Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

bắt đối tượng của tổ chức Việt Tân mang súng, đạn vào Việt Nam để khủng bố, phá hoại

Chiều 30.8, Bộ Công an cho biết, tối 28, rạng sáng ngày 29.8.2018, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Công an tỉnh Bình Định phối hợp Công an tỉnh Phú Yên đã bắt giữ đối tượng Lê Quốc Bình.

Đối tượng Bình sinh năm 1974, (hộ khẩu thường trú tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), đây là đối tượng tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân, từ Campuchia vượt biên về nước, mang theo nhiều vũ khí nhằm hoạt động khủng bố, phá hoại.

Tang vật thu giữ (ảnh Bộ Công an).
Khám xét người, nơi ở của đối tượng, Công an tỉnh Bình Định thu giữ 2 súng quân dụng, 7 súng hơi và hơn 500 viên đạn các loại; 1 xe mô tô phân khối lớn (nhãn hiệu Honda, dung tích 300cc) cùng nhiều tài liệu có nội dung phản động chống phá Nhà nước Việt Nam. Tại cơ quan Công an, đối tượng Lê Quốc Bình đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Bình Định tiếp tục điều tra mở rộng, làm rõ theo đúng quy định của pháp luật.

CÁI GIÁ CHO NHỮNG KẺ COI THƯỜNG PHÁP LUẬT


        Lê Đình Lượng, sinh ngày 10/12/1965, trú quán tại xóm 9, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Ngày 24/7/2017, Lê Đình Lượng bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Kết quả hình ảnh cho xét xử lê đình lượng
     
Ngoài hành vi dụ dỗ, tuyên truyền, lôi kéo, giới thiệu Nguyễn Văn Hóa vào tổ chức Việt Tân, căn cứ các tài liệu khác đã được thu thập trong hồ sơ vụ án, cho thấy, từ năm 2010 đến 2017, tại các địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Lê Đình Lượng còn rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ một số người khác như: Nguyễn Văn Oai, Đinh Hữu Toàn, Ngô Văn Mai, Nguyễn Viết Dũng… tham gia vào tổ chức Việt Tân, nhằm mục đích chống lại chính quyền nhân dân, xóa bỏ chính thể Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
          Bên cạnh đó, Lê Đình Lượng đã nhiều lần kích động người dân và trực tiếp tham gia các hoạt động chống đối xảy ra trên địa bàn Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An) như: kích động tụ tập một số người mang băng rôn, khẩu hiệu có nội dung phản động, chống đối để quay phim, chụp ảnh và tung lên mạng internet; tổ chức hát các bài hát phản động tự chế tung lên mạng; kêu gọi việc tẩy chay cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.
          Lợi dụng cái gọi là “bảo vệ môi trường”, Lê Đình Lượng cùng một số đối tượng phản động, chống đối khác đã kích động tuần hành, biểu tình phản đối Formosa gây mất an ninh, trật tự, ách tắc giao thông trên một số tuyến đường trọng điểm; cung cấp kinh phí, phương tiện cho một số đối tượng phản động, chống đối phục vụ tuần hành, biểu tình, gây mất an ninh, trật tự tại Hà Tĩnh, Quảng Bình.
          Đặc biệt, thông qua Facebook cá nhân “Lỗ Ngọc” của mình, Lê Đình Lượng đã có nhiều bài viết với nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, phỉ báng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ; gây phức tạp về an ninh, trật tự tại địa phương.
          Hành vi tuyển mộ người tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân do Lê Đình Lượng thực hiện đi kèm với việc tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một chuỗi hoạt động xuyên suốt, thể hiện rõ động cơ, mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
          Với những tài liệu chứng cứ thu thập được đã làm rõ Lê Đình Lượng là đối tượng phản động đặc biệt nguy hiểm, là “chân rết”, “mắt xích” thuộc tổ chức khủng bố “Việt Tân”; là đối tượng tích cực tuyên truyền, lôi kéo các đối tượng có tư tưởng chống đối trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh tham gia vào tổ chức Việt Tân. Lê Đình Lượng đã rủ rê Nguyễn Văn Hóa (trú tại Kỳ Anh-Hà Tĩnh) vượt biên sang Lào, Campuchia tham gia tập huấn các lớp đào tạo của Việt Tân về “vai trò người lãnh đạo” và “truyền thông báo chí”, do các đối tượng cầm đầu tổ chức Việt Tân dạy, huấn luyện kỹ năng đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam.
          Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa và kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, Hội đồng xét xử xác định: Bị cáo Lê Đình Lượng đã phạm vào tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 79 Bộ Luật hình sự.
          Với hành vi nguy hiểm đó, sau khi nghị án, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt bị cáo Lê Đình Lượng 20 năm tù giam. Bản án được đông đảo người dân tham dự phiên tòa đồng tình cao, là bản án nghiêm khắc, đúng người đúng tội, là lời cảnh tỉnh cho các đối tượng còn có ý định coi thường pháp luật, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, chống phá Đảng, chống phá Nhà nước.
            Qua đó có thể thấy rằng các thế lực thù địch nói chung, tổ chức khủng bố Việt Tân nói riêng cũng như những người phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia có những phương thức, thủ đoạn khác nhau, khi thì kích động, khi thì xuyên tạc, khi thì đóng vai là người đi đầu trong các phong trào chống tiêu cực, nhìn bề ngoài chúng ta nghĩ rằng họ là những người yêu nước, yêu chế độ, yêu dân tộc, nhưng dù phương thức, thủ đoạn thay đổi nhưng bản chất không thay đổi, tất cả đều phục vụ cho mục đích cuối cùng là lật đổ nhà nước CHXHCN Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
          Điều đó nhắc mọi người luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng phong trào vì an ninh Tổ quốc, không nghe theo lời xúi giục, lôi kéo, kích động, tụ tập, biểu tình  của các thế lực thù địch; khi phát hiện thì tích cực phối hợp, trình báo với  cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời.


Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

MỌI HÌNH THỨC BIỂU TÌNH PHI PHÁP ĐỀU THẤT BẠI TRƯỚC MỘT DÂN TỘC ĐOÀN KẾT

Gần đây trên mạng xã hội, các thế lực thù địch và phản động kêu gọi “tổng biểu tình” toàn quốc dịp 2-9. Không chỉ lợi dụng mạng xã hội để hô hào, các thế lực này còn “tuyên bố” sẽ liên tiếp phát động biểu tình đến khi nào lật đổ được chế độ cộng sản ở Việt Nam mới thôi.
Nhưng dù các thế lực thù địch có kêu gọi đến đâu, đưa ra những kịch bản gì thì với người dân Việt Nam yêu nước chân chính, đó chỉ là những chiêu trò phá hoại lố bịch sớm bị lên án, tẩy chay và thất bại trước khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Những kịch bản ảo tưởng, dối lừa
Cái gọi là lời kêu gọi “tổng biểu tình” ban đầu xuất phát từ ý kiến của một số nhân vật chống cộng cực đoan từ nước ngoài, sau đó được một vài tổ chức khủng bố và phản động nước ngoài “tát nước theo mưa”, trong đó có tổ chức Việt Tân và cái gọi là “Chính phủ lâm thời quốc gia” do Đào Minh Quân cầm đầu. Những ngày vừa qua, lợi dụng mạng xã hội, các thế lực thù địch đã ráo riết kêu gọi, hô hào người dân trong nước “hưởng ứng”. Song, lo ngại không lôi kéo được ai trong không khí cả nước đang náo nức chuẩn bị nghỉ lễ 2-9 Tết Độc lập, các phần tử phản động, cơ hội chuyển sang phương án thứ hai, kêu gọi “tổng biểu tình” vào ngày 4-9. Từ nước ngoài, các thế lực thù địch tiếp tục “chiêu binh”, “hiến kế”, xúi giục người dân những hành vi vi phạm pháp luật hết sức nguy hiểm. Chúng công khai tuyên bố rằng, đây là cuộc biểu tình để lật đổ chế độ, rồi kêu gọi người dân mang theo bom xăng, vũ khí để tự vệ “ôn hòa”.
Mọi “kịch bản” biểu tình phi pháp đều thất bại trước khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Ảnh minh họa. TTXVN
Không khó để nhận thấy hầu hết các lời kêu gọi đều xuất phát từ nước ngoài và từ những kẻ cực đoan, ngông cuồng, ảo tưởng, thậm chí hoang tưởng chính trị. Một hòa thượng từ hải ngoại còn “lạc quan” đưa ra những con số lừa dối, mị dân: Chỉ sau 8 ngày, bản kiến nghị yêu cầu Mỹ “giải thể chế độ Cộng sản Việt Nam” mà ông ta soạn thảo đã thu được một triệu chữ ký.
Một trang mạng xã hội phản động có tên “Phong trào Dân trị” thì hướng dẫn người dân sử dụng bạo lực khi tham gia biểu tình và đe dọa các lực lượng chức năng phải cẩn trọng để bảo đảm an toàn tính mạng. Chúng đặt vấn đề người dân cần “mang gì khi đi biểu tình” để rồi hướng dẫn người dân không nên “chỉ dám nói chứ không dám làm”, “thà hy sinh một lần để các thế hệ mai sau được thừa hưởng”… Chúng hướng dẫn người biểu tình mang mũ bảo hiểm nhằm bảo vệ đầu khi bị trấn áp và đó cũng sẽ là vũ khí để chống vào lực lượng chức năng. Chúng cũng hướng dẫn người biểu tình mang khẩu trang để không bị ghi hình nhưng lại khuyên họ mang theo gạch, đá, xăng, dao, gậy… Chúng xúi giục: “Tinh thần biểu tình là ôn hòa nhưng chúng ta sẽ không ngại ngần gì cho lực lượng chức năng ăn gạch đá, bom xăng như Bình Thuận đã làm”.
Cảnh giác và đấu tranh kiên quyết
Những lời kêu gọi nêu trên cho dù phần nhiều là giả dối, lừa dân, mang tính kích động nhưng có một điểm chung là các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu lôi kéo người dân tham gia các hoạt động biểu tình phi pháp để chống phá chính quyền theo mô hình cách mạng đường phố. Từ các cuộc biểu tình, chúng sẽ tạo ra điểm nóng, tạo ra bạo loạn chính trị tiến tới lật đổ chính quyền. Chúng thể hiện rõ mục tiêu lâu dài đó khi thông báo sẽ còn kêu gọi biểu tình cho đến khi lật đổ chế độ cộng sản mới thôi.
Những năm gần đây, chúng đã nhiều lần thực hiện âm mưu, thủ đoạn thâm độc này. Tuy nhiên, các lần kêu gọi của chúng đều bị thất bại trước sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với thế trận an ninh nhân dân gắn với quốc phòng toàn dân vững chắc, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Ngay cả ở một vài địa phương để xảy ra những vụ tụ tập, gây rối thì số người tham gia cũng chỉ là cá biệt, là số ít so với đông đảo quần chúng nhân dân tiến bộ, chân chính vẫn tuyệt đại đa số tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, ở đường lối đổi mới đất nước. Bao nhiêu chiến dịch “chuyển lửa về quê nhà”, bao nhiêu lời kêu gọi lật đổ chế độ để mang về tự do, dân chủ, nhân quyền… của các lực lượng từ bên ngoài sau cùng chỉ mang lại đau khổ, bất hạnh, sự lầm đường đến đáng thương của một số người dân nhẹ dạ, cả tin. Bao nhiêu viễn cảnh “ngồi mát ăn bát vàng” mà chúng vẽ ra đều chỉ là trò lừa phỉnh để những người dân nghèo sa vòng lao lý, đánh mất cả tương lai và cuộc sống bình thường.
Đất nước Việt Nam sau 73 năm độc lập, đổi mới ngày càng phát triển và hoàn thiện, xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền của Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm đấu tranh với những chiêu trò phá hoại, lật đổ nên người dân Việt Nam luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tinh thần cảnh giác, chủ động đấu tranh kiên quyết với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Với truyền thống dân tộc, Nhà nước Việt Nam cũng có kinh nghiệm để ứng xử nhân văn, mang tính giáo dục cao với những người dân bị kích động, lôi kéo. Những lời kêu gọi “tổng biểu tình” dù thâm hiểm nhưng xét cho cùng chắc chắn cũng sẽ thất bại trước sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của thế trận an ninh nhân dân, của sự chủ động, kịp thời rút kinh nghiệm sau những chiêu trò, thủ đoạn mà chúng thực hiện ở Bình Thuận và một số tỉnh, thành phố thời gian vừa qua.
Với mỗi người dân yêu nước chân chính, thực tiễn một số cuộc biểu tình thời gian qua đã cho thấy một sự thật là chưa bao giờ những lời kêu gọi đó mang lại điều gì tốt đẹp cho đất nước mà chỉ là sự dối lừa, kích động, gây ra những điều xấu xa, kìm hãm sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, thân thiện, an toàn trong mắt du khách và bạn bè quốc tế. Đã đến lúc, không chỉ người dân ở các đô thị mà cả người dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng phải cảnh giác trước trò kêu gọi, lôi kéo đi biểu tình của chúng. Chưa có một vùng quê nào, một địa phương nào thu lượm được điều gì tốt đẹp từ những cuộc tụ tập, tuần hành, gây rối và đập phá có bàn tay của các thế lực từ nước ngoài. Người dân cũng phải hết sức cảnh giác với những lời xúi giục mang theo hung khí, gạch, đá, chai xăng… vì với hành vi này sẽ rất dễ dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự và bị khởi tố bởi các tội danh rất nặng như chống người thi hành công vụ, tội bạo loạn… theo quy định của pháp luật.
Chính quyền cơ sở, các lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân phải chủ động, nhạy bén, kịp thời hơn nữa trong phát hiện, xử lý kiên quyết, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng. Trong đó, cần chủ động nắm bắt thông tin và bảo đảm an toàn thông tin tốt hơn nữa trên mạng xã hội, không để kẻ xấu biến mạng xã hội thành môi trường tán phát, kích động biểu tình. Với những đối tượng cầm đầu kêu gọi biểu tình và chuẩn bị biểu tình, cần phải bị xử lý nghiêm khắc hơn nữa, kịp thời khởi tố các vụ án hình sự có đủ căn cứ gắn với tội bạo loạn, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, không thể nương nhẹ hoặc dung túng để chúng tiếp tục quá mù ra mưa, nhất là không để một số đối tượng cực đoan, cầm đầu tiếp tục “nhảy múa trên thanh gươm pháp luật”, kêu gọi bạo lực để phá hoại cuộc sống yên bình của người dân trong ngày Tết Độc lập đầy ý nghĩa.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

