Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn có nhiều thông tin sai lệch thể hiện cách tiếp cận phiến diện thiếu khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam.
Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2020
của Bộ Ngoại giao Mỹ, phần liên quan đến Việt Nam tuy có một số nội dung đánh
giá tích cực hơn năm 2019, song chủ yếu vẫn có nhiều thông tin sai lệch trong
đó sử dụng nhiều thông tin do “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) cung
cấp, thể hiện cách tiếp cận của Mỹ vẫn phiến diện, đưa nhiều thông tin sai
lệch, thiếu khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam.
Cụ thể, Báo cáo tự do tôn
giáo quốc tế năm 2020 đã ghi nhận việc Chính phủ Việt Nam quan tâm hơn đến đảm
bảo tự do tôn giáo như: Quan chức Chính phủ tiếp tục tham dự Đại lễ Phật đản
Vesak trong bối cảnh dịch COVID – 19; gửi lời chào và đến thăm các nhà thờ
trong dịp Giáng sinh và Phục sinh; Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức 46 khoá
đào tạo cho hơn 8.800 cán bộ Nhà nước và lãnh đạo tôn giáo, thanh tra việc thực
thi Luật tín ngưỡng, tôn giáo tại các địa phương như Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng
Ninh; một số Ủy ban của của Quốc hội cũng gặp gỡ quan chức và lãnh đạo của các
nhóm tôn giáo địa phương để giám sát việc thực thi Luật; một số chính quyền địa
phương tại Tây Bắc, Tây Nguyên đã cấp đăng ký sinh hoạt cho hơn 2.200 chi hội
và công nhận 325 chi hội, đăng tải một số biểu mẫu đăng ký hoạt động tôn giáo
lên các website chính thức để truy cập dễ dàng hơn; lãnh đạo của các tổ chức
tôn giáo trên cả nước đánh giá quan hệ giữa các nhóm tôn giáo chưa được đăng ký
với chính quyền các địa phương tốt hơn các năm trước, các nhóm tôn giáo đã đăng
ký được tạo điều kiện thực hành tín ngưỡng mà ít bị chính quyền can thiệp; một
số nhà xuất bản được cấp phép để in sách tôn giáo bằng tiếng Việt, Trung, Anh
và tiếng dân tộc; tù nhân được tiếp cận tài liệu tôn giáo khi bị giam giữ nhưng
có điều kiện kèm theo…
Nhà thờ Tin lành Plei Mơ Nú thuộc xã Chư Á nằm cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) trở thành một điểm đến quen thuộc của hàng trăm bà con tín hữu dân tộc Jrai.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục
thể hiện quan điểm thiếu khách quan về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và việc
đảm bảo quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam như đưa ra thông tin việc Chính phủ
không cho đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo trong năm 2020, chính quyền
không công nhận bất kỳ tổ chức tôn giáo mới nào, trong đó phần lớn liên quan
đạo Tin lành tại Tây Nguyên, Tây Bắc, Thiên chúa giáo, “Dương Văn Mình”.
Đặc biệt, báo cáo đã trích
dẫn nhiều thông tin sai lệch của “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” như: cho rằng
chính quyền một số tỉnh Tây Nguyên đã chất vấn, đe doạ các thành viên của một
số nhóm Tin lành chưa đăng ký như “Hội thánh Tin lành đấng Christ”, “Hội thánh
truyền giảng Phúc âm”, “Hội thánh Đề ga quốc tế; vu cáo việc chính quyền gây
cản trở và sách nhiễu khi có sự phân công và chuyển giao công việc giữa các
chức sắc tôn giáo ở các điểm nhóm địa phương chưa đăng ký như trường hợp linh
mục Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam ở giáo phận Vinh, mục sư Nguyễn Duy Tân ở
giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai; hạn chế quyền tự do đi lại đối với các chức sắc
tôn giáo và tín đồ của một số nhóm tôn giáo…
Bên cạnh đó, báo cáo đã xuyên
tạc việc cơ quan chức năng Việt Nam “đàn áp, sách nhiễu” các hội, nhóm tôn giáo
chưa được thừa nhận, chưa đăng ký hoạt động, “phân biệt đối xử”, cáo buộc chính
quyền địa phương “duy trì quy trình đăng ký, công nhận không đúng với quy định”
nhằm làm chậm, không chấp nhận, cấm các hoạt động tôn giáo của các hội nhóm tôn
giáo không chấp nhận sự quản lý của chính quyền; yêu cầu các hội, nhóm này cung
cấp thông tin vượt quá khả năng cho phép, thậm chí đòi hối lộ để được tạo điều
kiện trong đăng ký… Nội dung cáo buộc chính quyền cấp tỉnh “gây khó khăn” với
các hội, nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa hoặc vùng các dân tộc thiểu số khi
đăng ký hoạt động.
Chưa hết, báo cáo còn vu cáo
chính quyền Việt Nam tiếp tục thông qua các điều luật, quy định “không rõ ràng”
để kiểm soát, hạn chế” tự do tôn giáo; sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia,
các “tội danh mơ hồ” để “đàn áp, hạn chế” tự do ngôn luận, ngăn chặn các bài
viết chỉ trích lãnh đạo Đảng, Nhà nước… đòi dân chủ, nhân quyền, tự do tôn
giáo.
Thực tế, đây chỉ là những
luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan trong Báo cáo tự do tôn giáo năm 2020 của
Bộ Ngoại giao Mỹ và số đối tượng xấu trong Ủy ban Tự do tôn giáo Quốc tế Mỹ
(USCIRF) lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc, chống phá,
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Về các trường hợp linh mục
Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam (giáo phận Vinh), linh mục Nguyễn Duy Tân (giáo
phận Xuân Lộc, Đồng Nai), thời gian qua, các linh mục này có nhiều hoạt động
không phải là hoạt động tôn giáo thuần túy, đã lợi dụng tòa giảng để chống
chính quyền, có nhiều phát biểu đăng trên phương tiện thông tin đại chúng xuyên
tạc lịch sử Việt Nam.
Những hành vi này đã vi phạm
Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định các hành vi bị nghiêm cấm các hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia,
trật tự an toàn xã hội, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
Quy định này áp dụng đối với
mọi người hoạt động tôn giáo ở Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với khoản 3 Điều
18 của ICCPR (Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới
hạn bởi pháp luật và khi giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự
công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ
bản của người khác).
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam cũng được đảm bảo thực thi trong thực tế. Hàng năm, trong cả
nước có hơn 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức. Việt Nam có 53 cơ
sở đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.
Tính đến nay, hầu hết các cơ
sở thờ tự của các tôn giáo (hơn 20.000 cơ sở thờ tự, chiếm 80%) được sửa chữa,
nhiều cơ sở thờ tự được xây mới. Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
ban hành Thông tư liên tịch số 1646/TTLT-TCĐC-TGCP, ngày 30/10/2000 về hướng
dẫn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đất cơ sở tôn giáo đang sử
dụng.
Tại các địa phương, việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo được thực hiện đúng
pháp luật. Nhiều tỉnh, thành phố giao đất với diện tích phù hợp cho các tổ chức
tôn giáo, như: TP HCM đã giao 7.500 m² đất cho Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành
Việt Nam (miền Nam) xây dựng Viện Thánh kinh thần học; tỉnh Thừa Thiên - Huế
giao 20ha đất cho Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế sử dụng; TP Đà Nẵng giao
6.000 m2 đất cho Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam sử dụng; TP Hà Nội giao cho Giáo
hội Phật giáo Việt Nam khoảng 11ha đất để xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam
tại Hà Nội...
Bên cạnh đó, các tổ chức tôn
giáo được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh sách, đồ dùng việc đạo phục vụ
hoạt động tôn giáo. Từ năm 2013 đến nay, đã có gần 6 ngàn xuất bản phẩm tôn
giáo được xuất bản, hơn 19 triệu bản in; nhiều xuất bản phẩm được in bằng nhiều
ngôn ngữ: Anh, Pháp, tiếng dân tộc; 15 tờ báo, tạp chí của các tổ chức tôn giáo
đang hoạt động; phần lớn các tổ chức tôn giáo (kể cả tổ chức tôn giáo trực
thuộc) có website riêng. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc
thiểu số được đảm bảo.
Nghi thức thả hoa đăng và cầu nguyện những điều tốt lành nhân dịp lễ Phật đản 2019 tại chùa Pháp Hoa (quận 3, TP HCM). ảnh: Hữu Thắng.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng Học viện
Phật giáo Nam Tông Khmer tại TP Cần Thơ để đáp ứng nhu cầu đào tạo của tu sỹ
Phật giáo Nam Tông Khmer. Kinh sách của các tổ chức tôn giáo đã được phép xuất
bản bằng 13 thứ tiếng dân tộc. Năm 2020, có 5.000 bản in Kinh thánh bằng tiếng
Ê đê, 3.000 bản in Kinh thánh tiếng Jrai.
Tại khu vực các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước
hiện có khoảng 583.000 tín đồ (97% là đồng bào dân tộc thiểu số) sinh
hoạt tôn giáo tại hơn 2.000 Hội thánh, điểm nhóm. Tại khu vực miền núi phía Bắc
có hơn 230.000 tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt tôn giáo tại
1.640 Hội thánh, điểm nhóm.
Hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn
giáo ngày càng được mở rộng. Hàng năm, có hàng trăm đoàn của tổ chức, cá nhân
tôn giáo ở trong nước tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài; nhiều chức sắc
nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo.
Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ
chức thành công ở Việt Nam: Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa Minh thế giới
tại Đồng Nai; Tin lành kỷ niệm 100 năm đạo Tin lành truyền vào Việt Nam; Giáo
hội Phật giáo tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc năm 2019 tại Việt Nam đã
thu hút sự tham dự của 3.000 đại biểu, trong đó có 1.650 đại biểu khách quốc tế
đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, 250 kiều bào là tăng ni sinh từ 40 quốc
gia, trên dưới 20.000 lượt tăng ni, phật tử tham dự các hoạt động bên lề của
đại lễ và được dư luận quốc tế đánh giá cao.
Sông Thương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét