Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

THỦTƯỚNG SINGAPORE - LÝ HIỂN LONG NỢ NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA MỘT LỜI XIN LỖI

Sau ngày Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất nước nhà, đội quân phản động Pol Pot - Iêng  xa - ri liên tục gây hấn khắp khu vực biên giới Tây Nam của Việt Nam,từ Tây Ninh, Hà Tiên đến An Giang, Sóc Trăng. Nhận rõ dã tâm xâm lược và phản động của bọn Khme Đỏ, quân và dân các tỉnh biên giới Tây Nam đã đánh trả quyết liệt, gây cho chúng nhiều tổn thất to lớn.
Bị thua đau trong chiến tranh xâm lấn biên giới, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari càng đẩy mạnh việc chém giết, thanh trừng nội bộ, từ đó phong trào ly khai nổi dậy chống lại chúng càng lan rộng ở nhiều nơi trong nước. Ngày 2 tháng 12 năm 1978, ở tại một khu rừng thuộc tỉnh Kratiê, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia cùng với Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập do đồng chí Hêng Xom Rin đứng đầu.
Đáp lời kêu gọi tha thiết của Ủy ban Trung ương Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia; thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Giúp Bạn là mình tự giúp mìnhtrung thành với nghĩa vụ quốc tế vô sản trong sáng; vừa với mục đích là giúp bạn đập tan chế độ diệt chủng Pol Pot - Iêng Xa - ri, xây dựng lại chính quyền cách mạng mới ở Campuchia, vừa để loại trừ tận gốc nguy cơ mối đe dọa nền an ninh của nước ta; Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia, quyết định mở chiến dịch tổng tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch, đập tan chính quyền phản động Pôn Pốt, hỗ trợ cho Bạn giải phóng hoàn toàn đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của chúng. Từ đây, các lực lượng vũ trang ta và lực lượng cách mạng Campuchia kề vai, sát cánh cùng chiến đấu chống lại kẻ thù chung là tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xa -ri.
Tháng 1 năm 1979, sau khi quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Campuchia và tiếp tục truy quét tàn quân Pol Pot, Tổng Bí thư Lê Duẩn khi đó gọi điện sang Phnom Penh đã hỏi những người chỉ huy quân tình nguyện một câu duy nhất:  Bộ đội ta khi gặp dân Campuchia cư xử thế nào? Và đồng chí đã nhận được câu trả lời rằng: Người Campuchia gọi bộ đội Việt Nam là bộ đội nhà Phật! Khi nghe được câu trả lời đó, ở Hà Nội, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nở một nụ cười thực sự - Trung tướng Khuất Duy Tiến nhớ lại.
Để có một Campuchia ngày nay, bao máu xương đã đổ xuống, bao hi sinh to lớn của những người lính tình nguyện Việt Nam. Bốn mươi năm đã qua, nhưng hình ảnh Quân tình nguyện Việt Nam vẫn không hề phai mờ trong tâm trí người dân Campuchia.
Ngày 2-1-2012, khi Thủ tướng Hun Sen đến Đồng Nai dự lễ khánh thành di tích lịch sử Sư đoàn 125, tiền thân của Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia, ông đã gọi bộ đội Việt Nam là đội quân nhà Phật.
Khi ấy, Thủ tướng Hun Sen nói: “Chúng ta có thể hỏi rằng trên thế giới này có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay lại của chúng?
Câu trả lời chính là nhân dân và quân đội Việt Nam! Nhân dân Campuchia có niềm tin chỉ có tiên có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng.
Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”. 
Hơn một năm sau, vào cuối tháng 12-2013 khi thăm Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen tiếp tục khẳng định: “Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia đã hi sinh hàng vạn người, bị thương không biết bao nhiêu. Việt Nam đã phải trả một cái giá rất lớn khi giúp đỡ Campuchia... Vấn đề này không quên được”.
Sự thật là vậy, nhưng vẫn có một số người nhìn nhận sai lầm hoặc cố tình xuyên tạc, cố tình không hiểu tính chất chính nghĩa khi Quân đội nhân dân Việt Nam sang giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do bọn phản động Pol pot gây ra. Đáng chú ý, ngày 31/5/2019, trong chia sẻ của mình trên trang cá nhân mạng Facebook, ông Lý Hiển Long – Thủ tướng đất nước Singapore tươi đẹp, lại có một phát ngôn thiếu chính xác, thiếu trách nhiệm về lịch sử khi ông cho rằng giai đoạn lãnh đạo của ông Prem (cựu Thủ tướng Thái Lan) trùng với thời điểm mà ông gọi là "sự xâm lược của Việt Nam với Campuchia và chính phủ Campuchia thay thế Khmer Đỏ". Ông còn nói rằng Thủ tướng Thái Lan Prem đã phối hợp với các đối tác ASEAN để chống lại "sự chiếm đóng" của Việt Nam. 
Thật đáng tiếc cho một chính trị gia như Thủ tướng Lý Hiển Long – người đã từng nhận được những thiện cảm của đất nước và nhân dân Việt Nam. Có lẽ ông tuổi cao, thiếu minh mẫn nên quên phán quyết ngày 16/11/2018 của Toà án đặc biệt của Campuchia (ECCC), đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh.
Phát ngôn sai lệch của Thủ tướng Lý Hiển Long cũng đã gây lên phản ứng mạnh mẽ của lãnh đạo và nhân dân hai nước Việt Nam, Campuchia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 4/6 cho hay: Việt Nam lấy làm tiếc khi đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này. Trả lời phỏng vấn báo chí Campuchia hôm 3/6, nghị sĩ đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Hun Many, con trai của Thủ tướng Hun Sen, phản đối phát ngôn của Thủ tướng Singapore và khẳng định Việt Nam đã hỗ trợ CPP đánh đổ Khmer Đỏ. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cũng cho biết đã nêu vấn đề này với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore tại Diễn đàn Shangri-La cuối tuần trước. Ông đã thông qua người đồng cấp của Singapore yêu cầu Thủ tướng Lý Hiển Long chỉnh sửa phát biểu của mình, nhấn mạnh rằng điều này là "không đúng sự thật và không phản ánh lịch sử của sự kiện".
Thiết nghĩ, ông Lý Hiển Long nên phải tôn trọng lịch sử khách quan, có cân nhắc, trách nhiệm trong các phát biểu, đặc biệt khi ông là một chính trị gia. Ông cần phải thể hiện chính kiến của mình trong các phát ngôn. Nếu thực sự ông thiếu hiểu biết về lịch sử thì trong phát biểu của mình, ông Lý Hiển Long không nên đề cập vấn đề bản thân ông chưa rõ. Hiện nay, có lẽ ông Lý Hiển Long tuổi đã cao, trí tuệ không còn minh mẫn, nhất là về lịch sử chúng ta có thể thông cảm cho ông về sự cố ngôn ngữ vừa qua, nhưng ông cần có lời xin lỗi nhân dân hai nước Việt Nam, Campuchia. Còn nếu ông đủ lý trí, đủ minh mẫn thì nhân dân cách mạng Việt Nam và Campuchia nên dành cho ông cơ hội để ông nghiên cứu thêm về lịch sử đoàn kết anh em của hai dân tộc Việt Nam – Campuchia trước khi ông về với tiên tổ. Trường hợp trang facebook cá nhân của ông Lý Hiển Long bị hack, bị lợi dụng để hạ uy tín của ông, thì với tư cách là Thủ tướng, ông nên yêu cầu các cơ quan chức năng có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, không để cho bọn cơ hội lợi dụng mạng xã hội để hạ uy tín và thanh danh của ông.

                                                                                                                                                                   Sao Đỏ

Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...