tiểu đường, từng cắt phổi do ung thư… là một nỗ lực của ngành y tế Việt Nam mà trực tiếp là đội ngũ y bác sĩ tham gia điều trị trực tiếp. Cho dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, song việc chữa khỏi cho hầu hết các ca bệnh cho thấy, Việt Nam đã đưa ra được một phác đồ điều trị hiệu quả. Đây là kết quả rất đáng khích lệ, tạo nên sự tin tưởng của người dân vào cuộc chiến phòng chống dịch bệnh nguy hiểm còn diễn biến phức tạp này. 
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, tính tới chiều 20-2, ngoài 2 ca bệnh Covid-19 đang có tiến triển tốt, cả nước chỉ còn 23 trường hợp đang tiếp tục cách ly theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng. Ngoài ra, có 1.538 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho, nhưng vẫn được cách ly do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm Covid-19.
Một thành công đáng ghi nhận là trong 16 ca mắc Covid-19 cho tới nay ở nước ta, có tới 9 ca mắc bệnh từ ngoài lãnh thổ Việt Nam (6 người Việt trở về từ tâm dịch Vũ Hán; 2 người Trung Quốc, 1 Việt kiều trở về từ Mỹ có quá cảnh tại Vũ Hán) và chỉ có 7 ca do lây nhiễm trong nước. Nói cách khác, cho tới lúc này, chúng ta đã khống chế không để dịch Covid-19 lây lan rộng.
ảnh 2Những bệnh nhân Covid-19 được điều trị thành công và ra viện là một kết quả tích cực trọng cuộc chiến phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này
Việt Nam là điểm đến an toàn
Để có được kết quả đáng khích lệ như trên là những nỗ lực cao độ từ Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chỉ 10 ngày sau khi ca bệnh Covid-19 đầu tiên được xác nhận, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công bố dịch ở nước ta để áp dụng các biện pháp thích đáng nhằm phòng chống dịch bệnh, cho dù ở thời điểm công bố dịch cả nước cũng mới chỉ có 6 trường hợp mắc bệnh.
Theo Luật Phòng chống các bệnh truyền nhiễm, việc công bố dịch được thực hiện theo 3 mức: Chủ tịch UBND tỉnh/thành công bố dịch, Bộ Y tế công bố dịch và Thủ tướng Chính phủ công bố dịch. Đây cũng là lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ công bố một dịch bệnh truyền nhiễm kể từ khi Luật Phòng chống các bệnh truyền nhiễm có hiệu lực thi hành từ năm 2007. Việc này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ nhằm phòng chống dịch bệnh phức tạp, lây lan nhanh ở nhiều nơi trên thế giới. Khẳng định quyết tâm cũng như các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chống dịch như chống giặc. Chính phủ chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân”. Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu cả hệ thống chính trị phải vào cuộc; các bộ, ngành và địa phương không được chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của nhân dân, không để dịch lây lan, hạn chế tối đa trường hợp tử vong...
Trên thực tế, Việt Nam đã triển khai đồng bộ ở mức độ cao để phòng chống dịch, từ việc tạm dừng chuyến bay tới các vùng có dịch, thực hiện cách ly đối với tất cả những người đến từ vùng dịch, cho tới xây dựng các bệnh viện dã chiến, các trung tâm cách ly... Việc toàn bộ các trường học trên cả nước cho học sinh nghỉ học được xem là biện pháp hiệu quả để phòng tránh dịch Covid-19 lây lan.
Những nỗ lực phòng chống dịch hiệu quả của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, Việt Nam đã xử lý dịch bệnh do Covid-19 rất tốt và cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch - tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế, tăng cường xét nghiệm bên cạnh thực hiện các hoạt động truyền thông, hợp tác đa ngành. Tổ chức y tế lớn nhất toàn cầu này ghi nhận, đó là kết quả của nhiều năm đầu tư, là năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó, kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp. Năng lực này đã được thử thách, kiểm nghiệm qua các sự kiện thực tế ở Việt Nam và hiện nay là dịch Covid-19.
Việc phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả đã mang lại sự tin tưởng, an tâm cho cộng đồng quốc tế, trong đó có các khách du lịch, rằng Việt Nam là một điểm đến an toàn. Cho dù khách du lịch từ Trung Quốc đang tạm dừng, nhưng khách du lịch châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Australia… vẫn tiếp tục tới Việt Nam, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
#HHĐ#YHB#

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

CHỜ ĐỢI NGÀY VIỆT NAM SẠCH BÓNG CORONA

Việt Nam rất có khả năng trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chữa khỏi cho toàn bộ các ca bệnh nhiễm Corona. Hôm nay, sẽ có thêm 6 ca xuất viện, nâng tổng số ca bệnh phục hồi lên tới 13/16 bệnh nhân bị nhiễm. Một điều đáng chú ý khác, sẽ có 4 ca bệnh phục hồi tại một trung tâm y tế tuyến cấp huyện tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, đánh dấu năng lực kiểm soát dịch bệnh ngay từ các đơn vị y tế quy mô nhỏ.
Đồng thời, kể từ ngày 13/02, Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm, các bệnh viện dã chiến, trung tâm cách ly đang hoạt động ở tuần thứ 2, Việt Nam cũng có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố: Khống chế thành công đại dịch Corona (*)
Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong, EU, điểm chung của họ là gì? Có nền kinh tế và y tế phát triển, giàu có. Nhưng họ cũng có một điểm chung mà họ không hề mong muốn: Họ đều đã ghi nhận các trường hợp tử vong vì Corona.
Như tại Hoa Kỳ chẳng hạn, theo CNN, một bệnh viện đã cho xuất viện nhầm một bệnh nhân nhiễm Corona. Một vụ “phốt” khác, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã phải thu hồi các bộ KIT xét nghiệm Corona vì các bộ KIT gửi đến các bang đã bị lỗi.
Levchenko, một thành viên tại diễn đàn Hanoi Massive Community viết rằng “Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc và mối quan hệ chặt chẽ, nhưng họ chỉ có 16 trường hợp nghi nhiễm Corona. Tôi đang ngưỡng mộ đất nước nhỏ bé này. Họ đang làm những việc không thể tin được”. Cũng trên diễn đàn ấy, nhiều người nước ngoài cảm thấy tin tưởng, họ có thể sống, làm việc, vui chơi tại Việt Nam thoải mái, thì một số người Việt, lại nghĩ rằng: Chính phủ Việt Nam đang lừa dối và không dám công bố số liệu thực sự.
Thanh niên bên bển, James Tran: “Số liệu có thể được ngụy tạo”. Một bình luận ngay bên dưới: “WHO không phải là một thằng ngu”.
“Bạn sẽ không thể bị nhiễm Corona, có bị nhiễm thì cũng nhanh khỏi thôi, vì chúng tôi có cao sao vàng và dầu gió”.
Đến giờ mình vẫn không thể hiểu nổi, có những con người lại luôn tin vào các nguồn tin từ các tài khoản ảo trên mạng, từ RFA hay Việt Tân. Trong khi những con số từ WHO thì họ không tin. Thật là kỳ lạ!
Việt Nam đã làm được gì: Chữa bệnh miễn phí cho cả người nước ngoài và người có quốc tịch Việt Nam, điều phối các phương tiện chở người Việt về nước miễn phí, cách ly miễn phí nốt. Điều này có quốc gia thứ 2 nào làm được không?
Việt Nam đã tái khẳng định một lần nữa: Khắc chế thành công SARS không phải là một việc ăn may. Nếu may mắn một lần thì đồng ý, nhưng chẳng có thứ may mắn nào lại đến nhiều lần. Từ SARS, H1N1, MERS và giờ là Corona. Đó là kết quả của cả một quá trình và năng lực. WHO đã đánh giá: “Việt Nam đã xử lý dịch Covid - 19 rất tốt. Đây là năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp, và năng lực này đã được thử thách và kiểm nghiệm qua các sự kiện thực tế ở Việt Nam.” - Không tốt làm sao mà được, đúng không?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tuyên bố chung với cộng đồng ASEAN về dịch bệnh Corona hôm 15/02, phía Việt Nam sẵn sàng đứng đầu và điều phối các hoạt động hợp tác chung giữa các kênh chuyên ngành liên quan để thống nhất cách tiếp cận đồng bộ, hiệu quả trong công tác phòng, chữa bệnh Corona tại ASEAN.
“Chúng tôi đã làm được một cái việc. Người ta cho là không làm được. Một cái việc là tưởng như là huyền thoại nhưng mà nó lại thành sự thực. Điều đó được chứng tỏ rằng, nếu mà có sự quyết tâm lớn, không có gì là không thể làm được” - Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói như vậy và nó lại đúng vào thời điểm như hiện tại.
"Việt Nam đã chiến thắng thì có quyền ít nhất là mặt hướng lên cao và tay nắm chặt hiên ngang." - Mượn từ một bài viết trước đây của mình.
Chúng ta đang chờ đến ngày, Việt Nam sạch bóng Corona.
ST

COVID - 19; LÒNG TIN VÀ SỰ KÌ THỊ

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19) gây ra đang khiến cả thế giới lo sợ. Những kinh nghiệm trong suốt hơn 200 năm qua cho thấy chỉ có sự phối hợp và đồng bộ giữa các chính phủ, cùng sự tin tưởng và đồng thuận từ người dân, mới đủ sức xử lý một đại dịch như thế này.
Vào thời điểm hiện nay, các nhà lãnh đạo chính trị đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong cuộc chiến chống đại dịch này. Họ đang bị “giằng xé” giữa một bên là mong muốn xây dựng hình ảnh quyết đoán với một bên là việc áp dụng các biện pháp căn cứ trên nền tảng khoa học và cần tới các hình thức giải đáp thận trọng cho toàn bộ công luận luôn đầy hoài nghi. 
Ví dụ, chính phủ một số quốc gia như Ấn Độ, Nigeria, Nhật Bản và Mỹ đã ra quy định kiểm tra thân nhiệt đối với tất cả các hành khách xuống sân bay. Tuy nhiên, những hành khách bị sốt có thể che giấu tình trạng cá nhân bằng việc dùng thuốc hạ sốt. 
Hơn thế nữa, các nhà khoa học Trung Quốc đang nghi ngờ COVID-19 có thể ủ bệnh và lây lan tới 24 ngày trước khi người nhiễm virus này thực sự sốt. Vì vậy, Chính phủ Anh đang tập trung các nỗ lực nhằm hướng dẫn các hành khách về các biện pháp cần làm nếu phát hiện bản thân có những triệu chứng lạ sau khi rời sân bay. 
Nghiêm trọng hơn, ngày 31-1, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban bố lệnh cấm nhập cảnh tạm thời với các công dân nước ngoài từng đến Trung Quốc trong 14 ngày trước đó, trừ khi họ là họ hàng trực tiếp với công dân Mỹ hoặc định cư tại quốc gia này. Nhiều nước khác cũng áp dụng các biện pháp tương tự, song ảnh hưởng của nó có thể đi ngược lại mục đích ban đầu mà các quốc gia này nhắm đến.
Việc từ chối tiếp nhận các công dân Trung Quốc có vẻ như là một biện pháp chính đáng. Tuy nhiên, các động thái đơn phương và không đi cùng các nỗ lực xây dựng lòng tin với các chính phủ khác, dễ khiến các quốc gia - đặc biệt là những nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc - không thông báo khi dịch bệnh lây lan do lo ngại cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự Trung Quốc và hứng chịu những hệ quả kinh tế nặng nề. 
Nguyên tắc vàng trong phòng chống dịch bệnh là khích lệ các quốc gia bị ảnh hưởng cung cấp đầy đủ và nhanh chóng thông tin về các trường hợp phơi nhiễm. Các nhà khoa học Trung Quốc đã nhanh chóng xác định được virus Corona chủng mới (nCoV), và sau khi được cộng đồng quốc tế hối thúc, họ đã chia sẻ trình tự gene của loại virus này cùng một số chủng mới khác của virus Corona, khích lệ sự hợp tác trên quy mô toàn cầu trong cuộc chạy đua điều chế vaccin. 
Với những hành động này, Trung Quốc đã tuân thủ đúng các nguyên tắc quốc tế vốn nhằm mục đích đảm bảo các quốc gia cùng phối hợp để chống lại dịch bệnh, thay vì tự hại mình hoặc ảnh hưởng tới các quốc gia khác bằng các biện pháp phòng hộ đơn phương.
Chỉ có sự phối hợp và đồng bộ giữa các chính phủ, cùng sự tin tưởng và đồng thuận từ người dân mới đủ sức xử lý đại dịch COVID-19.
Tiếp đó là vấn đề thông tin. Thông tin chính xác và đáng tin cậy là yếu tố trọng yếu trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, trên hầu hết thế giới, người dân lại không mấy tin tưởng các chính trị gia, vì vậy có xu hướng tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội hoặc các nguồn khác. 
Các nền tảng này hoàn toàn có thể là công cụ đăng tải các thông tin nhanh nhạy và minh bạch, là điều mà giới chức không nên tìm cách trấn áp hay hạn chế - một sai lầm của giới chức Vũ Hán khi đe dọa những y bác sỹ đầu tiên lên tiếng cảnh báo về dịch bệnh. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng là mảnh đất màu mỡ cho tin giả và các đồn đoán đe dọa tới sức khỏe cộng đồng.
WHO cần nhanh chóng đưa ra các thông tin chính thức để phản bác ý kiến nói rằng việc súc miệng, xịt mũi và dùng dầu mè có thể giúp con người tránh bị nhiễm COVID-19. Một tin tích cực là thông báo về việc WHO đang phối hợp với các doanh nghiệp truyền thông xã hội để đảm bảo các thông tin chính thống sẽ xuất hiện đầu tiên khi người dùng mạng tìm kiếm nguồn tin về virus Corona. 
WHO cũng đang cùng các doanh nghiệp thực hiện việc dán nhãn cảnh cáo đối với các bài đăng kích động thuyết âm mưu hay các đồn đoán sai lệch, hoặc xóa bỏ những bài viết tiêu cực, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Các chính trị gia có trách nhiệm cần phải ủng hộ những nỗ lực này. 
Cùng với đó, các chính trị gia và các doanh nghiệp truyền thông xã hội phải mạnh mẽ chống lại làn sóng phân biệt đối xử, điều rất dễ nảy sinh khi dịch bệnh bùng phát. Đã có rất nhiều thông tin về tình trạng bài xích, cô lập nhằm vào người Đông Á từ khi COVID-19 lây lan. Điều này sẽ càng khiến việc đương đầu với đại dịch trở nên khó khăn hơn bởi nguy cơ những người bị lây nhiễm sẽ tránh né việc tới các cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe. 
Quan trọng hơn cả, cuộc chiến chống COVID-19 đòi hỏi những người bị lây nhiễm phải có lòng tin vào giới chức, và thành thật chia sẻ thông tin về những người mà họ đã tiếp xúc, để từ đó thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp. Đây là điều khó diễn ra trong bầu không khí nhạo báng và phân biệt đối xử.
Do đó, cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, vì đó là chìa khóa của thành công. Các chính phủ cần phải đảm bảo các nguồn lực từ trước khi dịch bệnh bùng phát, đảm bảo cơ cấu chỉ đạo trong trường hợp xảy ra tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn cầu. Tin tốt là nhiều chính phủ đã có sự chuẩn bị nghiêm túc sau nhiều đợt bùng phát các đại dịch như SARS, H1N1, MERS, Ebola, và Zika. 
Lấy ví dụ, sau cuộc khủng hoảng Ebola năm 2014, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đó đã thành lập ban chỉ đạo về an ninh sức khỏe toàn cầu và các mối đe dọa sinh học tại Hội đồng An ninh Quốc gia. Chính quyền Tổng thống Barack Obama cũng xây dựng hệ thống nhằm phối hợp các tổ chức quốc tế, quốc gia, khu vực và địa phương, cả trong khu vực công và tư nhân, nhằm đương đầu với các đại dịch toàn cầu. Hệ thống này nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nha lãnh đạo Mỹ.
Trong bối cảnh COVID-19 tiếp tục lây lan, dư luận cần đặt niềm tin vào hợp tác quốc tế giữa các chính phủ. Tuy nhiên, áp lực ngày càng gia tăng đối với các nhà lãnh đạo có xu hướng đẩy họ tới chỗ lựa chọn các biện pháp mang đậm màu sắc dân tộc chủ nghĩa và ngắn hạn, những biện pháp không đem lại nhiều hiệu quả và thậm chí còn có thể phản tác dụng.

VIỆT NAM KHÔNG CÓ CA NÀO TỬ VONG , CŨNG KHÔNG CÓ VIỆC LÂY CHÉO DO COVID - 19

Là thông tin do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cung cấp tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.
Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chủ trì. Cùng dự có các thành viên Chính phủ, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương...
Thay mặt Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 báo cáo với hội nghị về công tác phòng chống dịch đến thời điểm hiện tại, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo hết sức quyết liệt, đặc biệt là sau khi có quyết định công bố dịch ở 3 tỉnh, Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để phổ biến những nội dung cốt lõi về dịch bệnh, những khuyến cáo của Bộ Y tế để nhân dân tích cực hiểu và tham gia phòng chống dịch bệnh
Theo ông, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ở nước ta là một trong 4 nơi đã phân lập được virus Corona, kết quả này mở ra cho việc nghiên cứu các biện pháp phòng chống dịch, xa hơn nữa là nghiên cứu về vắc-xin. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, Ban Bí thư, các cấp ngành và sự vào cuộc của các cấp ngành, các địa phương, có thể nói tình hình dịch bệnh nước ta đang được kiểm soát rất tốt.“Có lẽ cũng từ hội nghị đó đã góp phần quan trọng vào công tác phòng chống dịch bệnh. Đến ngày hôm nay nước ta có 16 ca nhiễm virus Corona, trong đó 11 ca đã ra viện, dự kiến ngày mai có 2 ca nữa có thể ra viện. Đặc biệt chúng ta không có ca nào tử vong, cũng không có việc lây chéo giữa các bệnh nhân trong bệnh viện hay lây từ người bệnh sang thầy thuốc. Đây là điều rất thành công” – Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định công bố 3 tỉnh có dịch là Thanh Hoá, Khánh Hoà và Vĩnh Phúc thì đến hôm nay Khánh Hoà đã qua 31 ngày, Thanh Hoá qua 24 ngày và ca cuối cùng của Vĩnh Phúc đã là 7 ngày, chưa có bệnh nhân mới.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, vừa rồi BCĐ quốc gia đã chỉ đạo các cấp các ngành làm tốt công tác tuyên truyền để hiểu rõ hơn tình hình dịch bệnh ở Vĩnh Phúc. Ông khẳng định, với sự quyết tâm, vào cuộc của các cấp ngành, đặc biệt không chủ quan thì tình hình dịch bệnh của chúng ta sẽ sớm được kiểm soát...“Hôm qua Bộ Y tế đã báo cáo Thường trực BCĐ, hướng dẫn tỉnh Khánh Hoà làm hồ sơ đề nghị công bố hết dịch, riêng tỉnh Thanh Hoá nếu 4 ngày nữa không xuất hiện bệnh nhân mới và tình hình dịch được kiểm soát tốt thì chúng tôi cũng tiếp tục hoàn thiện thủ tục báo cáo Thủ tướng công bố hết dịch. Đối với Vĩnh Phúc đang kiểm soát tốt, chỉ còn mỗi xã Sơn Lôi, hiện đang làm các biện pháp tích cực khoanh vùng dập dịch, nhân dân rất đồng tình, ủng hộ”, ông nhận định.

Hãy tôn trọng quyền công dân của ông Thích Minh Tuệ

[CAND] Thời gian gần đây, hiện tượng liên quan ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) tiếp tục gây ồn ào trên mạng xã hội. Mặc dù những thông tin lợ...