[QĐND] Ngày 9-5-1945 là ngày Hồng quân Liên Xô và quân đồng minh buộc phát xít Đức phải đầu hàng vô điều kiện, là cơ sở để đánh bại chủ nghĩa phát xít trên phạm vi toàn cầu, giành lại hòa bình cho thế giới. Tưởng như sau thất bại trên thì chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ hoàn toàn bị đẩy lùi. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có những mưu đồ hòng thúc đẩy sự hình thành của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, gây chia rẽ, kích động thù hằn dân tộc trong nội bộ các quốc gia và gây bất ổn, tạo nguy cơ xung đột, chiến tranh trên bình diện quốc tế. Vì thế, cần phải hết sức tỉnh táo nhìn nhận để tránh trở thành nạn nhân của những mưu đồ đen tối.
Gây chia rẽ, suy yếu các dân tộc
Chủ
nghĩa dân tộc cực đoan hay tư tưởng dân tộc hẹp hòi là xu hướng tư tưởng tuyệt
đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ
hệ thống giá trị, đi đến chỗ bài ngoại, tự phụ, định kiến, kỳ thị, thù ghét, ngờ
vực dân tộc khác, sẵn sàng gây thiệt hại cho dân tộc khác. Trên bình diện quốc
tế, chủ nghĩa dân tộc cực đoan dễ dẫn đến xu hướng biệt lập, cục bộ, vị kỷ, chống
lại xu hướng hợp tác, liên kết và hội nhập quốc tế, thậm chí có thể thúc đẩy xu
hướng chiến tranh, xâm lược. Do đó, nó cản trở sự giao thoa và hợp tác quốc tế,
làm suy giảm lòng tin chiến lược giữa các quốc gia.
Tại
mỗi quốc gia, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tư tưởng dân tộc hẹp hòi đề cao lợi
ích cục bộ của mỗi tộc người, chia rẽ tình đoàn kết, thống nhất trong nội bộ quốc
gia. Ví dụ như tại Việt Nam, có thể thấy có những âm mưu kích động các đồng bào
dân tộc ít người như Mông, Khmer từ bỏ lợi ích chung của dân tộc Việt Nam để
đòi thành lập “nhà nước riêng”... Mục đích của việc kích động tư tưởng dân tộc
hẹp hòi là chia cắt đất nước ta thành nhiều vùng, miền, khu vực tự trị của đồng
bào dân tộc thiểu số và không phụ thuộc vào Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thay vào đó sẽ là lực lượng chính trị phản động nắm giữ. Được các thế
lực thù địch thúc đẩy, tạo điều kiện, những người theo chủ nghĩa dân tộc cực
đoan không từ bỏ phương tiện và thủ đoạn nào. Lúc đầu, họ sẽ đòi phục hồi các
quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, rồi cao hơn là gây bạo loạn,
lật đổ, đòi dân tộc tự trị, cuối cùng là đòi ly khai lập quốc gia riêng.
Mưu
đồ đó nếu được thực hiện thành công thì sẽ gây bất ổn chính trị-xã hội, thậm
chí tạo nguy cơ xung đột, làm suy yếu dân tộc Việt Nam dưới góc độ quốc gia-dân
tộc và ảnh hưởng bất lợi đến sự tồn tại và phát triển của 54 dân tộc anh em.
Như vậy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tư tưởng dân tộc hẹp hòi không chỉ gây bất
lợi cho sự phát triển của dân tộc với ý nghĩa là một quốc gia mà còn bất lợi
cho sự tồn tại, phát triển đối với các dân tộc với ý nghĩa là các tộc người.
Ảnh minh họa: tuyengiao.vn |
Gây hiềm khích, đối đầu giữa các quốc
gia
Đối
với quan hệ quốc tế, thế lực bên ngoài luôn tìm cách kích động gây hiềm khích
giữa dân tộc Việt Nam và các nước xung quanh để từ đó trục lợi. Có thể thấy,
trong xã hội Việt Nam, do bị nhiễm độc từ các thông tin trên mạng nên đang hình
thành một lớp người rất định kiến, hẹp hòi khi nhìn nhận, đánh giá về các dân tộc,
quốc gia mà Việt Nam đã có quan hệ đối ngoại. Theo cách nhìn nhận vừa định kiến,
vừa ngây thơ của họ, có những dân tộc, quốc gia đã được mặc định là “xấu xa”,
“nên bỏ”, dứt khoát phải đối đầu, ngược lại, có những dân tộc, quốc gia được mặc
định là “tốt”, “nên theo”, nên kết tình đồng minh. Nhân các sự kiện ngoại giao
giữa Việt Nam với Trung Quốc, luôn có các âm mưu chống phá, hòng kích động những
quan điểm, tư tưởng dân tộc cực đoan, hẹp hòi. Không ít kẻ cố tình xuyên tạc những
sự kiện ngoại giao theo thông lệ, hết sức tốt đẹp thành những vấn đề nóng, cố
tình lái dư luận đến cách hiểu sai trái, nguy hiểm rằng Việt Nam “đang lệ thuộc
Trung Quốc”, “đang bán rẻ chủ quyền biển, đảo cho Trung Quốc”. Những hoạt động
kinh tế-xã hội giữa Việt Nam với Trung Quốc là nhu cầu tất yếu, bởi Trung Quốc
là một nước láng giềng, giao thông thuận lợi, lại là một trong hai nền kinh tế
lớn nhất thế giới. Thế nhưng, với nhu cầu hiển nhiên ấy, những người theo chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi vẫn cố tình không hiểu, phản đối và đòi hỏi rất
vô lý rằng phải “thoát Trung” cả về chính trị và kinh tế.
Nhân
các dịp kỷ niệm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, rồi vấn đề
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, trên không gian mạng xuất hiện những
luồng ý kiến sai trái rằng cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đã bị lãng
quên. Có những kẻ lợi dụng việc này để xuyên tạc, chửi bới chính quyền, thông
qua đó kích động dư luận.
Có
thể thấy những luận điệu trên là hoàn toàn sai trái. Bởi xét từ trong lịch sử
các triều đại của Việt Nam, bên cạnh việc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ thì đều rất coi trọng vấn đề bang giao, tạo mối quan hệ tốt đẹp với nước
láng giềng. Ngày nay, môi trường quan hệ quốc tế đang ngày càng phức tạp, tuy
nhiên, qua đó lại thấy rõ tính đúng đắn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
với trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”, chọn lẽ phải chứ không chọn bên.
Vấn đề lợi ích quốc gia-dân tộc được nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
là: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản
của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có
lợi. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển
khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm; xây
dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc
phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.
Cần giữ môi trường hòa bình, ổn định để
phát triển
Lợi
ích quốc gia-dân tộc là các mục tiêu mà Việt Nam luôn theo đuổi để bảo đảm sự tồn
tại và phát triển của mình, bao gồm: Giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ; ổn định chế độ chính trị; bảo đảm an ninh và an toàn cho người dân;
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm các điều kiện cho quốc gia phát triển
kinh tế-xã hội, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao...
Thế nhưng, những lợi ích này chỉ có thể đạt được trọn vẹn trong một môi trường
hòa bình, ổn định.
Có
thể khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác thông
tin, tuyên truyền, giáo dục đối với những sự kiện lịch sử, trong đó có cuộc chiến
đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc và đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ
vững chắc chủ quyền biển, đảo. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục luôn làm nổi bật
tính chính nghĩa của các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc;
ngợi ca truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, ý chí tự lực,
tự cường và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần củng cố, bồi đắp niềm
tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; ghi nhận, tri ân
công lao to lớn, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta trong các cuộc chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc.
Tuy
nhiên, việc thông tin, tuyên truyền về các vấn đề trên luôn thận trọng, bảo đảm
đúng quan điểm của Đảng và tôn trọng lịch sử, không lấy lịch sử để kích động chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương,
chính sách đối ngoại của Việt Nam. Công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo luôn được
tập trung thực hiện kiên quyết, kiên trì nhưng theo đúng nguyên tắc là bảo đảm
lợi ích của quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc
tế; góp phần giữ gìn, thúc đẩy mối quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước
xung quanh.
Với
vị trí địa chính trị đặc biệt cùng sự phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị,
Việt Nam đang trở thành quốc gia quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Vì
thế, mỗi động thái ngoại giao của Việt Nam đều thu hút sự chú ý của cộng đồng
quốc tế, nhất là trong bối cảnh thế giới đang lâm vào khủng hoảng địa chính trị,
các cường quốc phân cực mạnh mẽ. Khi các cường quốc gia tăng sức ép để lôi kéo
đồng minh, những quốc gia nhỏ hơn phải chịu rất nhiều áp lực về việc chọn phe.
Chỉ những quốc gia với tiềm lực nhất định, khéo léo và bản lĩnh mới có thể cân
bằng tình thế để bảo đảm lợi ích cho quốc gia, dân tộc.
Việt
Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhân dân đã phải đổ nhiều máu xương đấu
tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước thì không một ai có thể quên
đi quá khứ đau thương, càng không bao giờ được lơ là, mất cảnh giác. Tuy nhiên,
cũng chính vì thế, chúng ta càng cần trân quý và gìn giữ mỗi trường hòa bình, ổn
định để dựng xây đất nước. Chỉ có thể thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”
trong điều kiện hòa bình, hợp tác, đoàn kết các dân tộc anh em để phát triển.
Kiểu thông tin theo thuyết âm mưu của các trang tin và tổ chức chống cộng là muốn
kích động sự hiềm khích dân tộc, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi,
nhằm làm rối ren tình hình chính trị và đẩy Việt Nam vào tình thế khó khăn. Bởi
thế, mỗi người cần tỉnh táo để nhận rõ âm mưu thâm độc, dã tâm phá hoại quan hệ
quốc tế, ngăn cản sự phát triển của đất nước ta.
MINH NGỌC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét