[QĐND] - Xem thông tin kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; khủng bố; tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; che giấu tội phạm” xảy ra tại huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk), nhiều bác nghỉ hưu ở khu phố 7, phường Xuân Khanh (Sơn Tây, Hà Nội) không khỏi bất ngờ. Trong giờ uống trà buổi tối, chuyện này được bàn luận sôi nổi.
- Tôi nghĩ với tính chất,
hành vi khủng bố dã man, tàn bạo, nguy hiểm, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
như vậy thì mức án các bị cáo phải chịu nặng hơn. Thực tế, không chỉ người dân
nước ta mà cả thế giới đều lên án mạnh mẽ hành vi khủng bố. Các nước đều đấu
tranh kiên quyết và triệt để, không khoan nhượng với tội phạm khủng bố...
Cựu chiến binh Sơn vừa dứt
lời, bác Mẫn cũng bày tỏ bức xúc:
- Đúng thế! Đó là chưa kể,
những kẻ khủng bố hoạt động có tổ chức nhằm thực hiện mưu đồ lật đổ chính quyền
nhân dân, chống phá đất nước, làm xáo trộn cuộc sống bình yên của cả huyện, cả
tỉnh. Tại phiên tòa, tất cả bị cáo và luật sư bào chữa, trợ giúp viên pháp lý
cho các bị cáo đều đồng ý với bản luận tội của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk
Lắk. Ngay một số trang mạng phản động lần này cũng không thể có ý kiến phản đối
tội danh của các bị cáo, bởi những hành vi nguy hiểm và tội lỗi các bị cáo gây
ra đã quá rõ ràng. Đáng lẽ tòa phải tuyên phạt thích đáng hơn.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN |
Thấy các “bạn hưu” đều
không đồng tình với mức án “nhẹ” mà tòa sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo trong vụ
khủng bố ở Đắk Lắk vào đêm 10-6, rạng sáng 11-6-2023, bác Hòa, nguyên là cán bộ
ngành tư pháp, giải thích:
- Các bác nói cũng hợp lý,
vì với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội khủng bố gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng như vậy thì mức án pháp luật quy định rất nặng. Tại phiên tòa, Viện Kiểm
sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt tử hình đối với
2 bị cáo, tù chung thân đối với 11 bị cáo, các bị cáo khác đề nghị mức án từ 12
tháng đến 20 năm tù giam. Khi nói lời sau cùng, các bị cáo đều bày tỏ đã nhận
rõ hành vi phạm tội của mình và rất ăn năn hối cải, xin được Đảng, Nhà nước,
pháp luật, nhân dân và Hội đồng xét xử xem xét khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt để
sớm về đoàn tụ với gia đình, làm lại cuộc đời. Đồng thời, các bị cáo cũng xin lỗi
những gia đình người bị hại và mong được tha thứ; mong mọi người không nghe
theo kẻ xấu, không làm những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Nhận thấy hầu
hết bị cáo là người dân tộc thiểu số, hiểu biết còn hạn chế, dễ bị các đối tượng
xấu lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo, kích động làm những việc trái pháp luật; sau khi
xem xét khách quan, toàn diện vụ án, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ,
đặc biệt là thực hiện chính sách khoan hồng của pháp luật, Hội đồng xét xử đã
tuyên phạt các bị cáo mức án thấp hơn Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị. Cụ thể là
tuyên phạt 10 bị cáo mức án tù chung thân, các bị cáo khác bị phạt từ 9 tháng đến
20 năm tù. Như vậy, mức án này thể hiện rõ chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước
ta, hợp lý và hợp tình. Nếu các bị cáo có trình độ hiểu biết mà phạm tội thì chắc
sẽ bị xử phạt nặng hơn, các bác ạ!
Nghe ông Hòa phân tích thấu
đáo, mọi người đều gật gù bày tỏ sự đồng tình. Cựu chiến binh Thắng tiếp lời:
- Tôi thấy bài học rút ra là mỗi chúng ta phải hết sức cảnh giác để không bị lôi kéo, kích động. Các cấp chính quyền cần tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu biết pháp luật, nhận rõ những âm mưu, thủ đoạn chống phá đất nước. Mỗi gia đình, từng khu dân cư cũng phải thường xuyên quan tâm làm tốt việc này để chủ động phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động. Kẻ xấu sẽ không dụ dỗ, lôi kéo được người dân làm những việc trái pháp luật nếu cán bộ, đảng viên từ cấp cơ sở sâu sát bám nắm, làm cho nhân dân hiểu và có tinh thần cảnh giác, ý thức tự giác chấp hành pháp luật, các ông nhỉ?
LÂM SƠN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét