Ngày 6-3-2018, trang mạng của Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng bài "Nhật ký Ad Limina 5.3.2018" tường thuật sự kiện ngày 5-3-2018 Giáo hoàng Francesco (Phờ-răng-xít-cô) đã tiếp đón phái đoàn của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Vatican (Va-ti-căng). Bài cho biết tại buổi tiếp, Tổng giám mục Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, giới thiệu với Giáo hoàng: Giáo hội Việt Nam có ba Giáo tỉnh là Hà Nội, Huế, Sài Gòn với 26 giáo phận, 33 giám mục tại chức, khoảng 4.500 giáo xứ với hơn 4.000 linh mục, 22 nghìn tu sĩ thuộc hơn 240 dòng tu, hơn 2.400 đại chủng sinh, bảy triệu giáo dân, tỷ lệ khoảng gần 8% dân số cả nước. Tuy nhiên, như lời Hồng y João Braz de Aviz (Hao Bờ ra đơ A-vít) - Bộ trưởng Bộ Ðời sống thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ của Tòa thánh Vatican, tại buổi tiếp ngày 7-9-2018 của ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, thì hiện nay Giáo hội Công giáo Việt Nam có hơn 31.000 tu sĩ. Hồng y João Braz de Aviz cho biết, ông "đã gặp trên dưới 2.000 tu sĩ, các giám mục thân thiện, gần gũi với nhau, cho thấy sự đoàn kết trong Giáo hội Công giáo, tạo tiếng nói chung trong công việc mục vụ cũng như trong đối thoại với Chính phủ, đóng góp xây dựng đất nước. Ðiều ấn tượng hơn cả là tương quan giữa Giáo hội Công giáo và Chính phủ ngày càng tốt hơn, nhiều giám mục có sự tôn trọng đặc biệt với Chính phủ, các cơ quan nhà nước. Chính phủ cũng giúp đỡ các tu sĩ, giám mục thực hiện tốt phận sự của mình". Thay mặt Chính phủ Việt Nam, ông Vũ Chiến Thắng nhận xét: "Trong các năm qua, mối tương quan giữa giáo hội Công giáo với Nhà nước và các cấp chính quyền ngày càng xích lại gần hơn trên tinh thần chia sẻ, đối thoại và tìm điểm tương đồng để cùng hướng đến một mẫu số chung là xây dựng Giáo hội, xã hội, đất nước phát triển. Ðảng, Nhà nước ghi nhận đóng góp tích cực của các tôn giáo, trong đó có Giáo hội Công giáo, các chức sắc và tín đồ Công giáo đã có đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước,... nhiều dòng tu, nhiều tu sĩ đã tham gia tích cực, hiệu quả trong các hoạt động y tế, giáo dục, từ thiện xã hội. Ðã có nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi là người Công giáo, tạo công ăn việc làm không chỉ cho người Công giáo mà cho xã hội rất tốt".
Hai linh mục đi làm việc thiện đến thăm phạm nhân phản Quốc Trần Huỳnh Duy Thức đang ngồi quán nước bên ngoài trại giam sau khi đã gặp (đoàn còn có Dũng Trương, Nguyễn Thúy Hạnh, hai chị gái của phạm nhân, con gái của phạm nhân) là linh mục Nguyễn Đình Thục và linh mục Ngô Năng.
Qua đó có thể thấy Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện để chức sắc và công dân theo các tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có Công giáo, sống "tốt đời, đẹp đạo", giúp các tôn giáo phát huy nguồn lực, đóng góp xây dựng xã hội, xây dựng đất nước. Các số liệu về sự phát triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam mà Tổng giám mục Nguyễn Chí Linh trình bày cùng phát biểu của Hồng y João Braz de Aviz sau khi tiếp xúc, tìm hiểu đã xác nhận cụ thể điều này. Trong bối cảnh đó, không thể coi là bình thường khi ngày 5-9-2018, trang mạng của Giáo phận Vinh lại công bố cái gọi là "bản lên tiếng về các tù nhân lương tâm và thực trạng nhân quyền tại Việt Nam" do Ban công lý và hòa bình thuộc Giáo phận này thực hiện. Phải nói thẳng là văn bản đó phần nào có lối tiếp cận, có nội dung tương tự luận điệu các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn sử dụng để vu cáo Nhà nước Việt Nam, như: dựng chuyện "nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng gia tăng bắt giữ, kết án nặng nề đối với những người đấu tranh một cách ôn hòa cho nhân quyền và tự do", coi người bị Tòa án Nhân dân kết án vì có hành vi gây rối trật tự công cộng, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là "đấu tranh đòi tôn trọng, bảo vệ môi trường", và cho rằng lực lượng an ninh "lạm quyền, hành xử cách bất công". Thực chất, "bản lên tiếng" do Giáo phận Vinh công bố là một văn bản vu cáo chính quyền, công khai ủng hộ, chối tội cho các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.
So sánh một số sự kiện liên quan một số linh mục và công dân theo Công giáo ở Việt Nam với các số liệu đã được Tổng giám mục Nguyễn Chí Linh giới thiệu rất dễ thấy một hiện tượng lạc lõng: trong khi các linh mục và công dân theo Công giáo ở 25 giáo phận khác trên cả nước hầu như không có hành vi vi phạm pháp luật, thì chỉ duy nhất Giáo phận Vinh là nơi xảy ra nhiều sự vụ liên quan hành vi gây rối trật tự công cộng, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và Giáo phận Vinh cũng là nơi có một số linh mục thường đi đầu trong những sự vụ này. Nhìn rộng ra, trong số hơn 4.000 linh mục thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam, chỉ thấy nổi lên "tên tuổi" một vài vị linh mục như Nguyễn Ðình Thục, Ðặng Hữu Nam,... ở Giáo phận Vinh; Nguyễn Duy Tân ở Giáo phận Xuân Lộc; Nguyễn Ngọc Nam Phong, Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Phượng, Trịnh Ngọc Hiên, Ngô Văn Kha, Ðinh Hữu Thoại thuộc Dòng chúa cứu thế... Ðó là những linh mục thường xuất hiện qua rất nhiều cách thức khác nhau để bịa đặt, vu cáo chính quyền; trong bài giảng, họ thường lồng ghép nội dung xuyên tạc, phủ nhận sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, đòi hủy bỏ Ðiều 4 Hiến pháp, xuyên tạc, thóa mạ lãnh tụ cách mạng, phủ nhận sự nghiệp cách mạng và các thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội nhân dân Việt Nam đã đạt được; cầu nguyện cho người vi phạm pháp luật bị Tòa án Nhân dân xử phạt án tù; thậm chí đi đầu một số cuộc tụ tập đông người bất hợp pháp, trong đó huy động cả trẻ em tham gia, ngăn cản trẻ em đến trường, cổ vũ hành vi tiến công lực lượng chức năng, phá hoại trụ sở chính quyền. Cùng với hoạt động mục vụ, các linh mục này còn có một số hoạt động ngoài tôn giáo như tổ chức "tri ân thương phế binh Việt Nam cộng hòa", "đại hội tù nhân lương tâm", tổ chức "thánh lễ cầu nguyện cho Ngô Ðình Diệm"... Ðiều đó lý giải tại sao phát ngôn, hoạt động, bài giảng của họ thường được các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam vội vã đăng tải, cổ súy, ủng hộ, ca ngợi, khuếch trương.
Phẫn nộ trước hiện tượng này, dư luận xã hội, nhiều cơ quan truyền thông và các trang tin trên internet (in-tơ-nét) đã nhiều lần phản ứng gay gắt, vạch rõ bản chất, hậu quả từ phát ngôn, hành động của các vị linh mục nêu trên. Như năm 2017, Ðài Truyền hình Nghệ An có phóng sự cho biết, hơn 2.000 người dân ở xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu, Nghệ An) và vùng lân cận đã tập trung để phản đối linh mục Ðặng Hữu Nam - quản xứ Mỹ Khánh (địa bàn huyện Yên Thành, Nghệ An) vì có "hành động, lời nói trái với đạo lý, vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật, đặc biệt là xúc phạm, xuyên tạc, phủ nhận các thành quả cách mạng của dân tộc. Sự ngông cuồng của Ðặng Hữu Nam xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự tôn của hàng triệu người Việt Nam anh dũng hy sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Ðặc biệt, Ðặng Hữu Nam còn phủ nhận công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ðây là điều bỉ ổi, ô nhục cho kẻ núp danh dưới tấm áo tu hành". Trả lời phỏng vấn Ðài Truyền hình Nghệ An, Luật sư Nguyễn Trọng Hải - Trưởng Văn phòng luật sư Trọng Hải và cộng sự, khẳng định: "Ðủ căn cứ khởi tố Ðặng Hữu Nam tội tuyên truyền chống Nhà nước"... Hoặc trên trang ngheanthoibao ngày 21-3-2018, tác giả Hồ Văn nhận xét về phát ngôn, hành vi của linh mục Ðặng Hữu Nam: "thay vì rao giảng lời Chúa, Nam biến giáo đường thiêng liêng thành bục "chống chính quyền", rao giảng những điều xuyên tạc, bịa đặt, kích động thù hằn dân tộc. Nơi thờ phụng Chúa thành nơi chứa chấp, lẩn trốn của tội phạm và bọn phản động, khủng bố. Giáo dân từ chỗ cần cù, chân chất đến chỗ bỏ bê sản xuất đi tuần hành, biểu tình, khiếu kiện, kiếm cớ gây rối, thậm chí có người vốn lương thiện, hòa đồng thân thiện với xóm làng nay bỗng trở mặt vì nhiều lần bị Nam lôi kéo đi đánh đập bất cứ ai để bảo vệ cho Nam...". Song đến nay, các ý kiến đó không khiến họ suy nghĩ, điều chỉnh, mà dường như ngày càng tỏ ra ngang nhiên, ngông cuồng hơn.
Qua các hiện tượng nêu trên, có thể nói một số linh mục đã tự để mình rơi vào tình trạng được Giáo hoàng Francesco cảnh báo trong Tông huấn "Niềm vui của Tin mừng" (ngày 24-11-2013) khi Ngài chỉ rõ một số người loan báo Tin mừng "ẩn nấp bên dưới vẻ hào nhoáng của lợi lộc xã hội và chính trị, hay dưới sự kiêu căng vì họ có khả năng xử lý các vấn đề thực tế, hay một sự say mê đối với các chương trình tự lực và tự thể hiện mình… Tâm hồn họ chỉ mở ra với chân trời hạn hẹp của tính tự tại và tư lợi của họ, hậu quả là họ chẳng học được gì từ các tội lỗi của họ hay thực sự muốn đón nhận ơn tha thứ. Ðây là một sự sa đọa ngụy trang dưới lớp vỏ của một điều thiện"; và Ngài dẫn lời Chúa Giê-su để khuyên răn: "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em Ðấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên chúa tha thứ. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên chúa cho lại... Vì anh em đong bằng đấu nào, Thiên chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy".
Có thể nói, các linh mục này đã đi ngược lại đường hướng được Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 xác định: "chúng ta tự hào là công dân nước Việt Nam anh hùng độc lập thống nhất; và trong đà phát triển chung của cả nước, chúng ta được tình đồng bào thông cảm và giúp đỡ trong khối đại kết dân tộc, nên chúng ta hãy hân hoan chu toàn sứ mạng vinh quang của mình". Họ cũng đã đi ngược điều Thư chung khẳng định: "Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước, và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc". Thực hiện, rao giảng, kích động và cổ súy cho những hành vi trái pháp luật, trái lời răn của Chúa, họ đang có xu hướng biến mình thành hiện thân của "sự sa đọa ngụy trang dưới lớp vỏ của điều thiện" như Giáo hoàng Francesco cảnh báo, và chưa đáp ứng cũng như thiếu tôn trọng, rời bỏ điều Thư chung 1980 đã kêu gọi các linh mục hãy cùng nhau "đưa Hội Thánh ở Việt Nam đi vào con đường đã lựa chọn là sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào".
#AQ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét