Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
biểu dương, đánh giá cao các lực lượng, nhất là lực lượng Công an, Quân sự đã
bám sát hiện trường để chỉ đạo, tập trung phòng chống thiên tai và khắc phục
hậu quả bão lũ.
Chiều 1/11, tại TP Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc về công tác
khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn tại các tỉnh miền Trung.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp |
Dự cuộc họp có Bí thư Trung
ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Chủ nhiệm Ủy ban
Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Bộ trưởng các Bộ:
NN&PTNT, TN&MT, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng,
LĐ-TB&XH; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và đại diện các Bộ: Quốc phòng, Công an,
KH&ĐT, Tài chính, Y tế, Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo các tỉnh Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, TP Đà Nẵng.
Tại buổi làm việc, thay mặt
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT, đánh giá bão số 9 là cơn bão lớn, đặc biệt nguy hiểm, là
cơn bão lịch sử trong 20 năm qua trực tiếp tác động vào miền Trung nước ta.
Cơn bão số 9 đổ bộ sau thời
gian nhiều ngày mưa lũ khu vực miền Trung đã bị tổn thương rất nặng nề, đặc
biệt các tác động thiên tai dồn dập trong tháng 10-2020. Trọng tâm bão số 9 đi
vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Định đi vào trưa 28-10 với thời gian
lưu bão kéo dài hơn 6 tiếng đồng hồ.
Khi cơn bão vào đến biển
Đông 9h ngày 26-10, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1470/CĐ-TTg và
trực tiếp họp trực tuyến để triển khai công tác ứng phó với các tỉnh từ Hà Tĩnh
đến Khánh Hòa. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương do Phó Thủ tướng
Trịnh Đình Dũng làm Trưởng ban và Sở Chỉ huy tiền phương đặt tại Đà Nẵng, để
trực tiếp chỉ đạo. Các địa phương thành lập Ban Chỉ huy tiền phương huy động
lực lượng vũ trang, ứng trực 24/24h.
Tham gia phát biểu tại cuộc
họp, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết cùng với các
lực lượng khác, lực lượng Công an luôn đồng hành, sát cánh cùng Nhân dân trong
công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ, giúp đỡ Nhân dân
khắc phục hậu quả.
“Có thể nói, mặc dù bão số 9
là cơn bão mạnh, đi nhanh, thời gian đổ bổ vào đất liền từ lúc đi vào Biển Đông
chưa đến 40 tiếng, song cả hệ thống chính trị, các lực lượng và người dân đã
vào cuộc đồng bộ, chính vì vậy đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão
gây ra”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá.
Với sức tàn phá của cơn bão
có cường độ rất mạnh và thời gian lưu bão rất dài 6-7 tiếng, mặc dù đã chuẩn bị
ứng phó quyết liệt khẩn trương, song cơn bão và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt
hại rất lớn về người và tài sản cho các tỉnh, thành miền Trung.
Về người, có 29 người chết, mất liên lạc 51 người, trong đó 45 người do sạt lở đất. Về nhà ở có 727 nhà sập hoàn toàn; 176.797 nhà bị hư hỏng... Theo số liệu các tỉnh báo cáo, thiệt hại ước tính 10.000 tỷ đồng.
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người, báo cáo với Thủ tướng tại cuộc họp về công tác khắc phục hậu quả bão số 9. |
Trong đó, riêng tỉnh Quảng
Nam có 23 người chết; 24 người mất tích; 81 người bị thương. Tổng số nhà tại
tỉnh Quảng Nam bị thiệt hại 27.750 nhà; trong đó thiệt hại hoàn toàn 217 nhà.
Ước tổng giá trị thiệt hại sơ bộ tại tỉnh Quảng Nam khoảng 3.845 tỷ đồng.
Phát biểu kết luận buổi làm
việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đã trên 20 năm qua mới có một cơn bão
lớn như bão số 9 vừa qua. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo từ Trung ương đến các địa
phương và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã góp phần làm giảm thiểu
những thiệt hại do con bão số 9 gây ra.
Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao các lực lượng, nhất là lực lượng Công an,
Quân sự đã bám sát hiện trường để chỉ đạo, tập trung phòng chống thiên tai và
khắc phục hậu quả bão lũ. Từng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể
cũng như lãnh đạo các cấp ở các tỉnh, thành, quận, huyện, phường, xã, thôn,
buôn… đều có mặt rất sớm để chỉ đạo và đôn đốc công tác phòng, chống, khắc phục
hậu quả và tìm kiếm cứu nạn.
Thủ tướng bày tỏ Đảng, Nhà
nước tin tưởng Nhân dân và cấp ủy, chính quyền các địa phương sẽ sớm vượt qua
khó khăn này để vươn lên. Từ kinh nghiệm thực tiễn và quyết tâm cũng như sự hỗ
trợ của cả xã hội, Nhân dân miền Trung và cấp ủy, chính quyền các địa phương sẽ
tìm mọi biện pháp thích ứng để sống chung với bão lũ, đoàn kết vượt qua để ổn
định cuộc sống và sản xuất.
Cùng với niềm tin đó, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục tăng cường nhân
lực và phương tiện để tìm thấy người còn mất tích ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam
và Bình Định; đồng thời tích cực điều trị người bị thương do bão lũ gây ra.
Thủ tướng cũng lưu ý phải
tiếp tục chăm sóc gia đình bị nạn, giúp họ vượt qua khó khăn, mất mát. Trong đó
vai trò đi đầu phải là của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương. Phải làm
tốt trách nhiệm và không được để người dân sống trong cảnh “màn trời chiếu
đất”.
Tiếp tục vận động mọi biện
pháp để con em người dân vùng bão lũ có trường lớp và nhanh chóng được đến
trường để học tập bình thường trở lại. Đối với các nguồn viện trợ từ xã hội,
các địa phương lưu ý phải minh bạch, công khai, đảm bảo công bằng, hợp lý.
Trước khi cuộc họp diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghe báo cáo về công tác tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ các nạn nhân mất tích tại huyện Phước Sơn và Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. |
Ngoài ra, các địa phương tại
miền Trung phải thường xuyên theo dõi để có những biện pháp ứng phó phù hợp với
cơn bão sắp vào biển Đông, có thể trở thành cơn bão số 10; cảnh giác với sạt lở
đất ở vùng núi và an toàn của tàu bè trên biển, trên sông, tại các ao hồ.
Lực lượng Công an, Quân sự
tiếp tục phát huy vai trò xung kích trong phòng chống thiên tai, sẵn sàng cơ
động hỗ trợ nơi đâu Nhân dân cần. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban ngành Trung
ương nhanh chóng triển khai các giải pháp hỗ trợ các tỉnh miền Trung khắc phục
hậu quả bão số 9, trong đó chú ý không để dịch bệnh bùng phát.
Ngọc Thi – Báo
điện tử CAND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét