Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Vạch trần bản chất phản động của nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt”

Năm 2013, Vũ Quang Thuận, Lê Thăng Long tuyên bố lập nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt” và kênh “Chấn hưng nước Việt” làm cơ quan ngôn luận, tuyên truyền phát triển tổ chức; mục đích nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh đòi dân chủ, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.........

Cảnh giác với những chiêu bài kích động chống đối

Năm 2013, Vũ Quang Thuận, Lê Thăng Long tuyên bố lập nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt” và kênh “Chấn hưng nước Việt” làm cơ quan ngôn luận, tuyên truyền phát triển tổ chức; mục đích nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh đòi dân chủ, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động, Vũ Quang Thuận đã lôi kéo được Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc, Lê Văn Dũng tham gia hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước.


Con đường sa ngã
Lê Văn Dũng hay gọi là Dũng Vova sinh ra trong một gia đình công chức. Bản thân Dũng từng là sinh viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội vào những năm 1987-1992. Sau khi ra trường, Dũng làm kỹ sư Công ty cổ phần kỹ nghệ lạnh Đà Nẵng, ở đường Lê Trọng Tấn, TP Đà Nẵng. 2 năm sau, làm kỹ sư điện Công ty TNHH Tư vấn và quản lý xây dựng...
Lê Văn Dũng bắt đầu tham gia vào các hoạt động chống đối tụ tập, biểu tình gây rối ANTT từ năm 2011. Đối tượng đã lợi dụng các vấn đề phức tạp về chủ quyền biên giới, khiếu kiện đất đai tại một số địa bàn như Dương Nội (Đông Anh); Tiên Lãng (Hải Phòng) và Văn Giang (Hưng Yên); ô nhiễm môi trường (Formusa, chặt hạ cây xanh) hay lợi dụng danh nghĩa tưởng niệm các sự kiện lịch sử; việc bắt giữ, xử lý số đối tượng chống đối để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Lê Văn Dũng luôn giữ vai trò tích cực tham gia hàng trăm cuộc biểu tình, tụ tập gây rối an ninh trật tự tại các địa phương.
Ngoài ra, Lê Văn Dũng còn tham gia các hội nhóm chống đối như nhóm “No-U, “Phong trào chấn hưng nước Việt”; tích cực tham gia các “phong trào” do số đối tượng chống đối trong và ngoài nước phát động.
Từ năm 2017, Lê Văn Dũng điều hành “Kênh 4” của “Phong trào chấn hưng nước Việt”. Trong quá trình thực hiện để tránh bị cơ quan chức năng xử lý, đối tượng đã đổi tên “Kênh 4 phong trào chấn hưng nước Việt” thành “Thông tấn xã vỉa hè”, “Chấn hưng tivi”, “CHTV VietNam”...
Dũng và các đối tượng tự xưng là phóng viên, tự làm giả thẻ phóng viên..., “ảo tưởng” về bản thân khi tự cho mình quyền phán xét người khác, hay giải quyết các vướng mắc của người dân.
Đối tượng sử dụng nhà riêng để lập “trường quay”. Cụ thể, đối tượng sử dụng phòng khách của gia đình, dùng điện thoại thông minh và một số thiết bị thu âm, sử dụng tính năng livestream của facebook để thực hiện các video clip.
Sau đó, đối tượng móc nối, lôi kéo người dân khiếu kiện kéo dài ở nhiều địa phương để thực hiện livestream. Người dân có thể trực tiếp mang hồ sơ vụ khiếu kiện đến hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Sau khi các đối tượng “duyệt” hồ sơ thì sẽ lựa chọn, tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân khiếu kiện và phát trên facebook cá nhân. Trong quá trình livestream, đối tượng thường xuyên sử dụng những lời nói xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền, lãnh đạo các địa phương nhằm mục đích câu like, sự ủng hộ của số đối tượng phản động, chống đối.
Đầu năm 2018, Lê Văn Dũng bắt đầu hoạt động trở lại, nổi lên với vai trò là người đứng đầu nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt” đã tạo lập nhiều tài khoản như “Lê Văn Dũng”, “Le Dung vova”, “Chấn hưng tivi Việt Nam”… lôi kéo 6 đối tượng ở các địa phương, công khai thành lập 1 kênh “Tiếng dân tivi”, 1 kênh “ Eva tivi”, 5 kênh “Chấn hưng Tivi” trên Youtube, Facebook.
Hiện nay, để đối phó với Cơ quan An ninh, khi thực hiện các video, clip các đối tượng không lấy biểu tương logo “Phong trào chấn hưng nước Việt” mà chuyển thành “CHTV”.
Đến nay, Dũng đã thực hiện hàng nghìn video clip xuyên tạc các vấn đề nhạy cảm của xã hội đăng trên các facebook như “Le Dung VoVa”, “Chấn hưng TV Viet Nam”, “Viet Nguyen”…
Ngoài ra, Lê Văn Dũng còn cùng các đối tượng tích cực đi các địa phương tìm cách phát triển lực lượng chống đối, trong đó họ tập trung móc nối, lôi kéo số đầu đơn, khiếu kiện cực đoan tại các địa phương, thu thập thông tin về các vụ khiếu kiện, sau đó lồng ghép các nội dung xuyên tạc, bôi nhọ..., tán phát trên “Đài CHTV”.
Người dân cần cảnh giác với các chiêu trò phá hoại, phản động
Từ năm 2016 đến nay, ngoài facebook, số đối tượng phản động, chống đối còn lợi dụng Youtube để đăng tải các video clip tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình Việt Nam. Các video này tác động tiêu cực, gây hoang mang trong một bộ phận quần chúng nhân dân, đặc biệt trong giới trẻ là những người thường xuyên sử dụng Internet.
Nội dung các video clip các đối tượng phản ánh thường tập trung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, xúc phạm đời tư của một số lãnh đạo; kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự; tuyên truyền, cổ súy “xã hội dân sự”; đa nguyên, đa đảng, đào tạo, huấn luyện kỹ năng hoạt động chống đối, cách thức thực hiện “cách mạng màu”, lật đổ chế độ tại Việt Nam...
Lê Dũng VoVa đã thu lượm, cóp nhặt thông tin, hình ảnh trên Internet sau đó biên tập lại kèm lời bình để dựng thành video clip tán phát trên Youtube.
Để thu hút lượng truy cập từ người dùng Internet, các đối tượng còn sử dụng nhiều thủ đoạn như lợi dụng tính tò mò, hiếu kỳ của người dân dùng Internet đặt các từ khóa nhạy cảm..., nhằm thu hút sự chú ý của công dân mạng. Khi đạt đến một lượng truy cập lớn, video clip sẽ tự nổi, hiển thị ngay khi người dùng truy cập Youtube.
Ngoài mục đích tuyên truyền, xuyên tạc tình hình Việt Nam, số đối tượng phản động còn lợi dụng Yotube để kiếm tiền từ quảng cáo. Đối với các kênh có từ trên 10.000 lượt người xem sẽ được Youtube đặt quảng cáo tại các video đăng trên kênh. Lượt xem càng lớn thì số tiền nhận được càng lớn...
Đối với Lê Văn Dũng, trong các video clip phát trực tiếp trên mạng Internet, mục đích của đối tượng nhằm lừa bịp người dân cho rằng đây là kênh truyền hình chính thức của Nhà nước.
Nội dung các video clip thường lồng ghép thật giả, đúng sai, bóp méo, xuyên tác đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; cập nhật tình hình các điểm nóng về an ninh trật tự; xuyên tạc đời tư, học vấn, hình ảnh nhà riêng, nhân thân của các đồng chí lãnh đạo của Trung ương, địa phương; kích động chống lại sự lãnh đạo của Đảng pháp luật của Nhà nước.
Hầu hết các video clip của Dũng đều được các tổ chức phản động lưu vong, các báo, đài, nước ngoài có thái độ thù địch khai thác.
Với những phân tích như ở trên thì bản chất và ý đồ của Lê Dũng Vova đã thể hiện rõ nét. Vì thế, khi người dân có những vấn đề khúc mắc thì nên tìm đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng pháp luật. Đừng vì nhẹ dạ, cả tin mà để Lê Dũng Vova và các đối tượng lợi dụng lừa bịp.
“Đài CHTV” không phải là một kênh truyền hình và Dũng và đồng bọn không phải là phóng viên. Với các clip video được quay tại nhà riêng, Dũng chỉ muốn lợi dụng người dân để thực hiện cho ý đồ cá nhân của họ.
Đối tượng tạo lập nhiều tài khoản như “Le Văn Dung”, “Le Dung vova”, "Chấn hưng tivi Việt Nam"… thành lập cái gọi là “Đài truyền hình CHTV Việt Nam”, lôi kéo đối tượng ở các địa phương thực hiện các kênh của “Đài truyền hình gồm: 1 kênh “Tiếng dân TV”, 1 kênh “Eva TV” và 5 kênh “Chấn hưng TV”. Hiện nay, để đối phó với cơ quan an ninh, khi thực hiện các video clip, các đối tượng không lấy biểu tượng, logo “Phong trào chấn hưng nước Việt” mà chuyển thành “CHTV”.
1. Giữa năm 2018, trên mạng xã hội facebook, tài khoản facebook “Anton Tuấn” có phát trực tiếp 1 video có tiêu đề “Doanh nghiệp tư nhân BOT cấu kết với chính quyền các cấp ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình để không đền dân theo đúng luật”.
Đối tượng Lê Dũng Vova.
Đoạn video phản ánh việc “Đài CHTV Việt Nam” phỏng vấn Tạ Đức Th về các vấn đề có liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng thi công xây dựng công trình quốc lộ 39B, đoạn qua địa bàn xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy. Trả lời phỏng vấn người có tên là “Anton Tuấn” tự xưng là phóng viên kênh 5 của “Đài CHTV Việt Nam”, anh Th cho rằng chính quyền địa phương đã cấu kết với các doanh nghiệp..., từ đó, không đền bù thỏa đáng cho gia đình anh theo đúng quy định của pháp luật.
Theo lời của anh Th thì khoảng giữa năm 2018, anh nhận được điện thoại của ông Tạ Đức H (trú tại huyện Thái Thụy), thông báo có phóng viên của đài truyền hình trên trung ương về phỏng vấn người có đơn khiếu nại để đưa lên mạng Internet, đồng thời bảo anh Th sang nhà ông H phỏng vấn.
Sau khi nhận được điện thoại, anh Th sang nhà ông H thì thấy có một nhóm tự xưng là phóng viên gồm 4 người đang phỏng vấn ông H về vấn đề khiếu nại đất đai của ông H. Người này tự xưng là phóng viên của “Đài CHTV Việt Nam”, đi các nơi phỏng vấn những người có khiếu nại, tố cáo chưa được chính quyền giải quyết. Những người này còn nói làm phóng sự hoàn toàn miễn phí. Người trực tiếp phỏng vấn anh Th tự giới thiệu là “Anton Tuấn”, phóng viên “Đài CHTV”...
Kết thúc buổi làm việc, nhóm phóng viên này hứa với anh Th sẽ phát video. Nếu chính quyền không giải quyết các yêu cầu của anh Th, “Đài CHTV” sẽ tiếp tục cử phóng viên về địa phương làm phóng sự.
Trên thực tế, nội dung video clip trên phản ánh không đúng sự thật. Vào năm 2010, thực hiện chủ trương của tỉnh Thái Bình về việc nâng cấp, mở rộng đường 39B từ thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương đến cầu Diêm Điền, huyện Thái Thụy, quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án thi công, nhà nước đã tổ chức kê khai, kiểm đếm đền bù từ năm 2011 đến năm 2014.
Tại xã Thái Xuyên có 305 hộ gia đình có đất nằm trong khu vực hành lang giao thông quốc lộ 39B, trong đó có hộ gia đình anh Tạ Đức Th. Căn cứ kết quả kiểm đếm xác định, gia đình ông Th có tiền bồi thường hỗ trợ tài sản hơn 72 triệu đồng và tiền bồi thường hỗ trợ về đất ở là trên 75 triệu đồng.
Tuy nhiên, anh Th chỉ nhận số tiền bồi thường hỗ trợ về tài sản trên đất quy hoạch làm hành lang an toàn giao thông. Số tiền còn lại không nhận và đề nghị giữ lại phần đất thổ cư của gia đình. Vào thời điểm đoạn video clip được phát tán, mặc dù đã nhận số tiền hỗ trợ về tài sản nhưng gia đình anh Th vẫn chưa chịu tháo dỡ hết phần tài sản nằm trong hành lang giao thông để các đơn vị thi công.
Sau đó, chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động nhưng anh Th không chấp hành. Trong quá trình đó, anh Th không cho các đơn vị thi công đoạn qua trước cửa nhà. Chính quyền địa phương đã phối hợp với các đơn vị chức năng của huyện nhiều lần vận động, tuyên truyền.
2.  Một trường hợp khác là ông TNH (cũng trú tại tỉnh Thái Bình). Gia đình ông H có 2 nhân khẩu chưa được chính quyền xã chia đất nông nghiệp.
Khoảng tháng 6-2018, trong một lần đến trụ sở tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội, ông H đã gặp và tiếp xúc với một số người có mặt tại trụ sở tiếp dân nhưng không biết người này là ai. Những người này hỏi về việc kiến nghị của ông H. Sau khi nghe ông H trình bày về việc gia đình những người này nói sẽ giúp ông H đòi quyền lợi bằng cách quay video ông H khiếu kiện đưa lên “Đài CHTV”.
Từ đó, phát lên mạng xã hội facebook, gây sức ép từ dư luận để chính quyền vào cuộc, giải quyết chế độ cho ông H. Sau khi nghe những người này nói vậy, ông H đồng ý và cho địa chỉ nhà để những người này liên hệ.
Sau đó, có một người đàn ông tự xưng là người tham gia khiếu kiện về nhà ông H ở Thái Bình. Người này nói sẽ đưa ông H lên Hà Nội để “Đài CHTV” quay video ông H khiếu kiện. Ông H đồng ý đi theo người này.
Tại Hà Nội, ông được người tên Tuấn tức là “Anton Tuấn” tự xưng là phóng viên của “Đài CHTV” phỏng vấn, ghi hình về những nội dung ông H khiếu kiện. Buổi phỏng vấn diễn ra trong khoảng gần 2 tiếng. Kết thúc buổi phỏng vấn, họ đưa ông đi ăn cơm sau đó đưa ông H về nhà.
Sau đó, Tuấn nói với ông H sẽ phát buổi phỏng vấn giữa “Đài CHTV” với ông H lên “Đài CHTV” trên mạng xã hội facebook. Nếu sau một tháng kể từ ngày phát video, chính quyền địa phương không giải quyết chế độ chính sách cho ông H thì “Đài CHTV” tiếp tục cho người về đón lên Hà Nội để phỏng vấn khiếu kiện.
Nội dung video đăng tải, chia sẻ lên mạng Internet những thông tin sai sự thật đã gây ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. Từ năm 2004 đến nay, ông H đã gửi đến khiếu kiện đến các nơi để yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách của gia đình. Sau đó, UBND huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã có báo cáo trả lời đơn của ông H.
Về việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo chủ trương là miễn thuế cho người có ruộng cấy phải nộp thuế nông nghiệp. Gia đình ông H chỉ có 1 suất ruộng của vợ ông đã được địa phương miễn thuế nông nghiệp như các hộ khác trong xã, các con ông và ông không có ruộng cấy ở địa phương nên không được miễn thuế nông nghiêp là đúng.
UBND xã Thái Hưng đã tiến hành hòa giải 3 đợt, đã kiểm tra thực địa và cắm mốc cho 2 gia đình nhưng 2 bên không đồng ý. UBND xã đã xác lập hồ sơ báo cáo UBND huyện. Xét thấy việc giải quyết tranh chấp đất thổ cư giữa 2 gia đình không dứt điểm, UBND xã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn ông H khởi kiện ra tòa để được tòa án giải quyết.
Căn cứ quyết định 652 ngày 17-11-1993 của UBND tỉnh Thái Bình... thống nhất lấy ngày 1-12-1993 là ngày bắt đầu tính để giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nhân dân. Căn cứ điều 6 tại quy định kèm theo quyết định 652 xác định gia đình ông H có ông H là người được hưởng chế độ của Nhà nước nên không được chia ruộng.
Thời điểm tổ chức chia ruộng, hai con của ông H không có mặt tại địa phương (anh Long và anh Lanh đi bộ đội sau đó vào miền Nam từ năm 1991, trước ngày thực hiện quyết định 652 và không về địa phương) do đó không thuộc diện được chia đất. Việc ông H đòi chia đất cho hai con là sai.
UBND xã Thái Hưng đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động kết hợp với giải thích... Tuy nhiên ông H không chấp nhận kết quả trả lời của UBND huyện Thái Thụy mà tiếp tục khiếu kiện nên bị các đối tượng phản động lợi dụng.
Như vậy là với ý đồ gây bất an dư luận, các đối tượng trong “Đài CHTV” đã và đang phát tán các video clip chỉ viết một nửa sự thật... Trong trường hợp này, các đối tượng đã tích cực đi các địa phương, tìm cách phát triển lực lượng chống đối.
Đặc biệt, chúng lợi dụng tâm lý bức xúc, sự nhẹ dạ cả tin của những người đầu đơn, khiếu kiện tại các địa phương để thực hiện ý đồ xấu xa của họ.
Từ đó, Lê Văn Dũng (SN 1970, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội), với vai trò là người đứng đầu nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt” tự cho mình quyền được phán xét người khác? Vậy “Đài truyền hình CHTV” là gì và mục đích, ý đồ của các đối tượng cầm đầu là gì?
#YHB#HHĐ#





Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...