Người phát ngôn của Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc (LHQ) Linda Thomas-Greenfield mới đây tuyên bố sẽ gỡ bỏ những yếu tố tác động chính của các lệnh trừng phạt - sự không xác định và rủi ro cao của các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với thương mại của Nga.
Washington hứa sẽ có thư đảm bảo cho tất cả những người bán, người mua
ngũ cốc và phân bón của Nga. Trong khi đó, các cơ quan chức năng của LHQ đóng
vai trò trung gian trong việc tìm kiếm các thỏa thuận trừng phạt. Tuy nhiên, một
số chuyên gia Nga nghi ngờ việc phương Tây đã bắt đầu tiến tới một giải pháp
hoà bình.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã nhắc lại rằng cuộc khủng hoảng
lương thực toàn cầu sẽ không được giải quyết cho đến khi các sản phẩm nông nghiệp
của Nga và Ukraine được quay trở lại thị trường thế giới, đồng thời cam kết sẽ
nỗ lực hết sức để “thúc đẩy đối thoại theo hướng này”. Tổng Thư ký LHQ cũng cho
biết, đại diện của tổ chức này đang đàm phán tại thủ đô của các quốc gia liên
quan để đạt được một thỏa thuận trọn gói đảm bảo nối lại xuất khẩu ngũ cốc từ
Ukraine, cũng như thực phẩm và phân bón từ Nga. Ông nói thêm rằng: “Thỏa thuận
này sẽ bao gồm việc xuất khẩu an toàn các sản phẩm của Ukraine bằng đường biển,
cũng như việc tiếp cận không bị cản trở đối với thực phẩm và phân bón của Nga
vào các thị trường toàn cầu, và đặc biệt đối với các nước đang phát triển”. Người
đứng đầu LHQ nhấn mạnh, cho tới nay, một thỏa thuận như vậy, đảm bảo việc nối lại
xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, cũng như thực phẩm và phân bón từ Nga, vẫn chưa đạt
được, nhưng ông nhận thấy sự tiến bộ theo hướng này.
Có thể nói rằng một số tiến bộ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng
lương thực đã được nhận thấy. Có thông tin cho rằng các nhà chức trách Hoa Kỳ sẵn
sàng hỗ trợ cung cấp ngũ cốc xuất khẩu của Nga và sẵn sàng cung cấp thư bảo
lãnh cho các công ty bảo hiểm và các công ty xuất khẩu đối với hàng hoá từ Nga.
Đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield nói: “Chúng tôi
ủng hộ những nỗ lực này và quyết định cử Tổng thư ký cơ quan Hội nghị LHQ về Hợp
tác và Phát triển (UNCTAD) Rebecca Greenspan đến Nga và bây giờ là đến Hoa Kỳ.
Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ mang tới một số động lực cho các công ty
đang từ chối cung cấp ngũ cốc và phân bón của Nga”.
Thế giới sẽ ra sao nếu thiếu lúa mì từ Nga và Ukraine? |
Bà Linda Thomas-Greenfield lưu ý rằng các lệnh trừng phạt của phương
Tây không áp dụng đối với việc cung cấp ngũ cốc và phân bón từ Liên bang Nga,
“nhưng các công ty vẫn lo lắng”. Trước đó, đại diện chính thức của Tổng Thư ký
LHQ Stephane Dujarric cho biết, bà Rebecca Greenspan đã tổ chức các cuộc đàm
phán “mang tính xây dựng” tại Moscow về việc cung cấp ngũ cốc với Phó Thủ tướng
thứ nhất Andrey Belousov. Cơ quan báo chí Chính phủ Nga khẳng định cuộc đàm
phán giữa hai nhà lãnh đạo về việc xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm và phân bón
của Nga là “nhằm ổn định tình hình trên thị trường lương thực thế giới”.
Nhìn chung, giới chức các nước phương Tây ngày càng tỏ ra lo ngại về
nguy cơ thiếu lương thực trên thế giới trong bối cảnh tình hình ở Ukraine và sẵn
sàng thảo luận về chủ đề này với Liên bang Nga. Vì vậy, ngày 31/5, Tổng thống
Pháp Emmanuel Macron thông báo rằng ông đã đề xuất với người đồng cấp Nga
Vladimir Putin một phương án liên quan đến việc thông qua một nghị quyết của
LHQ về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ Odessa. Sau đó 1 ngày, Thủ tướng Ba Lan
Mateusz Morawiecki cho biết chính quyền nước này nhận được tài trợ từ Liên minh
châu Âu (EU) để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Mối quan tâm của châu Âu là điều dễ hiểu. Nga và Ukraine là một trong những nhà
cung cấp ngũ cốc lớn nhất, đặc biệt là lúa mì. Tổng xuất khẩu của hai quốc gia
này chiếm 1/4 nguồn cung cấp của thế giới.
Về phần mình, chính quyền Nga cũng đảm bảo rằng vấn đề hỗ trợ cuộc khủng
hoảng nằm trong chương trình nghị sự, nhưng chính quyền Ukraine và các biện
pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Liên bang Nga được cho là nguyên nhân
khiến cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói: “Vấn đề ngũ cốc hiện
nay thường xuyên nằm trong chương trình nghị sự. Chủ đề này đang được thảo luận
qua nhiều kênh khác nhau. Đúng là chúng ta đang đứng trước bờ vực của một cuộc
khủng hoảng lương thực rất sâu sắc liên quan đến việc đưa ra các hạn chế bất hợp
pháp đối với một trong những nhà cung cấp chính, đó là chúng tôi”. Ông một lần
nữa nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng lương thực có liên quan “với các hành động
của chính quyền Ukraine, những người đã khai thác các phương pháp tiếp cận các
cảng Biển Đen và không vận chuyển lúa mì từ đó, mặc dù trên thực tế Liên bang
Nga không ngăn cản điều này bằng bất cứ phương pháp nào”.
Theo các chuyên gia, trong vụ mùa mới (tháng 7/2022-6/2023), Nga sẽ có
thể xuất khẩu 52 triệu tấn ngũ cốc, trong đó gần 40 triệu tấn lúa mì. Bộ Nông
nghiệp ước tính xuất khẩu ngũ cốc của Nga trong vụ mùa hiện nay ở mức 45-48 triệu
tấn, tổng sản lượng ngũ cốc năm 2022 sẽ là 131-134 triệu tấn, trong đó lúa mì
là 85 triệu tấn.
Đáng chú ý là không chỉ một loại thoả hiệp trừng phạt có thể mở ra liên
quan nguồn cung thực phẩm. Tờ New York Times dẫn các nguồn tin cho biết ý tưởng
tịch thu tài sản bị phong tỏa của Ngân hàng Trung ương Nga và chuyển chúng đến
cho Ukraine, vốn đang phổ biến ở một số quốc gia châu Âu, đã bị chính quyền Tổng
thống Hoa Kỳ phản đối.
Theo giới truyền thông, các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống
Joe Biden cảnh báo rằng việc tịch thu tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga có
thể là bất hợp pháp và không khuyến khích những nước khác dựa vào Hoa Kỳ như một
quốc gia để cất giữ các khoản đầu tư. Tờ báo cũng thông báo rằng chính quyền Tổng
thống Joe Biden đang thảo luận về việc có nên tham gia nỗ lực tịch thu tài sản,
bao gồm USD và euro mà Nga ký gửi trước khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt
hay không. Các quan chức không loại trừ rằng việc Hoa Kỳ thu giữ tiền có thể
khiến các quốc gia khác dự trữ tiền của họ bằng các loại tiền tệ khác.
Ngoài ra, hai tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã
tuyên bố không có luật nào ở Hoa Kỳ cho phép tịch thu các tài sản Nga bị phong
tỏa và chuyển chúng để hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu chiến dịch
quân sự ở Ukraine, do các lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Nga từ
Hoa Kỳ, EU, Anh và các nước khác, Nga đã mất quyền tiếp cận gần một nửa lượng
vàng và dự trữ ngoại hối - khoảng 300 tỷ USD. Do đó, New York Times viết không
giống như nhiều quốc gia châu Âu công khai kêu gọi sử dụng tài sản bị đóng băng
của Nga để hỗ trợ tài chính cho Ukraine, Hoa Kỳ đang tỏ ra “hết sức thận trọng”
trong vấn đề này. Các chuyên gia của Báo Độc lập (Nga) coi những nỗ lực đàm
phán xuất khẩu ngũ cốc hiện nay là “dấu hiệu của sự tỉnh táo”. Giám đốc điều
hành bộ phận của công ty đầu tư tài chính Univer Capital Artem Tuzov cho biết sẽ
có “các hậu quả pháp lý tương ứng”. Ông tin rằng các thư bảo lãnh của Hoa Kỳ gửi
cho các công ty bảo hiểm và các công ty xuất khẩu sẽ giúp Liên bang Nga trong
việc xuất khẩu ngũ cốc. “Nhưng cũng cần những lá thư tương tự từ EU, Anh, và
các quốc gia khác đã tham gia lệnh trừng phạt chống lại Nga”, ông nói. Trong
khi đó, chuyên gia Yevgeny Mironyuk của Công ty BCS World Investments không coi
việc cung cấp thư bảo lãnh là vi phạm chế độ trừng phạt.
Các động thái này của Hoa Kỳ không ảnh hưởng đến các biện pháp trừng phạt
hiện có và là lời khẳng định rằng không thể tịch thu tài sản của Nga. Chuyên
gia Mark Goykhman nói: “Tài sản của Nga bị chặn bởi các lệnh trừng phạt, nhưng
không thể được sử dụng, vì quyền sở hữu vẫn thuộc về Nga. Nếu không, một tiền lệ
bất hợp pháp sẽ được tạo ra có thể phá vỡ toàn bộ hệ thống quan hệ tài chính.
Điều này sẽ làm tăng rủi ro khi đầu tư trên thế giới, sẽ làm suy yếu hoạt động
đầu tư”.
Minh Hải (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét