Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Khi “hạt giống đỏ” đổi màu và bài học cảnh tỉnh

Theo thông báo của Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh, đơn vị đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Chí Dũng để điều tra về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXNCN Việt Nam” theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Cái tên Phạm Chí Dũng không hề xa lạ trong giới “dân chủ”. Phạm Chí Dũng thường xuyên viết bài, trả lời phỏng vấn của các báo, đài nước ngoài như Việt Tân, BBC, RFA… với những nội dung sai lệch tình hình thực tiễn, vu khống, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Có thể nói, Phạm Chí Dũng là một “tay viết” khá lão luyện trong giới “dân chủ”.
Thậm chí, để thuận tiện trong việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận nhằm chống phá nhà nước, Phạm Chí Dũng và đồng bọn đã tự lập nên cái gọi là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. Đồng thời, Phạm Chí Dũng cũng tham gia xây dựng nội dung, điều hành trang mạng Việt Nam thời báo – một trang mạng có nhiều bài viết sai lệch thực tế về tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.
Vậy nhưng có lẽ ít ai biết, trước khi được kết nạp vào giới “dân chủ”, Phạm Chí Dũng từng là một “hạt giống đỏ”. Sinh năm 1966, tại Đồng Tháp, cha đẻ của Phạm Chí Dũng là ông Phạm Văn Hùng (còn gọi là Ba Hùng), cựu Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Bản thân Phạm Chí Dũng được đào tạo bài bản, tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật quân sự, có học vị tiến sĩ về kinh tế. Trong một thời gian dài, Phạm Chí Dũng công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh và là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, không nối tiếp truyền thống gia đình, Phạm Chí Dũng đã tự chuyển hoá, trở thành một đối tượng cơ hội chính trị nguy hiểm. Năm 2012, khi vẫn công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Phạm Chí Dũng đã bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài liệu nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Đến năm 2013, Phạm Chí Dũng chính thức ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam và kể từ đây, ông ta bắt đầu quá trình chống đối quyết liệt. Ông ta lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để sản xuất, đăng tải nhiều bài viết có nội dung kích động chống đối, công kích Đảng, Nhà nước, xuyên tạc bản chất chế độ. Tần suất viết bài diễn ra một cách liên tục.
Lợi dụng tâm lý tò mò của quần chúng nhân dân, Phạm Chí Dũng thường xuyên viết những bài có hơi hướng, màu sắc “thâm cung bí sử” về giới chính trị và lồng ghép trong đó những quan điểm, tư tưởng, nội dung sai trái, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của người đọc. Trước các sự kiện quan trọng của đất nước, đặc biệt là trước Đại hội Đảng các cấp, Phạm Chí Dũng cùng đồng bọn hoạt động với tần suất dày đặc hơn nhiều lần, đưa ra các thông tin trái chiều khiến dư luận hoang mang.
Những bài viết sai lệch của Phạm Chí Dũng có thể kể đến như: “Thư kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA”, “Nghị viện châu Âu sẽ treo giò EVFTA?”, “Bị xóa cấp tổng cục, Bộ Công an thất thế nặng nề trước Bộ Quốc phòng?” hay “Dầu cạn kiệt đếm ngược tuổi thọ chế độ”... Thông qua ngòi bút của mình, Phạm Chí Dũng đã xâm phạm đến những lợi ích chung của cộng đồng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh, chính trị của đất nước.
Qua trường hợp của Phạm Chí Dũng, một lần nữa chúng ta không khỏi giật mình khi những “hạt giống đỏ” không còn đỏ; một lần nữa chúng ta thấy được sự nguy hiểm khi cán bộ, đảng viên tự diễn biến, tự chuyển hoá. Khi cán bộ, đảng viên từng giữ các vị trí trong bộ máy Đảng, Nhà nước tự thoái hoá, biến chất, “trở cờ” quay sang chống phá chế độ, tính chất nguy hiểm rất khó lường. Đây là mầm mống của những nguy cơ đe dọa đến an ninh, ổn định của đất nước.
Trước hết, hành động của những người này ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Đảng, Nhà nước, việc họ đưa ra các bài viết nói xấu chế độ, xuyên tạc tình hình đất nước gây ra tâm lý lo ngại trong quần chúng nhân dân. Ở một khía cạnh khác, cần phải khẳng định khi cán bộ, đảng viên từng giữ các vị trí trong bộ máy Đảng, Nhà nước thoái hoá, biến chất, có hành động chống phá đất nước, chống đối chế độ thì hệ quả mà nó để lại nặng nề hơn nhiều lần so với các đối tượng khác trong xã hội. Bởi họ là những người có hiểu biết về tổ chức bộ máy, có chuyên môn, trình độ về kiến thức và đồng thời cũng từng có vị thế nhất định trong xã hội nên sự chống đối diễn ra vô cùng tinh vi, tiếng nói của số này cũng gây chú ý hơn.  
Ngay khi Phạm Chí Dũng bị Cơ quan điều tra bắt giữ, khá nhiều trang báo nước ngoài có nội dung tiếng Việt và các trang mạng tuyên truyền của các tổ chức phản động, chống đối đã đăng tải những bài viết phiến diện, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nhiều bài viết chụp mũ như “đàn áp nhà hoạt động dân chủ”, “chính quyền bắt nhà cải cách”… Những thông tin này được lan truyền trên mạng xã hội, trở thành chủ đề để các đối tượng cơ hội chính trị xuyên tạc, đả phá chính quyền.
Đi liền với việc tích cực điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của Phạm Chí Dũng, cơ quan chức năng sẽ củng cố hồ sơ, cung cấp thông tin về vụ án để mọi người được biết và hiểu rõ bản chất vấn đề, tránh tình trạng các đối tượng tung tin đồn thất thiệt, xuyên tạc sự thật, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự. Việc khởi tố, bắt tạm giam bị can Phạm Chí Dũng tuân thủ đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Vụ án một lần nữa là bài học cảnh tỉnh cho những ai đã, đang có ý định “trở cờ”, suy thoái chính trị tư tưởng, tự diễn biến, tự chuyển hoá, trở thành tay sai cho các thế lực thù địch, phản động, làm những điều phản dân, hại nước – một vấn đề lớn đã được nêu rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII của Đảng.
#YHB#HHĐ#

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

BÀI HỌC CHO NHỮNG NGƯỜI “TRỞ CỜ” PHẢN DÂN, HẠI NƯỚC

Ngày 15-11, TAND tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Năng Tĩnh về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Đây là phiên tòa hình sự xét xử công khai, hành vi và tội trạng thể hiện rõ tại cáo trạng cũng như quá trình xét hỏi, thẩm vấn tại tòa.

Tuy nhiên, cũng như những vụ án xét xử các bị cáo có hành vi chống Nhà nước Việt Nam, một số tổ chức, cá nhân thù địch lại chụp mũ “tù nhân lương tâm”, “xét xử người bất đồng chính kiến”..., lấy cớ lên án tòa án và Nhà nước. Thậm chí, họ còn đưa ra các “thông cáo” với những đòi hỏi hết sức phi lý.
Toàn cảnh phiên tòa

Ngay trước khi diễn ra phiên tòa, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) vào ngày 14-11 ra “thông cáo báo chí” kêu gọi Chính phủ Việt Nam “cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Năng Tĩnh và phóng thích ông này ngay lập tức”. Giám đốc vận động Châu Á của HRW, ông John Sifton, được dẫn lời qua thông cáo báo chí rằng trường hợp Nguyễn Năng Tĩnh “là người mới nhất trong một chuỗi dài các nhà bất đồng chính kiến bị nhắm vào vì đăng tải thông tin và lên tiếng phê phán trên Facebook”. Ông này vu cáo “chính quyền đang lạm dụng Bộ luật Hình sự để bắt giam những người dân không làm gì khác ngoài việc thực thi các quyền cơ bản về tự do ngôn luận”.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của HRW nói với đài RFA hôm 14-11 rằng: “Vụ của ông Nguyễn Năng Tĩnh là trường hợp rõ ràng về một người bất đồng chính kiến bị chính quyền Việt Nam nhắm vào. Những gì mà ông ấy làm chỉ là đưa thông tin về môi trường lên mạng xã hội. Ông ấy chỉ làm những điều cơ bản mà một nhà hoạt động xã hội thường làm. Ông ấy thực thi quyền của mình chứ không làm gì sai trái cả”.
Từ việc suy diễn vô lối như trên, ông này lộ rõ động cơ thực của mình khi quy chụp “chính quyền Việt Nam cứ tiếp tục với cách này thì càng chứng tỏ thành tích nhân quyền tồi tệ của họ”.

Luận điệu của HRW với các tuyên bố hay thông cáo nói trên không có gì mới, vẫn là những trò chống phá xưa cũ. Ngay cả những nhân vật mà họ trích lời, đưa ra các phát biểu như vậy cũng là những người vốn có định kiến, tư tưởng thù địch với Nhà nước Việt Nam, chỉ khác là lắp lời nói vào vụ án này hay vụ án khác, từ bị cáo này sang bị cáo khác. Còn về động cơ, ý đồ không có gì thay đổi: chĩa mũi nhọn chống phá, hòng hướng lái dư luận bằng cách nhìn u ám, đen tối về Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ XHCN.

Thực ra, vụ án Nguyễn Năng Tĩnh không hề có bất cứ sự mập mờ hay đánh tráo nào như luận điệu họ rêu rao, tất cả đều được thể hiện bằng các tài liệu, chứng cứ rõ ràng và công bố công khai. Kết quả điều tra cho thấy, Facebook Nguyễn Năng Tĩnh được lập và hoạt động từ năm 2011, đến ngày 17-6-2018, tài khoản cá nhân này đã được sử dụng để đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung vi phạm pháp luật.

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện, thu thập được 22 bài viết, video, hình ảnh được đăng tải, chia sẻ trên trang Facebook Nguyễn Năng Tĩnh để tiến hành điều tra, xác minh. Nguyễn Năng Tĩnh đã thông qua trang Facebook cá nhân để móc nối với một số đối tượng cực đoan, phản động trong và ngoài nước để viết, quay, tán phát, đăng tải, chia sẻ, bình luận các nội dung xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam, phủ nhận thành quả cách mạng của dân tộc; phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, phỉ báng chế độ. Đưa ra các bài viết bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động người dân biểu tình, chống chính quyền, đăng tải các tài liệu có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân...

 Các tài liệu, chứng cứ và vấn đề liên quan đến vụ án được thể hiện rõ trong bản cáo trạng do đại diện VKS tỉnh Nghệ An trình bày tại phiên tòa.
Tranh luận và nêu quan điểm tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát cho rằng, căn cứ vào kết quả điều tra cũng như quá trình tiến hành tố tụng, đủ cơ sở để truy tố Nguyễn Năng Tĩnh về tội danh: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Tội danh này phạm vào các điểm a, b, c, khoản 1, Điều 117, BLHS. Trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ, quan điểm của kiểm sát viên và các luật sư bào chữa, HĐXX xác định: Đây là vụ án rất nghiêm trọng, hành vi của bị cáo rất nguy hiểm, diễn ra trong thời gian dài.

Bị cáo lợi dụng quyền tự do dân chủ trong việc sử dụng Facebook cá nhân, lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội trong nước để xuyên tạc lịch sử, kích động quần chúng nhân dân, xuyên tạc, vu cáo, chống lại chính quyền nhân dân… HĐXX xử phạt bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù; phạt quản chế bị cáo 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Việc tòa án đưa ra xét xử bị cáo có hành vi vu cáo, xuyên tạc, chống phá Nhà nước Việt Nam đúng với quy định của luật pháp hiện hành. Những hành vi tương tự cũng được thể hiện sự nghiêm trị trong luật pháp các nước trên thế giới. Ngay tại những nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, tòa án sở tại cũng xét xử các bị cáo có hành vi chống chính quyền, Nhà nước với các hình phạt tương ứng với hành vi vi phạm do họ gây ra.

Do đó, những luận điệu của HRW không thể lập lờ đánh lận sự thật đã được thể hiện bằng chứng cứ pháp luật và sự xét xử khách quan, công minh của tòa án. Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, 138 quốc gia (trong đó có 95 nước đang phát triển) đã ban hành luật an ninh mạng.

Tuy khác nhau về tên gọi nhưng nội dung chính của pháp luật an ninh mạng của các nước đều nhằm cải thiện tình hình an ninh thông tin của các doanh nghiệp và cơ quan công quyền cũng như bảo vệ tốt hơn người dân trên môi trường mạng Internet. Tùy theo hành vi, tính chất mà người vi phạm bị xử lý hành chính hay bị truy cứu hình sự. 

Vụ án này cũng là bài học cho những ai đang có ý nghĩ, hành vi tương tự, cần phải biết nhìn nhận đúng đắn trước khi quá muộn. Nguyễn Năng Tĩnh, SN 1976, là người Công giáo, sinh hoạt tại Giáo xứ Mỹ Khánh, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tốt nghiệp Nhạc viện Âm nhạc Huế, Tĩnh trở thành thầy giáo dạy nhạc và là giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An.

Trong môi trường giáo dục, có năng khiếu về âm nhạc, Tĩnh lại thực hiện hành vi chống phá, tuyên truyền những sáng tác có nội dung sai lệch. Cùng với đó, Tĩnh thường lợi dụng các cuộc tụ tập để hát những nhạc phẩm có nội dung phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Thậm chí, trên cương vị giảng viên âm nhạc, Tĩnh còn đưa những bài hát này phổ biến cho sinh viên. 

Tại sao một giảng viên âm nhạc, được đào tạo bài bản lại “trở cờ”, có các hoạt động chống đối? Tìm hiểu về nhân thân cho thấy, Tĩnh đã không giữ được bản thân mình, không thực hiện đúng nghĩa vụ với tư cách một công dân cũng như với cương vị người thầy. Tĩnh đã trượt và ngày càng lấn sâu vào con đường phạm pháp dưới sự dẫn dắt, mua chuộc của đối tượng xấu.

Với quan điểm là lấy giáo dục, thuyết phục làm trọng để uốn nắn, cải sửa người nào đó vì nhận thức, động cơ sai lệch mà lầm đường lạc lối, mong muốn họ tỉnh ngộ, từ bỏ sai lầm. Nhưng khi họ vẫn chứng nào tật nấy, không ăn năn hối lỗi, cố ý thực hiện hành vi tội phạm, chống lại đất nước, nhân dân, phạm vào quy định pháp luật hình sự thì phải áp dụng chế tài hình sự. Việc xử lý nghiêm minh cũng là để răn đe, phòng ngừa chung.
#poca

2 MẶT đúng- sai: Cách nhìn thiếu khách quan về một vấn đề


          
Hiện nay, với sự bùng nổ của mạng Internet toàn cầu, Việt Nam được đánh giá là đất nước có tốc độ phát triển internet và mạng xã hội cao thuộc tốp đầu thế giới.
          Để định hình, tiếp nối, quy hoạch vùng an toàn thông tin trước những kết quả và lợi ích từ mạng internet, các công cụ tìm kiếm, ứng dụng, mạng xã hội ngày càng phổ biến, tránh nguy cơ mất ANTT cần thiết phải xây dựng một Bộ Luật An ninh mạng. Theo báo cáo Bộ Thông tin và  truyền thông đến năm 2020 sẽ có trên 50 triệu người dân Việt Nam sử dụng Internet, các ứng dụng mạng xã hội và sẽ còn tăng nhanh qua các năm. Đây là kết quả thuận lợi, giúp tăng cường giao lưu hội nhập văn hóa- kinh tế với thế giới, tạo điều kiện tìm kiếm thông tin và phát triển đa dạng các ngành hàng dịch vụ mới ứng dụng Công nghệ thông tin.
          Tuy nhiên, cùng với điều kiện, hạ tầng Công nghệ thông tin đã mang lại kết quả rất cao trong phát triển đất nước; Các thông tin xấu độc, các bài viết câu view, câu like, thông tin giật gân nhằm thu hút người đọc theo định hướng của người viết bài, tạo ra sự nghi ngờ, nghi kỵ, đưa tin thời sự nóng bỏng xen lẫn thông tin sai lệch theo % là: 70/30, 80/20 với 20, 30% là sai sự thật; nhiều nhất là các bài viết liên quan đến đường lối chính sách của Đảng, phát luật của Nhà nước; Công tác cán bộ, đả kích vào hệ thống chính trị.... dần dần tạo ra sự ngờ vực của nhân dân với đường lối chung của đất nước.
          Để rõ hơn nội dung trên, tôi đưa 01 ví dụ thực tế về thông tin sai sự thật:

          Thứ nhất: Tin đồn Biển Đông tăng bức xạ: Nghi tàu ngầm TQ có chuyện?

          - Nguồn tin từ đâu: Các bài báo đều coppy, share nguồn từ  trang: HAL Turner Radio Show tại New York- Mỹ (Một trang báo lá cải lấy nguồn thông tin từ trên trời).

                                                            

          - Thông tin nói về vấn đề gì: Nói về việc một tàu ngầm tên lửa Trung Quốc nghi nổ tại Biển Đông, gây ra bức xạ trên diện rộng tại Biển Đông ( Nguồn thông tin chính thức không có, đưa thông tin theo thuyết âm mưu).

          - Mục đích của việc Trang mạng này tung tin là gì: Để trang thú hút lượt đọc, tăng sự nổi tiếng của trang mạng internet; Tạo tin giả gây thông tin sai nhằm mục đích hạ uy tín của lĩnh vực quân sự Trung Quốc, ảnh hưởng đến vị thế Quốc phòng của Việt Nam, cũng như phát triển kinh tế biển- đảo trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

          - Hậu quả việc tung tin giả này: Các trang mạng, báo mạng, youtube tại Việt Nam có uy tín chia sẻ và viết bài liên quan đến nội dung này rất nhiều như: vtc.vn, 24h.com.... lên Youtube còn có hàng trăm, hàng nghìn kết quả khác nhau nói đến tin giả này và đều lấy nguồn từ HAL Turner Radio Show.

          - Người đọc suy nghĩ gì về tin giả này: Chắc chắn là hoan hô, thích thú khi tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bị nổ ( nổ đâu vẫn chưa thấy); nhưng họ đâu biết họ là con gà trên mâm cỗ, bị dắt mũi.

          - Vấn đề cần giải quyết là gì: Cần chỉnh đốn, tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với các báo, trang mạng; Tăng mức phạt thật cao các hành vi vi phạm pháp luật, đưa tin sai sự thật và Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua là liều thuốc hiệu quả để giảm các thông tin xấu độc trên mạng, báo chí.
         
                                                                                                AK.
 Link tham khảo:

Bảo vệ hình ảnh lực lượng Công an nhân dân Việt Nam trước âm mưu thâm độc của kẻ địch

       Lực lượng CAND Việt Nam được hình thành, tôi luyện và phát triển theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Đứng dưới hàng ngũ của Đảng, hơn ai hết, mỗi người lính luôn xác định trong mình tư tưởng tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, hết lòng phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân, kiên quyết đấu tranh, trấn áp mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, hành vi xâm phạm trật tự an toàn xã hội, giữ vững sự bình yên của đất nước, cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Nhưng, sự lớn mạnh của lực lượng CAND lại chính là “cái gai” trong mắt của các đối tượng chống đối chính trị. Bởi lẽ, đối với chúng, khi lực lượng CAND suy yếu, không còn là chỗ dựa thì ắt sẽ dẫn đến Đảng, chính quyền không còn được bảo vệ, mất vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành đất nước và chế độ sẽ sụp đổ. Chính vì vậy, chúng ra sức bôi nhọ, xuyên tạc, nói xấu, làm mất uy tín, hình ảnh của lực lượng CAND trong lòng người dân bằng nhiều phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào.
“Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hóa” Quân đội và Công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ Quân đội với Công an; chia rẽ Nhân dân với Quân đội và Công an” là một trong 09 biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” được nêu trong Nghị quyết TW4 (khóa XII) và cũng chính là âm mưu thâm độc trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Để thực hiện âm mưu này, bằng công cụ hữu hiệu duy nhất hiện nay là Internet, trên không gian mạng, các thế lực thù địch, tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam trong và ngoài nước gia tăng các hoạt động xuyên tạc nhằm bôi lem hình ảnh lực lượng CAND Việt Nam bằng những thủ đoạn như:
- Soi xét, cắt ghép hình ảnh, đưa ra những luận điệu phi lý nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín của lực lượng CAND.
Các tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam ở trong và ngoài nước thường xuyên đăng tải, chia sẻ hình ảnh, thông tin, video clip nói xấu, bôi nhọ lực lượng CAND thông qua các luận điệu giả tạo, xuyên tạc như công an đánh dân, công an ăn hối lộ, đàn áp nhân dân… nhằm ra sức kích động, lôi kéo người dân chống lại lực lượng Công an, xem Công an là đối trọng với nhân dân. Với thủ đoạn này, trên các trang mạng xã hội, blog, web phản động, hằng ngày, hằng giờ chúng đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo truyền thống tốt đẹp của lực lượng CAND, tán phát tài liệu, tung tin đồn nhảm, gán ghép, ngụy tạo hình ảnh để vu cáo, nói xấu cán bộ, chiến sĩ Công an, bôi nhọ danh dự, uy tín của lực lượng Công an nhằm làm mất niềm tin ở quần chúng nhân dân về lực lượng CAND Việt Nam cách mạng. Vẫn nhớ những ngày tháng 6/2018, lợi dụng việc Quốc hội thảo luận thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) và Luật An ninh mạng, một số đối tượng đã kích động, lôi kéo người dân tụ tập đông người, kêu gọi xuống đường biểu tình gây mất an ninh, trật tự, đập phá trụ sở cơ quan nhà nước, tấn công cán bộ, chiến sỹ Công an thực thi nhiệm vụ… Nhằm lợi dụng tình thế này để bôi nhọ lực lượng Công an, một số đối tượng đã mặc quân phục, đeo quân hàm giả Công an trà trộn vào đám đông, hành hung người dân và vu khống cho lực lượng Công an. Điển hình, ngày 16/6/2018, Công an TP.Hồ Chí Minh đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Hồng Thái (23 tuổi, trú tại đường Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) mặc sắc phục Cảnh sát, mang theo khóa số 8, đội mũ kê-pi có gắn Công an hiệu trà trộn vào nhóm người tụ tập đông người tại công viên Tao Đàn, có hành vi định gây rối an ninh, trật tự. Đây là âm mưu thâm độc của kẻ địch nhằm lừa phỉnh người dân, chia rẽ quần chúng với lực lượng Công an. Suy xét cho cùng, dù là thủ đoạn nào thì trong đó luôn ẩn chứa sự phi lý, bất thường và người dân luôn là công cụ tối ưu để chúng lợi dụng thực hiện âm mưu của mình.
- Lợi dụng công cuộc đấu tranh chống tham nhũng để phủ nhận, quy chụp, nói xấu, phê phán bản chất của lực lượng Công an Việt Nam cách mạng.
Hiện nay, trong khí thế sôi nổi, mạnh mẽ của cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong toàn hệ thống chính trị, một số cá nhân đã từng công tác trong Quân đội, Công an có hành vi sai phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước bị đưa ra xử lý nghiêm minh trước ánh sáng pháp luật. Lợi dụng vấn đề này, các đối tượng chống đối chính trị đã rêu rao hàng loạt những luận điệu như “đang có cuộc thanh trừng, đấu đá nội bộ trong Đảng”, “cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc đấu đá phe cánh”, vu cáo lực lượng vũ trang “không còn mang bản chất giai cấp công nhân, cần thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng”…
Trái với hình ảnh xuyên tạc của kẻ xấu, hằng ngày, hằng ngờ, với nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ, chiến sỹ CAND vẫn đang cống hiến sức lực, trí tuệ để giữ gìn cuộc sống bình yên của nhân dân. Dư luận xã hội và quần chúng nhân dân đã dành không ít lời ngợi khen và sự quý mến, cảm phục cho những nghĩa cử cao đẹp của rất nhiều những tấm gương chiến sỹ Công an người tốt, việc tốt thời gian qua. Trong không khí khá căng thẳng của kì thi THPT quốc gia 2019, chúng ta tự hào khi những nghĩa cử cao đẹp của các chiến sỹ CAND một lần nữa lại đi sâu vào lòng mỗi người dân đất Việt. Hình ảnh đồng chí Đại úy Vũ Đức Lợi-Phó Trưởng Công an phường Minh Khai, TP.Hà Giang đến tận nhà đón thí sinh đi thi cho kịp giờ; hay đồng chí Đại úy Lữ Minh Trung-Đội An ninh Công an TP.Bạc Liêu cõng thí sinh khuyết tật tham gia kỳ thi THPT quốc gia. Trong những ngày mưa lũ vừa qua, ở các địa phương, hình ảnh những chiến sỹ CAND tham gia sơ tán người dân ra khỏi khu vực ngập lụt nguy hiểm; giúp dân sửa nhà, dọn dẹp vệ sinh, khắc phục thiệt hại sau lũ; tiếp tế lương thực, thực phẩm, nước uống cho khu vực bị chia cắt được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Chẳng quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, hình ảnh những người con của nhân dân toàn thân ướt át, lấm lem bùn đất để lại trong mỗi người chúng ta niềm xúc động, nghẹn ngào khôn nguôi. Và rồi, để cứu nhân dân khỏi ảnh hưởng của mưa lũ, có những chiến sỹ đã hi sinh, đã ngã xuống trong thời bình vì sự an nguy, an toàn tính mạng của người dân-đó là những hình ảnh cao quý thể hiện tình quân dân son sắt, tràn đầy ấm áp, yêu thương.
Ngày nay, cùng sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội với tốc độ lan truyền nhanh chóng dường như đã trở thành công cụ hữu hiệu cho những thủ đoạn tinh vi nhằm phục vụ cho mục đích xấu của các thế lực thù địch được thực hiện. Thông tin xấu độc, vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ lực lượng CAND vẫn đang hằng ngày, hằng giờ tác động đến mỗi người dân, làm mất niềm tin vào lực lượng Công an cách mạng. Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức chính trị và ý thức cảnh giác, không tin, không nghe theo luận điệu xuyên tạc, vu khống, tiếp cận có chọn lọc các nguồn thông tin trên Internet để không bị mắc mưu kẻ địch và tự biến mình thành công cụ lợi dụng của kẻ xấu.
#Bobby

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Vạch trần bản chất phản động của nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt”

Năm 2013, Vũ Quang Thuận, Lê Thăng Long tuyên bố lập nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt” và kênh “Chấn hưng nước Việt” làm cơ quan ngôn luận, tuyên truyền phát triển tổ chức; mục đích nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh đòi dân chủ, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.........

Cảnh giác với những chiêu bài kích động chống đối

Năm 2013, Vũ Quang Thuận, Lê Thăng Long tuyên bố lập nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt” và kênh “Chấn hưng nước Việt” làm cơ quan ngôn luận, tuyên truyền phát triển tổ chức; mục đích nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh đòi dân chủ, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động, Vũ Quang Thuận đã lôi kéo được Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc, Lê Văn Dũng tham gia hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước.


Con đường sa ngã
Lê Văn Dũng hay gọi là Dũng Vova sinh ra trong một gia đình công chức. Bản thân Dũng từng là sinh viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội vào những năm 1987-1992. Sau khi ra trường, Dũng làm kỹ sư Công ty cổ phần kỹ nghệ lạnh Đà Nẵng, ở đường Lê Trọng Tấn, TP Đà Nẵng. 2 năm sau, làm kỹ sư điện Công ty TNHH Tư vấn và quản lý xây dựng...
Lê Văn Dũng bắt đầu tham gia vào các hoạt động chống đối tụ tập, biểu tình gây rối ANTT từ năm 2011. Đối tượng đã lợi dụng các vấn đề phức tạp về chủ quyền biên giới, khiếu kiện đất đai tại một số địa bàn như Dương Nội (Đông Anh); Tiên Lãng (Hải Phòng) và Văn Giang (Hưng Yên); ô nhiễm môi trường (Formusa, chặt hạ cây xanh) hay lợi dụng danh nghĩa tưởng niệm các sự kiện lịch sử; việc bắt giữ, xử lý số đối tượng chống đối để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Lê Văn Dũng luôn giữ vai trò tích cực tham gia hàng trăm cuộc biểu tình, tụ tập gây rối an ninh trật tự tại các địa phương.
Ngoài ra, Lê Văn Dũng còn tham gia các hội nhóm chống đối như nhóm “No-U, “Phong trào chấn hưng nước Việt”; tích cực tham gia các “phong trào” do số đối tượng chống đối trong và ngoài nước phát động.
Từ năm 2017, Lê Văn Dũng điều hành “Kênh 4” của “Phong trào chấn hưng nước Việt”. Trong quá trình thực hiện để tránh bị cơ quan chức năng xử lý, đối tượng đã đổi tên “Kênh 4 phong trào chấn hưng nước Việt” thành “Thông tấn xã vỉa hè”, “Chấn hưng tivi”, “CHTV VietNam”...
Dũng và các đối tượng tự xưng là phóng viên, tự làm giả thẻ phóng viên..., “ảo tưởng” về bản thân khi tự cho mình quyền phán xét người khác, hay giải quyết các vướng mắc của người dân.
Đối tượng sử dụng nhà riêng để lập “trường quay”. Cụ thể, đối tượng sử dụng phòng khách của gia đình, dùng điện thoại thông minh và một số thiết bị thu âm, sử dụng tính năng livestream của facebook để thực hiện các video clip.
Sau đó, đối tượng móc nối, lôi kéo người dân khiếu kiện kéo dài ở nhiều địa phương để thực hiện livestream. Người dân có thể trực tiếp mang hồ sơ vụ khiếu kiện đến hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Sau khi các đối tượng “duyệt” hồ sơ thì sẽ lựa chọn, tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân khiếu kiện và phát trên facebook cá nhân. Trong quá trình livestream, đối tượng thường xuyên sử dụng những lời nói xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền, lãnh đạo các địa phương nhằm mục đích câu like, sự ủng hộ của số đối tượng phản động, chống đối.
Đầu năm 2018, Lê Văn Dũng bắt đầu hoạt động trở lại, nổi lên với vai trò là người đứng đầu nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt” đã tạo lập nhiều tài khoản như “Lê Văn Dũng”, “Le Dung vova”, “Chấn hưng tivi Việt Nam”… lôi kéo 6 đối tượng ở các địa phương, công khai thành lập 1 kênh “Tiếng dân tivi”, 1 kênh “ Eva tivi”, 5 kênh “Chấn hưng Tivi” trên Youtube, Facebook.
Hiện nay, để đối phó với Cơ quan An ninh, khi thực hiện các video, clip các đối tượng không lấy biểu tương logo “Phong trào chấn hưng nước Việt” mà chuyển thành “CHTV”.
Đến nay, Dũng đã thực hiện hàng nghìn video clip xuyên tạc các vấn đề nhạy cảm của xã hội đăng trên các facebook như “Le Dung VoVa”, “Chấn hưng TV Viet Nam”, “Viet Nguyen”…
Ngoài ra, Lê Văn Dũng còn cùng các đối tượng tích cực đi các địa phương tìm cách phát triển lực lượng chống đối, trong đó họ tập trung móc nối, lôi kéo số đầu đơn, khiếu kiện cực đoan tại các địa phương, thu thập thông tin về các vụ khiếu kiện, sau đó lồng ghép các nội dung xuyên tạc, bôi nhọ..., tán phát trên “Đài CHTV”.
Người dân cần cảnh giác với các chiêu trò phá hoại, phản động
Từ năm 2016 đến nay, ngoài facebook, số đối tượng phản động, chống đối còn lợi dụng Youtube để đăng tải các video clip tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình Việt Nam. Các video này tác động tiêu cực, gây hoang mang trong một bộ phận quần chúng nhân dân, đặc biệt trong giới trẻ là những người thường xuyên sử dụng Internet.
Nội dung các video clip các đối tượng phản ánh thường tập trung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, xúc phạm đời tư của một số lãnh đạo; kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự; tuyên truyền, cổ súy “xã hội dân sự”; đa nguyên, đa đảng, đào tạo, huấn luyện kỹ năng hoạt động chống đối, cách thức thực hiện “cách mạng màu”, lật đổ chế độ tại Việt Nam...
Lê Dũng VoVa đã thu lượm, cóp nhặt thông tin, hình ảnh trên Internet sau đó biên tập lại kèm lời bình để dựng thành video clip tán phát trên Youtube.
Để thu hút lượng truy cập từ người dùng Internet, các đối tượng còn sử dụng nhiều thủ đoạn như lợi dụng tính tò mò, hiếu kỳ của người dân dùng Internet đặt các từ khóa nhạy cảm..., nhằm thu hút sự chú ý của công dân mạng. Khi đạt đến một lượng truy cập lớn, video clip sẽ tự nổi, hiển thị ngay khi người dùng truy cập Youtube.
Ngoài mục đích tuyên truyền, xuyên tạc tình hình Việt Nam, số đối tượng phản động còn lợi dụng Yotube để kiếm tiền từ quảng cáo. Đối với các kênh có từ trên 10.000 lượt người xem sẽ được Youtube đặt quảng cáo tại các video đăng trên kênh. Lượt xem càng lớn thì số tiền nhận được càng lớn...
Đối với Lê Văn Dũng, trong các video clip phát trực tiếp trên mạng Internet, mục đích của đối tượng nhằm lừa bịp người dân cho rằng đây là kênh truyền hình chính thức của Nhà nước.
Nội dung các video clip thường lồng ghép thật giả, đúng sai, bóp méo, xuyên tác đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; cập nhật tình hình các điểm nóng về an ninh trật tự; xuyên tạc đời tư, học vấn, hình ảnh nhà riêng, nhân thân của các đồng chí lãnh đạo của Trung ương, địa phương; kích động chống lại sự lãnh đạo của Đảng pháp luật của Nhà nước.
Hầu hết các video clip của Dũng đều được các tổ chức phản động lưu vong, các báo, đài, nước ngoài có thái độ thù địch khai thác.
Với những phân tích như ở trên thì bản chất và ý đồ của Lê Dũng Vova đã thể hiện rõ nét. Vì thế, khi người dân có những vấn đề khúc mắc thì nên tìm đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng pháp luật. Đừng vì nhẹ dạ, cả tin mà để Lê Dũng Vova và các đối tượng lợi dụng lừa bịp.
“Đài CHTV” không phải là một kênh truyền hình và Dũng và đồng bọn không phải là phóng viên. Với các clip video được quay tại nhà riêng, Dũng chỉ muốn lợi dụng người dân để thực hiện cho ý đồ cá nhân của họ.
Đối tượng tạo lập nhiều tài khoản như “Le Văn Dung”, “Le Dung vova”, "Chấn hưng tivi Việt Nam"… thành lập cái gọi là “Đài truyền hình CHTV Việt Nam”, lôi kéo đối tượng ở các địa phương thực hiện các kênh của “Đài truyền hình gồm: 1 kênh “Tiếng dân TV”, 1 kênh “Eva TV” và 5 kênh “Chấn hưng TV”. Hiện nay, để đối phó với cơ quan an ninh, khi thực hiện các video clip, các đối tượng không lấy biểu tượng, logo “Phong trào chấn hưng nước Việt” mà chuyển thành “CHTV”.
1. Giữa năm 2018, trên mạng xã hội facebook, tài khoản facebook “Anton Tuấn” có phát trực tiếp 1 video có tiêu đề “Doanh nghiệp tư nhân BOT cấu kết với chính quyền các cấp ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình để không đền dân theo đúng luật”.
Đối tượng Lê Dũng Vova.
Đoạn video phản ánh việc “Đài CHTV Việt Nam” phỏng vấn Tạ Đức Th về các vấn đề có liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng thi công xây dựng công trình quốc lộ 39B, đoạn qua địa bàn xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy. Trả lời phỏng vấn người có tên là “Anton Tuấn” tự xưng là phóng viên kênh 5 của “Đài CHTV Việt Nam”, anh Th cho rằng chính quyền địa phương đã cấu kết với các doanh nghiệp..., từ đó, không đền bù thỏa đáng cho gia đình anh theo đúng quy định của pháp luật.
Theo lời của anh Th thì khoảng giữa năm 2018, anh nhận được điện thoại của ông Tạ Đức H (trú tại huyện Thái Thụy), thông báo có phóng viên của đài truyền hình trên trung ương về phỏng vấn người có đơn khiếu nại để đưa lên mạng Internet, đồng thời bảo anh Th sang nhà ông H phỏng vấn.
Sau khi nhận được điện thoại, anh Th sang nhà ông H thì thấy có một nhóm tự xưng là phóng viên gồm 4 người đang phỏng vấn ông H về vấn đề khiếu nại đất đai của ông H. Người này tự xưng là phóng viên của “Đài CHTV Việt Nam”, đi các nơi phỏng vấn những người có khiếu nại, tố cáo chưa được chính quyền giải quyết. Những người này còn nói làm phóng sự hoàn toàn miễn phí. Người trực tiếp phỏng vấn anh Th tự giới thiệu là “Anton Tuấn”, phóng viên “Đài CHTV”...
Kết thúc buổi làm việc, nhóm phóng viên này hứa với anh Th sẽ phát video. Nếu chính quyền không giải quyết các yêu cầu của anh Th, “Đài CHTV” sẽ tiếp tục cử phóng viên về địa phương làm phóng sự.
Trên thực tế, nội dung video clip trên phản ánh không đúng sự thật. Vào năm 2010, thực hiện chủ trương của tỉnh Thái Bình về việc nâng cấp, mở rộng đường 39B từ thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương đến cầu Diêm Điền, huyện Thái Thụy, quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án thi công, nhà nước đã tổ chức kê khai, kiểm đếm đền bù từ năm 2011 đến năm 2014.
Tại xã Thái Xuyên có 305 hộ gia đình có đất nằm trong khu vực hành lang giao thông quốc lộ 39B, trong đó có hộ gia đình anh Tạ Đức Th. Căn cứ kết quả kiểm đếm xác định, gia đình ông Th có tiền bồi thường hỗ trợ tài sản hơn 72 triệu đồng và tiền bồi thường hỗ trợ về đất ở là trên 75 triệu đồng.
Tuy nhiên, anh Th chỉ nhận số tiền bồi thường hỗ trợ về tài sản trên đất quy hoạch làm hành lang an toàn giao thông. Số tiền còn lại không nhận và đề nghị giữ lại phần đất thổ cư của gia đình. Vào thời điểm đoạn video clip được phát tán, mặc dù đã nhận số tiền hỗ trợ về tài sản nhưng gia đình anh Th vẫn chưa chịu tháo dỡ hết phần tài sản nằm trong hành lang giao thông để các đơn vị thi công.
Sau đó, chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động nhưng anh Th không chấp hành. Trong quá trình đó, anh Th không cho các đơn vị thi công đoạn qua trước cửa nhà. Chính quyền địa phương đã phối hợp với các đơn vị chức năng của huyện nhiều lần vận động, tuyên truyền.
2.  Một trường hợp khác là ông TNH (cũng trú tại tỉnh Thái Bình). Gia đình ông H có 2 nhân khẩu chưa được chính quyền xã chia đất nông nghiệp.
Khoảng tháng 6-2018, trong một lần đến trụ sở tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội, ông H đã gặp và tiếp xúc với một số người có mặt tại trụ sở tiếp dân nhưng không biết người này là ai. Những người này hỏi về việc kiến nghị của ông H. Sau khi nghe ông H trình bày về việc gia đình những người này nói sẽ giúp ông H đòi quyền lợi bằng cách quay video ông H khiếu kiện đưa lên “Đài CHTV”.
Từ đó, phát lên mạng xã hội facebook, gây sức ép từ dư luận để chính quyền vào cuộc, giải quyết chế độ cho ông H. Sau khi nghe những người này nói vậy, ông H đồng ý và cho địa chỉ nhà để những người này liên hệ.
Sau đó, có một người đàn ông tự xưng là người tham gia khiếu kiện về nhà ông H ở Thái Bình. Người này nói sẽ đưa ông H lên Hà Nội để “Đài CHTV” quay video ông H khiếu kiện. Ông H đồng ý đi theo người này.
Tại Hà Nội, ông được người tên Tuấn tức là “Anton Tuấn” tự xưng là phóng viên của “Đài CHTV” phỏng vấn, ghi hình về những nội dung ông H khiếu kiện. Buổi phỏng vấn diễn ra trong khoảng gần 2 tiếng. Kết thúc buổi phỏng vấn, họ đưa ông đi ăn cơm sau đó đưa ông H về nhà.
Sau đó, Tuấn nói với ông H sẽ phát buổi phỏng vấn giữa “Đài CHTV” với ông H lên “Đài CHTV” trên mạng xã hội facebook. Nếu sau một tháng kể từ ngày phát video, chính quyền địa phương không giải quyết chế độ chính sách cho ông H thì “Đài CHTV” tiếp tục cho người về đón lên Hà Nội để phỏng vấn khiếu kiện.
Nội dung video đăng tải, chia sẻ lên mạng Internet những thông tin sai sự thật đã gây ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. Từ năm 2004 đến nay, ông H đã gửi đến khiếu kiện đến các nơi để yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách của gia đình. Sau đó, UBND huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã có báo cáo trả lời đơn của ông H.
Về việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo chủ trương là miễn thuế cho người có ruộng cấy phải nộp thuế nông nghiệp. Gia đình ông H chỉ có 1 suất ruộng của vợ ông đã được địa phương miễn thuế nông nghiệp như các hộ khác trong xã, các con ông và ông không có ruộng cấy ở địa phương nên không được miễn thuế nông nghiêp là đúng.
UBND xã Thái Hưng đã tiến hành hòa giải 3 đợt, đã kiểm tra thực địa và cắm mốc cho 2 gia đình nhưng 2 bên không đồng ý. UBND xã đã xác lập hồ sơ báo cáo UBND huyện. Xét thấy việc giải quyết tranh chấp đất thổ cư giữa 2 gia đình không dứt điểm, UBND xã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn ông H khởi kiện ra tòa để được tòa án giải quyết.
Căn cứ quyết định 652 ngày 17-11-1993 của UBND tỉnh Thái Bình... thống nhất lấy ngày 1-12-1993 là ngày bắt đầu tính để giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nhân dân. Căn cứ điều 6 tại quy định kèm theo quyết định 652 xác định gia đình ông H có ông H là người được hưởng chế độ của Nhà nước nên không được chia ruộng.
Thời điểm tổ chức chia ruộng, hai con của ông H không có mặt tại địa phương (anh Long và anh Lanh đi bộ đội sau đó vào miền Nam từ năm 1991, trước ngày thực hiện quyết định 652 và không về địa phương) do đó không thuộc diện được chia đất. Việc ông H đòi chia đất cho hai con là sai.
UBND xã Thái Hưng đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động kết hợp với giải thích... Tuy nhiên ông H không chấp nhận kết quả trả lời của UBND huyện Thái Thụy mà tiếp tục khiếu kiện nên bị các đối tượng phản động lợi dụng.
Như vậy là với ý đồ gây bất an dư luận, các đối tượng trong “Đài CHTV” đã và đang phát tán các video clip chỉ viết một nửa sự thật... Trong trường hợp này, các đối tượng đã tích cực đi các địa phương, tìm cách phát triển lực lượng chống đối.
Đặc biệt, chúng lợi dụng tâm lý bức xúc, sự nhẹ dạ cả tin của những người đầu đơn, khiếu kiện tại các địa phương để thực hiện ý đồ xấu xa của họ.
Từ đó, Lê Văn Dũng (SN 1970, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội), với vai trò là người đứng đầu nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt” tự cho mình quyền được phán xét người khác? Vậy “Đài truyền hình CHTV” là gì và mục đích, ý đồ của các đối tượng cầm đầu là gì?
#YHB#HHĐ#





Joshua Wong - KẺ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ!

Đây là Joshua Wong, là một trong những người dẫn đầu cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên tại Hong Kong. Người được vài anh chị MC, nghệ sĩ, phóng viên tôn vinh mấy ngày nay, được báo chí Việt Nam ca ngợi là “Bề ngoài có vẻ hiền lành, rụt rè của Wong khiến người đối diện dễ lầm tưởng cậu là một người yếu ớt, song bên trong cậu sinh viên này lại là một “chiến binh” thực sự với nội lực và quan điểm chính trị mạnh mẽ”. Nhờ công sức biểu tình, đập phá của anh và bạn bè của anh, kinh tế, chính trị, xã hội của Hồng Kông đã có những bước “phát triển vượt bậc”.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, kính mắt, đám đông và cận cảnh
Tính đến tháng 6/2019 , xuất khẩu của Hồng Kông đã giảm 390,9 tỷ HKD , giảm 9% so với năm trước . Trong khi đó nhập khẩu cũng giảm 7,5%; doanh số bán hàng cũng giảm mạnh 43% , thấp nhất trong nhiều năm qua . Tổng doanh thu của các nhà hàng ( ngành phục vụ ) là tồi tệ nhất trong vòng 10 năm trở lại đây . Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm 2,68% . Kể từ đầu năm tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 và 2 chỉ là 0,6% thấp nhất trong vòng 10 năm qua . Các thành phố lân cận như Thâm Quyến , Quảng Châu không chỉ vượt qua mà còn bỏ HK lại phái sau với tốc độ tăng trưởng GDP là 7,4% và 7,1% . Chưa kể, các anh, các chị dân chủ đã và đang biến Hồng Kông trở thành nơi vô pháp, vô thiên nhất thế giới.
Sau này, có lẽ dân Hồng Kông sẽ phải nhớ đến Joshua Wong, người đã biến Hồng Kông từ trung tâm tài chính thế giới quay trở lại làng chài đúng nghĩa, không hơn, không kém. Không sao cả, vì đó là Hồng Kông chứ không phải Việt Nam. Nhưng hi vọng đừng anh chị dân chủ nào mơ ước Việt Nam giống như Hồng Kông là được, đừng nhờ anh chàng tai dơi mặt chuột này đem ánh sáng dân chủ cho nước ta là tốt lắm rồi. Việt Nam đang muốn trở thành trung tâm tài chính chứ không phải làng chài đầy ắp dân chủ.
Cre: Thanh Huyền
#Ngẫm

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

KHÔNG LÀM ĐƯỢC CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM THÌ THÔI TA ĐI SANG MỸ LÀM TẠM.


SÁT THÁT
--------------
Ca sĩ Mai Khôi – tên đầy đủ là Đỗ Nguyễn Mai Khôi, sinh năm 1983 tại Cam Ranh, Khánh Hòa, từng học nhạc viện tại Thành phố Hồ Chí Minh và đi ca hát từ năm 2001, từng là thành viên của nhóm bè Cadillac. Từ khi tham gia vào giới điện ảnh thì Mai Khôi không nâng cao trình độ mà chỉ chú tâm tạo scandal nào như “ca sĩ Mai Khôi không nội y”, “Mai Khôi từng bị bạn trai bạo hành”… rồi đến việc phát hành MV “Tự sướng – Selfie Orgasm” với những hình ảnh và phát ngôn phản cảm vân vân và mây mây.
Không biết vì lí do thu hút fan hay để thế nào mà cô ca sĩ này lại 180 độ quay sang đột ngột làm chính trị, năm 2016 Mai Khôi làm hồ sơ tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14. Do bản thân chư có đủ khả năng, năng lực lãnh đạo, cộng thêm với đời tư quá nhiều scandal nên đã không được chọn lựa dù đã tự ứng cử.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười
Sau vụ ứng cử bị đập tan nát, rồi mọi cố gắng khác của Mai Khôi khi tự “hiến thân” bằng các “sờ ken đồ” cũng không làm cho Mai Khôi nổi tiếng và kiếm thêm thu nhập được, Mai Khôi lại tìm được hướng đi mới, đó là theo các nhà “rận chủ”. Nhưng vì không chịu học theo “đàn anh, đàn chị”, không làm tới nơi tới chốn thành ra mọi thứ Mai Khôi làm nó lại thành ra lố bịch, không nhận được sự ủng hộ của giới rận chủ.
Mới đây cô ả đã sang Mĩ để gặp gỡ Bộ ngoại giao Mỹ để vận động họ ra tay cho "nhân quyền" ở Việt Nam, quyền tự do biểu đạt, tự do internet. Thực chất , những can thiệp “ nhân quyền “ của Mĩ vào Việt Nam chỉ là những tác động tiêu cực nhằm chống phá Đảng, nhà nước. Đây là một hành vi ngu xuẩn của một cô ả ca sĩ, kiếm cơm bằng cách này thì chẳng bao giờ khấm khá lên được đâu.
#Ngẫm

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

Đừng lợi dụng tôn giáo làm điều trái đời, ngược đạo

Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những chức sắc, tín đồ chân chính tu hành đúng giáo lý, giáo luật; còn có một số người lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi đi ngược với giáo lý của tôn giáo và đạo lý của dân tộc Việt Nam, trái với quy định của pháp luật. Hành vi của số người này đã làm mất thanh danh của tôn giáo, gây bức xúc trong xã hội.

Những việc làm trái đời, ngược đạo
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” (Điều 3), đồng thời khẳng định các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo bị nghiêm cấm: “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (TTATXH), môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân” và “lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi” (Điều 5). Tuy nhiên, thời gian qua, bất chấp pháp luật, đã có một số chức sắc, tín đồ lợi dụng chính tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm đạo đức, vi phạm giáo lý, giáo luật và đi ngược với truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Đừng lợi dụng tôn giáo làm điều trái đời, ngược đạo
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc. Ảnh: qdnd.vn
Vụ việc xảy ra tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) mà báo chí phản ánh về việc tổ chức "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" thu hàng trăm tỷ đồng, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết luận: Việc tổ chức lễ "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" bằng tiền hoặc lao động không công tại chùa là không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn.
Nói đến một số vụ việc phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự xảy ra ở các tỉnh miền Trung thời gian vừa qua, dư luận nhắc nhiều đến vị giám mục Nguyễn Thái Hợp, nguyên giám mục giáo phận Vinh (hiện nay là giám mục giáo phận Hà Tĩnh). Vị này được giao cai quản giáo phận Vinh từ năm 2010 đến 2018. Sau 8 năm thực thi nhiệm vụ, giáo phận Vinh do vị này quản lý từ vùng đất bình yên trở thành “điểm nóng” về an ninh trật tự, thường xuyên xảy ra các vụ vi phạm pháp luật. Giám mục này nhiều lần chẳng những không ngăn cản mà còn để một số chức sắc, giáo dân nơi đây trở thành những người “vô luật”, chống đối chính quyền. Các vị linh mục dưới quyền quản lý như Đặng Hữu Nam (Quản xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Lê Công Lượng (Quản xứ Xuân Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An)… đã kích động, lôi kéo một bộ phận tín đồ, chức sắc, nhân dân tham gia biểu tình gây rối, đập phá tài sản, cản trở giao thông, bắt giữ người trái pháp luật, tấn công người thi hành công vụ; thậm chí có linh mục còn nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động bạo lực, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Mới đây nhất, nhân vụ việc 39 người Việt tử vong trong container ở Vương quốc Anh, trên trang facebook cá nhân, linh mục Đặng Hữu Nam đã có nhiều bài viết, bài nói và việc làm xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng. Vị linh mục này đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước gây ra nghèo đói, khiến người dân phải bỏ đất nước ra đi kiếm sống… Vị này còn phát lên trang cá nhân những clip truyền giảng trong giáo đường với ngôn từ tục tĩu, kích động, thậm chí xuyên tạc cả tôn giáo khác. Những lời nói lộng ngôn, coi thường đạo lý và những hành động ngông cuồng của số chức sắc nêu trên không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm nghiêm trọng giáo lý, giáo luật của Công giáo.    
Biến mình thành một lực lượng chính trị là sai giáo luật Công giáo
Nhắc đến giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), người ta nghĩ ngay đến linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong. Năm 2016, thay vì rao giảng đạo đức, răn dạy những điều hay lẽ phải, khuyên bảo giáo dân “sống phúc âm trong lòng dân tộc” thì vị linh mục này lại lợi dụng các bài giảng thánh lễ để rao giảng những lời lẽ xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, kích động giáo dân chống đối Đảng, Nhà nước, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Chính vị này đã nhiều lần kích động đòi chính quyền địa phương trả các khu đất cho cơ sở tôn giáo mà không có căn cứ pháp lý. 
Cần khẳng định rằng, bản chất của tôn giáo chân chính là luôn hướng con người đến chân-thiện-mỹ, tức là đến những giá trị tốt đẹp nhất của con người. Đức Phật, Đức Jesus hay Đức Chúa Trời... không bao giờ răn dạy các tín đồ của mình phải làm điều ác, trái với đạo đức, luân thường, đi ngược lại với các quy định của pháp luật. Các đức tin của các tôn giáo đều có chung khát vọng dẫn đường cho con người tu tập, thực hành giáo lý, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, xã hội phồn vinh, hướng con người đến với sự tốt đẹp, sống đoàn kết, lương thiện và thương yêu nhau.
Giáo luật Công giáo khẳng định: “Không biến mình thành một lực lượng chính trị vì như thế là sai với bản chất và sứ mạng của Giáo hội”. Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh: “Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là điều hòa, hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương phật pháp và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới”. Tuy nhiên, số chức sắc, tín đồ vì lợi ích cá nhân hay số linh mục, giáo dân cực đoan, quá khích, vì động cơ chính trị không trong sáng mà có hành vi làm trái lời dạy của các đức tin trong tôn giáo của họ, đi ngược lại những giá trị đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam, chống lại chính dân tộc mình, chống lại chính người thân của họ.
Hãy hổ thẹn và biết sửa mình
Một số người làm sai như trên thật sự là những "con sâu làm rầu nồi canh". Nhìn tổng thể thì nhiều năm vừa qua, tín đồ, chức sắc chân chính của các tôn giáo ở Việt Nam đã, đang đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyên góp hàng nghìn tỷ đồng xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Qua các phong trào này đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu là tăng ni, phật tử có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước tặng thưởng các phần thưởng cao quý, như: Sư thầy Thích Thanh Sơn (chùa Vạn Thọ, TP Hồ Chí Minh) đã khám, chữa bệnh miễn phí cho hàng nghìn người nghèo; sư thầy Thích Thiện Chiếu (chùa Kỳ Quang II, TP Hồ Chí Minh) nuôi dạy hàng trăm trẻ em mồ côi, chất độc da cam, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt bệnh nhân nghèo; ông Đoàn Văn Hổ (Trưởng ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Biên, An Giang) quyên góp hàng tỷ đồng xây cầu, xóa đói, giảm nghèo; xây nhà cho người nghèo; bà Nguyễn Thị Lan (75 tuổi, giáo dân ở Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) đã quyên góp xây dựng hàng chục căn nhà tình nghĩa; trao hàng nghìn suất học bổng tặng các học sinh nghèo...
Các vị chức sắc, tín đồ làm điều sai trái cần cảm thấy hổ thẹn với những tấm gương chức sắc, tín đồ chân chính đang ngày đêm nỗ lực thực hành giáo lý, giáo luật, đóng góp công sức, tiền của nhằm xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, phồn vinh hơn.
Cần khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân nhưng cũng nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để lừa đảo, mua chuộc, dụ dỗ, xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân, gây ảnh hưởng đến TTATXH. Thực hành tôn giáo đúng nghĩa luôn được xây dựng trên cơ sở thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội. Mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là công dân Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân trên cơ sở pháp luật, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân hay lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để trục lợi phi pháp, trái thuần phong mỹ tục, trái đạo đức, trái giáo lý. Chắc chắn những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phi tôn giáo, làm ô danh tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật. Vì vậy, mỗi chức sắc, tín đồ và người dân hãy đề cao cảnh giác, kịp thời tố giác, ngăn chặn hành vi của các đối tượng lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật; đó cũng là phương cách để bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội và chính là bảo vệ các tôn giáo chân chính đang hoạt động bình thường trên đất nước Việt Nam.
*YHB#HHĐ#

Thủ đoạn xuyên tạc vụ án Châu Văn Khảm, bôi nhọ, chống phá Nhà nước

Ngày 11-11-2019, TAND TP Hồ Chí Minh đã tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án Châu Văn Khảm cùng đồng phạm về hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
Không khó để thấy, nhiều đối tượng cơ hội chính trị và các hội nhóm núp dưới bóng bảo vệ nhân quyền đã liên tục đưa ra các thông tin sai lệch về vụ án, vu khống bản chất Nhà nước ta và đưa ra những yêu sách phi lý liên quan đến việc xét xử các bị cáo trong vụ án.
Những ngày gần đây, trên các trang mạng như Việt Tân, Hội anh em dân chủ, Chân trời mới Media cùng các trang báo có nội dung tiếng Việt như BBC, RFA đưa ra nhiều bài viết chứa nội dung sai lệch về vụ án Châu Văn Khảm cùng đồng phạm khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. 
Đặc biệt, các đối tượng còn viện dẫn thông tin, số liệu mang tính mơ hồ, quy chụp, phi thực tế của cái gọi là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền để xâm phạm đến lợi ích quốc gia của Việt Nam, tạo ra tâm lý hoang mang trong dư luận.
Xuyên tạc, hướng lái bản chất vụ án: phương thức chống phá nguy hiểm
Việc hướng lái, chính trị hoá một vụ án hình sự không phải là điều mới. Trong bối cảnh hiện nay, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đã biến việc này trở thành một phương thức để chống phá chính quyền. 
Các đối tượng triệt để tận dụng các vụ án liên quan đến nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm các tội phạm chức vụ để từ đó xuyên tạc bản chất vụ án, thổi phồng, làm sai lệch nội dung vụ án, tô vẽ khiến cho vụ án trở nên ly kỳ. Trên cơ sở này, các đối tượng đưa ra những quan điểm, lập luận mang tính chủ quan, phiến diện, tấn công gây phương hại đến Việt Nam.
Nằm trong phương thức chung, vụ án Châu Văn Khảm và đồng phạm bị đưa ra xét xử về hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân cũng được các đối tượng triệt để sử dụng. Đặc biệt, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị người Việt đã có sự bắt tay, câu móc chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức nước ngoài (những người có cái nhìn phiến diện về Việt Nam) để tiến hành công kích, đả phá chính quyền.
Pháp luật hình sự Việt Nam quy định cụ thể: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý về mặt hình sự. Hay nói một cách khác, tất cả các hành vi tội phạm đều được quy định cụ thể, rõ ràng trong Bộ luật Hình sự; một người không thể bị xử lý hình sự nếu hành vi của họ không bị coi là tội phạm và được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự. 
Vậy nhưng các đối tượng chống đối cố tình đưa thông tin sai lệch, tự cho mình quyền coi thường, đứng trên pháp luật phủ nhận các quy định luật pháp của Việt Nam.  Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua các bài nói, bài viết được các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, các thế lực thù địch đưa ra.
Về vụ án Châu Văn Khảm, cái gọi là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã đưa ra những thông tin sai trái như: “Việt Nam là một nước thường xuyên sử dụng luật hình sự để trừng phạt những người phê phán ôn hòa, đi ngược lại công pháp quốc tế” hay “Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiểm soát quyền lực rất chặt chẽ trong hơn 40 năm qua và sẽ không cho phép bất kỳ sự đối lập chính trị nào”. 
Chưa dừng lại ở đây, các đối tượng này còn lợi dụng vấn đề Châu Văn Khảm có quốc tịch Australia để thực hiện chiêu bài “dương đông, kích tây” với mong muốn phía Australia tham gia vào vụ án. Các đối tượng cho rằng: “Cần cấp thiết tạo sức ép ngoại giao để bảo vệ quyền lợi của một công dân Australia cao tuổi đã nghỉ hưu đang bị cầm tù tại Việt Nam”. 
Chính Elaine Pearson, Giám đốc Australia của cái gọi là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã nói: “Chính quyền Việt Nam cần tiếp nhận một hệ thống chính trị đa nguyên”. Không khó để nhận thấy, các cá nhân, tổ chức này đang có cái nhìn phiến diện, thậm chí là thù hằn đối với chế độ chính trị của Việt Nam.
Vậy bản chất thực sự đằng sau đó là gì?
Đó chính là mưu đồ chống phá chế độ XHCN, hướng lái chính trị theo con đường đa nguyên, đa đảng, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản tại Việt Nam, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo lệ thuộc các nước tư bản. Trong đó, bước đầu tiên các đối tượng thực hiện là vươn vòi “bạch tuộc”, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. 
Hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế
Các đối tượng liên tục cáo buộc Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế. Vậy nhưng thực tế, chính bản thân các đối tượng mới là những người vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế cũng như pháp luật của Việt Nam.
Hiện nay, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị người Việt đang cổ suý tư tưởng “núp bóng”, dựa dẫm vào bên ngoài. Chưa dừng lại ở đây, nhiều đối tượng còn giả danh dân chủ, nhân quyền để tạo cớ cho các thể lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước. Hành động này cho thấy bản chất “bất trung” với Tổ quốc. 
Trên phương diện luật pháp quốc tế, việc tìm cách can thiệp, giúp sức cho người khác can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được ghi nhận trong Hiến chương liên hợp quốc.
Ở một khía cạnh khác, có thể thấy các đối tượng đang vi phạm quyền tự quyết của Việt Nam. Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá” . 
Vậy nhưng trên thực tế, các đối tượng núp dưới bóng dân chủ, nhân quyền lại liên tục đả phá chế độ XHCN, xuyên tạc thể chế chính trị mà Việt Nam đã lựa chọn. Thậm chí, các đối tượng này còn liên lạc với các Nhà nước có thể chế chính trị đối lập với Việt Nam để tìm cách chống phá, làm sụp đổ chế độ chính trị của Việt Nam. Đây là hành vi cần phải được vạch trần, lên án.
Trong Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc (theo Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24-10-1970 ) quy định: “Bất kỳ hành động nào nhằm mục đích làm chia rẽ toàn bộ hoặc một phần sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc sự độc lập chính trị của quốc gia đó là không phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương”. 
Qua đây, một lần nữa có thể thấy, các đối tượng chống phá Việt Nam không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn đi ngược lại những quy định chung của luật pháp quốc tế. Mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam đều phải bị xử lý một cách nghiêm khắc trước pháp luật.
#YHB#HHĐ#

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Đạo đức và mạng xã hội

Trước thực trạng ngày càng có nhiều hành vi phi đạo đức, truyền bá tư tưởng cực đoan, khủng bố, lừa đảo, lôi kéo, bè phái chính trị diễn ra trên mạng xã hội, lần đầu tiên, một hội nghị toàn cầu về công nghệ số với nội dung trọng tâm là xây dựng một thỏa thuận về các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhằm định hướng phát triển công nghệ đã được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ.
Hoàn thiện các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
Chủ tịch Microsoft Brad Smith cho rằng cần phải có sự minh bạch và trách nhiệm để đảm bảo rằng những người tạo ra công nghệ, trong đó có các công ty như Microsoft, phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình với toàn công chúng. Chủ tịch Microsoft nhấn mạnh cần phải khẩn trương thực hiện các bước đi hướng tới hoàn thiện các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
Đồng tình với quan điểm trên cũng như đã nhận rõ sự cấp bách cần phải có các bộ tiêu chí về đạo đức để xây dựng một nền tảng công nghệ số cho tương lai một cách lành mạnh, Tổng thống Thụy Sĩ Ueli Maurer nhấn mạnh, cộng đồng đang ngày càng mất lòng tin vào công nghệ, trong khi đây lại là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển công nghệ số. Vì vậy, các công ty công nghệ cần phải thể hiện tính minh bạch, đáng tin cậy và sự cam kết trong các hoạt động.
Tham gia hội nghị lần này có lãnh đạo các doanh nghiệp lớn về công nghệ số, mạng xã hội hàng đầu thế giới như như Facebook, Google, Huawei và IBM. Các chuyên gia từ các hãng công nghệ và các nhà mạng đã được nghe những báo cáo đau lòng về thực trạng hỗn loạn trên mạng xã hội mà một phần trong đó có sự "đóng góp" không nhỏ bởi sự tắc trách, vô đạo đức và chấp hành luật pháp không nghiêm từ chính các hãng công nghệ, các nhà mạng.
Xây dựng ý thức đạo đức xã hội trong ngành công nghệ
Theo khảo sát mới nhất do Đại diện Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về chống bạo lực đối với trẻ em và UNICEF công bố cho thấy khoảng 1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia khác nhau cho biết đã bị bắt nạt trên mạng và trung bình cứ 5 em thì có 1 em bỏ học vì điều đó. Thông qua trả lời các câu hỏi khảo sát không nêu danh tính bằng công cụ phần mềm U-Report, khoảng 3/4 các em cho biết mạng xã hội như Facebook, Instagram, Snapchat và Twitter là những không gian mạng có tình trạng bắt nạt hay xảy ra nhất.
Giám đốc Điều hành UNICEF Henrietta Fore nhận định nếu muốn học sinh có được trải nghiệm giáo dục tốt, cần cải thiện cả môi trường học tập ngoài đời cũng như môi trường trên mạng. 
Khi được hỏi làm thế nào để nạn bắt nạt học đường chấm dứt, khoảng 32% các em được hỏi tin rằng chính phủ các nước cần phải làm việc đó. 31% các em cho rằng chính các em phải tìm ra giải pháp cho mình và 29% các em lại thấy các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm chính. 
Kết quả khảo sát lần này cũng làm thay đổi quan niệm phổ biến trước đây là bắt nạt trên mạng chỉ xảy ra ở những trường dành cho học sinh của gia đình có điều kiện. 
Ví dụ, khoảng 34% học sinh ở khu vực châu Phi hạ Sahara trả lời khảo sát cho biết các em đã bị bắt nạt trên mạng và 39% các em biết có những nhóm riêng trên mạng của học sinh chia sẻ thông tin để bắt nạt một số bạn nhất định. 
Cuộc khảo sát về tình trạng thanh thiếu niên bị bắt nạt, chèn ép đã được thực hiện với sự tham gia của 170.000 em trong độ tuổi 13-24  trên khắp các châu lục, ở châu Á có Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Myanmar.
Hẳn nhiều người chưa quên vụ Công ty Cambridge Analytica (CA) của Anh thu thập thông tin liên quan đến 50 triệu người dùng Facebook. Điều này khiến người dùng hoang mang không biết thông tin của mình được các hãng bảo mật tới đâu và có bị khai thác trái phép không. Đây chính là câu hỏi dành cho những người đang làm trong ngành công nghệ thông tin, liên quan tới quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong ngành. 
Thực tế này cho thấy, nhiều chương trình đào tạo về công nghệ thông tin tập trung vào đào tạo kiến thức và kỹ thuật mà ít có trách nhiệm đạo đức xã hội mà từ đó đưa ra những cảnh báo về khả năng, kịch bản mà các kiến thức, kỹ năng đó có thể bị lạm dụng. Nhiều người làm công nghệ thông tin có thể lạm dụng tài nguyên thông tin mà thậm chí không nhận ra có vấn đề đạo đức trong công việc của họ.
Họ chưa hiểu được, trong ngành công nghệ rất cần có tính nhân văn, đạo đức xã hội. Những kiến thức trong lĩnh vực này gồm đạo đức trong công nghệ thông tin; đạo đức trong công nghệ thông tin với những chuyên gia và người dùng; máy tính và tội phạm công nghệ thông tin; vi phạm đời tư; tự do ngôn luận; vi phạm sở hữu trí tuệ... 
Người làm về công nghệ hay quản lý các trang mạng thường có quyền truy cập tới các dữ liệu nhạy cảm, có hiểu biết về máy tính hay mạng máy tính của cá nhân, tổ chức; điều đó giúp họ có được lợi thế to lớn để thực hiện những thao tác mà người dùng thông thường không có được. 
Nhưng khả năng này lại thường vô tình hay cố ý bị lạm dụng. Trong khi đó, chẳng có tiêu chuẩn nào quy định về yêu cầu đạo đức xã hội đối với người làm công nghệ. 
Các hiệp hội, các tổ chức về công nghệ thông tin thường quan tâm đến mặt đạo đức nghề nghiệp, thế nhưng thực tế lại không có nhiều người được hưởng thụ "sự quan tâm" này.
Chính sự hờ hững của các nhà mạng hay các công ty công nghệ đã làm giới trẻ toàn cầu sa vào "thế giới ảo" một cách tiêu cực. Sa sút học tập, không quan tâm tới thực tế xã hội, rời xa các giá trị đạo đức truyền thống, dễ bị kích động và sống ích kỷ. Thế giới thực sự đang đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức từ không gian mạng, đe dọa đến trật tự an toàn, an ninh toàn cầu.
Sự vô đạo đức của nhiều người làm trong mảng công nghệ và sự thờ ơ của các nhà mạng còn "tiếp tay" cho tin tặc tấn công vào hệ thống mạng thông tin của các cơ quan trọng yếu trên khắp thế giới... Không chỉ thế tình trạng lừa đảo, xâm hại tình dục, buôn bán các loại vũ khí, cách thức chế tạo hay truyền bá tư tưởng cực đoan ngày càng phổ biến mà không có chính sách kiểm soát hiệu quả.
Cần có định hướng đúng cho trẻ tiếp cận với các thiết bị công nghệ. Ảnh: Nerdwalletq
Vẫn biết, thực tế là Internet và các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, vì tốc độ thông tin rất nhanh, nội dung phong phú, đa dạng... nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý thì nó mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội cho thanh niên, ngược lại nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt. Như việc các trang mạng xã hội ẩn chứa thông hỗn loạn, vô bổ, nói mà không phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng. 
Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia sa vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho họ sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ.
Luật hóa để tăng trách nhiệm và đạo đức xã hội
Đã đến lúc pháp luật phải ra tay. Pháp luật được sinh ra với mục đích bảo vệ các giá trị về đạo đức và chuẩn mực của cộng đồng. Nếu không có pháp luật bảo vệ hoặc pháp luật không đủ sức mạnh để bảo vệ, các giá trị đạo đức sẽ bị xói mòn.
Vấn đề đạo đức, hay nói rộng hơn là việc tuân thủ luật pháp trong lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao hay trí tuệ nhân tạo ít được bàn tới. Vậy có đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ là gì khi mà những kỹ sư, những nhà quản lý chỉ làm việc với máy móc?  
Người ta có thể cho rằng, Internet chỉ là một tập hợp các thiết bị kỹ thuật được liên kết với nhau qua các kênh thông tin. Nói cách khác, Internet là một đối tượng vô tri, vô giác. Đó chính là sai lầm mà nhiều người mắc phải. 
Họ nghĩ rằng chỉ đang tương tác với máy móc, trong khi trên thực tế họ đã và đang tương tác với con người. Hơn thế nữa, họ còn tác động đến những lĩnh vực nhạy cảm thuộc sở hữu của con người, ví dụ như bí mật thông tin liên lạc, bí mật cá nhân.
Với nhiều người, ngày nay, hàng tỷ thuê bao Internet, hàng tỷ người dùng mạng xã hội, trong đó có vài chục triệu người ở Việt Nam, Internet đã trở thành "cơm ăn, nước uống"; một môi trường mà trong đó mọi hoạt động liên quan tới kinh tế, văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng, khoa học được trao đổi, tương tác với nhau từ trong nhóm nhỏ, tới một cộng đồng lớn hơn ở một quốc gia và phát triển thành một thế giới ảo. Dù rằng, trong thế giới ảo đó đã xuất hiện những mối quan hệ mới nhưng phương pháp điều khiển Internet vẫn không thay đổi. 
Trước kia, khi còn sơ khai, người ta chỉ hiểu nó ở nghĩa thông thường là các vấn đề kỹ thuật không liên quan gì tới các lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn như luật, kinh tế, đạo đức... Nhưng giờ đây, các yếu tố công nghệ đã gắn chặt với đạo đức xã hội.
Công nghệ, mạng xã hội đang là một "thế giới" lẫn lộn giữa ảo và thật; xen lẫn với cái tốt, cái hữu ích là cái xấu. Ðó là "thế giới" đầy khiếm khuyết với vô số quan hệ ảo được thiết lập vì ẩn danh và sự quản lý lỏng lẻo đến mức kẻ xấu có thể ăn cắp thông tin ngay trước mặt chủ nhân, có thể chửi bới vô tội vạ mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm đạo đức, pháp lý nào. 
Phải siết chặt quản lý bằng luật pháp và các quy chuẩn đạo đức với không chỉ những người sáng tạo công nghệ, nhà cung cấp dịch vụ, các chủ website, blogger, mà các thành viên tham gia mạng xã hội hay sử dụng công nghệ số đều phải chịu trách nhiệm nếu có hành vi xâm phạm đạo đức và pháp luật.
#HHĐ# YHB#

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...