HỠI CÁC ANH NHÀ BÁO TÔI THẤY NHỤC THAY CHO CÁC ANH

Trương Nhân Tuấn - Fb Nhân Tuấn Trương(NTT) kẻ vong nô phản quốc đang bợ đít kẻ xâm lăng, tâng công đồ tể giết người, mới đây John McCain kẻ mang bom đạn tàn phá miền Bắc, giết hại dân lành gây biết bao đau thương tang tóc cho dân tộc Việt ở thập kỷ 60, qua đời vì bệnh ung thư… John McCain chết là chuyện bình thường bởi lão sinh bệnh tử đó là quy luật của đất trời. Tuy nhiên John McCain là một con người “đặc biệt”, bởi y đã 23 lần lái máy bay A-4 “giặc nhà trời” ném bom miền Bắc, Ngày, 26/10/1967 đã chấm dứt cuộc đời binh nghiệp khi chiếc máy bay của y bị bắn hạ bởi một quả tên lửa và John McCain đã kịp bung dù nhảy “tõm” xuống hồ Trúc Bạch Hà Nội với nhiều vết thương rất nặng trên người, y may mắn được người dân cứu sống nếu không hắn đã bị chết chìm, một cái chết nhục của kẻ xâm lược, luật nhân quả, kẻ gây tội ác đã bị trừng trị.

          Để ghi chứng tích tội ác của quân xâm lược và chiến công của người dân Thủ đô, sau này người ta dựng bức tượng đó là hình ảnh của John McCain quỳ gối giơ hai tay xin đầu hàng… thể hiện nỗi nhục của kẻ bại trận…và tội ác của kẻ xâm lăng thì Nhân Tuấn Trương trơ trẽn khen ngược “Bức tượng này vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Rồi, NTT nói “Tư thế quì gối đầu hàng của một chiến binh là một sự sỉ nhục ở tầm quốc gia” điều này ông ta nói đúng. Tuy nhiên, ông ta lại bênh vực kẻ giết người…vinh danh và tôn thờ một kẻ bại trận bằng những lời hoa mỹ không thể ngu hơn “ông McCain không hề quì gối với tư thế ươn hèn như vậy”. Tại sao? NTT không nghĩ đến McCain là kẻ bại trận, phải bó gối xin hàng để bảo toàn mạng sống và tội ác tày trời của ông ta xứng đáng được người dân Việt của y trút căm hờn tặng ngay một phát đạn vào đầu khi đã có một khẩu súng trường k44 chĩa nòng vào đầu tên đồ tể giết người.. ..Sau khi hắn được vớt vào bờ…..

          NTT còn dối trá cho đó là “Bức tượng giả tạo nói lên nhiều điều, mà ý chính cho thấy đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn còn thù hận sâu sắc, muốn sỉ nhục nước Mỹ”. Rõ ràng, một thực tế, bức tượng trên đã “nói lên nhiều điều” cái mà NTT không hề nhắc đến đó tội ác tày trời của kẻ xâm lăng….suốt từ Nam ra Bắc biết bao bia căm thù quân xâm lược Mỹ thì ông ta câm như hến…? nói thù hận, sỉ nhục nước Mỹ nếu có đó cũng là việc bất đắc dĩ của người dân Việt bởi hàng triệu người dân đã chết một cách oan uổng bởi bom đạn đế quốc. Tại sao? người dân VN không có quyền thù hận những kẻ đã từng hủy diệt, muốn cho dân tộc này trở lại thời kỳ đồ đá…
          Nhảm nhí hơn, NTT còn nói “ông McCain là “người ơn” của chế độ CSVN hiện thời. Chính ông McCain đã tích cực vận động để Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình bang giao giữa hai quốc gia cựu thù địch. VN “có da có thịt”, Rõ ràng, NTT bợ đít, tâng công kẻ xâm lăng, vinh danh đồ tể giết người…dù sau này McCain có vận động bãi bỏ cấm vận giúp mối bang giao Việt Mỹ…đã được người dân ghi nhận, Tuy nhiên, nhưng ông ta lại là người bảo kê khuyến khích những kẻ chống đối chính quyền bằng 40 lần gặp gỡ, kích động.. nhằm lật đổ thể chế chính trị hiện nay ở VN. Thật đáng tiếc, công bằng mà nói Ông McCain có chút công nhưng tội của ông ta gấp vạn lần công, chưa đủ để gột bỏ được tội ác tàn phá đất nước này, giờ đây ông ta có chút hành động được cho là nhân văn, đó cũng là hành vi chuộc lại lỗi lầm, liệu NTTcó quá lời, để vinh danh tên đồ tể giết người này hay không?
          Còn việc “đập bỏ tấm bia hận thù kia, dựng lên đó một bức tượng McCain khác đầy tình người” Rõ ràng, NTT kẻ vong nô phản quốc, nhẫn tâm quyên đi máu xương của cả dân tộc này để đất nước có được như ngày hôm nay…Ông ta bợ đít quân xâm lược, đòi vinh danh kẻ giết người…. đó là nỗi nhục của Trương Nhân Tuấn một kẻ vong nô người Việt.
Nguyễn Kim Khan

TRƯƠNG HUY SAN KẺ MẤT DẠY CÓ TRÌNH ĐỘ, BỢ ĐÍT NGOẠI BANG

Mướp@
Osin Huy Đức (Trương Huy San), một kẻ cuồng Mỹ, bợ đít ngoại bang, có tư tưởng chống phá đã nhân việc John McCain lìa đời, một cơ hội không thể nào tốt hơn để “nâng bi” Mỹ quốc.

          Huy Đức viết:
          John McCain (1936-2018)
Cho dù, vào đúng ngày 29-4-2000, John McCain đã gọi Bên Thắng Cuộc là "wrong guys", chưa có chính trị gia nước ngoài nào tận tình với Hà Nội như ông (và John Kerry). Không biết có ai cật vấn "động cơ" của ông ấy. Chỉ biết, bằng cách kéo Hà Nội lại gần với Washington hơn, ông đã giúp được rất nhiều cho cả những người Việt Nam Cộng hoà và những thường dân Việt Nam (được coi là) Cộng sản.
Nếu không xếp súng đạn và cả huân chương vào quá khứ thì ông đã ở mãi trong chiến tranh; nếu cứ nuôi thù hận thì ông suốt đời chỉ có kẻ thù. Và, ông chỉ là "War Hero" chứ không thể trở thành một "Political Hero" như ông đã.
Rất may là nhiều chính trị gia và nhà ngoại giao Hà Nội cũng đã biết bước ra khỏi chiến tranh, đón nhận được một phần các nỗ lực của những cựu binh như ông, như John Kerry và cả Bob Kerrey... Cái cách mà John McCain & John Kerry giúp đỡ các nhà ngoại giao Hà Nội ở Washington, D.C., là như chăm sóc, giúp đỡ những đứa con. Không phải các ông đang dung dưỡng các nhà độc tài mà các ông đang kiên nhẫn để các nhà độc tài bớt độc tài và hành xử có trách nhiệm hơn với dân chúng.
[Tôi có mặt ở D.C. trong những ngày mà các nhà đàm phán VN đang căng thẳng với Mỹ từng câu chữ. Những bế tắc trong đàm phán thường không chỉ vì người Mỹ đòi hỏi các lợi ích kinh tế mà chủ yếu vì họ đòi các quyền lợi khác cho người dân VN. Tôi vài lần đùa với một người Việt Nam mà tôi cũng coi là "hero" - Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (BTA), ông Nguyễn Đình Lương - "Có những đòi hỏi của Mỹ mà nếu các anh thất bại ở bàn đàm phán thì người dân VN chiến thắng"]

Nhờ những nhân cách như John McCain mà Hà Nội đã dần hoà giải được với Washington. Trong khi, người Việt vẫn chưa có những nhân cách đủ lớn để giúp hai phía VN hoà giải. Không phải tự nhiên mà truyền thông Mỹ và MXH hôm nay tràn ngập những lời tốt đẹp khi nói về ông. Một người chỉ có thể trở thành anh hùng của dân khi không chỉ có lòng quả cảm mà còn phải có đủ tài năng và đạo đức, đạo đức của một con người.”
Có lẽ Huy Đức nghĩ ai cũng giống mình, nhưng xin lỗi kẻ Osin rằng: người Việt Nam không bao giờ can tâm làm tay sai cho ngoại bang. Sự bố láo trong ngòi bút của Huy Đức đã không còn giới hạn, đến như một người quá điềm tĩnh như nhà báo Dương Đức Quảng đã phải thốt lên hai từ “MẤT DẠY” dành cho Trương Huy San.
Ông viết: “Tôi không thể không thốt ra hai từ ấy khi đọc những dòng sau đây của một nhà báo mà tôi quen biết từ hàng chục năm nay khi nhà báo này còn là phóng viên của tờ báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh trước khi rời đi nơi khác. Nhà báo này viết trên fb của mình nhân sự ra đi của ông John McCain, một cựu tù binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, một Thượng nghị sĩ nổi tiếng của Mỹ đã hai lần ra tranh cử trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ :" Cái cách mà John McCain & John Kerry giúp đỡ các nhà ngoại giao Hà Nội ở Washington, D.C., là như chăm sóc, nâng đỡ những đứa con. Không phải các ông đang dung dưỡng các nhà độc tài mà các ông đang kiên nhẫn để các nhà độc tài bớt độc tài và hành xử có trách nhiệm hơn với dân chúng".
Nhà báo đó là Trương Huy San, tức Huy Đức Ôsin. Tôi tin là Huy Đức Ôsin có thể được ông John McCain và những người Mỹ khác chăm sóc, nâng đỡ như con, nhưng những nhà ngoại giao Việt Nam ở Mỹ thì không, không bao giờ!”
Trương Huy San ạ, ông cũng đã nhiều tuổi rồi, hãy để dành một chút nhân cách, dù là giẻ rách của ông để người đời khỏi phải khinh rẻ ông – một kẻ bợ đít ngoài bang.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

TRÊN ÁO ĐẤU CỦA HỌ CHỈ CÓ TÊN ĐẤT NƯỚC: SYRIA




Các cầu thủ đã bỏ đi tên mình, thay bằng tên đất nước như muốn chứng tỏ với thế giới rằng "Syria vẫn còn sống".
Trong phút giây chiến thắng, xin gửi đến nước bạn một lời cầu chúc hòa bình...
-------
Nhìn Syria hôm nay buồn cho một thế hệ cầu thủ, buồn cho một đất nước. Mà nói như bình luận viên Quang Huy. Họ từng có một đất nước xinh đẹp, những công trình vĩ đại được thế giới xem là di sản, cho đến khi cuộc "nội chiến" kéo tới đã phá đi tất cả.

Hầu như các cầu thủ Syria hôm nay đều phải lang thang phiêu bạt khắp nước ngoài, trong một năm qua họ chưa hề được đá bóng cùng nhau. Bởi vì sao? Bởi đất nước họ đang xảy ra cuộc chiến tranh khốc liệt do cái chứ "dân chủ" của phương Tây mang lại, thứ "dân chủ" mà một số con" rận " lưu vong đang cổ súy tung hô và mong muốn đưa về Việt Nam để trở thành một Syria khác. Đất nước họ bây giờ, một căn nhà nguyên vẹn còn khó tìm, thì lấy đâu ra những sân tập, những học viện để đào tạo cầu thủ.

Họ có thể hình tốt hơn chúng ta, họ có một thế lực tốt và kiểm soát bóng tốt, nhưng điều họ không có như chúng ta - một đất nước hòa bình. Các cầu thủ của chúng ta cùng nhau chơi bóng dưới một mái nhà Việt Nam, những người hâm mộ được an toàn thưởng thức trận đấu, thỏa sức tận hưởng những phút giây ăn mừng chiến thắng ở khắp mọi nơi.Vậy mà ở một phương trời xa xôi nào đó, có những kẻ đang ngày ngày mong muốn phá hoại đất nước thay vì những thứ vốn đẹp đẽ yên bình bằng bạo động, biểu tình, chia rẽ đoàn kết dân tộc nhưng vẫn luôn kêu "dân chủ, tự do", cho điều gì hay chỉ là những kẻ phản bội điên cuồng chống phá đất nước khi chúng biết nếu không làm thế thì hôm nay, ngày mai bát cơm mà chúng và con cháu đang cầm sẽ không còn được viện trợ từ những "ông bố,bà mẹ" nơi chúng tá túc tung hô. Còn đối với những người đang sống trên dải đất hình chữ S đã từng oằn mình dưới mưa bom, bão đạn và những cuộc chia ly mà nếu có kiếp sau mới có cơ hội gặp lại thì nên hãy quý trọng từng giây, từng phút, trong từng nhịp thở bởi vì cái giá để đánh đổi lấy hòa bình như ngày hôm nay đã là quá đắt, hãy yêu nước và tỉnh táo trước những âm mưu thâm độc của những con "rận" cố len lỏi tuyên truyền, kích động biểu tình, bạo loạn lật đổ nhằm phá hoại đất nước, phá hoại  nền hòa bình ấy. Điều mà các cầu thủ Syria, những người hâm mộ Syria không có được và cũng không biết lúc nào mới có được.
-----
#AQ

XIN THƯA MẤY THẰNG NHÀ BÁO ÓC CHÓ

Tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân viết John McCain “phạm tội đánh phá nhà máy nhiệt điện Hà Nội trưa ngày 26 tháng mười 1967”. Kèm đó là gia thế của tay tù binh: “Ồ, mẹ thiếu tá Mích Kên này giàu lắm, có cơ man là cổ phần công ty than đốt. Còn bố đô đốc là loại tướng biển đeo những bốn sao đang chỉ huy hạm đội VI”.
Khi John McCain bị tên đạn thủ đô Hà Nội hạ xuống, thì bố ông đang ở London. Nhà văn Nguyễn Tuân dẫn lại lời báo chí Hoa Kỳ lúc đó, rằng vị đô đốc bố của McCain “không bình luận gì về tin con bị mất tích ở Bắc Việt”.
Ông McCain 
(bức phù điêu john McCain bị bắt tại hồ Trúc Bạch - Hà Nội)
Theo lời kể Nguyễn Tuân, trong cuộc gặp, John McCain vài lần xin nhà văn thuốc lá: “'Xin ông cho một điếu thuốc lá!' Mích Kên nhìn tôi chằm chằm, sau khi nói tiếng Pháp như thế”
“'Xin ông một điếu thuốc!' Tôi lại cắm điếu thuốc Điện Biên thứ hai vào mồm thằng tư Kên”, tùy bút viết.
“Nó gạt tàn thuốc lên ngực lông lá, cánh tay trái cẩn thận gạt nhẹ tàn gio vào cái gạt tàn. Nó khép chặt cánh tay vào nách, theo một thói quen của bọn giặc bay quen sống với buồn lái, ít khoa tay vung chân quá rộng, mà thường là cử động với những động tác khép khít hẹp ngắn”, Nguyễn Tuân kể.
Đoạn hội thoại giữa nhà văn Nguyễn Tuân và John McCain khi đó đang là thiếu tá được kể lại trong sách.
“- Vâng, tôi nhận được lệnh đánh Khu Sáu tức Hà Nội vào lúc 10 giờ sáng hôm đó, tính theo giờ Sài Gòn, - tính theo giờ Hà Nội thì là 9 giờ. 12 giờ Sài Gòn kém 10 phút thì tôi rời boong hàng không mẫu hạm. Và sự việc những phút sau như thế nào khi tôi vào bầu trời miền Bắc tất cả là 23 lần. Ở miền Nam thì chưa được bay lần nào. Tôi có bay vào và có đánh Hải Phòng sáu lần. Chưa bay vào Hà Nội, trừ cái lần vừa rồi. Đại đội tôi 14 chiếc là đại đội chuyên đánh bom điện tử định hướng. Tôi chỉ huy một phi đội hai chiếc A4 cường kích. Đó là lần đầu tiên tôi đánh Hà Nội.
- Là lần đầu?!
- Và là lần cuối cùng.
- Nếu anh được cấp trên cho chọn giữa hai mục tiêu nhà máy điện và cầu sắt dài trên sông Hồng thì anh chọn cái nào?
- Cả hai cái đều là xấu xa, nghĩa là đều nguy hiểm cả, nhưng có lẽ đánh cầu thì tôi nghĩ có phần còn dễ hơn đánh nhà máy đèn. Nhưng tôi tin rằng nếu chúng tôi có đánh trúng được nhà máy đèn thì các ông vẫn có những cách riêng để giải quyết vấn đề ánh sáng cho Hà Nội.
Vâng xin thưa vậy tay John McCain là kẻ trực tiếp gây ra bao đau thương đối với dân tộc Việt Nam, trực tiếp ném hàng tấn bom vào dân tộc Việt Nam, có hàng nghìn người dân Việt Nam đã phải nằm xuống nơi đất mẹ vì những quả bom ấy hàng trăm trẻ em mất cha mẹ không nơi nương tựa hàng trăm gia đình ly tán mất vợ, mất chồng, mất bố mẹ.
Một kẻ trực tiếp sát hại đồng bào ta, gây ra đau thương cho đồng bào ta ấy vậy mà khi tay nghị sĩ mccain chết mấy tay nhà báo óc cho óc lợn tung hô hắn ta như một vị anh hùng. thật nực cười cho những kẻ óc chó lợn không phân biệt nổi kẻ thù của mình kẻ gieo đau thương gieo cái chết cho đồng bào mình.
Có lẽ báo chí giờ đây nên làm một cuộc cải tổ loại bỏ những tên óc chó ấy ra khỏi nghành báo chí cách mạng Việt Nam
(Đình Dương)

Những điều chưa biết về con tàu "không số" vừa trở thành bảo vật quốc gia

Con tàu còn lại duy nhất của Đoàn tàu “không số” lừng lẫy thuở nào, đã làm nên huyền thoại “đường Hồ Chí Minh trên biển” vừa chính thức được công nhận bảo vật quốc gia. Cũng chính con tàu này từng có thời gian dài góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quần đảo Trường Sa.
 >> Thuyền trưởng Tàu không số kể về đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại
 >> Huyền thoại bến tàu không số

Tàu HQ671 hay còn được biết đến với số hiệu C41, 641 đã góp phần làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Tàu HQ671 hay còn được biết đến với số hiệu C41, 641 đã góp phần làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Con tàu huyền thoại…
Tàu vận tải quân sự HQ671 từng có tên gọi khác là C41, 641 hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quân chủng Hải quân. Tàu dài 31,5m, rộng 5,8m, cao từ đáy đến đỉnh cột cờ 11,7m, lượng giãn nước 165 tấn, là loại tàu Quảng Châu (trọng tải 50 tấn) do Trung Quốc sản xuất năm 1962, viện trợ cho Hải quân Việt Nam năm 1964. Khi đó, tàu được biên chế về Đoàn 125 (còn gọi là Đoàn tàu “không số”) làm nhiệm vụ vận tải chi viện chiến trường miền Nam theo con đường vận chuyển chiến lược trên Biển Đông mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh - đường Hồ Chí Minh trên biển.
Từ năm 1967 đến năm 1971, tàu làm nhiệm vụ bí mật vận chuyển vũ khí, hàng hóa trên con đường vận tải chiến lược chi viện trực tiếp cho chiến trường miền Nam và tham gia vận chuyển trong Chiến dịch vận tải VT5 (1968 - 1969), đưa vũ khí, hàng hóa từ cảng Hải Phòng vào cảng Gianh, tỉnh Quảng Bình, để từ đó, các lực lượng tiếp tục vận chuyển theo đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn vào chi viện cho chiến trường miền Nam.
Từ tháng 7-1971 đến năm 1974, tàu mang số hiệu 641, làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, hàng hóa, phương tiện và bộ đội vào cảng Đồng Hới, Quảng Bình và cảng Cửa Việt, Quảng Trị để chuyển tiếp vào chi viện chiến trường miền Nam.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, tàu 641 chở người, vũ khí, hàng hóa vào chi viện cho chiến dịch Huế - Đà Nẵng giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung và chở lực lượng đặc công Hải quân ra tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa. Sau năm 1975, tàu làm nhiệm vụ vận chuyển và trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa.
Năm 1980, tàu 641 được mang số hiệu HQ671 và năm 1982 được biên chế về Hải đội 413, Vùng 4 Hải quân, làm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu và vận chuyển bộ đội, hàng hóa chi viện cho xây dựng, bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và tuần tra bảo vệ khu vực căn cứ quân sự Cam Ranh.
Năm 2002, tàu HQ671 được biên chế về Hải đội 384, Cục Hậu cần Hải quân làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hậu cần phục vụ cho các đơn vị trong Quân chủng Hải quân. Trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961/23-10-2011), ngày 20-9-2011, tàu HQ671 được đưa từ Hải đội 384, Cục Hậu cần Hải quân về Bảo tàng của Quân chủng làm hiện vật trưng bày tuyên truyền chiến công “Đường Hồ Chí Minh trên biển”.
Cựu chiến binh của Đoàn tàu không số thăm tàu HQ671 tháng 7-2016 (Ảnh: Bảo tàng Quân chủng Hải Quân)
Cựu chiến binh của Đoàn tàu không số thăm tàu HQ671 tháng 7-2016 (Ảnh: Bảo tàng Quân chủng Hải Quân)
Trở thành bảo vật quốc gia
Cùng với đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên biển là một trong hai con đường vận tải chiến lược vận chuyển chi viện cho quân, dân ta ở miền Nam đánh giặc. Những con người và con tàu làm nhiệm vụ vận tải bí mật trên con đường biển mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dũng cảm, can trường, sẵn sàng chấp nhận hy sinh, nguy hiểm để vận chuyển hàng hóa, vũ khí trực tiếp chi viện cho các chiến trường khó khăn và xa nhất ở miền Nam mà đường Trường Sơn chưa tới được là Nam bộ và Nam Trung bộ; trong điều kiện địch có ưu thế tuyệt đối về không quân, hải quân và tổ chức ngăn chặn ta quyết liệt từ biển đến bờ, từ Bắc vào Nam. Để rồi từ đó, làm nên một con đường huyền thoại trên Biển Đông với nhiều chiến công huyền thoại, đóng góp quan trọng vào xây dựng và tăng cường sức chiến đấu của lực lượng vũ trang ở miền Nam thời điểm đó.
Với ý chí quyết tâm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ tháng 10-1962 đến tháng 3-1975, Đoàn 759 sau này đổi tên là Đoàn 125 Hải quân (còn gọi là Đoàn tàu “không số”) đã tổ chức hàng trăm lượt chuyến tàu dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo vượt qua bao gian khổ, hiểm nguy của biển khơi và sự phong tỏa, ngăn chặn quyết liệt của địch, vận chuyển được 97.596 tấn vũ khí, đạn dược và hơn 300 cán bộ trong đó có nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội.
Sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, tàu HQ671 làm nhiệm vụ vận tải chi viện cho các đơn vị đóng quân ở quần đảo Trường Sa. Nối tiếp những chiến công, tháng 10-1978, tàu nhận lệnh đi tìm kiếm 7 cán bộ, chiến sĩ của đảo Phan Vinh bị sóng nước làm trôi dạt trong khi đang làm nhiệm vụ.
Sau 8 ngày đêm kiên trì “cày đi xới lại” trên một vùng biển rộng lớn, vượt qua sóng to, gió lớn, tàu đã tìm cứu được cả 7 đồng chí và đưa về đơn vị an toàn. Đầu năm 1988, tàu làm nhiệm vụ trực bảo vệ đảo Đá Lớn. Cán bộ, chiến sĩ tàu HQ671 đã không quản ngại hy sinh, bình tĩnh, dũng cảm vững vàng vượt qua những khó khăn gian khổ, góp phần cùng đơn vị giữ vững chủ quyền của Tổ quốc trên đảo Đá Lớn. Sau đó, tàu tiếp tục thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho việc xây dựng và bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Chính với những thành tích trên, tập thể đội tàu HQ671 (41, C41, 641) đã 2 lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Được tặng thưởng: 4 Huân chương Quân công, 8 Huân chương Chiến công và nhiều phần thưởng cao quý khác. Có 8 cán bộ, chiến sĩ của tàu qua các thời kỳ đã được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đó là các đồng chí: Bông Văn Dĩa, Lê Văn Một, Đặng Văn Thanh, Dương Văn Lộc, Huỳnh Văn Sao, Hồ Đắc Thạnh, Phan Nhạn, Nguyễn Sơn.
Từ thực tế lịch sử cho thấy, tàu HQ671 (có số hiệu khác là C41 và 641) là con tàu duy nhất còn lại của Đoàn tàu “không số” - lực lượng vận tải anh hùng đã làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển, một kỳ công chiến lược, một nét đặc biệt đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật quân sự và chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Đây là hiện vật có giá trị đặc biệt, một bảo vật có ý nghĩa không chỉ đối với Hải quân nhân dân Việt Nam mà còn đối với cả dân tộc.
Theo Quỳnh Vân 
Công an nhân dân

Người viết tiếp về huyền thoại Biệt động Sài Gòn

Hàng chục năm lần mò kiếm tìm nhân chứng từ “kho” tài liệu và cả chuyện kể của người cha - cựu chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai, anh Trần Vũ Bình đã tìm kiếm, khôi phục lại khá nhiều di tích từng là cơ sở của Biệt động Sài Gòn giai đoạn 1968 trở về trước.

