Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

VẮC-XIN TỰ SẢN XUẤT CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC CÔNG BỐ

Ngày 25/9, tại thành phố Nha Trang, Viện Vắcxin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Tổ chức quốc tế về Y tế toàn cầu (PATH) tổ chức hội thảo công bố 2 vắcxin được sản xuất thành công tại Việt Nam là vắcxin phòng cúm mùa và cúm A/H5N1.
Công bố hai vắcxin được sản xuất thành công tại Việt Nam
Công bố hai vắcxin được sản xuất thành công tại Việt Nam
Ảnh minh họa. (Nguồn: The Alliance for Natural Health)
Đây là kết quả của dự án “Nâng cao năng lực phát triển vắc xin cúm tại Việt Nam” được triển khai từ năm 2010 đến nay.
Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, giáo sư, nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước về lĩnh vực này.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã chia sẻ về các chủ trương, chương trình toàn cầu liên quan đến vắcxin cúm; sự hỗ trợ của quốc tế liên quan đến xây dựng chính sách, quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về vắcxin cúm và các báo cáo tóm tắt kết quả thử nghiệm lâm sàng của vắcxin cúm A/H5N1 giai đoạn 1, 2, 3 do IVAC sản xuất.
Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Văn Bé, Viện trưởng IVAC, cho biết hiện tại IVAC đã thử nghiệm lâm sàng thành công hai vắcxin sản xuất trong nước phòng cúm mùa và cúm A/H5N1.
Cả hai loại vắcxin đều an toàn và có khả năng đáp ứng miễn dịch ở người trưởng thành khỏe mạnh. Hai vắcxin này bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2010 trên công nghệ nuôi cấy trứng gà có phôi. Từ năm 2017 đến nay, hai vắcxin trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Vắcxin cúm mùa (IVACFLU-S) phòng 3 chủng virus H1N1, H3N2, B. IVACFLU-S được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, không màu hoặc màu trắng mờ, dùng cho cả người lớn và trẻ em. Vắcxin thứ hai là IVACFLY phòng chống cúm A/H5N1.
Từ năm 2010, PATH đã hợp tác Bộ Y tế Việt Nam xây dựng kế hoạch dài hạn sản xuất và sử dụng vắcxin cúm, hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng, đăng ký vắcxin cúm.
IVAC cùng cơ quan Nghiên cứu Phát triển tiên tiến về Y sinh học, Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu sản xuất vắcxin từ công nghệ trứng gà có phôi. Ngoài ra PATH cũng đang hỗ trợ Công ty Vắcxin và Sinh phẩm số 1 phát triển vắcxin A/H5N1 sử dụng công nghệ nuôi cấy trên tế bào.
Trong khuôn khổ của hội thảo, ngày 26/9, các đại biểu tiếp tục thảo luận về tầm nhìn, định hướng và cách sử dụng, phát triển bền vững vắcxin cúm tại Việt Nam cũng như chia sẻ cụ thể hơn những kinh nghiệm quốc tế về thủ túc đăng ký vắcxin cúm để được lưu hành./.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

INTERNET, TRUYỀN THÔNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý


Lợi dụng chủ trương đổi mới, mở cửa, của Đảng Nhà nước ta, các thế lực thù địch tấn công vào định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường, khuyến khích xu hướng thị trường tự do và tư nhân hoá tràn lan, tách rời sự quản lý của Nhà nước, từng bước làm cho nền kinh tế nước ta lệ thuộc vào nước ngoài. Vì thế, báo chí, truyền thông phải là những kênh thông tin đa dạng, nhiều chiều, với phạm vi thông tin rộng, lượng thông tin lớn và kịp thời, phù hợp, góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, làm cho truyền thống ấy được hoà nhập và nâng cao, trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, tạo động lực mạnh cho sự phát triển và hội nhập của đất nước.
Do đó, đội ngũ phóng viên báo chí và cộng tác viên của các cơ quan báo chí, truyền thông là những “chiến sĩ xung kích” cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng dũng cảm, ý chí chiến đấu bảo vệ lợi ích dân tộc và công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước. Cùng với đó, hiệu quả của cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch còn phụ thuộc phần lớn vào tài trí của đội ngũ những người tác nghiệp trên internet. Điều đó được thể hiện ở chỗ, những bài viết vạch trần được bản chất, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, góp phần đắc lực và hiệu quả cho việc triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Muốn vậy, lực lượng này cần được thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trước hết là được trang bị đầy đủ, vững chắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Các thông tin được đưa ra và đăng tải trên internet, các trang mạng hay blog phải trung thực, khách quan; cách tiếp cận sự kiện, nêu vấn đề cần phải đứng trên lợi ích lâu dài của đất nước, dân tộc, mang tính xây dựng, nói cái xấu để khắc phục, nêu cái tốt để khuyến khích phát triển. Mặt khác, có biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn các website, blog, báo, thư điện tử độc hại trên internet và trên mạng điện thoại di động, nhằm hạn chế những thông tin xấu, độc tác động đến quần chúng nhân dân.
#AQ

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

NHÂN CÁCH MÉO MÓ CỦA NHỮNG KẺ ĐỘI LỐT LINH MỤC

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần sau cơn bạo bệnh hiểm nghèo. Nhân dân Việt Nam, bạn bè quốc tế đều tiếc thương trước sự ra đi của Chủ tịch nước. Nguyên thủ của nhiều quốc gia tỏ lòng thương tiếc và gửi điện chia buồn. Liên hiệp quốc giành một phút tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang… Giáo hoàng cũng gửi điện chia buồn với Nhà nước và nhân dân Việt Nam… Nhiều quốc gia như Cuba tổ chức quốc tang 2 ngày, Thái Lan treo cờ rủ 3 ngày để tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Vậy nhưng, mấy ngày nay, lướt qua mạng xã hội, hay ở những tờ báo “lá cải” thì vẫn có những kẻ xuyên tạc, bôi nhọ về sự ra đi của Chủ tịch nước.
Những kẻ lạc loài, táng tận lương tâm, bày tỏ sự hả hê, vui sướng, mỉa mai thậm chí là xuyên tạc sự ra đi của chủ tịch nước. Đáng buồn thay, trong só đó có cả những linh mục Công giáo, những người thay mặt Chúa chăn dắt đàn chiên.
Điển hình như linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong giáo xứ Thái Hà, Hà Nội đã lấy hình ảnh cuộc ăn nhậu, liên hoan đăng lên facebook kèm theo lời bình: “Ngày đầu Quốc tang”.
Chưa hết linh mục Phong còn đăng tải thông tin chủ tịch nước từ trần với lời bình đầy ý xuyên tạc: “Tình hình sắp sửa hợp nhất hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước: Thật đúng quy trình”.
Còn linh mục Nguyễn Duy Tân, quản xứ Thọ Hoà, Đồng Nai viết:
“Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
Lãnh tụ của thể chế độc tài chết, thì toàn dân vui mừng.
Vui mừng vì Bác xuống âm phủ đòi Luật biểu tình cho dân tộc, rồi kéo cả bè lũ độc tài đi theo Bác”.
Còn hàng loạt linh mục như Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình; trang Thanh niên Công giáo, Truyền thông giáo phận Vinh… cũng có những dòng trạng thái, những bài viết tương tự.
Không cần phân tích, bình luận quá nhiều cũng có thể thấy được quan điểm và đặc biệt là nhân cách của các linh mục này như thế nào. Và khi những vị linh mục này viết những dòng trạng thái như vậy, có rất nhiều con chiên cũng vào hùa theo. Tất nhiên, rất nhiều người cũng vào bình luận, góp ý và tỏ ra hết sức bức xúc, phẫn nộ.
Hả hê, vui sướng, xuyên tạc sự ra đi của một người đã là khó chấp nhận, huống hồ đây lại là Chủ tịch nước đương nhiệm.
Thiên chúa thường dạy sống phải yêu thương, chia sẻ thế nhưng dường như với các linh mục này chỉ có lòng đố kị, hằn học nhỏ nhen. Chúng ta thường nghe, linh mục là người được đào tạo bài bản, có ăn, có học. Đây là những người được Chúa lựa chọn để chăn dắt đàn chiên. Thế nhưng với nhân cách của các linh mục này thì các đàn chiên do họ chăn dắt sẽ đi đâu về đâu?
Khi tiếp nhận những thông tin này, biết được một số linh mục cực đoan có thái độ như vậy, cộng đồng mạng đã hết sức bất bình, phẫn nộ. Cũng có người cho rằng, thêm một lần nữa nhân dân Việt Nam biết được bản chất xấu xa, đê tiện của những kẻ đội lốt thầy tu này để từ đó cảnh giác với những gì họ tuyên truyền.
Các bạn những ai là con chiên của Chúa nghĩ như thế nào về hành động này của những kẻ mà hàng ngày trên thánh đường các bạn gọi là “cha”.Các bạn cũng là người Việt Nam, hưởng tự do hạnh phúc trên đất nuớc Việt Nam, được ăn học đàng hoàng tử tế, có nhận thức tốt thì các bạn sẽ phản ứng như thế nào khi đọc được những lời nói như vậy trên mạng xã hội mà điều đáng xấu hổ là những lời nói và hành động đó lại được thốt ra từ miệng của những kẻ mà hàng ngày lên thánh đường rao giảng về đức tin của Chúa.
Tôi tin rằng phần người - tình người trong các bạn luôn đong đầy và qua đây chúng ta đã hiểu rõ hơn về bản chất thật của những kẻ đội lốt linh mục.

CÁI KẾT CHO CỰU GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN


Bị cáo Đào Quang Thực tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN
Ngày 19/9, TAND tỉnh Hòa Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm công khai xét xử đối với bị cáo Đào Quang Thực (sinh năm 1960) tại xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, có HKTT và chỗ ở tại xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Theo cáo trạng, Đào Quang Thực nguyên là giáo viên trường tiểu học Triệu Phúc Lịch (Đà Bắc – Hoà Bình). Quá trình sinh sống và công tác, Đào Quang Thực nhiều lần vi phạm pháp luật, thường xuyên gây mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan và nhân dân, bị chính quyền địa phương xử lý. Từ đó, y đã nảy sinh tư tưởng bất mãn. Để thực hiện hành vi hoạt động chống phá nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Đào Quang Thực đã sử dụng 2 tài khoản facebook và hộp thư điện tử để liên lạc, móc nối với các đối tượng phản động trong và ngoài nước. Đồng thời, đăng tải nhiều bài viết và bài chia sẻ, bình luận có nội dung phản động. Y đã viết đơn xin gia nhập tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” là một tổ chức phản động, khủng bố với tôn chỉ, mục đích là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản V Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam bằng bạo động vũ trang và có nhiều bài viết chống phá, tuyên truyền nội dung phản động rồi gửi cho tổ chức này. Đào Quang Thực đã được kết nạp vào tổ chức này và bổ nhiệm chức vụ “Chí nguyện đoàn Hòa Bình”. Việc làm này của Đào Quang Thực đã nhiều lần được các cơ quan quản lý Nhà nước nhắc nhở và bị cáo cũng đã viết cam kết sẽ dừng các hành vi chống đối và không tham gia vào các tổ chức phản động. Tuy nhiên, sau đó y lại càng hoạt động và chống đối quyết liệt, phản động hơn. Thậm chí, Đào Quang Thực đã móc nối cùng một số đối tượng phản động lên kế hoạch tổ chức khủng bố sát hại những cán bộ cao cấp ở Thanh Hoá, Hoà Bình.
Qua thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện 2 tài khoản facebook của Đào Quang Thực thường xuyên đăng tải nhiều bài viết, bài chia sẻ, bình luận có nội dung phản động chống Nhà nước. Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ về hành vi phạm tội của đối tượng, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã ra lệnh bắt và khám xét khẩn cấp nơi ở của Đào Quang Thực. Quá trình khám xét đã thu giữ được nhiều tài liệu, chứng cứ có liên quan đến hoạt động phản động, chống phá của Đào Quang Thực.
Với hành vi phạm tội nêu trên, ngày 11/7/2018, Viện KSND tỉnh đã truy tố Đào Quang Thực về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại Khoản 1, Điều 79, BLHS năm 1999. Tại phiên tòa, đại diện Viện KSND giữ quyền công tố đã giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị HĐXX áp dụng Khoản 1, Điều 109 của BLHS năm 2015 tuyên phạt Đào Quang Thực từ 14 – 15 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và phạt quản chế bị cáo 5 năm tại địa phương sau khi thực hiện hình phạt tù. 
Tại phiên tòa, bị cáo Đào Quang Thực chỉ thừa nhận có sự móc nối, gửi các tài liệu tới tổ chức phản động, khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, chứ không tham gia nhằm mục đích hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân… Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, cũng như thẩm vấn công khai tại phiên toà và lời khai nhận của các nhân chứng đã chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo.
Sau khi xem xét toàn diện nội dung vụ án, HĐXX TAND tỉnh Hoà Bình đã tuyên phạt bị cáo Đào Quang Thực mức án 14 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Phạt quản chế bị cáo 5 năm tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

CUBA ĐỂ NGHI THỨC QUỐC TANG TƯỞNG NIỆM CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG

Hội đồng Nhà nước Cuba quyết định để tang cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (Nguồn: TTXVN)
Tối 21/9 giờ địa phương (sáng 22/9 giờ Hà Nội), Hội đồng Nhà nước Cuba thông báo quyết định để quốc tang tưởng niệm Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, người đã từ trần sáng 21/9 giờ Hà Nội ở tuổi 62.
Cuba để quốc tang tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Tin đưa trên tờ Juventud Rebelde
Trong thông cáo đưa ra trên truyền hình nhà nước, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ 6 giờ ngày 22/9 giờ địa phương (tức 17 giờ ngày 22/9 giờ Hà Nội) tới 24 giờ ngày 23/9 (tức 11 giờ ngày 23/9 giờ Hà Nội), và nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 24/9.
Theo thông cáo, trong thời gian quốc tang, các tòa nhà công và các trụ sở quân sự trên cả nước Cuba sẽ treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
Sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández đã gửi lời chia buồn tới nhân dân Việt Nam sau khi nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, đồng thời dành một phút mặc niệm nhà lãnh đạo Việt Nam trước phiên làm việc tại trụ sở quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo đề cao tình hữu nghị giữa Việt Nam và Cuba, và nhắc lại chuyến thăm Cuba của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào tháng 11/2016, cũng là thời điểm tòa nhà Capitolio, trụ sở chính của Quốc hội Cuba được khai trương.
Cùng ngày, báo giới chính thức của Cuba gồm Granma, Prensa Latina, Juventud Rebelde, hãng Thông tấn Nhà nước Cuba (ACN), trang mạng Cubadebate… đã đồng loạt đưa thông tin Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, đồng thời bày tỏ niềm thương tiếc đối với người đứng đầu Nhà nước Việt Nam. 

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG TỪ TRẦN

Theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Trần Đại Quang, sinh năm 1956, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sỹ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi.
Đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã mất lúc 10 giờ 5 phút ngày 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

TIỂU SỬ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG

Ngày 2/4, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, đồng chí Trần Đại Quang đã được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.

TTXVN trân trọng giới thiệu tiểu sử của Chủ tịch nước Trần Đại Quang:

1. Họ và tên: TRẦN ĐẠI QUANG

2. Ngày, tháng, năm sinh: 12/10/1956

3. Quê quán: xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

4. Nơi đăng ký thường trú: phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

5. Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không

6. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tiến sỹ Luật học, Đại học An ninh - Học vị: Tiến sỹ; Học hàm: Giáo sư - Lý luận chính trị: Cao cấp - Ngoại ngữ: Cao học tiếng Trung

7. Nơi làm việc: Bộ Công an, số 44 Yết Kiêu, Hà Nội

8. Ngày vào Đảng: 26 / 7 / 1980 ; Ngày chính thức: 26 / 7 / 1981

9. Đại biểu Quốc hội Khóa XIII 10. Tóm tắt quá trình công tác:

- Từ tháng 7/1972 - tháng 10/1975 : Học viên Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

- Từ tháng 10/1975 - tháng 6/1987: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, sau tách thành Cục Bảo vệ chính trị II , giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). - Từ tháng 6/1987 - tháng 6/1990: Trưởng phòng Tham mưu và Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

- Từ tháng 6/1990 - tháng 9 /1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

- Từ tháng 9/1996 - tháng 10/2000: Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an; Ủy viên Ban C hấp hành Đảng bộ Tổng cục An ninh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an.

- Từ tháng 10/2000 - tháng 4/2006 : Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an ; được phong cấp bậc hàm Thiếu tướng (2003); được phong học hàm Phó giáo sư (2003). - Từ tháng 4/2006 - tháng 1/2011 : Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an ; được phong cấp bậc hàm Trung tướng (2007); được phong học hàm Giáo sư (2009).

- Từ tháng 01/2011 - tháng 8/2011 : Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.

- Từ tháng 8/2011 đến nay : Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XI, XII) , Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; được phong cấp bậc hàm Th ượng tướng (2011), Đại tướng (2012); Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ; Phó Trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

- Ngày 2/4/2016 đến nay, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Sự bê tha về lối sống hay ai đó nên chịu trách nhiệm ..???

               

CÁI NHÌN ĐA CHIỀU: VỀ VỤ 7 NGƯỜI TỬ VONG, 5 NGƯỜI HÔN MÊ SÂU- đêm nhạc “Trip To The Moonở Công viên nước Hồ Tây.
      #Pk.


          Vụ việc 7 người tử vong, 5 người hôn mê sâu ở đêm nhạc Trip To The Moon ở Công viên nước Hồ Tây, Ban Tuyên giáo Thành Ủy, Công an Hà Nội đã tổ chức họp báo công khai vụ việc. Cho đến lúc này có 7 người tử vong do sốc ma túy và có dấu hiệu sử dụng ma túy tập thể. Kết quả test nhanh các nạn nhân nhập viện trong vụ việc cho thấy đều dương tính với ma túy đá, ma túy tổng hợp, cần sa và thuốc lắc. Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu được nhiều bóng cười và nhiều vật nghi ma túy.
Phó CT UBND TP Hà Nội đến thăm
          Sau khi xảy ra sự việc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu UBND TP Hà Nội chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về tổ chức lễ hội âm nhạc tại Công viên nước Hồ Tây, quận Tây Hồ; xử lý nghiêm vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/9.

                                              

          Cần nói rằng, đây là vụ việc cực kỳ nghiêm trọng, nó gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc sử dụng chất kích thích dễ dàng ở những không gian biểu diễn âm nhạc tập trung đông người và trách nhiệm của các bộ phận liên quan.
       Có tờ báo đã lèo lái ám chỉ trách nhiệm chính thuộc về cơ quan công an trong đảm bảo an ninh trật tự tại buổi biểu diễn này. Thực chất sự quy kết đó là hồ đồ và có ý đồ nhắm vào chính quy
         Nói về trách nhiệm thì chính các con nghiện kia mới là người phải chịu trách nhiệm chính về tính mạng, sức khỏe của chúng và cộng đồng. Không ai cấm chúng sống lành mạnh và không ai có thể kiểm soát được chúng cả đêm lẫn ngày khi mà chính chúng muốn bầy đàn hoang dại. Đương nhiên "con dại cái mang", bố mẹ của chúng phải là người chịu trách nhiệm trong việc nuôi dạy, quản lý mà không thể đổ thừa cho xã hội hay nhà trường.
           Tiếp theo, chúng ta không thể không nhắc đến trách nhiệm cảu đơn vị tổ chức sự kiện này. Làm ăn gì thì cũng cần đảm bảo tính mạng cho người tiêu dùng. 
           Về bản chất, như anh chị thấy, buổi biểu diễn chính là hoạt động thực hiện hợp đồng kinh tế diễn ra trong phạm vi quản lý doanh nghiệp. Tổ chức sự kiện này là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kết nối Á Châu phối hợp với Công viên nước Hồ Tây. 2 đơn vị này là những pháp nhân chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn cho người tiêu dùng thông qua việc triển khai các phương án bảo vệ, kiểm soát, trong đó có việc kiểm soát ma túy.
Lực lượng bảo vệ lỏng lẻo, yếu kém
                                            
                 Các bạn cũng biết, trong hợp đồng kinh tế này không có một điều khoản nào quy định trách nhiệm, quyền hạn của lực lượng công an. Mọi hoạt động bên trong doanh nghiệp là do doanh nghiệp tự triển khai quản lý theo giấy phép đã được cấp. Chỉ khi nào có vụ việc phức tạp về an ninh trật tự thì các doanh nghiệp này mới mời công an vào làm việc. 
              Ở đây, ngoài trách nhiệm quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong phạm vi địa bàn được giao, công an không có quyền hành gì, kể cả quyền kiểm soát ở cổng vé hay không gian biểu diễn. Do đó, việc để cho người tiêu dùng mang ma túy vào sử dụng hay để xảy ra tai nạn chết người thì đương nhiên trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp mà cụ thể là đơn vị tổ chức sự kiện.
                Nói thêm, để được cấp phép hoạt động tổ chức lễ hội âm nhạc, trong số các nội dung cơ bản của một hợp đồng kinh tế, đơn vị tổ chức bắt buộc phải giải trình nội dung về việc đảm bảo an ninh, an toàn cho người dự (người tiêu dùng). Trong đó buộc phải nêu các phương án tổ chức bảo vệ, từ việc huy động lực lượng, bố trí người soát vé, kiểm soát ma túy, vật liệu nổ, vũ khí...cho đến việc xử lý các tình huống bất ngờ, đột xuất xảy ra. Tuy nhiên, trong phần giải trình ấy, dù được cơ quan cấp phép đồng ý nhưng lại không hề nhắc đến tên cơ quan công an.
                Trên thực tế, báo chí đã phản ánh, tại buổi biểu diễn, "việc quản lý rất tệ, chỉ lo bán bóng bay cười" (một mặt hàng cấm) đã chứng minh cho điều này. Một thực tế khác là hầu như các đơn vị tổ chức sự kiện không hề muốn mời cơ quan công an tham gia bảo đảm an ninh trật tự. Có lẽ họ sợ bị làm khó (?!). Có lẽ đây là câu chuyện lợi ích.
              Nhìn lại vấn đề, có lẽ chính quyền Hà Nội cũng đã hoàn thành chức trách nhiệm vụ của mình khi triển khai nhanh chóng các hoạt động hành chính, ra các quyết định cần thiết, thăm hỏi nạn nhân, tổ chức họp báo công khai minh bạch và điều tra làm rõ vụ việc.

      Bài viết được coppyriht từ các nguồn:

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

VÕ MỒM CỦA LINH MỤC DƯỚI VỎ BỌC TỪ THIỆN

"Chúng ta tự hào là công dân nước Việt Nam anh hùng độc lập thống nhất; và trong đà phát triển chung của cả nước, chúng ta được tình đồng bào thông cảm và giúp đỡ trong khối đại kết dân tộc, nên chúng ta hãy hân hoan chu toàn sứ mạng vinh quang của mình", đó là đường hướng đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam xác định và vạch rõ trong Thư chung năm 1980. Thực tế, nhiều năm qua, đất nước không ngừng lớn mạnh, uy tín trên trường quốc tế ngày càng cao, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được giữ gìn và củng cố. Ðạt được điều này có phần đóng góp tích cực của giới chức sắc Công giáo và đông đảo giáo dân trên cả nước. Nhưng đáng tiếc, thời gian gần đây lại có một số chức sắc, công dân theo Công giáo ở Việt Nam có phát ngôn, việc làm đi ngược đường hướng tích cực này.
Ngày 6-3-2018, trang mạng của Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng bài "Nhật ký Ad Limina 5.3.2018" tường thuật sự kiện ngày 5-3-2018 Giáo hoàng Francesco (Phờ-răng-xít-cô) đã tiếp đón phái đoàn của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Vatican (Va-ti-căng). Bài cho biết tại buổi tiếp, Tổng giám mục Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, giới thiệu với Giáo hoàng: Giáo hội Việt Nam có ba Giáo tỉnh là Hà Nội, Huế, Sài Gòn với 26 giáo phận, 33 giám mục tại chức, khoảng 4.500 giáo xứ với hơn 4.000 linh mục, 22 nghìn tu sĩ thuộc hơn 240 dòng tu, hơn 2.400 đại chủng sinh, bảy triệu giáo dân, tỷ lệ khoảng gần 8% dân số cả nước. Tuy nhiên, như lời Hồng y João Braz de Aviz (Hao Bờ ra đơ A-vít) - Bộ trưởng Bộ Ðời sống thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ của Tòa thánh Vatican, tại buổi tiếp ngày 7-9-2018 của ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, thì hiện nay Giáo hội Công giáo Việt Nam có hơn 31.000 tu sĩ. Hồng y João Braz de Aviz cho biết, ông "đã gặp trên dưới 2.000 tu sĩ, các giám mục thân thiện, gần gũi với nhau, cho thấy sự đoàn kết trong Giáo hội Công giáo, tạo tiếng nói chung trong công việc mục vụ cũng như trong đối thoại với Chính phủ, đóng góp xây dựng đất nước. Ðiều ấn tượng hơn cả là tương quan giữa Giáo hội Công giáo và Chính phủ ngày càng tốt hơn, nhiều giám mục có sự tôn trọng đặc biệt với Chính phủ, các cơ quan nhà nước. Chính phủ cũng giúp đỡ các tu sĩ, giám mục thực hiện tốt phận sự của mình". Thay mặt Chính phủ Việt Nam, ông Vũ Chiến Thắng nhận xét: "Trong các năm qua, mối tương quan giữa giáo hội Công giáo với Nhà nước và các cấp chính quyền ngày càng xích lại gần hơn trên tinh thần chia sẻ, đối thoại và tìm điểm tương đồng để cùng hướng đến một mẫu số chung là xây dựng Giáo hội, xã hội, đất nước phát triển. Ðảng, Nhà nước ghi nhận đóng góp tích cực của các tôn giáo, trong đó có Giáo hội Công giáo, các chức sắc và tín đồ Công giáo đã có đóng góp tích cực vào sự phát triển đất nước,... nhiều dòng tu, nhiều tu sĩ đã tham gia tích cực, hiệu quả trong các hoạt động y tế, giáo dục, từ thiện xã hội. Ðã có nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi là người Công giáo, tạo công ăn việc làm không chỉ cho người Công giáo mà cho xã hội rất tốt".

Hai linh mục đi làm việc thiện đến thăm phạm nhân phản Quốc Trần Huỳnh Duy Thức đang ngồi quán nước bên ngoài trại giam sau khi đã gặp (đoàn còn có Dũng Trương, Nguyễn Thúy Hạnh, hai chị gái của phạm nhân, con gái của phạm nhân) là linh mục Nguyễn Đình Thục và linh mục Ngô Năng.
Qua đó có thể thấy Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện để chức sắc và công dân theo các tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có Công giáo, sống "tốt đời, đẹp đạo", giúp các tôn giáo phát huy nguồn lực, đóng góp xây dựng xã hội, xây dựng đất nước. Các số liệu về sự phát triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam mà Tổng giám mục Nguyễn Chí Linh trình bày cùng phát biểu của Hồng y João Braz de Aviz sau khi tiếp xúc, tìm hiểu đã xác nhận cụ thể điều này. Trong bối cảnh đó, không thể coi là bình thường khi ngày 5-9-2018, trang mạng của Giáo phận Vinh lại công bố cái gọi là "bản lên tiếng về các tù nhân lương tâm và thực trạng nhân quyền tại Việt Nam" do Ban công lý và hòa bình thuộc Giáo phận này thực hiện. Phải nói thẳng là văn bản đó phần nào có lối tiếp cận, có nội dung tương tự luận điệu các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn sử dụng để vu cáo Nhà nước Việt Nam, như: dựng chuyện "nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng gia tăng bắt giữ, kết án nặng nề đối với những người đấu tranh một cách ôn hòa cho nhân quyền và tự do", coi người bị Tòa án Nhân dân kết án vì có hành vi gây rối trật tự công cộng, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là "đấu tranh đòi tôn trọng, bảo vệ môi trường", và cho rằng lực lượng an ninh "lạm quyền, hành xử cách bất công". Thực chất, "bản lên tiếng" do Giáo phận Vinh công bố là một văn bản vu cáo chính quyền, công khai ủng hộ, chối tội cho các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.
So sánh một số sự kiện liên quan một số linh mục và công dân theo Công giáo ở Việt Nam với các số liệu đã được Tổng giám mục Nguyễn Chí Linh giới thiệu rất dễ thấy một hiện tượng lạc lõng: trong khi các linh mục và công dân theo Công giáo ở 25 giáo phận khác trên cả nước hầu như không có hành vi vi phạm pháp luật, thì chỉ duy nhất Giáo phận Vinh là nơi xảy ra nhiều sự vụ liên quan hành vi gây rối trật tự công cộng, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và Giáo phận Vinh cũng là nơi có một số linh mục thường đi đầu trong những sự vụ này. Nhìn rộng ra, trong số hơn 4.000 linh mục thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam, chỉ thấy nổi lên "tên tuổi" một vài vị linh mục như Nguyễn Ðình Thục, Ðặng Hữu Nam,... ở Giáo phận Vinh; Nguyễn Duy Tân ở Giáo phận Xuân Lộc; Nguyễn Ngọc Nam Phong, Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Phượng, Trịnh Ngọc Hiên, Ngô Văn Kha, Ðinh Hữu Thoại thuộc Dòng chúa cứu thế... Ðó là những linh mục thường xuất hiện qua rất nhiều cách thức khác nhau để bịa đặt, vu cáo chính quyền; trong bài giảng, họ thường lồng ghép nội dung xuyên tạc, phủ nhận sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, đòi hủy bỏ Ðiều 4 Hiến pháp, xuyên tạc, thóa mạ lãnh tụ cách mạng, phủ nhận sự nghiệp cách mạng và các thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội nhân dân Việt Nam đã đạt được; cầu nguyện cho người vi phạm pháp luật bị Tòa án Nhân dân xử phạt án tù; thậm chí đi đầu một số cuộc tụ tập đông người bất hợp pháp, trong đó huy động cả trẻ em tham gia, ngăn cản trẻ em đến trường, cổ vũ hành vi tiến công lực lượng chức năng, phá hoại trụ sở chính quyền. Cùng với hoạt động mục vụ, các linh mục này còn có một số hoạt động ngoài tôn giáo như tổ chức "tri ân thương phế binh Việt Nam cộng hòa", "đại hội tù nhân lương tâm", tổ chức "thánh lễ cầu nguyện cho Ngô Ðình Diệm"... Ðiều đó lý giải tại sao phát ngôn, hoạt động, bài giảng của họ thường được các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam vội vã đăng tải, cổ súy, ủng hộ, ca ngợi, khuếch trương.
Phẫn nộ trước hiện tượng này, dư luận xã hội, nhiều cơ quan truyền thông và các trang tin trên internet (in-tơ-nét) đã nhiều lần phản ứng gay gắt, vạch rõ bản chất, hậu quả từ phát ngôn, hành động của các vị linh mục nêu trên. Như năm 2017, Ðài Truyền hình Nghệ An có phóng sự cho biết, hơn 2.000 người dân ở xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu, Nghệ An) và vùng lân cận đã tập trung để phản đối linh mục Ðặng Hữu Nam - quản xứ Mỹ Khánh (địa bàn huyện Yên Thành, Nghệ An) vì có "hành động, lời nói trái với đạo lý, vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật, đặc biệt là xúc phạm, xuyên tạc, phủ nhận các thành quả cách mạng của dân tộc. Sự ngông cuồng của Ðặng Hữu Nam xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự tôn của hàng triệu người Việt Nam anh dũng hy sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Ðặc biệt, Ðặng Hữu Nam còn phủ nhận công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ðây là điều bỉ ổi, ô nhục cho kẻ núp danh dưới tấm áo tu hành". Trả lời phỏng vấn Ðài Truyền hình Nghệ An, Luật sư Nguyễn Trọng Hải - Trưởng Văn phòng luật sư Trọng Hải và cộng sự, khẳng định: "Ðủ căn cứ khởi tố Ðặng Hữu Nam tội tuyên truyền chống Nhà nước"... Hoặc trên trang ngheanthoibao ngày 21-3-2018, tác giả Hồ Văn nhận xét về phát ngôn, hành vi của linh mục Ðặng Hữu Nam: "thay vì rao giảng lời Chúa, Nam biến giáo đường thiêng liêng thành bục "chống chính quyền", rao giảng những điều xuyên tạc, bịa đặt, kích động thù hằn dân tộc. Nơi thờ phụng Chúa thành nơi chứa chấp, lẩn trốn của tội phạm và bọn phản động, khủng bố. Giáo dân từ chỗ cần cù, chân chất đến chỗ bỏ bê sản xuất đi tuần hành, biểu tình, khiếu kiện, kiếm cớ gây rối, thậm chí có người vốn lương thiện, hòa đồng thân thiện với xóm làng nay bỗng trở mặt vì nhiều lần bị Nam lôi kéo đi đánh đập bất cứ ai để bảo vệ cho Nam...". Song đến nay, các ý kiến đó không khiến họ suy nghĩ, điều chỉnh, mà dường như ngày càng tỏ ra ngang nhiên, ngông cuồng hơn.
Qua các hiện tượng nêu trên, có thể nói một số linh mục đã tự để mình rơi vào tình trạng được Giáo hoàng Francesco cảnh báo trong Tông huấn "Niềm vui của Tin mừng" (ngày 24-11-2013) khi Ngài chỉ rõ một số người loan báo Tin mừng "ẩn nấp bên dưới vẻ hào nhoáng của lợi lộc xã hội và chính trị, hay dưới sự kiêu căng vì họ có khả năng xử lý các vấn đề thực tế, hay một sự say mê đối với các chương trình tự lực và tự thể hiện mình… Tâm hồn họ chỉ mở ra với chân trời hạn hẹp của tính tự tại và tư lợi của họ, hậu quả là họ chẳng học được gì từ các tội lỗi của họ hay thực sự muốn đón nhận ơn tha thứ. Ðây là một sự sa đọa ngụy trang dưới lớp vỏ của một điều thiện"; và Ngài dẫn lời Chúa Giê-su để khuyên răn: "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em Ðấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên chúa tha thứ. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên chúa cho lại... Vì anh em đong bằng đấu nào, Thiên chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy".
Có thể nói, các linh mục này đã đi ngược lại đường hướng được Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 xác định: "chúng ta tự hào là công dân nước Việt Nam anh hùng độc lập thống nhất; và trong đà phát triển chung của cả nước, chúng ta được tình đồng bào thông cảm và giúp đỡ trong khối đại kết dân tộc, nên chúng ta hãy hân hoan chu toàn sứ mạng vinh quang của mình". Họ cũng đã đi ngược điều Thư chung khẳng định: "Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước, và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc". Thực hiện, rao giảng, kích động và cổ súy cho những hành vi trái pháp luật, trái lời răn của Chúa, họ đang có xu hướng biến mình thành hiện thân của "sự sa đọa ngụy trang dưới lớp vỏ của điều thiện" như Giáo hoàng Francesco cảnh báo, và chưa đáp ứng cũng như thiếu tôn trọng, rời bỏ điều Thư chung 1980 đã kêu gọi các linh mục hãy cùng nhau "đưa Hội Thánh ở Việt Nam đi vào con đường đã lựa chọn là sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào".
#AQ






Thêm một cán bộ bị xử lý liên quan đến vụ án vũ nhôm

ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cùng nhiều cán bộ đã bị khởi tố để điều tra các sai phạm liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của Vũ "nhôm".
Theo thông tin từ Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra, giải quyết các vụ án và hành vi vi phạm pháp luật khác của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) cùng một số tổ chức, cá nhân có liên quan tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng.
Khám xét nhà ông Nguyễn Hữu Tín và nhiều cán bộ liên quan đến Vũ “nhôm” - 1

Ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã bị khởi tố để điều tra những sai phạm có liên quan đến Vũ nhôm
Quá trình điều tra sai phạm tại các dự án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ tại TP Hồ Chí Minh, ngày 18/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, khởi tố bị can, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với các bị can về hành vi trên.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố đối với các bị can Nguyễn Hữu Tín (sinh năm 1957), nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, hiện trú tại phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh; Đào Anh Kiệt (sinh năm 1957), nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, hiện trú tại phường 7, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh; Lê Văn Thanh, (sinh năm 1962), Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh, hiện trú tại phường 4, quận 3, TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Thanh Chương, (sinh năm 1974), Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh, hiện trú tại phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra sai phạm tại các dự án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ tại TP Đà Nẵng, ngày 18/9/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với các bị can về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” gồm: Đào Tấn Bằng (sinh năm 1975), nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, nay là Bí thư Đảng ủy khối các Khu công nghiệp TP Đà Nẵng, hiện trú tại phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng; Nguyễn Viết Vĩnh (sinh năm 1978), nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị, UBND TP Đà Nẵng, nay là Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, hiện trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở đối với các bị can về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” gồm: Nguyễn Văn Cán (sinh năm 1954), nguyên Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, hiện trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng; Phan Xuân Ít (sinh năm 1954), nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, hiện trú tại phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.

Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có các quyết định phê chuẩn các quyết định tố tụng nêu trên.

Nguồn: Dân Trí

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

GIÁO HOÀNG YÊU CẦU HỌP CÁC GIÁM MỤC VÌ CÓ NHIỀU CHỨC SẮC CÔNG GIÁO BÊ BỐI QUẤY RỐI TÌNH DỤC TRÊN KHẮP THẾ GIỚI

Nóng: GIÁO HOÀNG YÊU CẦU HỌP CÁC GIÁM MỤC VÌ CÓ NHIỀU CHỨC SẮC CÔNG GIÁO BÊ BỐI QUẤY RỐI TÌNH DỤC TRÊN KHẮP THẾ GIỚI
Ngày 12.9.2018, Vatican tuyên bố Giáo hoàng Francis đã yêu cầu tổ chức cuộc họp với các giám mục lãnh đạo trên toàn thế giới vào tháng 2.2019 để thảo luận về cách bảo vệ trẻ em khỏi nạn quấy rối tình dục của những linh mục biến chất.
Nguồn: báo Thanh Niên

TỘI LỖI CỦA KẺ TRỞ CỜ NGUYỄN VĂN PHƯỚC KHÔNG THỂ THA THỨ!

Sau vụ lùm xùm quanh Cuốn sách dị tật "Gạc Ma - vòng tròn bất tử", nhiều người mới biết sự “nổi tiếng” của Nguyễn Văn Phước (NVP) GĐ Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt, một kẻ liều lĩnh tìm mọi cách phát hành cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” mà trước đó 14 Nhà xuất bản danh tiếng trong nước từ chối xuất bản, khi ông Lê Mã Lương mang bản thảo đến đề nghị. Vậy, Nguyễn Văn Phước là ai mà dám “Coi trời bằng vung”? Ở đây, chưa nói đến lai lịch của ông này chỉ biết rằng, hiện tại ông ta như một kẻ trở cờ, một con Rận nguy hiểm khi có những hành vi chống Đảng và Nhà nước được thể hiện qua việc phát hành sách "Gạc Ma - vòng tròn bất tử" và tại Nick của ông ta có những lời lẽ của một con rận hạng bét, theo đuôi những kẻ chống đối chính quyền.

Về việc phát hành cuốn sách "Gạc Ma - vòng tròn bất tử", NVP và đồng bọn rêu rao nào là "được một Hội đồng thẩm định Quốc gia đã được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban TGTW và Ban Bí Thư TW để làm "bà đỡ" cho cuốn sách này", nào là "Cuốn sách ra đời luôn có sự đồng hành của nhiều vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước trong quá khứ và đương nhiệm!".
Tuy nhiên, theo Thượng tá Trịnh Lê Hoài Nam “Thách” NVP và đồng bọn chứng minh, đưa ra được bằng chứng như chúng hùng hồn tuyên bố về “bà đỡ” cuốn sách “dị tật” này… thật đáng tiếc, đến giờ phút này NVP và đồng bọn vẫn không thể đưa ra được bằng chứng nào “khả dĩ” để ông ta có đủ cơ sở bốc phét về cuốn sách "Gạc Ma - vòng tròn bất tử"? Sau khi cuốn sách được ra đời, y cùng đồng bọn nhanh chóng tung ra thị trường và bán bản quyền cho người nước ngoài bởi sự “hấp dẫn” của lợi nhuận…Rõ ràng, NVP thể hiện nguyên hình là “Con buôn chính trị” khi nhẫn tâm kinh doanh cả những điều dối trá, trục lợi trên thân xác các anh hùng liệt sỹ Gạc Ma, như nhiều người đã nhìn ông ta với con mắt khinh bỉ và mỉa mai nói rằng, ông ta (NVP và LML) đang “Ăn mày xác chết".
Khi cuốn sách được tung ra thị trường đã bị dư luận xã hội phản ứng quyết liệt, đặc biệt có hơn 20 Tướng lĩnh Quân đội công khai bày tỏ chính kiến trên không gian mạng và hàng loạt các cựu chiến binh, trong đó có cả các nhân chứng trong sự kiện Gạc Ma 14/3/1988 lên tiếng phản bác… Sự lưu manh của NVP còn được thể hiện ở việc chính y làm thầy dùi cho ông Lê Mã Lương “kiện” Tuần báo Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh và Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Thiếu tướng anh hùng LLVTND Hoàng Kiền, những vị Tướng đáng kính của Nhân dân, những người đã dũng cảm đấu tranh với những kẻ trở cờ, xuyên tạc một sự thật và nhẫn tâm “đào bới lịch sử” chỉ bởi Tướng Nguyễn Thanh Tuấn có bài viết “Cần thu hồi và tiêu hủy cuốn Gạc ma vòng tròn bất tử”, Tướng Hoàng Kiền có bài “Lệnh không được nổ súng” gửi Tuần Báo Văn Nghệ Tp. HCM đăng. Sự đê tiện nữa khi NVP đã dùng chiêu trò “cáo mượn oai hùm” để răn đe những ai phản đối cuốn sách này bằng cách y cho đăng những tấm hình chụp chung với những Nguyên Thủ Quốc gia được y “biếu sách” Gạc Ma vòng tròn bất tử lên mạng. Tuy nhiên, thật đáng tiếc cho y khi Nguyên Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết đã phản ứng. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói đại ý “Tôi chưa đọc cuốn sách này” và đã yêu cầu Ban tuyên giáo Thành ủy Tp. HCM yêu cầu NVP gỡ bỏ những hình ảnh NVP đã tung lên mạng xã hội.
Nguyễn Văn Phước, một kẻ cơ hội chính trị, một con Rận “ranh ma” khi y dắt mũi, mớm lời cho Trần Thị Mai Thủy con gái người anh hùng Gạc Ma, liệt sỹ Trần Văn Phương viết một lá thư mà thực chất nội dung thư chính y đã tự biên, tự diễn và tự “bốc thơm” mình thông qua Công ty Trí Việt …Thông qua lá thư của Thủy, y tố cáo Đảng và Nhà nước hèn với giặc, bỏ rơi, vô ơn với gia đình và các anh hùng liệt sỹ Gạc ma. 30 năm im lặng của nhà nước và 27 năm Thủy “Mới được khóc công khai” về sự hy sinh của cha mình,... một sự vu khống bịa đặt trắng trợn của NVP.
Sự chống đối chính quyền của Nguyễn Văn Phước còn được thể hiện trên Nick của mình khi y nói về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) bị Tòa án tỉnh Khánh Hòa kết án 10 năm tù về tội âm mưu chống phá và lật đổ chính quyền, khi y bênh vực, ca ngợi đối tượng phản quốc này như một người yêu nước khi nói đại ý “Có những loại tù làm ta nhục nhã, nhưng có những loại tù khiến người ta vinh quang…”
Điều đáng nói nữa, bởi sự chống đối chính quyền và sự coi thường luật pháp của NVP cuốn sách dị tật "Gạc Ma - vòng tròn bất tử" của y và LML đã bị Cục Xuất bản, in và phát hành thuộc Bộ Thông tin truyền thông ra văn bản đình chỉ lưu hành và bị thu hồi có hiệu lực từ 30/8/2018. Tuy nhiên, sau ngày 30/8 người ta vẫn thấy cuốn sách này được bày bán công khai. Mới đây, ngày 8/9 Nguyễn Văn Phước và đồng bọn vẫn mang cuốn sách đầy “dị tật” này đến các Trường Đại học ở Tp. HCM “trao tặng”.
Rõ ràng, NVP Giám đốc Công ty Trí Việt đã lộng quyền, tự tung tự tác vi phạm luật pháp khi đồng lõa với kẻ chủ biên cho ra đời cuốn "Gạc Ma - vòng tròn bất tử" gây bức xúc dư luận trong những ngày qua bởi cuốn sách này chứa đựng những nội dung sai sự thật, vu khống Đảng và Nhà nước, sỉ nhục Quân đội… không những thế NVP còn có hành vi “tôn vinh”, bênh vực những kẻ chống phá đất nước, có âm mưu lật đổ chính quyền. Việc làm, cùng giọng điệu của y không khác gì….của đám Rận chủ, những kẻ chống phá đất nước, rất nguy hại đến an ninh quốc gia. Y còn coi thường kỷ cương phép nước vẫn cho bày bán, và quảng bá cuốn sách đầy dị tật "Gạc Ma - vòng tròn bất tử" khi đã bị cục Xuất bản, in và phát hành đình chỉ lưu hành…
Tội lỗi của Nguyễn Văn Phước đã quá rõ ràng. Để giữ nghiêm kỷ cương phép nước đề nghị các cấp có thẩm quyền vào cuộc… xử lý Nguyễn Văn Phước kẻ trở cờ nguy hiểm, bắt y phải trả giá cho hành vi tội lỗi của mình.
Nguyễn Kim Khanh

CẦN CÓ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN KHOA HỌC VỀ CNGD

Những ngày qua, trên nhiều trang mạng xã hội, nhất là các trang mạng của những phần tử cơ hội và một số tờ báo điện tử nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam đã có những nhận định chủ quan, cái nhìn sai trái, ý kiến lệch lạc về giáo dục Việt Nam. Cần phải vạch rõ “chân tướng” đằng sau những luận điệu này.
Chuyện bé xé ra to, gắn vấn đề giáo dục với mưu đồ chính trị
Nguyên cớ khởi đầu từ một clip đăng trên trang mạng xã hội quay cảnh một người được cho là giáo viên tiểu học đang hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần theo cuốn Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) của một giáo sư. Một câu chuyện giảng dạy theo phương pháp mới tưởng như bình thường, nhưng nó bị đẩy lên quá mức làm “nóng” dư luận. Nhân cơ hội này, một số người vốn có cái nhìn định kiến, cực đoan và những kẻ có tư tưởng cơ hội chính trị, bất mãn, thù hằn với chế độ Việt Nam đã cố tình làm to chuyện, phức tạp hóa vấn đề, thậm chí gắn vấn đề giáo dục với vấn đề chính trị với những toan tính xấu.
Không chỉ đưa ra các nhận định đầy miệt thị, ác ý như: “Cải cách giáo dục của Việt Nam mấy chục năm nay thất bại vì tư duy tiểu nông, vì bóc ngắn cắn dài”, “Giáo dục Việt Nam trong 30 năm qua không chỉ rối loạn bởi các đề án hoang tưởng tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng mà còn đối diện với cuộc khủng hoảng suy đồi đạo đức nghiêm trọng khiến niềm tin vào những gì được gọi là “cải cách” sụp đổ”; có người còn đưa ra cái gọi là “kiến nghị” rằng: “Nếu không làm được một bộ sách giáo khoa cho ra hồn, giải pháp khả thi là mua một bộ sách giáo khoa của Anh, Mỹ về cho các cháu học, cháu nào học được thì học mà không học được thì dịch ra tiếng Việt mà học”(!). Rồi một số người lại đề xuất cái gọi là “khuyến cáo”: “Những thiên thần vô tội không nên và không thể tiếp tục bị đem ra làm vật hy sinh cho các tranh cãi liên miên về cải cách giáo dục và chương trình-sách giáo khoa hay các thử nghiệm cải cách thi cử”. Họ còn lên tiếng lu loa: “Ý thức hệ giáo điều trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn gây nên sự ngộ nhận chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cải cách khiến cho mục đích giáo dục thiếu tính thực tế, sai với lẽ tự nhiên”(!)…
Những lời lẽ trên cần phải phê phán, bác bỏ vì nó đã được nhìn nhận qua “lăng kính màu đen”, đã có “bàn tay” của các thế lực thù địch kích động cho rằng đó là cách học “lạ”, đánh đồng hiện tượng với bản chất, lợi dụng vấn đề giáo dục để đan cài mục đích chính trị thiếu lành mạnh.
Có thể nói rằng, việc nhiều người dân cũng như dư luận xã hội quan tâm đến những đổi mới của lĩnh vực giáo dục nói chung, chương trình cải cách giáo dục và sách giáo khoa nói riêng, là điều bình thường, vì sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Người dân lo toan đến giáo dục là lo toan đến vận mệnh đất nước. Thế nhưng, cần tỉnh táo nhận diện, phân biệt đâu là những ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, vì lợi ích chung; đâu là ý kiến đội danh “phản biện” mà “biện” thì ít, còn “phản” thì nhiều! Mặt khác, khi nhìn nhận, đánh giá về vấn đề giáo dục rất cần có thái độ thận trọng, khách quan và cái nhìn biện chứng, khoa học.
Ví như khi nhận định về tài liệu TV1-CNGD, không nên và cũng không thể chỉ lấy một phương pháp đánh vần mới, không giống cách đánh vần truyền thống, rồi đưa ra hai thái cực, hoặc là phủ nhận hoàn toàn, hoặc là ủng hộ tuyệt đối. Về vấn đề này, đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã khẳng định, tài liệu TV1-CNGD về cơ bản bảo đảm các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kỹ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) cấp tiểu học. Tài liệu này là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình GDPT hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, sẽ không mở rộng triển khai chương trình để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình GDPT mới được triển khai từ năm học 2019-2020.
Mặc dù cơ quan chức năng đã thông tin chính thức như vậy, nhưng một số người coi việc đánh vần “lạ” theo tài liệu TV1-CNGD như là cái cớ để “xới tung” một vấn đề không mới, nhưng lại ẩn chứa những dụng ý chính trị cũ rích khi cho rằng, giáo dục Việt Nam “rối rắm vì thiếu triết lý”, lại “không cải tiến được vì không có làn gió mới, máu mới vào nền giáo dục”, rồi từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, xuyên tạc bản chất của nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã được bao thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục bền bỉ vun trồng, bồi đắp.Thực tế, nền giáo dục Việt Nam luôn vận động theo sự phát triển của xã hội. Việt Nam đã tiến hành ba lần cải cách giáo dục (các năm 1950, 1956, 1981) cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử và đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Hiện nay, sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đang được triển khai tích cực với những bước đi, giải pháp phù hợp.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giáo dục, kể từ khi thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng từ năm 2013 đến nay, nhiều đổi mới trong ngành giáo dục có tín hiệu khả quan. Việc triển khai chương trình GDPT mới đang đi đúng lộ trình. Đến nay, đã có 24 trường đại học thí điểm tự chủ.
Một trong những thành tựu của ngành giáo dục thời gian qua là chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững, nổi bật là các đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic quốc tế hằng năm đều đoạt giải cao. Trong tháng 7-2018 vừa qua, 100% thí sinh Việt Nam dự thi Olympic quốc tế các môn: Vật lý, Toán học, Hóa học, Sinh học đều đoạt huy chương (gồm 7 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 5 huy chương đồng), trong đó, Việt Nam là một trong 10 nước đoạt từ hai huy chương vàng trở lên và xếp thứ hạng cao tại cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế; đặc biệt thí sinh Nguyễn Phương Thảo đạt tổng điểm cao nhất cuộc thi trên tổng số 261 thí sinh tại Olympic Sinh học quốc tế tổ chức ở Iran.
Nỗ lực vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục
Nói thế không có nghĩa là giáo dục Việt Nam chỉ có những thành tựu, mà cũng đang phải vượt qua những thách thức không nhỏ. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đã nhận thấy những bất cập, hạn chế của ngành giáo dục cần phải khắc phục, đó là: Chương trình học có môn còn quá tải; phương pháp dạy học còn thiên về truyền thụ kiến thức nên chưa phát huy được tính tích cực của người học; việc kiểm tra, thi cử còn nặng về điểm số dẫn tới áp lực cho học sinh; giáo dục đại học chưa đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước…
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm từng bước khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực giáo dục, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức GD&ĐT; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT. Từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kỳ họp của Quốc hội đã góp ý, thảo luận sôi nổi về việc sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học hiện hành để sớm thông qua vào kỳ họp gần nhất. Động thái này của Quốc hội cũng không ngoài mục đích tạo ra “cú hích” mới, động lực mới thúc đẩy sự phát triển giáo dục nước nhà trong thời gian tới.
Giáo dục liên quan đến mọi người, mọi nhà và ảnh hưởng mật thiết đến sự ổn định, phát triển của quốc gia. Do vậy, khi nhìn nhận, đánh giá về giáo dục rất cần phải được xem xét toàn diện, thấu đáo ở mọi khía cạnh, đặt trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa những thành quả đổi mới đã đạt được và những sức ỳ, lực cản trong lộ trình đổi mới cần phải khắc phục. Không nên lấy một vài cái sai đơn lẻ trong hoạt động giáo dục hay những vấn đề đang còn tranh luận để phủ nhận những nỗ lực đổi mới giáo dục cũng như những thành quả giáo dục của Việt Nam trong những năm qua.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

SỰ THẬT LÀ CÁI TÁT ĐAU NHẤT DÀNH CHO NHỮNG KẺ NÓI PHÉT

Mới đây, một vài người được gắn mác “chuyên gia” đăng đàn ở một cơ quan truyền thông nước ngoài với cách đưa thông tin sai trái, phiến diện, thiếu thiện chí về Việt Nam, nhận định rằng: Nền kinh tế Việt Nam đã suy thoái năm thứ 10 liên tiếp.
Rằng đang có một làn sóng tháo chạy khỏi nền kinh tế Việt Nam: Nhà đầu tư nước ngoài bỏ đi, người dân thì chuyển hết tiền ra nước ngoài. Các “chuyên gia” trên cho rằng, lý do là vì nhà đầu tư nước ngoài và người dân đã mất hết niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam. Từ đó họ hù dọa: Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, siêu lạm phát và vỡ nợ… Nực cười thay, những nhận định nêu trên trái ngược hoàn toàn với thực tế đất nước và những dự báo lạc quan của các ngân hàng, các tổ chức tài chính, tổ chức nghiên cứu thị trường, các tờ báo uy tín trên thế giới đánh giá về kinh tế Việt Nam.
Chính sách hiệu quả giúp kinh tế Việt Nam vượt lên
Trang mạng Bluenotes.anz.com ngày 26-8 đăng bài phân tích của ông Khoon Goh, Trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á thuộc Ngân hàng ANZ (Ngân  hàng Australia và New Zealand) cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 6,8% trong hai năm 2018 và 2019. Đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiếp tục được duy trì nhờ lĩnh vực công nghiệp nhộn nhịp và các cơ sở sản xuất liên tục được mở rộng dựa trên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ông Khoon Goh cho rằng, các nước trong khu vực bắt đầu nhận thấy ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, mà ví dụ rõ nhất là các đơn hàng xuất khẩu cũng như chỉ số quản lý thu mua của ngành sản xuất (PMI) đã bị cắt giảm. Tuy nhiên, Việt Nam dường như nằm ngoài xu hướng của khu vực. Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam vẫn vững chắc và thậm chí còn giành được các đơn hàng xuất khẩu mới. Nhìn chung, thương mại toàn cầu đang gặp thách thức vì chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng. Tuy nhiên, so với các nước khác, Việt Nam có thể bị tác động ít hơn.
Trước đó, nhật báo The Peninsula Qatar của Qatar ngày 12-8 có bài viết “Việt Nam nổi lên thành “con hổ” kinh tế mới của châu Á”. Bài báo trích dẫn đánh giá của Ngân hàng trung ương Qatar (QNB) khẳng định rằng, con hổ mới nhất của châu Á hiện nay là Việt Nam, với những số liệu cập nhật cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh trong năm 2018, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Các chuyên gia của QNB phân tích một loạt chỉ số và kết luận nền kinh tế Việt Nam đang phát triển bùng nổ, với GDP trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2017. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang dẫn đầu với mức sản lượng trong 6 tháng đầu năm tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Theo các nhà phân tích của QNB, sự bùng nổ trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam khiến xuất khẩu tăng vọt. Xuất khẩu hàng hóa trong nửa đầu năm 2018 tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức 17% của cả năm 2017.
Thành công của công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu đạt được là nhờ khả năng của Việt Nam trong thu hút các dòng vốn lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dòng vốn FDI vào Việt Nam đang bùng nổ với giá trị ước tính đạt 13 tỷ USD trong nửa đầu năm 2018, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Nhận thấy Việt Nam là môi trường đầu tư đầy thuận lợi nên các công ty công nghệ trên thế giới cũng đang đổ vốn với tốc độ rất nhanh vào Việt Nam. Theo Báo The Economist, Samsung đã đầu tư vào Việt Nam tổng cộng 17 tỷ USD với những nhà máy sản xuất gần 1/3 lượng sản phẩm của tập đoàn này trên toàn cầu. Hiện nay, ước tính trong số 10 chiếc điện thoại thông minh trên thế giới thì sẽ có một chiếc có xuất xứ từ Việt Nam.
Sự hù dọa nực cười về kinh tế Việt Nam
Một góc TP Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN.
Nghiên cứu gần đây của nhóm chuyên gia thuộc Viện Brookings tại Mỹ nhấn mạnh rằng khả năng xây dựng trên những nền tảng kinh tế vững chắc của Việt Nam là thông qua các chính sách hiệu quả, thực sự làm cho Việt Nam vượt hơn hẳn các nước khác.
Những nhận định trên hoàn toàn đúng với nhận định của các tổ chức kinh tế, tài chính uy tín nhất trên thế giới. Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện. WB dự báo mức tăng GDP năm 2018 của Việt Nam là 6,8%. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng, tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng trong năm 2017 và nửa đầu năm 2018 đang tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục tiến lên. Thậm chí, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) rất lạc quan, dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 ở mức 7,1%. Trong khi đó, với các quốc gia Đông Nam Á, ADB lại cho rằng, tăng trưởng chung có thể chỉ đạt 5,2% cho cả năm 2018 và 2019.
Áp lực lạm phát chưa đáng kể         
Một vài người được gọi là “chuyên gia” đã cố thổi phồng các nguy cơ lạm phát tại Việt Nam, rồi so sánh với các nước siêu lạm phát hàng triệu % trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế, theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng năm 2018 tăng 3,52% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 8-2018 tăng 2,59% so với tháng 12-2017 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm 2018 tăng 1,38% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
Tại kỳ họp thường kỳ Chính phủ tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá chỉ số giá tiêu dùng năm 2018 sẽ không tăng quá 4%, theo đúng chỉ tiêu mà Quốc hội giao. Như thế, mức tăng CPI của Việt Nam vẫn ở trong giới hạn an toàn.
Ông Maxfield Brown, chuyên gia cao cấp của Công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates tại TP Hồ Chí Minh cho rằng: “Chúng tôi đang theo dõi tình hình lạm phát của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay thì lạm phát cao vẫn chưa xảy ra”. Bà Marie Diron, Giám đốc điều hành của Công ty tài chính Moody Investors Service tại Singpore cũng khẳng định: “Hiện tại, áp lực lạm phát của kinh tế Việt Nam là chưa đáng kể.”
Mức độ tín nhiệm quốc gia ngày càng cải thiện
Hiện nay, các định chế tài chính và các ngân hàng trên thế giới đều có cái nhìn lạc quan về nền kinh tế Việt Nam. Với mức tăng trưởng kinh tế tới 7,08% trong 6 tháng đầu năm 2018, nền kinh tế Việt Nam rất hấp dẫn và các định chế tài chính, ngân hàng quốc tế sẵn sàng cho Chính phủ cũng như các doanh nghiệp của Việt Nam vay vốn.
Chủ tịch ADB Takehiko Nakao đánh giá cao tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam thời gian qua, kinh tế vĩ mô ổn định, nợ công/GDP đã giảm xuống. Theo ông Tekehiko Nakao, Việt Nam đã tiếp cận được nhiều nguồn vốn quốc tế và ADB vui mừng được cung cấp các khoản vay cho Việt Nam.
Trong cuộc gặp hồi tháng 6-2018 với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó chủ tịch WB, bà Victoria Kwakwa đánh giá rất cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bà Victoria Kwakwa cho biết WB đang nghiên cứu để giúp các tập đoàn lớn của Việt Nam có thể vay vốn của WB mà không phải đáp ứng các điều kiện như khi quốc gia vay. Bà Kwakwa mong muốn sẽ tạo điều kiện để Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác của Việt Nam cũng tiếp cận được vốn của WB.
Trên thế giới có 3 công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực đánh giá xếp hạng tín nhiệm tín dụng (gọi là Big Three, chiếm 95% thị phần xếp hạng tín dụng trên thế giới) là: Moody’s, Fitch Ratings và Standard&Poor. Khi các “ông lớn” này đánh sụt hạng mức tín nhiệm của quốc gia hay doanh nghiệp nào thì các tổ chức tín dụng lớn trên thế giới sẽ hạn chế cho đối tượng đó vay hoặc thậm chí không cho vay nếu có thứ hạng thấp. Khi quốc gia bị đánh sụt hạng mức tín nhiệm thì việc mượn nợ quốc tế bằng phát hành trái phiếu chính phủ cũng khó thực hiện do nhà đầu tư quay lưng. Vì đơn giản, khi bị đánh sụt hạng mức tín nhiệm thì quốc gia đó bị xếp vào loại khó trả nợ.
Trong thời gian qua, không phải một mà rất nhiều tổ chức có uy tín trên thế giới đều đánh giá tích cực về xếp hạng tín nhiệm nợ của Việt Nam. Cụ thể, mới nhất, ngày 10-8, Moody’s đã nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam từ B1 lên Ba3 và thay đổi triển vọng từ “ổn định” sang “tích cực”. Theo thông báo của Moody’s, việc nâng hạng lên Ba3 dựa trên nhận định về tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, được thúc đẩy nhờ sử dụng ngày càng hiệu quả lao động và vốn trong nền kinh tế. Kỳ hạn trái phiếu chính phủ dài và sự giảm phụ thuộc vào nợ nước ngoài cho thấy sự ổn định của kinh tế Việt Nam và gánh nặng nợ giảm dần. Cấu trúc nợ chính phủ của Việt Nam cũng giúp hạn chế ảnh hưởng từ các cú sốc tài chính.
Moody’s cũng bày tỏ lạc quan về quá trình xử lý nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam, nhất là việc trích lập dự phòng đối với trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Moody’s nhận xét một số ngân hàng Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể trong xử lý nợ xấu và cho rằng đây là một điểm tích cực đối với tín nhiệm của ngành ngân hàng bởi quá trình này giúp cải thiện chất lượng tài sản và tháo gỡ rào cản đối với lợi nhuận của ngân hàng.
Trước đó, cuối tháng 5-2018, Fitch Ratings (Mỹ) cũng thông báo nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) của Việt Nam từ mức “BB-” lên “BB” với triển vọng “ổn định”. Hãng xếp hạng này cũng nhận xét khả năng hấp thụ sốc từ bên ngoài của Việt Nam đã được cải thiện, thể hiện ở việc dự trữ ngoại hối tăng từ 37 tỷ USD cuối năm 2016 lên 49 tỷ USD năm 2017, tương đương 2,5 tháng nhập khẩu, nhờ dòng vốn vào mạnh và thặng dư tài khoản vãng lai. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Lê Minh Hưng, trong 6 tháng đầu năm, NHNN đã mua vào khoảng hơn 11 tỷ USD, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước lên khoảng 63,5 tỷ USD.
Fitch cũng nhận xét, mức cải thiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam có được nhờ cơ chế ngoại hối linh hoạt. Fitch dự báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 66 tỷ USD vào cuối năm 2018, tương đương 3,1 tháng nhập nhẩu.
Bên cạnh đó, Fitch nhận xét dòng vốn vào mạnh và khả năng tích lũy đã giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng tăng. Điều này được thể hiện ở việc lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm giảm khoảng 150 điểm cơ bản kể từ cuối năm 2017 xuống 2,6% hiện nay. Fitch cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam đã thực hiện cam kết duy trì mức nợ công và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Fitch ước tính tổng nợ chính phủ giảm về 52,4% GDP năm 2017 từ mức 53,4% năm 2016, trong khi nợ chính phủ bảo lãnh giảm về 9% GDP vào cuối năm 2017 từ mức 10,3% cuối năm 2016. Nhờ đó, nợ công của Việt Nam giảm còn 61,4% GDP cuối năm 2017 từ mức 63,6% cuối năm 2016, và dưới mức trần 65% GDP. Việc tỷ lệ nợ công hạ là nhờ nguồn vốn thu được từ cổ phần hóa.
Theo ước tính của Fitch, nợ chính phủ của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm và về dưới mức 50% GDP vào năm 2019, nhờ nguồn thu từ chương trình cổ phần hóa. Tổ chức này cũng dự báo thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ giảm về mức 4,6% trong năm 2018 từ mức 4,7% năm 2017. Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2018 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo phấn đấu giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước năm 2018 là dưới 3,7% GDP, năm 2019 là khoảng 3,6%.
Mức sống người dân tăng nhanh
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, rất ấn tượng với sức mua của người dân Việt Nam. “Tại Hà Nội, chúng ta thấy các trung tâm mua sắm như Aeon Mall, Royal City và Lotte có rất đông các gia đình vào dịp cuối tuần. Các gia đình trung lưu hiện nay có thời gian và tiền bạc cho các hoạt động giải trí”, ông Ousmane Dione đánh giá.
Nghiên cứu của Công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) chỉ ra rằng, tầng lớp trung lưu đang phát triển với tốc độ nhanh chóng ở Việt Nam. Theo đó, tầng lớp trung và thượng lưu với mức thu nhập từ 714USD/tháng trở lên ở Việt Nam tăng lên mức 33 triệu người trong thời gian 2014-2020. Trong khi đó, Công ty nghiên cứu thị trường Nielson ước tính, dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ đạt mức 44 triệu người vào năm 2020 và 95 triệu người vào năm 2030.
Thêm minh chứng cho mức sống tăng lên khá nhanh của người dân Việt Nam, Solidiance-công ty tư vấn chiến lược hàng đầu tại châu Á, giai đoạn 2012-2016, Việt Nam là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ ô tô tăng trưởng nhanh nhất khối ASEAN. Nếu tính riêng quãng 2015-2016, Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ ô tô đạt tăng trưởng 36%, trong khi Indonesia chỉ tăng nhẹ 5%, Thái Lan giảm 4% và Malaysia giảm 13%.
Với tất cả những thực tế đó của kinh tế Việt Nam, có thể thấy những cảnh báo về nguy cơ đổ vỡ kinh tế, về siêu lạm phát, về vỡ nợ, về một cuộc tháo chạy của các nhà đầu tư, về việc người dân khủng hoảng niềm tin… là những nhận xét hết sức phi lý, không khách quan của những người thiếu thiện chí, những kẻ cơ hội chính trị khi đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam. Những cố gắng bôi nhọ tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam theo kiểu đó chỉ làm cho những người tham gia tự biến mình trở thành những người hàm hồ, không đáng tin.

Hãy tôn trọng quyền công dân của ông Thích Minh Tuệ

[CAND] Thời gian gần đây, hiện tượng liên quan ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) tiếp tục gây ồn ào trên mạng xã hội. Mặc dù những thông tin lợ...