Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

Góc nhìn đấu tranh phản bác

Góc nhìn đấu tranh phản bác


Trần Lê Minh

1.Truyền bá các quan điểm sai trái, thù địch là một hoạt động trọng tâm của các tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam và được các thế lực thù địch xác định là khâu “đột phá khẩu” trong chiến lược “diễn biến hòa bình” để tác động thay đổi nhận thức, tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Việt Nam, làm suy giảm niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hoạt động này được chúng tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua nhiều hình thức khác nhau, như tuyên truyền miệng, “truyền hình”, lives stream”, tán phát tài liệu, thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Chúng lợi dụng những thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng (đại hội Đảng các cấp, bầu cử Quốc hội, Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lễ Quốc khánh…) để tập trung đẩy lên thành cao trào xuyên tạc chống phá.

Hoạt động truyền bá các quan điểm sai trái, thù địch có thể gây nên những hậu quả tai hại lớn trên lĩnh vực tư tưởng, thúc đẩy nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và là nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự ổn định chính trị của đất nước. Đấu tranh phản bác lại các thông tin, quan điểm sai trái sẽ “hóa giải” những tác động tiêu cực tới nhận thức của quần chúng nhân dân, bảo vệ môi trường thông tin lành mạnh,  xây dựng và phát triển nền tảng tư tưởng xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp.

Điều nguy hiểm là có nhiều quan điểm, luận điệu núp dưới các thủ đoạn hết sức tinh vi như “dân chủ”, “yêu nước”, “bảo vệ chủ quyền”, “chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông”, phản biện xã hội, chống tham nhũng… nhưng thực chất là chống phá Đảng, Nhà nước, bôi nhọ nhân sự, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tác động tiêu cực đến tư tưởng xã hội.

2. Để phản bác được những luận điểm xảo trá được che đậy tinh vi, thì cần có phương pháp, kỹ năng tư duy phản biện và phát hiện lỗi của vấn đề để phản bác có hiệu quả. Đối với vấn đề cần phản bác, cần phân loại các tính chất, mức độ nguy hiểm của những quan điểm, luận điệu xuyên tạc chống phá. Để xác định tính nguy hiểm của quan điểm, luận điệu, cần dựa vào các tiêu chí như nội dung truyền bá, thời điểm truyền bá, tính chất, mức độ phát tán và nhất là khả năng tác động, ảnh hưởng đến quần chúng. Những quan điểm, luận điệu có tính nguy hiểm cao chủ yếu tấn công vào những vấn đề cốt lõi của chế độ, như vai trò lãnh đạo của Đảng, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc trắng trợn bôi nhọ hạ bệ hình tượng Hồ Chí Minh, xuyên tạc trắng trợn các chủ trương, chính sách của Đảng, kích động biểu tình, gấy rối an ninh, trật tự… và thường được tiến hành vào các thời điểm nhạy cảm về chính trị, xuất hiện nhiều lần trên các phương tiện tuyên truyền khác nhau với cường độ cao, có khả năng tác động, ảnh hưởng mạnh tới nhận thức người đọc, người nghe.

Trong thời gian qua, hệ thống báo chí, truyền thông, mạng xã hội đã đưa nhiều thông tin, bài viết đấu tranh trực diện với các thế lực chống phá, phần tử phản động, cơ hội chính trị. Đã có nhiều bài viết luận cứ có sức nặng, nhiều bài viết đề cập thẳng về các luận điểm xuyên tạc, với các đối tượng chống phá trên nhiều ấn phẩm báo chí, truyền thông. Nhiều chương trình, chuyên mục đạt hiệu quả cao không những tác động thuyết phục mạnh mẽ đối với công chúng mà còn thu hút sự quan tâm cay cú của các thế lực thù địch như “Đối diện” của VTV; các chuyên mục “Đảng với sự nghiệp đổi mới”, “Việc cần làm ngay”, “Thực hiện Nghị quyết”, “Bình luận phê phán”, “Thuốc đắng” của Báo Nhân dân; “Nhìn thẳng nói đúng” của VOV; các tuyến chuyên mục của Tạp chí Cộng sản, tuyến tin bài của TTXVN đấu tranh phản bác… được người đọc, người xem tin tưởng, đánh giá cao. Trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều trang, tài khoản của các cơ quan báo chí, tổ chức, cá nhân đấu tranh ngày càng sâu rộng, hiệu quả, nhiều bài viết của nhiều địa phương đạt hiệu quả thu hút cao..

3. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy số bài sắc bén còn chưa nhiều. Để xây dựng luận cứ phê phán cần có góc nhìn phản biện sắc bén, trước hết xác định rõ mục tiêu vấn đề cần của đấu tranh phản bác, từ đó xây dựng luận cứ phê phán phù hợp. Thông thường mục tiêu của đấu tranh phản bác là làm cho người đọc thấy rõ âm mưu, sự vô lý, sai trái trong các thông tin xấu độc, xuyên tạc chống phá, từ đó vô hiệu hóa tác động tiêu cực tới nhận thức quần chúng và định hướng dư luận. Việc đấu tranh phản bác trong nhiều trường hợp cũng cần quyết liệt mạnh mẽ hơn, cần hướng tới việc tấn công chính trị, “hạ gục” đối tượng; phân hóa, ly gián nội bộ đối tượng… Thứ hai, để đấu tranh thắng lợi, từng bài viết hay chuyên mục chương trình cần thiết phải đưa ra được luận cứ phê phán xác thực cả trên hai phương diện lý luận và thực tiễn. Về lý luận, cần hiểu rõ và nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phản bác thuyết phục. Về thực tiễn, tùy thuộc vào quan điểm, luận điệu, vấn đề mà đối tượng xuyên tạc để thu thập, phân tích, xâu chuỗi các thông tin, dữ liệu minh chứng thực tiễn như thành tựu mọi mặt của công cuộc đổi mới, thành tựu bảo đảm quyền con người, vai trò, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam, tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng… Thứ ba, cần có cách thức đặt vấn đề, thông tin, ngôn ngữ tương thích, phù hợp với đối tượng, loại hình và phương thức đăng tải. Nếu thông tin đưa trên báo chí chính thống phải chính xác, chân thực, khách quan, tránh lồng ghép quan điểm cá nhân hoặc quy chụp cho đối tượng và ngôn ngữ phải chuẩn xác, đúng mực, không được miệt thị, hạ nhục đối tượng trên báo chí. Đối với các bài viết trên Internet, mạng xã hội thì cách đặt vấn đề có thể từ góc độ cá nhân, việc đưa tin có thể ám thị, có thể dùng ngôn ngữ dân dã hơn để làm rõ cái sai, cái xấu của đối tượng. Và bất kỳ phương thức, môi trường, kênh đăng tải nào cũng cần tuân thủ pháp luật.

Điều quan trọng nữa, để đạt hiệu quả lan tỏa bài viết nhất là khi đăng tải, chia sẻ trên không gian mạng nên ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề cần đề cập để phản bác một cách chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng. Ví dụ, như trước việc thiếu minh bạch việc sử dụng tiền công đức của người dân thì cơ quan chức năng dự thảo Thông tư quản lý tiền công đức là hết sức cần thiết. Nhưng kẻ phản động lại xuyên tạc quy kết là Đảng lập ra ngành kinh doanh thánh thần để hốt tiền. Trong khi Đảng, Nhà nước Việt Nam lãnh đạo, quản lý có trách nhiệm bảo đảm ổn định và phát triển xã hội, cho nên phải tạo hành lang pháp lý để bảo đảm tiền ủng hộ tín ngưỡng của người dân được sử dụng minh bạch, hiệu quả, góp phần phát triển văn hóa tín ngưỡng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội… Điều đó đem lại không chỉ lợi ích cho xã hội mà cho cả từng nhà và từng người dân chúng ta…/.

-Hương Sen Việt-

Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...