Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

CÁI GIÁ CHO NHỮNG KẺ COI THƯỜNG PHÁP LUẬT


        Lê Đình Lượng, sinh ngày 10/12/1965, trú quán tại xóm 9, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Ngày 24/7/2017, Lê Đình Lượng bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Kết quả hình ảnh cho xét xử lê đình lượng
     
Ngoài hành vi dụ dỗ, tuyên truyền, lôi kéo, giới thiệu Nguyễn Văn Hóa vào tổ chức Việt Tân, căn cứ các tài liệu khác đã được thu thập trong hồ sơ vụ án, cho thấy, từ năm 2010 đến 2017, tại các địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Lê Đình Lượng còn rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ một số người khác như: Nguyễn Văn Oai, Đinh Hữu Toàn, Ngô Văn Mai, Nguyễn Viết Dũng… tham gia vào tổ chức Việt Tân, nhằm mục đích chống lại chính quyền nhân dân, xóa bỏ chính thể Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
          Bên cạnh đó, Lê Đình Lượng đã nhiều lần kích động người dân và trực tiếp tham gia các hoạt động chống đối xảy ra trên địa bàn Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An) như: kích động tụ tập một số người mang băng rôn, khẩu hiệu có nội dung phản động, chống đối để quay phim, chụp ảnh và tung lên mạng internet; tổ chức hát các bài hát phản động tự chế tung lên mạng; kêu gọi việc tẩy chay cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.
          Lợi dụng cái gọi là “bảo vệ môi trường”, Lê Đình Lượng cùng một số đối tượng phản động, chống đối khác đã kích động tuần hành, biểu tình phản đối Formosa gây mất an ninh, trật tự, ách tắc giao thông trên một số tuyến đường trọng điểm; cung cấp kinh phí, phương tiện cho một số đối tượng phản động, chống đối phục vụ tuần hành, biểu tình, gây mất an ninh, trật tự tại Hà Tĩnh, Quảng Bình.
          Đặc biệt, thông qua Facebook cá nhân “Lỗ Ngọc” của mình, Lê Đình Lượng đã có nhiều bài viết với nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, phỉ báng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ; gây phức tạp về an ninh, trật tự tại địa phương.
          Hành vi tuyển mộ người tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân do Lê Đình Lượng thực hiện đi kèm với việc tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một chuỗi hoạt động xuyên suốt, thể hiện rõ động cơ, mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
          Với những tài liệu chứng cứ thu thập được đã làm rõ Lê Đình Lượng là đối tượng phản động đặc biệt nguy hiểm, là “chân rết”, “mắt xích” thuộc tổ chức khủng bố “Việt Tân”; là đối tượng tích cực tuyên truyền, lôi kéo các đối tượng có tư tưởng chống đối trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh tham gia vào tổ chức Việt Tân. Lê Đình Lượng đã rủ rê Nguyễn Văn Hóa (trú tại Kỳ Anh-Hà Tĩnh) vượt biên sang Lào, Campuchia tham gia tập huấn các lớp đào tạo của Việt Tân về “vai trò người lãnh đạo” và “truyền thông báo chí”, do các đối tượng cầm đầu tổ chức Việt Tân dạy, huấn luyện kỹ năng đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam.
          Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa và kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, Hội đồng xét xử xác định: Bị cáo Lê Đình Lượng đã phạm vào tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 79 Bộ Luật hình sự.
          Với hành vi nguy hiểm đó, sau khi nghị án, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt bị cáo Lê Đình Lượng 20 năm tù giam. Bản án được đông đảo người dân tham dự phiên tòa đồng tình cao, là bản án nghiêm khắc, đúng người đúng tội, là lời cảnh tỉnh cho các đối tượng còn có ý định coi thường pháp luật, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, chống phá Đảng, chống phá Nhà nước.
            Qua đó có thể thấy rằng các thế lực thù địch nói chung, tổ chức khủng bố Việt Tân nói riêng cũng như những người phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia có những phương thức, thủ đoạn khác nhau, khi thì kích động, khi thì xuyên tạc, khi thì đóng vai là người đi đầu trong các phong trào chống tiêu cực, nhìn bề ngoài chúng ta nghĩ rằng họ là những người yêu nước, yêu chế độ, yêu dân tộc, nhưng dù phương thức, thủ đoạn thay đổi nhưng bản chất không thay đổi, tất cả đều phục vụ cho mục đích cuối cùng là lật đổ nhà nước CHXHCN Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
          Điều đó nhắc mọi người luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng phong trào vì an ninh Tổ quốc, không nghe theo lời xúi giục, lôi kéo, kích động, tụ tập, biểu tình  của các thế lực thù địch; khi phát hiện thì tích cực phối hợp, trình báo với  cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời.


Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...