Du lịch tìm hiểu về Biệt động Sài Gòn hút khách Kỳ quan “độc nhất vô nhị” của biệt động Sài Gòn Lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định và ký ức Mậu Thân hào hùng Lực lượng an ninh và biệt động Sài Gòn trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 Người phụ nữ - nguyên mẫu phim “Biệt động Sài Gòn” từ chối danh hiệu Anh hùng2
Hàng ngàn tài liệu, hiện vật liên quan đến lực lượng này cũng đã được anh kiếm tìm, lưu giữ. Trong đó, một số hiện vật đặc biệt đã được trao tặng lại cho các bảo tàng của Quân đội. Có địa chỉ đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Nhưng, ít ai biết, đằng sau khối tài liệu, hiện vật và di tích khá đồ sộ này là một hành trình nhiều nhọc nhằn, thậm chí không ít đắng cay mà nếu không đủ sự kiên trì và quyết tâm, người đàn ông này khó thực hiện được.
Có lẽ, chỉ vài năm gần đây, cùng với thông tin về cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 được nhắc đến nhiều hơn, rộng hơn, câu chuyện về cựu biệt động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (chủ thầu khoán Dinh Độc Lập – tỷ phú Mai Hồng Quế) và 2 bà vợ biệt động: Đặng Thị Thiệp và liệt sĩ Phạm Thị Chinh mới thực sự được nhiều người biết đến. Câu chuyện về gia đình biệt động này cũng đã được tái hiện qua bộ phim rất nổi tiếng nhiều năm về trước: "Biệt động Sài Gòn".
AHLLVT Trần Văn Lai lúc sinh thời bên một chiếc xe vận chuyển vũ khí đánh Dinh Độc Lập năm 1968 được chuộc về sau giải phóng.
AHLLVT Trần Văn Lai lúc sinh thời bên một chiếc xe vận chuyển vũ khí đánh Dinh Độc Lập năm 1968 được chuộc về sau giải phóng.
Nhưng, nói như cách chia sẻ của anh Trần Vũ Bình là lực lượng biệt động giai đoạn từ 1968 trở về trước gần như bị lãng quên. Bởi, sau Mậu Thân 1968, lực lượng này đã không còn tồn tại. Đất nước hòa bình, những người may mắn còn sống, trong đó có ông Trần Văn Lai trở lại với cuộc sống đời thường và phải đối diện với nỗi lo của “cơm, áo, gạo, tiền” như bao người khác.
Vừa cùng đồng đội san sẻ công việc bề bộn những ngày sau giải phóng, đồng lương ít ỏi không đủ nuôi đàn con dại, ông chủ thầu khoán giàu có thuở nào phải xoay trần giữ xe cho người đi chợ, làm máy xay cua bán, lấy tiền phụ vợ nuôi con.
Đã nhiều chục năm trôi qua, anh Bình vẫn nhớ như in hình ảnh người cha cẩn trọng, tỉ mỉ lau từng hiện vật sờn cũ đến sạch bong trong căn nhà có bề ngang chỉ hơn 2m bên chợ Vườn Chuối – ngôi nhà từng là hầm chứa vũ khí được ông xây dựng và là nơi xuất phát của Đội 5 biệt động đánh Dinh Độc Lập Tết Mâu Thân 1968. Anh càng không thể quên hình ảnh ông run run vơ hết mớ tiền lẻ trong hộc tủ ngay tại bãi giữ xe để giúp người đồng đội cũ vốn là giao liên cho ông từ thời kháng chiến nhưng đang gặp khó khăn.
Chuyện ông được phát tem phiếu, mua tô phở, về đổ nước sôi, pha thêm muối, nhìn các con xì xụp chan cơm nguội ăn ngon lành rồi hướng ánh nhìn về xa vắng cứ như thước phim quay chậm được anh “tua đi tua lại”. Chính những chuyện như thế đã thôi thúc anh “phải làm gì đó” để những người lính biệt động năm nào không rơi vào quên lãng.
Đầu mối đầu tiên là những chuyện anh nghe ba kể lúc cha con thủ thỉ tâm sự. Sau đó là những lần lén mở chiếc hòm lớn, lúc nào cũng được ông cẩn thận cất rất kỹ trong nhà. Có lẽ cũng vì nhận thấy con trai đặc biệt quan tâm đến chuyện cũ, người xưa nên những chuyến đi tìm kiếm lại tư liệu, hiện vật về Biệt động Sài Gòn theo yêu cầu của Quân đội, ông Trần Văn Lai luôn dắt theo con, kể tỉ mỉ từng chuyện.
Anh Trần Vũ Bình nhớ lại: Vào năm 1976, bên Quân đội yêu cầu ba anh tìm lại một số phương tiện vận chuyển vũ khí và chiến sĩ biệt động đánh các mục tiêu quan trọng dịp Tết Mậu Thân 1968. Trong đó, chiếc xe Hino – Pickup biển số EC-6045 và Citroen fourgonnette, biển số NCE-345 chở vũ khí, chất nổ và các chiến sĩ biệt động Đội 5 đánh Dinh Độc Lập đã bị chính quyền Sài Gòn cũ tịch thu. Bằng kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lòng địch, ông xác định ngay, đầu mối đầu tiên phải là cơ quan Công an.
Nhờ tài liệu lưu trữ từ Công an TP Hồ Chí Minh, Cục Vận tải đường bộ, thuộc Tổng cục Giao thông Vận tải miền Nam, ông được biết, chiếc Hino Pickup biển số EC6045 bị địch cất kho. Mãi đến năm 1973, chúng mới đem ra bán đấu giá. Người trúng giá là bà Phạm Thị Suy ở ấp Thái Hòa, xã Tam Hiệp, TP Biên Hòa. Khi ông tìm tới thì xe đang được gia đình bà Suy để tận trên rẫy. Hiện tại, chiếc xe đã được chuộc lại và trao tặng Bảo tàng Đặc công tại Hà Nội.
Chiếc Citroen fourgonnette, biển số NCE-345 thì mất nhiều công sức tìm kiếm hơn. Bởi lẽ, xe được bán kiểu trao tay qua khá nhiều chủ. Đúng lúc “bí”, ông Lai nhớ đến người đồng đội từng là chủ một gara nổi tiếng ở Sài Gòn cũ. Ông này là Dương Văn Đức, thường được biết đến với tên Hai Diện, chủ garage Citioen Hai Diện ở 499/20C đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng Tháng Tám, phường 13, quận 10, TP Hồ Chí Minh). Ông Đức cho hay, sau Tết Mậu Thân 1968 một thời gian, chiếc xe được một Thượng sĩ trong Phủ Tổng thống đem đến garage của ông sửa. Nhận ra xe của ông Lai và nghe chuyện của Thượng sĩ này, ông Đức đinh ninh là ông Lai đã hy sinh…
Từ sự chỉ dẫn của ông Đức, sau nhiều lần tìm tới các chủ xe để thương lượng, ông Lai và đồng đội, gia đình đã đưa được xe về. Xe trưng bày tại Nhà Truyền thống quận 3, TP Hồ Chí Minh trước khi được hiến tặng Bảo tàng Lịch sử Quân sự.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cùng gia đình anh Trần Vũ Bình và một số nhân chứng trong một lần tham quan di tích 113A Đặng Dung.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cùng gia đình anh Trần Vũ Bình và một số nhân chứng trong một lần tham quan di tích 113A Đặng Dung.
Những năm cuối đời, ông Trần Văn Lai bị bệnh, nhiều khi phải nằm một chỗ. Công việc kiếm tìm tư liệu, hiện vật cũ, ông chỉ dẫn cho con trai – anh Trần Vũ Bình thực hiện. Tuy nhiên, anh Bình đang là công chức Nhà nước, làm việc giờ hành chính, kinh phí lại có hạn. Giúp ba nên những ngày nghỉ, anh ít khi có mặt ở nhà. Ngày thường, chưa đến 6h sáng, anh đã ra khỏi nhà và thường nửa đêm mới kết thúc công việc. Anh chăm chút cho di tích với hiện vật nhiều đến nỗi, người thân trong nhà cũng càu nhàu, thậm chí còn cho người theo dõi xem thực ra anh làm những gì.
Sài Gòn ngỡ rộng và hẹp. Bởi, với dân chơi xe cổ và các “cò” – môi giới, xe nào, ai sở hữu, gần như họ đều nắm được cả. Quá trình tìm kiếm hiện vật, anh Bình được biết, các xe mà ông Trần Văn Lai sử dụng để vận chuyển vũ khí và lực lượng đánh Dinh Độc Lập năm 1968 được giới chơi xe cổ ưa chuộng. Người chơi xe lại thường dồi dào về tài chính và đã thích chiếc xe nào thì không muốn bán. Biết khách tìm tới là một công chức quèn nên chủ nhà không thèm tiếp là chuyện thường. Một đại gia nổi tiếng trong “làng” xe cổ, bị quấy rầy nhiều lần, nổi giận mắng anh khùng, lo chuyện bao đồng. Sau cả chục bận đi tới đi lui, câu trả lời anh nhận được luôn là chủ nhà bận, đi vắng.
Thậm chí, có lần anh còn bị chủ nhà xua chó ra rượt đuổi. Về nhà buồn không ngủ nổi, nhưng lại nghĩ, nếu mình không làm thì có lỗi với cha, với các đồng đội của ông. Vì vậy, cách ít ngày anh lại tìm đến. Sau một lần chủ nhà đồng ý tiếp chuyện, nghe anh trình bày đầu đuôi cơ sự, ông dần chuyển thái độ. Không những chuyển nhượng lại xe, ông còn rất tích cực hỗ trợ anh tìm kiếm lại các hiện vật.
Dù vậy, việc tìm kiếm xe cũ vẫn không dễ. Có những xe như chiếc bán tải Peugour 203, sau cả chục lần đến hụt, khi anh Bình tìm được ở tận Lâm Đồng thì nó đã bị... cắt đôi, một nửa xe được cải tạo thành thùng xe công nông, nửa thân trên được chủ xe cải tạo thành xe khác. Việc phục dựng vô cùng phức tạp.
Với hệ thống hầm ngầm càng nhiều khó khăn hơn. Các hầm này được ông Trần Văn Lai xây dựng ngay trong nhà riêng để chứa ém vũ khí, tài liệu, che giấu cán bộ ra vào nội thành. Sau 1968, đến nay, các ngôi nhà này đang là tài sản cá nhân, đã được mua bán qua nhiều đời chủ và là tài sản có giá trị lớn. Khi Trần Vũ Bình tìm đến, chủ nhà còn nghi ngờ anh đang cố tìm lại kho tiền vàng lớn của cha anh hồi xưa. Cái lý của họ là thời ông Lai làm tỷ phú Mai Hồng Quế, chắc chắn đã đào hầm cất giấu nhiều tiền vàng. Vì vậy, họ không chịu chuyển nhượng lại.
Có cơ sở, hiện nay lại là nơi sinh sống của gia đình đồng đội, những người từng kề vai sát cánh hoạt động cùng ông Lai. Trong đó, quán cơm tấm Đỗ Phủ Đại Hàn tại 113A Đặng Dung, TP Hồ Chí Minh là một điển hình. Nếu lấy lại làm di tích, gia đình đồng đội của ông sẽ mất nhà cửa. Để hợp tình, hợp lý, họ đồng ý bán lại cho anh Bình theo hình thức trả góp. Sau hơn chục năm, tháng 4-2017, căn nhà chính thức được bàn giao lại.
Ngày gia đình anh Trần Vũ Bình tổ chức khui hầm, nhiều người sững sờ, không nghĩ một quán cơm đơn giản, đã tồn tại qua hàng nửa thế kỷ lại “ôm” trong nó một hệ thống hầm trú ém cùng những hộp thư từ, tài liệu được thiết kế vô cùng thông minh. Hiện nay, quán cơm tấm đã được phục dựng thành điểm tham quan kết hợp thưởng thức ẩm thực độc đáo.
Ngoài hệ thống hầm ngầm, khách còn được thưởng thức cà phê, cơm tấm theo đúng phong cách xưa, do chính người đã từng chế biến chúng trở lại nấu nướng, pha chế, phục vụ khách. Đây cũng là địa chỉ được tìm tới của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Theo Ngọc Nguyễn
Công an nhân dân

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA


          Thời gian qua thông qua một số trang mạng xã hội, các thế lực thù địch đã tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền những luận điệu sai trái thù địch nhằm phủ nhận, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam.
          Hiện nay, lợi dụng vào các vấn đề chính trị xã hội có tính chất phức tạp và mức độ ảnh hưởng sâu rộng ở nước ta mà các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong, các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, các đối tượng  phản động trong nước tiếp tục tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền rêu rao những luận điệu sai trái thù địch về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm gây ra sự hoài nghi, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân vào con đường mà Đảng ta đã lựa chọn. Trong đó chúng đã triệt để lợi dụng vào cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng ta đã và đang triển khai rất có hiệu quả được quần chúng nhân dân ủng hộ để tuyên truyền xuyên tạc nhằm phủ nhận những thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được từ khi bắt đầu cuộc chiến đến nay.
          Các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong, các đối tượng phản động, bất mãn, cơ hội chính trị cả trong và ngoài nước đã nham hiểm gắn tham nhũng với chính trị, cho rằng “tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ công hữu tư liệu sản xuất, chuyên chế độc đảng”. Từ đó chúng đưa ra kết luận ở Việt Nam còn chế độ công hữu, chế độ độc đảng thì không chống được tham nhũng. Đây là luận điệu sai trái, bởi tham nhũng là hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước; sự quản lý kinh tế- xã hội lỏng lẻo sẽ tạo ra sơ hở cho các hành vi tiêu cực nảy sinh, trong đó có tham nhũng. Thực tiễn cho thấy tham nhũng là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng”. Đặc biệt là, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị – kinh tế tạo ra những tiền đề khách quan làm cho tham nhũng phát triển và ở nhiều quốc gia nó đã trở thành vấn nạn.
          Mục đích cuối cùng của các thế lực thù địch cố tình đưa ra luận điệu sai trái xuyên tạc nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam là nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
                                                           Kết quả hình ảnh cho hình ảnh về tham nhÅ©ng
          Các thế lực thù địch còn tuyên truyền xuyên tạc rằng đấu tranh chống tham nhũng là sự đấu đá nội bộ, phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam.Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên có những hành vi vi phạm Điều lệ đảng và kỷ luật Đảng, truy tố theo pháp luật đối với nhiều cá nhân có liên quan, kể cả cán bộ cao cấp trong bộ máy Đảng, Nhà nước.
          Như chúng ta đã thấy, việc chống tham nhũng ở Việt Nam đã và đang được dư luận trong và ngoài nước hết sức đồng tình ủng hộ. Trước thực tiễn này, các thế lực thù địch thay đổi luận điệu. Trước đây chúng rêu rao, tuyên truyền luận điệu phê phán tham nhũng, cho rằng Việt Nam không chống được tham nhũng, thì nay trước quyết tâm và thành tựu chống tham nhũng ở Việt Nam chúng lại đưa ra những luận điệu xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Trong nhiều bài viết trên blog cá nhân, trang mạng xã hội các thế lực thù địch dựng đứng lên câu chuyện đấu đá nội bộ, phe nhóm trong Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước, hết sức ly kỳ, hơn cả tiểu thuyết kiếm hiệp, truyện trinh thám,…   để câu kéo người đọc, tạo sự chú ý của dư luận và nhằm định hướng dư luận, tạo nên sự hoài nghi trong nhân dân.
          Chúng không chỉ vẽ ra viễn cảnh đấu đá nội bộ ở cấp Trung ương, các thế lực thù địch còn vẽ ra cảnh đấu đá nội bộ ở các địa phương, dựng lên cái gọi là “cuộc chiến chiếm lĩnh quyền thống trị”. Sự xuyên tạc không dừng lại ở đó, để cho ly kỳ, hấp dẫn hơn, chúng còn bịa ra những lực lượng, cá nhân được hưởng lợi từ sự đấu đá nội bộ trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự bịa đặt ra những lực lượng, cá nhân này cũng không nằm ngoài âm mưu, thủ đoạn chia rẽ nội bộ, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng.
          Các thế lực thù địch lợi dụng chống tham nhũng để bôi nhọ, hạ thấp uy tín cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Từ trước đến nay bôi nhọ, hạ thấp uy tín những người đứng đầu trong bộ máy Đảng, Nhà nước ta luôn là âm mưu, phương thức thủ đoạn hoạt động thâm độc của các thế thù địch. Thời gian qua, lợi dụng chống tham nhũng ở Việt Nam chúng tuyên truyền nhiều luận điệu sai trái nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, trong đó chúng đặc biệt tập trung công kích Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
          Chúng luôn tìm cách xuyên tạc những ý kiến chỉ đạo chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu chủ trương trong đấu tranh chống tham nhũng sẽ “không có vùng cấm”, thì chúng xuyên tạc rằng đó là những toan tính của ông để lấy lại danh dự đã mất. Tinh vi hơn, các thế lực thù địch đưa ra luận điệu cho rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng chỉ là sự củng cố quyền lực, chiếc ghế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
          Trước những diễn biến như vậy, trong thời gian tới, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục tung ra những luận điệu xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Việt Nam nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước ta, kích động gây chia rẽ nội bộ, gieo rắc sự hoài nghi, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ. Vì vậy, mỗi chúng ta phải đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng. Không hoang mang dao động, không nghe theo những lời lẽ vô căn cứ của chúng. Luôn đề cao tinh thần cảnh giác cao độ, lựa chọn và tiếp nhận thông tin một cách chính thống, không để các đối tượng phản động, các thế lực thù địch “dắt mũi” đi theo những luận điệu xuyên tạc sai trái thù địch.


Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...