Ảnh minh họa. (Nguồn: The Alliance for Natural Health)
Đây là kết quả của dự án “Nâng cao năng lực phát triển vắc xin cúm tại Việt Nam” được triển khai từ năm 2010 đến nay.
Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, giáo sư, nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước về lĩnh vực này.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã chia sẻ về các chủ trương, chương trình toàn cầu liên quan đến vắcxin cúm; sự hỗ trợ của quốc tế liên quan đến xây dựng chính sách, quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về vắcxin cúm và các báo cáo tóm tắt kết quả thử nghiệm lâm sàng của vắcxin cúm A/H5N1 giai đoạn 1, 2, 3 do IVAC sản xuất.
Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Văn Bé, Viện trưởng IVAC, cho biết hiện tại IVAC đã thử nghiệm lâm sàng thành công hai vắcxin sản xuất trong nước phòng cúm mùa và cúm A/H5N1.
Cả hai loại vắcxin đều an toàn và có khả năng đáp ứng miễn dịch ở người trưởng thành khỏe mạnh. Hai vắcxin này bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2010 trên công nghệ nuôi cấy trứng gà có phôi. Từ năm 2017 đến nay, hai vắcxin trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Vắcxin cúm mùa (IVACFLU-S) phòng 3 chủng virus H1N1, H3N2, B. IVACFLU-S được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, không màu hoặc màu trắng mờ, dùng cho cả người lớn và trẻ em. Vắcxin thứ hai là IVACFLY phòng chống cúm A/H5N1.
Từ năm 2010, PATH đã hợp tác Bộ Y tế Việt Nam xây dựng kế hoạch dài hạn sản xuất và sử dụng vắcxin cúm, hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng, đăng ký vắcxin cúm.
IVAC cùng cơ quan Nghiên cứu Phát triển tiên tiến về Y sinh học, Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu sản xuất vắcxin từ công nghệ trứng gà có phôi. Ngoài ra PATH cũng đang hỗ trợ Công ty Vắcxin và Sinh phẩm số 1 phát triển vắcxin A/H5N1 sử dụng công nghệ nuôi cấy trên tế bào.
Trong khuôn khổ của hội thảo, ngày 26/9, các đại biểu tiếp tục thảo luận về tầm nhìn, định hướng và cách sử dụng, phát triển bền vững vắcxin cúm tại Việt Nam cũng như chia sẻ cụ thể hơn những kinh nghiệm quốc tế về thủ túc đăng ký vắcxin cúm để được lưu hành./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét