[CAND] Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc dạy các môn tích hợp nhằm từng bước gỡ khó cho giáo viên và các nhà trường.
Thời gian qua, nhiều giáo viên ở các địa phương
trên cả nước tiếp tục bày tỏ lo lắng, băn khoăn về việc dạy học các môn tích hợp
ở cấp Trung học cơ sở (THCS) trong bối cảnh chưa có giáo viên được đào tạo tích
hợp, giáo viên dạy đơn môn sau một thời gian tập huấn ngắn ngủi chuyển sang dạy
tích hợp khiến chất lượng dạy học không như mong muốn; khâu kiểm tra đánh giá
cũng khá phức tạp. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có văn bản hướng dẫn
cụ thể về việc dạy các môn tích hợp nhằm từng bước gỡ khó cho giáo viên và các
nhà trường.
Việc dạy các môn tích hợp ở bậc THCS đang gặp một số khó khăn, lúng túng. Ảnh minh họa |
Theo phản ánh của
nhiều giáo viên, qua hai năm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ
thông 2018 ở cấp THCS cho thấy, đây là điều kiện để giáo viên tìm tòi, phát huy
các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại. Tuy nhiên, việc triển khai Chương
trình giáo dục phổ thông 2018 cũng gặp những khó khăn nhất định. Việc tích hợp
các môn Khoa học tự nhiên và Lịch sử, Địa lý còn bất cập khi chưa có giáo viên
đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn tích hợp. Sách giáo khoa môn tích hợp vẫn được
biên soạn theo những phân môn độc lập riêng biệt, chưa thật sự mang tính tích
hợp về nội dung. Điều này dẫn đến tình trạng hai hoặc ba thầy cùng dạy một
quyển sách và cùng chấm một bài khi kiểm tra, phân chia thời khóa biểu hoặc 1
thầy sau khi được bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn về dạy tích hợp phải “cõng” cả 2
hoặc 3 môn. Giải pháp tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy tích hợp cũng
chưa thật sự hiệu quả…
Liên quan việc
triển khai dạy học môn tích hợp gồm môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở
cấp THCS, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc
hội từng đặt vấn đề: Chương trình các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý
hiện nay đúng là tích hợp chưa hay, đó chỉ là lắp ghép các môn học thành phần
lại với nhau? Đây là việc cần làm rõ hơn căn cứ vào cơ sở khoa học và thực tiễn
đã triển khai các năm qua. Cũng theo bà Nguyễn Thị Mai Hoa, quá trình giám sát
cho thấy, các trường triển khai rất khác nhau với các môn tích hợp trên. Có nơi
cho giáo viên tập huấn rồi yêu cầu một giáo viên dạy hết môn (gồm các phân môn
khác nhau) trong khi hầu hết giáo viên hiện nay chỉ được đào tạo đơn môn ở
trường sư phạm. Có nơi phân bố thời khóa biểu để giáo viên đảm nhiệm các phần
khác nhau tương ứng với chuyên môn được đào tạo. Nhưng vì thiếu giáo viên, vì
chưa linh hoạt, chủ động trong thiết kế kế hoạch dạy học nên xảy ra các bất
cập. Chẳng hạn như một giáo viên phải đảm nhiệm nhiều tiết/tuần dẫn đến tính
logic, khoa học của môn học bị phá vỡ khi các trường phải loay hoay bố trí giáo
viên, đảo lộn các phần khác nhau trong chương trình môn học này. Từ thực tế
trên, bà Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị phải có sự đánh giá về hiệu quả thực hiện,
phân tích những vướng mắc hiện nay và sớm có giải pháp gỡ khó cho giáo viên và
các nhà trường…
Trong văn bản xây dựng
kế hoạch dạy các môn tích hợp ở bậc THCS do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc
Thưởng vừa ký ban hành, Bộ GD&ĐT nêu rõ, trong quá trình triển khai thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho thấy, việc phân công giáo viên và
xếp thời khóa biểu để tổ chức dạy học theo chương trình một số môn học, hoạt
động giáo dục còn khó khăn, vướng mắc.
Để khắc phục tình
trạng trên, Bộ GD&ĐT hướng dẫn, đối với môn Khoa học Tự nhiên gồm Lý, Hóa,
Sinh, nhà trường phân công giáo viên bảo đảm sự phù hợp về chuyên môn, được đào
tạo với nội dung dạy học được phân công (theo các mạch nội dung Chất và sự biến
đổi của chất, Năng lượng và sự biến đổi, Vật sống, Trái Đất và bầu trời). Việc
phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy học từ 2
mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo
đảm yêu cầu về chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học. Trong
trường hợp gặp khó khăn về xếp thời khóa biểu, cần xây dựng kế hoạch dạy học
linh hoạt về thời gian, thời điểm thực hiện các mạch nội dung hoặc các chủ đề
của chương trình phù hợp với việc phân công giáo viên, đáp ứng yêu cầu về tính
khoa học, tính sư phạm và khả năng thực hiện của giáo viên.
Việc kiểm tra, đánh
giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học. Giáo viên dạy học nội
dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với nội dung đó. Hiệu trưởng
phân công giáo viên chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp với các giáo
viên cùng dạy học môn học ở lớp đó để thống nhất điểm đánh giá thường xuyên,
bảo đảm số điểm đánh giá theo quy định, tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào
sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ. Ma trận, nội dung bài kiểm tra định
kì được xây dựng phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của chương trình
đến thời điểm kiểm tra. Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra sao cho thuận tiện
trong việc phân công giáo viên chấm bài, tổng hợp kết quả.
Đối với môn môn Lịch
sử và Địa lý, theo hướng dẫn mới của Bộ GD&ĐT, các nhà trường phân công
giáo viên bảo đảm sự phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo với nội dung dạy học
được phân công (theo phân môn Lịch sử, phân môn Địa lí và các chủ đề liên môn).
Việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận việc
dạy học toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu
về chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học. Việc kiểm tra, đánh
giá thường xuyên và định kỳ được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng
phân môn. Nội dung bài kiểm tra, đánh giá định kỳ phù hợp với nội dung và thời
lượng dạy học theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí tính đến thời điểm
kiểm tra, đánh giá. Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ trì phụ trách môn học ở
mỗi lớp phối hợp các giáo viên cùng dạy học môn học ở lớp đó để tổng hợp điểm,
ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ.
Huyền
Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét