LTS: Một trong những vấn đề mấu chốt được xác định tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị khóa X “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật (VHNT) trong thời kỳ mới” là: Sáng tác nhiều tác phẩm VHNT có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có tác dụng to lớn xây dựng con người; đồng thời kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn mọi ý đồ lợi dụng văn hóa, VHNT để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.Sau 15 năm nhìn lại việc thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, vấn đề mấu chốt nêu trên đã đi vào cuộc sống đến đâu; có gì khó khăn cần tháo gỡ; nên thức tỉnh tâm can, khơi dậy trách nhiệm của văn nghệ sĩ như thế nào?... Đó là ý kiến trao đổi tâm huyết, thẳng thắn của các chuyên gia.
Bài
1: Thoả mãn “cái tôi” một cách tùy tiện là đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc
Nhận
định tổng quan về vấn đề tự do sáng tạo và trách nhiệm của văn nghệ sĩ sau 15
năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X, PGS, TS, nhà văn
Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương, cho rằng:
“Văn nghệ sĩ được quyền tự do sáng tạo là cơ hội để họ cho ra đời những tác phẩm
VHNT giá trị. Tuy nhiên, thời gian qua, có một bộ phận văn nghệ sĩ lợi dụng tự
do sáng tạo để thỏa mãn cái tôi một cách tùy tiện, đi ngược lại lợi ích của đất
nước và nhân dân”.
Tự
do sáng tạo chân chính là “bệ phóng” cho tài năng văn học, nghệ thuật
Phóng
viên (PV): Trong các nghị quyết của Đảng về văn hóa, VHNT, đặc biệt là Nghị quyết
số 23-NQ/TW đã nhấn mạnh cần tôn trọng, bảo đảm tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ.
Vì sao điều này lại quan trọng như vậy, thưa ông?
PGS,
TS Nguyễn Thế Kỷ: Mối quan hệ biện chứng giữa tự do sáng tạo và VHNT đã được
bàn luận hàng trăm năm qua. Đến nay, có thể thống nhất nhận định rằng: Tự do
sáng tạo là một trong những động lực để VHNT phát triển đa dạng, phong phú, cả
nội dung và hình thức, tạo tiền đề cho những tác phẩm lớn ra đời.
Một
môi trường tự do sáng tạo được tôn trọng, một không gian tự do sáng tạo được mở
rộng tối đa thì văn nghệ sĩ sẽ thỏa sự thăng hoa, tìm tòi thử nghiệm, từ đó có
thể cho ra đời những tác phẩm tốt, có tác phẩm xứng tầm thời đại. Chính tự do
sáng tạo góp phần làm cho nền VHNT vận động, phát triển không ngừng, kiến tạo bản
sắc cho văn hóa dân tộc qua các thời đại, các không gian. Cũng nhờ có tự do
sáng tạo mà VHNT đến gần với cuộc sống, tác động đến tâm tư, tình cảm công
chúng, hướng đến các giá trị chân-thiện-mỹ.
PV:
Theo đánh giá của cá nhân ông, quyền tự do sáng tạo ở Việt Nam sau 15 năm thực
hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW như thế nào?
PGS,
TS Nguyễn Thế Kỷ: Tôi có thể trả lời ngắn gọn rằng: Chưa bao giờ tự do sáng tạo
được mở rộng như hiện nay! Ít ai có thể phủ nhận điều đó.
Văn
nghệ sĩ nào từng trải qua thời kỳ chiến tranh, thời kỳ đổi mới và nay là thời kỳ
hội nhập đều có thể cảm nhận rất rõ sự thay đổi của tự do sáng tạo theo hướng
ngày càng mở rộng hơn. Nói điều này không có nghĩa thời chiến tranh tự do sáng
tạo bị hạn chế, cấm đoán. Chiến tranh là hoàn cảnh đặc biệt, bất bình thường,
giữa sự sống còn của đất nước, của dân tộc, văn nghệ sĩ thời đó có ý thức trách
nhiệm công dân rất cao, họ tự ý thức không hoặc chưa sáng tác những đề tài
thiên về cái tôi cá nhân, ủy mị mà hướng đến cái ta, chất sử thi hào hùng, dễ
hiểu với quần chúng. Cốt yếu là VHNT phục vụ xã hội và tuyên truyền, cổ vũ, động
viên quân và dân ta đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Cũng
lưu ý rằng, đề tài hay hình tượng nhân vật trong VHNT thời chiến tranh không
khác nhau nhưng thủ pháp rất tự do và sáng tạo, làm nên sự phong phú, đa thanh,
đa sắc đáng ngạc nhiên. Nếu đọc thơ ca thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dễ
thấy Phạm Tiến Duật không giống Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh không giống Anh Ngọc,
Hoàng Nhuận Cầm không giống Bằng Việt... Trong văn xuôi, Anh Đức không giống
Nguyễn Văn Bổng, Phan Tứ không giống Hữu Mai...
Khoảng
chục năm qua, có nhiều dịp gặp gỡ, trò chuyện với giới văn nghệ sĩ, tôi đã nhiều
lần hỏi họ rằng: “Có điều gì cản trở các anh chị sáng tác, quảng bá tác phẩm mà
mình tâm đắc không?”. Câu trả lời là không có bất cứ điều gì, bất cứ ai ngăn cản
họ sáng tạo cả! Thậm chí, khi văn nghệ sĩ không sáng tạo mà muốn thể hiện ý kiến
có tính phản biện, phê bình trên báo chí-truyền thông về những vấn đề ngoài địa
hạt VHNT cũng không gặp bất cứ rào cản nào.
PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ |
PV:
Ông có thể lý giải vì sao vẫn có những văn nghệ sĩ cho rằng không gian sáng tạo
cần được mở rộng hơn?
PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ: Không gian sáng tạo vốn dĩ không có “đường biên” cố định, mở rộng hay thu hẹp còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Như trong chiến tranh, dịch bệnh, trong môi trường liên quan đến an ninh, bí mật quốc gia, quyền tự do cá nhân ít nhiều phải bị hạn chế, trong đó có quyền tự do sáng tạo VHNT, mục đích cũng là vì cái chung, còn nếu cá nhân thích gì làm nấy, tự do vô kỷ luật thì có thể gây hậu quả xấu, ảnh hưởng đến quyền lợi số đông. Sau khi trở lại cuộc sống hòa bình, tình trạng bình thường, mọi quyền tự do cá nhân theo đó sẽ được khôi phục.
Về
ý kiến của một số văn nghệ sĩ cho rằng cần mở rộng không gian sáng tạo, tôi
chưa có điều kiện trao đổi về cách hiểu của họ về “tự do sáng tạo” như thế nào?
Song theo suy nghĩ của tôi, điều họ muốn đề cập đến chính là cần sớm cụ thể
hóa, thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng thành pháp luật, cơ chế, chính
sách liên quan đến tự do sáng tạo bảo đảm sự minh bạch. Một vấn đề khác liên
quan đến tự do sáng tạo cần hoàn thiện, đó là xây dựng cơ chế lãnh đạo, quản lý
khoa học, bảo đảm được định hướng chính trị; khắc phục những hiện tượng mất dân
chủ hoặc can thiệp thô thiển đối với hoạt động VHNT; cũng như xu hướng thả nổi,
không phê phán những tác giả, tác phẩm đi ngược lại các giá trị chân-thiện-mỹ,
những giá trị tốt đẹp của dân tộc và cách mạng.
Đấu
tranh việc lợi dụng tự do sáng tạo văn học, nghệ thuật để chống phá cách mạng
PV:
Trong quá trình sáng tạo, phổ biến tác phẩm VHNT, một số văn nghệ sĩ vẫn vô
tình hoặc cố ý vi phạm những điều pháp luật không cho phép. Sau khi bị cơ quan
chức năng xử lý thì lại phản ứng, cho rằng can thiệp vào quyền tự do sáng tạo của
họ. Ông suy nghĩ gì về vấn đề này?
PGS,
TS Nguyễn Thế Kỷ: Có thể khẳng định, đa số văn nghệ sĩ nước ta đều có ý thức
trách nhiệm công dân, lời nói và việc làm thống nhất, đặt lợi ích của đất nước
và nhân dân lên hàng đầu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận nhỏ văn nghệ sĩ, trong
đó có cả văn nghệ sĩ là đảng viên đã có những phát ngôn, sáng tác tác phẩm thiếu
chuẩn mực, vi phạm pháp luật. Qua quá trình tìm hiểu, tôi có thể tạm chia ra 3
mức độ vi phạm của một số văn nghệ sĩ như sau.
Thứ
nhất, một số văn nghệ sĩ cực đoan, thiếu tỉnh táo suy xét. Văn nghệ sĩ vốn có
tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, nhiều khi sống dựa vào cảm xúc, kể cả những việc, sự
kiện ngoài văn nghệ. Do đó cân bằng, hài hòa giữa lý trí và cảm xúc là việc
không dễ. Đôi khi chỉ vì những lời kích động của các thế lực thù địch, những
tin giả đầy rẫy trên mạng xã hội kết hợp với sự bức xúc cá nhân, một số văn nghệ
sĩ thay vì đào sâu suy tư, chiêm nghiệm, đi tìm bản chất vụ việc thì lại thiếu
kiềm chế, a dua lên tiếng không đúng bản chất, không đúng lúc, đúng chỗ, cường
điệu hóa vụ việc, làm phức tạp thêm tình hình.
Thứ
hai, một số văn nghệ sĩ quá đề cao cái tôi, xem sáng tạo là cuộc chơi cá nhân,
đôi khi chạy theo cách tân đổi mới quá đà, không phù hợp với số đông công
chúng, với thuần phong mỹ tục dân tộc. Bên ngoài hoạt động sáng tạo, nhất là
trên mạng xã hội, họ cố tình “nói ngược” lại bất cứ vấn đề gì, cốt yếu để mọi
người chú ý đến mình rồi tự nhận là “cải cách”, cấp tiến, “vì nước vì dân”;
nhưng thực chất họ có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” như: Phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái;
hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng,
Nhà nước...
Thứ
ba, một số văn nghệ sĩ đã thoái hóa, biến chất hoàn toàn, bước chân vào hàng
ngũ những kẻ phản động, lợi dụng VHNT để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng
và nhân dân ta. Thời gian qua, đã có một số biên tập viên nhà xuất bản, tạp chí
lúc còn công tác thì lợi dụng sơ hở của pháp luật để tiếp tay cho ra đời những
tác phẩm xấu độc, bôi nhọ, đả kích chế độ. Sau khi về hưu, họ công khai viết
tác phẩm xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các bậc tiền bối và lãnh đạo Đảng,
Nhà nước; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, VHNT; cổ xúy cho
quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan, thổi phồng mặt trái của xã hội.
PV:
Đảng ta luôn khuyến khích quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ đi liền với đề
cao trách nhiệm công dân của họ. Nhưng vì sao lại có một số văn nghệ sĩ lợi dụng
VHNT để chống phá cách mạng, thưa ông?
PGS,
TS Nguyễn Thế Kỷ: Có những văn nghệ sĩ trước đây có nhiều cống hiến cho sự nghiệp
cách mạng nhưng họ đã bị âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” làm thay đổi lập
trường tư tưởng chính trị, bản thân họ cũng dao động, phai nhạt lý tưởng cách mạng,
háo danh, công thần.
Một
số văn nghệ sĩ do bức xúc, mâu thuẫn cá nhân nên thể hiện sự bất mãn với tổ chức,
với chế độ. Tuy vậy, có những người như nhạc sĩ Phạm Tuyên rơi vào hoàn cảnh buồn
đau trong quá khứ nhưng ông vẫn vượt qua được, không để những bi kịch gia đình
của một thời ảnh hưởng đến sáng tạo. Suốt hàng chục năm, bằng tài năng cá nhân,
sự kiên trì, ông đã làm nên sự nghiệp sáng tác âm nhạc huy hoàng. Đảng, Nhà nước
ta đã tri ân sự đóng góp lớn lao của nhạc sĩ Phạm Tuyên, trao tặng ông nhiều
huân chương cao quý, đặc biệt là Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.
Thế
nhưng cũng có những văn nghệ sĩ vì lý do cá nhân cực đoan thái quá, mang cả sự
hằn học vào tác phẩm để đả kích cách mạng, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Đó
là điều đáng tiếc. Họ thiếu đi sự bình tĩnh, thiếu văn hóa khoan dung, cả đời
chỉ quẩn quanh trong cái tôi hẹp hòi của mình.
PV:
Từng đảm nhiệm chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phụ trách công tác
báo chí, xuất bản, VHNT, rồi làm Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và nhiều
năm tham gia lãnh đạo Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương, ông cho biết
các cơ quan chức năng đã ứng xử với các vi phạm của một số văn nghệ sĩ như thế
nào?
PGS,
TS Nguyễn Thế Kỷ: Quan điểm của các cơ quan tham mưu, tư vấn, quản lý VHNT là
khi xuất hiện sự kiện, vấn đề phức tạp, nhạy cảm cần tìm hiểu kỹ, trực tiếp thẩm
định tác phẩm và có thể gặp gỡ tác giả để trao đổi. Quan trọng nhất là không vội
vàng quy chụp mà tiếp cận vấn đề một cách khách quan, khoa học, đặt trong mối
quan hệ biện chứng, lịch sử, cụ thể. Từng vụ việc, từng vấn đề sẽ có cách xử lý
linh hoạt, thấu tình đạt lý. Luôn bình tĩnh tìm hiểu trên cơ sở hiểu đúng vấn đề,
cần phải xác minh, làm rõ đâu là hiện tượng, đâu là bản chất. Chẳng hạn, góc
nhìn, hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm được thể hiện, phản ánh như thế nào?
Dụng ý tác giả ra sao, tích cực hay tiêu cực, có động cơ cá nhân theo lối ác ý
không?...
Với
những văn nghệ sĩ có trái tim nóng song cái đầu chưa đủ lạnh, chúng tôi thông
qua nhiều biện pháp, đặc biệt là đối thoại, giải thích cốt để họ hiểu ra những
hành vi, lời nói của mình là không phù hợp, ảnh hưởng đến lợi ích chung.
Quan
điểm xử lý với những tác phẩm VHNT xấu độc là không nên gây dư luận ồn ào. Bởi
một số văn nghệ sĩ khi đã suy thoái về tư tưởng chính trị, họ lại mong tác phẩm
bị xử lý thật ầm ĩ để “đánh bóng” tên tuổi, lúc đó họ sẽ viện đến “cái phao” tự
do sáng tạo để xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Cho nên, khi xử
lý những vụ việc, tình huống trong VHNT cần linh hoạt, uyển chuyển, không làm lớn
vấn đề. Lấy ví dụ, 5 năm trở về đây, các cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm nội
dung 126 cuốn sách thể loại văn học với các hình thức, mức độ khác nhau. Tất cả
đều dựa trên Luật Xuất bản, như: Yêu cầu tái bản phải sửa chữa, rút kinh nghiệm
trong khâu biên tập; rà soát, kiểm tra nội dung xuất bản phẩm để chỉnh sửa lỗi
sai trước khi phát hành; đình chỉ phát hành để sửa chữa nội dung xuất bản phẩm;
đình chỉ phát hành để thẩm định nội dung xuất bản phẩm; đình chỉ phát hành, thu
hồi xuất bản phẩm. Các hình thức xử lý này vừa gạn bỏ đi nội dung không phù hợp,
vừa tránh thu hút sự hiếu kỳ của công chúng.
“Đấu tranh bảo vệ, nuôi dưỡng, khẳng định cái
mới, cái tích cực, cái tốt đẹp và chống cái ác, cái xấu xa, thấp hèn là chức
năng, nhiệm vụ tự thân của văn học, nghệ thuật, nó không có bất cứ một áp lực
nào từ trên hay từ bên ngoài vào. Đảng không áp đặt, ép buộc, gán cho văn học,
nghệ thuật một nhiệm vụ “chính trị” khô khan, giản đơn, nhất thời nào, mà hiểu
nó như một sứ mệnh, một sức mạnh vốn có của văn học, nghệ thuật chân chính, đặc
biệt trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay”.
(Phát
biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hiệp
các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948-2018), ngày 25-7-2018)
PV:
Trân trọng cảm ơn ông!
(còn
nữa)
THIỆN
VĂN - HÀM ĐAN (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét