Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Trao “cần câu” sinh kế giúp đồng bào thoát nghèo

    Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719), tỉnh Quảng Bình xây dựng các mô hình, trao sinh kế, đầu tư giao thông, hệ thống tưới tiêu giúp đồng bào phát triển chăn nuôi, trồng trọt.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ dân tộc Chứt ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa triển khai nhiều mô hình sinh kế mới. Xã Trọng Hóa thực hiện Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 3 của Chương trình về hỗ trợ các mô hình trồng trọt, chăn nuôi.

Mô hình điển hình ở địa phương này là “Dự án nuôi dê cỏ sinh sản triển khai trong phạm vi 21 hộ gia đình dân tộc Chứt” với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng, trong đó nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 đầu tư gần 300 triệu đồng, người dân tham gia mô hình đối ứng 100 triệu đồng.

Ông Hồ May, ở bản Dộ - Tà Vờng, xã Trọng Hoá cho biết, xã đã hỗ trợ để làm lúa nước trên ruộng bậc thang ở bản Dộ - Tà Vờng, mở ra hướng sản xuất nông nghiệp mới cho đồng bào nơi đây. Trước đây, bà con trồng lúa rẫy, cuộc sống bấp bênh. Ngày nay, khi người dân biết trồng lúa nước, nhà có đủ gạo ăn. Theo ông Hồ Mây, dân bản còn biết chăn nuôi bò, dê không thả rông và biết trồng rừng phát triển kinh tế:

“Thi đua nhau làm để thoát khỏi cảnh đói nghèo. Trong bản có 1- 2 hộ thoát nghèo thì bà con chúng tôi cũng noi theo cách làm. Bà con bây giờ đã có nhận thức không trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà đã tự túc làm ăn”. 

Tiếp nhận nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719, UBND xã Trọng Hóa triển khai Dự án lúa nước tại bản Lòm. Dự án trồng lúa nước này có quy mô 6ha, tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ đồng. Công trình thủy lợi phục vụ nước tưới đã hoàn thành chờ nghiệm thu quyết toán. Khi dự án trồng lúa nước hoàn thành, trung bình mỗi hộ gia đình sẽ được cấp 1,5 sào đất trồng lúa nước.

Cũng từ nguồn vốn của chương trình, xã Trọng Hóa đã phân bổ kinh phí hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề cho bà con đồng bào Chứt; làm đường bê tông từ trung tâm xã đến các bản làng. Gần 100% các hộ trong xã đã có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Ông Hồ Phin, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa cho biết, xã tiếp tục triển khai Dự án 9 về đầu tư tạo sinh kế, phát triển kinh tế nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn. Địa phương hỗ trợ cây, con giống cho đồng bào Chứt ở các bản giúp người dân phát triển kinh tế.

“Thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 9 về hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số ít người là dân tộc Chứt, dân tộc đặc thù thì xét đúng người, đúng đối tượng, đúng chính sách. Địa phương xây dựng các phương án, kế hoạch, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất và thực hiện chuỗi giá trị”, theo ông Hồ Phin.

Tỉnh Quảng Bình được Chính phủ giao hơn 678 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023. Đến nay, tỷ lệ giải ngân của cả 3 chương trình ở tỉnh mới đạt khoảng 270 tỷ đồng, gần bằng 40% so với kế hoạch được giao.

Trong đó, nguồn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tỷ lệ vốn giải ngân thấp nhất, chỉ đạt khoảng 25% so với kế hoạch được giao. Nguyên nhân tỷ lệ giải ngân thấp do có nhiều vướng mắc, các quy định đề ra trong chương trình chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.  

Ông Võ Ngọc Thanh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình cho biết, quá trình triển khai có nhiều văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành chủ quản chương trình so với các quy định khác của Nhà nước có chồng chéo hoặc cùng 1 nội dung nhưng các văn bản có những quy định khác nhau.

“Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu thì chúng tôi sẽ phối hợp với các sở, ngành có liên quan tăng cường việc kiểm tra giám sát ở cơ sở. Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đặc biệt là các vấn đề liên quan sinh kế, liên quan đất ở, nhà ở cho bà con. Cùng các địa phương tháo gỡ các vấn đề khó khăn cho bà con, cho các đơn vị cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện chương trình” - ông Thanh nói.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

Lễ Giáng sinh - Minh chứng sinh động về tự do, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Lễ Giáng sinh hay còn gọi là Noel ở Việt Nam thường diễn ra từ tối 24 đến hết ngày 25/12, là thời điểm để mọi người có thể đi lễ, vui chơi, tặng quà và gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Tại Việt Nam, lễ Giáng sinh không chỉ dành cho những người theo đạo Thiên Chúa mà giờ đây đã trở thành dịp vui chơi của nhiều người, nhất là với giới trẻ.

Qua đó, lễ Giáng sinh góp phần tạo nên một bức tranh đa sắc màu về tự do, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân. Thực tiễn đó phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, vu cáo Việt Nam không có tự do, dân chủ, nhân quyền, vu cáo Việt Nam “đàn áp tôn giáo”…

Biển người đổ về Nhà Thờ lớn trong đêm Noel. Ảnh: VGP

Việt Nam - một quốc gia đa tôn giáo

Điều 18, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nêu rõ: “Quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn, chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác”. Như vậy, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào khác trên phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp.

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Ở Việt Nam có những tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hoà Hảo, Cao đài…) song hành cùng các tôn giáo du nhập từ bên ngoài (Công giáo, Phật giáo, Tin lành…). Ở nước ta, các tôn giáo luôn luôn giữ mối đoàn kết và tôn trọng niềm tin tôn giáo lẫn nhau, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi tôn giáo có đức tin và hệ thống giáo lý, giáo luật, nghi thức tôn giáo riêng, là đặc trưng để phân biệt tôn giáo này với tôn giáo khác. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tôn giáo vẫn có điểm tương đồng. Người viết: “Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”. Bác phân tích: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái; Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi; Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”, từ đó để chỉ cho quần chúng tín đồ thấy rõ, dù theo các tôn giáo khác nhau nhưng mọi người đều hướng tới điều thiện, xây dựng một xã hội tốt đẹp. Theo Bác, những giá trị đạo đức của tôn giáo như bác ái, từ bi, nhân nghĩa… rất phù hợp với đạo đức của truyền thống dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

Bên cạnh những giá trị đạo đức, các tôn giáo còn có hệ thống những lễ hội rất phong phú. Trước đây, việc tổ chức và tham gia lễ hội là công việc nội bộ giáo hội và tín đồ trong đạo. Ngày nay, rất nhiều lễ hội tôn giáo không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà nó có sức lan toả, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng xã hội như Lễ Giáng sinh, Phục sinh của đạo Công giáo, đạo Tin lành; Lễ Phật đản, Vu lan của Phật giáo; Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Hội thánh Cao đài Tây Ninh… Chẳng hạn như Lễ Giáng sinh của đạo Công giáo, xưa kia Giáng sinh là dịp để các chức sắc, nhà tu hành và những con chiên tưởng niệm, hân hoan chào đón thời khắc Chúa Jesu ra đời. Trước ngày Giáng sinh, các tín đồ trang trí nhà cửa, hang đá thật đẹp để chào đón Chúa ra đời. Trong đêm Giáng sinh, cộng đoàn tín đồ tập trung về nhà thờ để đọc kinh, cầu nguyện, hát ca mừng Chúa Giáng sinh.

Ngày nay, ở Việt Nam, lễ Giáng sinh đã vượt ra khỏi giáo đường của đạo Công giáo. Lễ Noel dần dần trở thành một sinh hoạt cộng đồng. Trong đêm Giáng sinh, người theo đạo vẫn thực hành những nghi thức, nghi lễ truyền thống của đạo Công giáo còn người ngoại đạo tập trung đi xem lễ. Cũng trong đêm Noel, trẻ con háo hức chờ đợi để được Ông già Noel tặng quà; nhiều gia đình rủ nhau mở tiệc liên hoan, bạn bè tổ chức gặp mặt uống cà phê, ca hát, các bà, các chị cùng nhau đi mua sắm (hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại thường mở các đợt khuyến mãi trong dịp Giáng sinh). Cũng trong dịp lễ Giáng sinh, các cô gái, chàng trai không bỏ lỡ thời cơ thể hiện tình cảm, hẹn hò, tìm những quà tặng độc đáo dành cho người mình yêu…

Những thành tựu trong đảm bảo tự do, tín ngưỡng tôn giáo

Qua thống kê cho thấy, tính đến nay, chính quyền đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau với trên 27,2 triệu tín đồ, trên 53 nghìn chức sắc, khoảng 148 nghìn chức việc, số lượng chức sắc, chức việc trong tổ chức tôn giáo có vai trò quan trọng trong tổ chức Giáo hội, là người thụ hưởng chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, trên 29.718 cơ sở thờ tự… Bên cạnh đó, hàng năm có trên 8.000 lễ hội về tín ngưỡng, tôn giáo với hàng vạn tín đồ tham gia; các tổ chức, cá nhân tôn giáo được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia các hoạt động an sinh xã hội, các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, các tổ chức tôn giáo có trên 500 cơ sở khám chữa bệnh, trên 800 cơ sở bảo trợ xã hội, với 300 trường mầm non... Từ năm 2018-2021 đã cấp phép xuất bản 2.027 ấn phẩm với hơn 7 triệu bản in, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng dân tộc và có 25 tờ báo, tạp chí của các tôn giáo đang hoạt động. 10 năm qua, thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp hàng trăm hécta đất để xây dựng cơ sở thờ tự. Năm 2022, chính quyền các cấp đã cấp phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo cho 486 cơ sở, tăng 60 cơ sở thờ tự tôn giáo so với năm 2021; cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho 183 điểm nhóm; cấp quyết định xuất bản cho 140 xuất bản phẩm với 684.250 bản in.

Có thể nói, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện hoạt động thuận lợi như hiện nay, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, chức sắc, chức việc, tín đồ ngày càng đông, cơ sở thờ tự ngày càng khang trang, việc sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam được công khai theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tăng cường giao lưu, học tập, trao đổi các đoàn với các tổ chức tôn giáo trên thế giới. Từ năm 2011 đến nay đã có gần 2.000 lượt cá nhân tôn giáo xuất cảnh tham gia khóa đào tạo ở nước ngoài, tham dự hội thảo, hội nghị quốc tế liên quan đến tôn giáo, gần 500 đoàn nước ngoài với hơn 3.000 lượt người vào Việt Nam để trao đổi, giao lưu, hướng dẫn tại cơ sở thờ tự ở Việt Nam. Điều đó không chỉ thể hiện sự chăm lo toàn diện của Đảng, Nhà nước đối với đời sống tôn giáo mà còn là sự tin tưởng, kỳ vọng của đông đảo chức sắc, tín đồ về đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng qua những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Một trong những đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam là tính dung hoà: người Việt luôn luôn muốn sống hoà hợp với tự nhiên, dung hoà với xã hội và con người. Mặc dù là một đất nước đa tôn giáo nhưng với tính cách dung hoà vốn có từ ngàn xưa, người Việt không có tư tưởng kỳ thị hoặc chia rẽ tôn giáo. Do vị trí địa lý đặc biệt nên từ xa xưa, Việt Nam trở thành nơi giao thoa của các nền văn hoá trong khu vực và trên thế giới. Mỗi khi có luồng tư tưởng mới, có một tôn giáo mới du nhập, truyền bá vào nước ta, ông cha ta thường giữ tâm thế “lấy tĩnh chế động” để quan sát và “gạn đục khơi trong”, tiếp nhận những tinh hoa của nó, đồng thời Việt hoá để nó phù hợp với tâm lý xã hội, thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Có lẽ với đặc tính đó mà ngày nay, chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở hầu hết các lễ hội tôn giáo, ngoài sự hiện diện của tín đồ còn có rất nhiều người dân, thậm chí là tín đồ của các tôn giáo khác cũng đến xem lễ, tham quan, du lịch, tìm hiểu văn hoá, tín ngưỡng… Bức tranh tôn giáo đa dạng đã góp phần làm giàu cho đời sống tinh thần của người Việt. Những giá trị đạo đức, nhân văn của các tôn giáo, những công trình kiến trúc, những tác phẩm văn học, nghệ thuật về đời sống tôn giáo… cùng với hệ thống lễ hội tôn giáo đã tạo nên bức tranh muôn màu của văn hoá Việt Nam.

Mặc dù tự do tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu khách quan và rõ ràng như vậy nhưng các thế lực thù địch vẫn thường xuyên sử dụng tôn giáo hòng thực hiện các mưu đồ chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, bóp méo, cho rằng Việt Nam “đàn áp tôn giáo”; lợi dụng các vấn đề chính trị-xã hội phức tạp trong nước để kích động ly khai, biểu tình; lợi dụng sự thiếu hiểu biết, cả tin của một bộ phận dân chúng để thành lập các “đạo lạ”, các tổ chức núp dưới danh nghĩa tôn giáo nhưng mang màu sắc chính trị, truyền đạo trái phép. Các đối tượng lồng ghép những tư tưởng phản động, xuyên tạc bản chất chế độ chính trị, chống đối chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra mâu thuẫn giữa tôn giáo với chính quyền, gieo nên những cái nhìn định kiến, ác cảm; kích động gây rối, làm mất ổn định chính trị-xã hội, gây mất đoàn kết lương-giáo, chia rẽ dân tộc... Các đối tượng âm mưu lôi kéo đồng bào tôn giáo khỏi sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, gây sức ép để vô hiệu hóa chính quyền cơ sở, kích động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Lợi dụng quyền “tự do tôn giáo”, chúng cố tình đánh tráo khái niệm để cho rằng con người có quyền “tự do tuyệt đối về tôn giáo”, tức là để tôn giáo đứng ngoài pháp luật.

Như vậy, với những thành tựu đã đạt được của Việt Nam trong đảm bảo tự do, tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có thực tiễn sinh động trong dịp Giáng sinh đã góp phần tạo nên một bức tranh toàn cảnh đa sắc màu trong nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Thực tiễn đó là minh chứng khách quan, rõ ràng phản bác các luận điệu sai trái mà các thế lực xấu đang rêu rao, xuyên tạc.

Liêm Chính - Bình Nguyên

Đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng

 VOV.VN - Ông Phan Đình Trạc yêu cầu Ban Nội chính Trung ương cần bám sát tiến độ các vụ án, vụ việc, kịp thời tham mưu chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc theo đúng yêu cầu, kế hoạch của Ban chỉ đạo.

Chiều 25/12, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Số vụ án và bị can bị khởi tố vì tội tham nhũng tăng gần gấp đôi so với năm 2022

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, năm 2023, Ban Nội chính Trung ương đã hoàn thành cơ bản toàn diện các nhiệm vụ công tác, có nhiệm vụ vượt yêu cầu đề ra, nhiều mặt công tác chuyển biến rõ rệt hơn các năm trước.

Trong đó, Ban đã tập trung tham mưu thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, góp phần tiếp tục đẩy mạnh, tạo bước tiến mới trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cả ở Trung ương và địa phương, cơ sở.

Ban đã chủ trì, phối hợp hoàn thành việc biên tập, xuất bản và tổ chức thành công lễ ra mắt cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư; phối hợp xây dựng tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về nội dung, giá trị cốt lõi của cuốn sách.

Ban đã tham mưu chỉ đạo tăng cường, đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nhất là tiếp tục đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra của Ban chỉ đạo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định, định giá tài sản.

Cùng với đó, Ban tham mưu kiểm tra, thanh tra một số lĩnh vực chuyên môn sâu, có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực, các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Tập trung hướng dẫn, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố.

Từ đầu năm đến nay, các địa phương đã phát hiện, khởi tố 684 vụ án, 1953 bị can về tội tham nhũng (tăng gấp 1,8 lần về số vụ so với năm 2022), nhiều địa phương đã khởi tố các vu án tham nhũng, tiêu cực lớn, liên quan đến các bộ thuộc diện Trung ương quản lý và cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thành phố quản lý, trong đó có cả nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Bên cạnh đó, công tác theo dõi, đôn đốc, tham mưu chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc có nhiều cố gắng; chủ động, nhạy bén, quyết liệt, hiệu quả hơn. Tham mưu chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác giám định, định giá tài sản; kiên trì, quyết liệt, khách quan trong tham mưu chủ trương, quan điểm chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp như vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, công ty AIC, công ty Việt Á...

Cùng với đó, Ban đã tham mưu đưa một số vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; tham mưu chỉ đạo, ban hành chủ trương phân hóa diện đối tượng xử lý trong một số vụ án, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo phù hợp với bối cảnh, điều kiện, nguyên nhân phát sinh vi phạm, tội phạm được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ; Tham mưu chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt các bị can, bị cáo đang bỏ trốn trong vụ án liên quan đến công ty AIC.

Đây là những vấn đề mới, chưa có tiền lệ trong quá trình xử lý các vụ án nói chung và các vụ án tham nhũng, tiêu cực nói riêng, gỡ được “nút thắt” quan trọng góp phần tạo bước chuyển mới trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực...

Kịp thời tham mưu chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử lý vụ án, vụ việc

Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc biểu dương các vụ, đơn vị của Ban đã nỗ lực cố gắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2023.

Về nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, ông Phan Đình Trạc đề nghị Ban Nội chính Trung ương khẩn trương tham mưu xây dựng tổ chức và tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình công tác năm 2024 của Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, tiêu cực (ban chỉ đạo); chuẩn bị tốt tài liệu, phục vụ chu đáo các phiên họp của Ban chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban chỉ đạo.

Bên cạnh đó, Ban Nội chính Trung ương cần bám sát tiến độ các vụ án, vụ việc, kịp thời tham mưu chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc theo đúng yêu cầu, kế hoạch của Ban chỉ đạo.

Một nhiệm vụ khác là Ban tập trung tham mưu xây dựng các Đề án theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2024, trong đó có 8 Đề án. Đồng thời, chủ động nghiên cứu, đề xuất các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp để phục vụ việc chuẩn bị dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng.

“Ban Nội chính Trung ương tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu, thẩm định, tham mưu, đề xuất về một số vấn đề lớn trong các dự án luật, đề án, văn bản quan trọng về nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp, nhất là tập trung nghiên cứu, tham gia ý kiến sâu vào các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác xây dựng pháp luật chuẩn bị trình Bộ Chính trị tới đây”, ông Phan Đình Trạc lưu ý.

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023

Chủ tịch nước: Mỗi bản án được tuyên phải thực sự làm cho mọi người 'tâm phục, khẩu phục'

Chiều 24/12, tại TP Đà Nẵng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tòa án năm 2024.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình chủ trì hội nghị. Đây là lần thứ hai, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng làm việc với ngành Tòa án.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến dự hội nghị. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Năm 2023, Tòa án các cấp thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh số lượng các loại vụ việc phải giải quyết tiếp tục gia tăng với tính chất, mức độ ngày càng đa dạng, phức tạp. Bên cạnh yêu cầu phải làm tốt công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, các Tòa án còn phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp như việc triển khai thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án hay tổ chức các phiên tòa xét xử bằng hình thức trực tuyến. 

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá, năm 2023, ngành Tòa án đã chủ động, sáng tạo, có nhiều chủ trương, giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng công tác. Công tác xét xử có nhiều chuyển biến tích cực; tỷ lệ giải quyết các vụ án đạt cao; chất lượng xét xử ngày càng được nâng cao; pháp luật được chấp hành nghiêm minh và thống nhất; tranh tụng tại phiên tòa được mở rộng, thực chất, hiệu quả hơn...; góp phần kiềm chế gia tăng tội phạm, thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Tỷ lệ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan thấp hơn năm trước, đạt và vượt chỉ tiêu của Quốc hội giao.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Tòa án nhân dân Tối cao. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Đặc biệt, Tòa án các cấp đã tổ chức xét xử thành công nhiều vụ án tham nhũng lớn. Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, được xét xử đúng tiến độ, nghiêm minh theo pháp luật. Tòa án đã chủ động phối hợp với liên ngành tố tụng giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án lớn. Các vụ án đã xét xử được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, tin tưởng, đánh giá cao; thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, khẳng định quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta. 

Việc ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh; công khai các bản án, quyết định của tòa án được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, tạo điều kiện để nhân dân và cơ quan dân cử giám sát hoạt động của tòa án, đồng thời nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, thẩm phán trong thực thi công vụ.

Biểu dương, đánh giá cao thành tích mà ngành Tòa án đạt được trong năm 2023, Chủ tịch nước cũng chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của tòa án các cấp vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót như: Tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; vẫn còn một số vụ án giải quyết quá thời hạn luật định do nguyên nhân chủ quan; năng lực, trách nhiệm, phẩm chất của một số cán bộ còn yếu, cá biệt có cán bộ vi phạm pháp luật...; việc tổ chức thi hành án tử hình chậm, số bị án tử hình cần phải thi hành còn thấp.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại biểu dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Tòa án nhân dân Tối cao. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Chủ tịch nước phân tích, cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và quy mô nền kinh tế tăng nhanh, các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính gia tăng đột biến, làm cho hoạt động xét xử của tòa án ngày càng tăng lên, khó và phức tạp hơn. Trong khi đó, yêu cầu của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng hoạt động tư pháp, trong đó hoạt động xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy và lãnh đạo tòa án các cấp chú trọng đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của toà án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; bảo đảm thực chất tính độc lập của hai cấp xét xử.

“Cần tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm, bảo đảm thấu tình, đạt lý, nhân văn, thuyết phục. Uy tín của Tòa án là uy tín của Đảng, Nhà nước và chế độ, là niềm tin của người dân đối công lý, công bằng xã hội. Mỗi bản án được tuyên phải thực sự làm cho mọi người "tâm phục, khẩu phục", khuất phục được tội phạm, thuyết phục được các bên, xã hội đồng tình; có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh, góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chi rõ, nhiệm vụ quan trọng nhất của các tòa án là phải nâng cao chất lượng xét xử, Chủ tịch nước chỉ đạo cần chú trọng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp; hạn chế thấp nhất các bản án bị huỷ, bị sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán. Phải nâng cao chất lượng, tính chính xác, tính khả thi, các phán quyết của tòa án, nhất là việc áp dụng các hình phạt.

“Khi phát hiện sai sót phải thành tâm nhận khuyết điểm, khẩn trương, kiên quyết khắc phục, sửa chữa để bảo vệ quyền và lợi ích tổ chức, cá nhân; đó cũng là cách để nâng cao uy tín của tòa án. Chú trọng công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Đẩy mạnh việc công khai bản án, quyết định của tòa án làm cơ sở để nhân dân và các cơ quan liên quan giám sát hoạt động của tòa án, tăng cường niềm tin của nhân dân vào công lý và công bằng xã hội”, Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước yêu cầu, quá trình xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế phải nghiên cứu, đánh giá, quyết định hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội của các bị cáo; có hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn; khoan hồng với người làm công ăn lương, phạm tội lần đầu, khai báo thành khẩn; chú trọng và thực hiện có hiệu quả việc thu hồi tài sản của tổ chức, cá nhân bị chiếm đoạt, thất thoát, thiệt hại. 

“Mỗi sai sót trong thực thi công vụ của cán bộ tư pháp đều ảnh hưởng đến sinh mạng chính trị, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thậm chí là tính mạng của người dân”, Chủ tịch nước nói và nhấn mạnh đến ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ thẩm phán thực sự "phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, có đạo đức trong sáng, thanh liêm, chính trực, khát khao công lý, giàu lòng nhân ái, có phương pháp công tác khoa học, sâu sát, thận trọng, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông pháp luật.

Đặc biệt, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương chỉ đạo ngành Tòa án tập trung hoàn thành xây dựng Tòa án điện tử vào năm 2025, nâng cao năng lực quản trị tòa án trên nền tảng số, cung cấp cho người dân nhiều dịch vụ tư pháp tiện ích, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tòa án, xây dựng hình ảnh tòa án thân thiện, thực sự là chỗ dựa của Nhân dân trong bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân.

Đi liền với đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của tòa án, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể trong mỗi cơ quan tòa án; đề cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên ngành Tòa án trong xã hội, nhất là người đứng đầu tòa án các cấp; xây dựng ngành Tòa án trong sạch, vững mạnh; thực hiện nghiêm Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Tại Hội nghị, Tòa án nhân dân tối cao đã cho ra mắt Bộ sách Lịch sử Tòa án nhân dân Việt Nam (1945 - 2023).

Theo TTXVN 

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2023

Quân đội nhân dân Việt Nam và sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Hòa bình – Độc lập – Tự do, là khát vọng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc Quân lệnh số I - Quyết định thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22/12/1944), tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngay sau ngày thành lập, đồng chí đã trực tiếp chỉ huy trận Phai Khắt - Nà Ngần (25-26/12/1944) giành thắng lợi. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Để hiện thực khát vọng đó, các thế hệ cha ông ta đã đứng lên, anh dũng, quật cường đánh đuổi kẻ thù ngoại xâm, giữ vững và mở mang biên cương, tạc vào lịch sử những kỳ tích, chiến công hiển hách. Một trong những dấu son đó là ngày 22/12/1944 - ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, mở ra những chiến công chói lọi của quân đội ta trong thời đại Hồ Chí Minh.

79 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và việc xuất sắc thực hiện những lời căn dặn của Bác, Quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng trưởng thành, lớn mạnh. Lực lượng vũ trang đó cũng đang mang sứ mệnh mới: Xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam “tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại” bảo đảm đủ sức hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ vững chắc hòa bình cho đất nước.

Quân đội ta được Đảng ta thành lập ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ, biên chế thành 3 tiểu đội, với tên gọi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi chỉ thị thành lập đội quân này đã nhận định: “Tuy lúc đầu quy mô nhỏ nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang”. Vì theo Người, đội quân cách mạng này sẽ phát triển “từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng bàn kế hoạch mở Chiến dịch biên giới 1950. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Vừa mới ra đời, ngày 25/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã tập kích diệt đồn Phai Khắt ở tỉnh Cao Bằng rồi đánh đồn Nà Ngần, cách đó 15 km về phía Đông Bắc để mở đầu truyền thống đánh là chắc thắng, thắng ngay từ trận đầu của quân đội ta. Sau đó, Đảng ta hợp nhất Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân.

Từ những chiến công đầu Phai Khắt, Nà Ngần đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, từ khí thế cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Hà Nội mở đầu Ngày Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946, đến trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954, Quân đội nhân dân cùng các lực lượng vũ trang cách mạng trong cả nước đã trưởng thành vượt bậc, trở thành một quân đội cách mạng chính quy, lập nên kỳ tích “lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu”.

Thắng lợi của quân đội và nhân dân ta không những làm phá sản mưu đồ quay trở lại thống trị Việt Nam của chủ nghĩa thực dân mà còn cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên, mở đầu cho sự sụp đổ hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới.

Chiến sỹ đại đội 3 đoàn X pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô mưu trí, dũng cảm, nổ súng kịp thời, chính xác bắn rơi máy bay Mỹ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Từ những chiến công mở đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân ta tiếp tục đánh bại cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bằng "pháo đài bay" B52 của kẻ thù hòng “đưa Hà Nội và miền Bắc về thời kỳ đồ đá”, làm nên Chiến thắng lẫy lừng Hà Nội – Điện Biên phủ trên không năm 1972. Và đại thắng mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là chiến công vang dội của Quân đội nhân dân Việt Nam trên chặng đường giữ vững độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Chiến công đó đã mở đầu cho thời kỳ mới, thời kỳ cả nước ta ra sức xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Không chỉ chiến đấu giải phóng dân tộc mình, với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "giúp bạn là tự giúp mình", Quân đội ta còn sát cánh cùng lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Lào, Campuchia chống kẻ thù chung. Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược vừa kết thúc thắng lợi, Quân đội ta lại bước vào cuộc chiến đấu ác liệt để bảo vệ biên giới Tây Nam rồi biên cương phía Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, để lại hình ảnh tốt đẹp "Bộ đội Cụ Hồ" trong lòng nhân dân nước bạn.

Sáng 3/5/1983, hơn 3 vạn dân thủ đô Phnom Penh lưu luyến tiễn đưa các chiến sĩ Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, lên đường trở về nước. Ảnh: TTXVN

Những mốc son chói lọi đó đã tạc vào lịch sử vẻ vang của dân tộc, đánh dấu bước trưởng thành nhanh chóng và phát triển vượt bậc của quân đội ta.

Ngày nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đang bảo vệ Tổ quốc và góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước với nhiều cơ hội lớn và thách thức mới. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta phải ra sức xây dựng Quân đội ta thành một quân đội nhân dân hùng mạnh, một quân đội cách mạng tiến lên chính quy và hiện đại, để giữ gìn hòa bình, bảo vệ Tổ quốc”, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, Nghị quyết số 05-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 230-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương đặt mục tiêu: Đến năm 2025, Quân đội sẽ được xây dựng cơ bản tinh, gọn, mạnh; tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Bộ đội Đặc công tham gia tổng duyệt Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN


Đây là chủ trương hết sức đúng đắn, sáng tạo, thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, đồng thời, cũng thỏa lòng mong mỏi và nguyện vọng chính đáng của toàn dân, toàn quân ta.

Hướng “tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại” đó thể hiện rất rõ qua việc các quân đoàn sẽ được sắp xếp, tổ chức lại, tiếp tục được xác định là lực lượng cơ động chiến lược, có vai trò đặc biệt quan trọng trong tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Mà mới đây, Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 đã được tổ chức lại thành Quân đoàn 12, là Quân đoàn đầu tiên được tổ chức lại theo chủ trương đúng đắn này.

Biên đội tàu 264, 265, thuộc Hải đội 512, Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân tuần tra trên biển. Ảnh: TTXVN phát

Để xây dựng quân đội hiện đại, công nghiệp quốc phòng cũng đang từng bước phát triển theo hướng hiện đại, lưỡng dụng, đáp ứng một phần nhu cầu vũ khí, trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang và góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vừa qua, Bộ Quốc phòng đã thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng. Việc thành lập lực lượng mới này cho thấy sự quyết tâm và chủ động về chủ trương nhằm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, phương thức bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước, Quân đội trước bối cảnh Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư mở ra một kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội nhưng đi kèm là những thách thức. Nhất là trước sự xuất hiện một số hình thái chiến tranh mới như chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, trực tiếp đe dọa chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc trên không gian mạng.

Đặc biệt, kế sách “giữ nước từ khi nước chưa nguy” được hình thành, đúc kết trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc và đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, phương thức giữ nước trong mọi thời đại, tiếp tục được Đảng ta kế thừa. Với tư duy, tầm nhìn chiến lược, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo, phát triển kế sách của cha ông thành quan điểm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Tốp máy bay Su-30MK2 (Trung đoàn Không quân 927) trình diễn phục vụ Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022.
Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc chính là thể hiện tầm nhìn, sự vận dụng sáng tạo kế sách đó. Thực tiễn những năm qua cho thấy, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là một trong những trụ cột của đối ngoại quốc phòng; là điểm sáng trong quan hệ đa phương của Quân đội nhân dân Việt Nam trong những năm gần đây. Lực lượng “Mũ nồi xanh” của Quân đội nhân dân Việt Nam luôn hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Liên hợp quốc, Phái bộ và bạn bè quốc tế tin tưởng, đánh giá cao lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam về chuyên môn, tính kỷ luật, đoàn kết quốc tế và khả năng thích ứng với môi trường đa quốc gia, khí hậu khắc nghiệt, an ninh, bệnh dịch phức tạp.

Những kết quả quan trọng đó, như khẳng định của Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: “... là tiền đề rất quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; đồng thời, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Lễ tiễn Đội Công binh số 2 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNISFA, khu vực Abyei. Ảnh: An Đăng/TTXVN

79 năm kể từ ngày 22/12/1944, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và thực hiện xuất sắc những lời căn dặn của Bác, Quân đội nhân dân Việt Nam đang không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, bảo đảm đủ sức hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ vững chắc hòa bình cho đất nước. Và như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ, trong xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại, là chú trọng xây dựng quân đội ta vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, góp phần xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, phải luôn luôn "tự soi, tự sửa" để trong bất cứ hoàn cảnh nào, khó khăn, phức tạp đến đâu thì phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" vẫn được giữ vững; phải giữ mình và thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện; đấu tranh có hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, làm cho quân đội ta ngày càng mạnh hơn, trưởng thành hơn, mãi mãi xứng đáng là "Bộ đội Cụ Hồ", xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.

Theo TTXVN

Giữ phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ sau khi nghỉ hưu

[CAND] Nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ rõ: “Sa sút ý chí phấn đấu...”; “Cơ hội, vụ lợi, chỉ lo vun vén cá nhân...”; “Mê tín dị đoan”; “Cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi”... Soi chiếu vào hành vi, việc làm thiếu chuẩn mực của một số ít cán bộ Quân đội sau khi nghỉ hưu, chúng tôi thấy cần thiết phải lên tiếng góp ý, đấu tranh, nhằm khắc phục những biểu hiện “lệch chuẩn”, góp phần giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trước những cám dỗ, cạm bẫy...

Xin kể một chuyện...

Tôi lên mạng tìm kiếm thông tin chữa bệnh khớp theo phương pháp y học cổ truyền cho người thân. Ngay sau đó, trang Facebook cá nhân xuất hiện nhan nhản thông tin quảng cáo liên quan đến nội dung này. Tôi tương tác vào tài khoản của một sĩ quan Quân đội nghỉ hưu. Chủ tài khoản giới thiệu, bản thân từng là bộ đội tham gia chiến đấu trên chiến trường K, bị bệnh khớp âm ỉ lâu năm, đau nhức, rất khổ sở.


Mặc dù đã đi điều trị tại các bệnh viện uy tín trong và ngoài Quân đội nhưng không khỏi. Chỉ đến khi được người quen mách cho một bài thuốc Đông y, kiên trì điều trị sau 3 tháng thì bệnh khỏi hẳn. Vì muốn giúp ích cho đời nên anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những ai đang bị bệnh khớp hành hạ. Chủ tài khoản nhấn mạnh rằng, việc này hoàn toàn là “làm phúc”, không đòi hỏi bất cứ điều gì từ người bệnh...

Nhìn thấy hình ảnh chủ tài khoản là cựu chiến binh (CCB), quân phục chỉnh tề, quân dung tươi tỉnh, kèm những lời thoạt đọc có vẻ rất chân tình, nhiều người đã vào tài khoản này tương tác. Tôi được chủ tài khoản cung cấp số điện thoại. Khi gọi nói chuyện, anh thể hiện thái độ rất niềm nở, hỏi thăm sức khỏe bản thân, gia đình tôi, tâm sự về đời binh nghiệp rồi dẫn dắt vào câu chuyện bị bệnh khớp do phải “ăn bờ, ngủ bụi” trên chiến trường nhiều năm.

“Đời binh nghiệp của anh em mình khổ lắm em ạ! Lăn lộn trên thao trường mưa nắng, ai rồi về già cũng bị thấp khớp cả thôi. Mắc bệnh rồi thì chữa. Chưa mắc bệnh thì phòng ngừa. Bài thuốc này tốt lắm. Có tốn kém ban đầu một chút còn đỡ gấp trăm lần bệnh diễn biến nặng phải đi bệnh viện”, anh nói và đề nghị tôi cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ để gửi thuốc đến tận nơi. Liên tục những ngày sau đó, tôi nhận được điện thoại của một người phụ nữ, xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng của một cơ sở y học cổ truyền tại miền Trung. Người này nói, đã nhận được hồ sơ đăng ký chữa bệnh của tôi, do bác “X”, là thượng tá Quân đội nghỉ hưu chuyển đến. Một liệu trình điều trị 3 tháng, hết 10 triệu đồng. Người này đề nghị tôi chuyển tiền cọc và cam kết sẽ gửi thuốc đến đúng địa chỉ, chữa khỏi bệnh.

“Anh là bộ đội, cứ kiểm chứng thông tin qua bác “X” là rõ. Bên em bảo đảm uy tín, không làm ăn nhập nhèm đâu”, người này nhấn giọng.

Đến đây thì tôi đã rõ! Thượng tá CCB nọ đã sắm vai “chim mồi” để dụ khách hàng là bệnh nhân trên mạng xã hội, sau đó cung cấp thông tin cho “cơ sở chữa bệnh”. Tôi liên lạc lại, khuyên anh không nên lấy hình ảnh, danh dự của một CCB ra cho người ta lợi dụng mồi chài làm ăn. Chẳng biết khi “dụ” được một “con mồi”, anh được chia phần trăm bao nhiêu, nhưng cái kiểu chữa bệnh mà không cần khám, không cần gặp bệnh nhân, chỉ liên lạc qua mạng xã hội rồi gửi thuốc cho bệnh nhân uống thì đủ biết, chất lượng của cái gọi là “cơ sở Đông y” đó như thế nào? Cái đánh mất không chỉ là tiền và sức khỏe của các bệnh nhân bị “dụ”, mà quan trọng nhất là hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong trường hợp này đã bị ảnh hưởng rất xấu.

Vì tin vào bộ quân phục anh mặc, tin vào quân hàm anh mang, tin một sĩ quan Quân đội đã trải qua chiến trường... nên nhiều bệnh nhân mới làm theo. Đến khi “tiền mất tật mang”, khó tránh khỏi việc người ta quay lại chửi anh, xúc phạm nhân phẩm Bộ đội Cụ Hồ, anh thấy thế nào? Nghe tôi khuyên, anh im lặng. Sau đó, trên nền tảng Facebook, tôi không thấy tài khoản mang tên anh xuất hiện nữa.

Khi danh nghĩa Bộ đội Cụ Hồ bị lợi dụng

Trên đây là một ví dụ cụ thể trong rất nhiều kiểu hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ sau khi nghỉ hưu bị không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng nhằm trục lợi, xuất hiện nhan nhản trên không gian mạng hiện nay. Phổ biến là lấy danh nghĩa bộ đội để mồi chài chữa bệnh, bán hàng, cung cấp dịch vụ dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi... Thậm chí, có một số trường hợp núp bóng các hình thức dưỡng sinh để truyền đạo trái phép.

Trên mạng xã hội đang lan truyền clip cổ xúy phương pháp chữa bệnh ung thư theo "đạo pháp" của một số sĩ quan cao cấp nghỉ hưu, với những phát ngôn thiếu chuẩn mực. Không chỉ có CCB xuất hiện với danh nghĩa bệnh nhân, trong các nội dung liên quan đến sức khỏe, còn có những clip lan truyền hình ảnh của những “bác sĩ quân y”, kèm thông tin cá nhân cụ thể.

Điều đáng bàn là phát ngôn của những “bác sĩ quân y” này rất phản khoa học. Mới đây, trên nền tảng TikTok lan truyền clip của một người xưng là “sĩ quan cao cấp, bác sĩ quân y” nghỉ hưu, ca ngợi hết lời một phương pháp chữa bệnh bằng phương thức tín ngưỡng. Người này nói rằng, cả một đời đi làm thầy thuốc, chỉ đến khi gặp được phương pháp này mới tìm thấy “chân ái cuộc đời”. Từ việc ca ngợi hết lời một hình thức tín ngưỡng, “bác sĩ quân y” này đã phủ nhận, xổ toẹt cả nền y học hiện đại mà anh vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của chính môi trường ấy.

Những biểu hiện tương tự xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội khiến nhiều CCB bức xúc, phản ánh về Báo Quân đội nhân dân, đề nghị tòa soạn lên tiếng góp ý, đấu tranh chấn chỉnh, khắc phục. Rõ ràng, việc lấy hình ảnh, danh nghĩa Bộ đội Cụ Hồ như một kiểu bình phong để quảng bá các hình thức, sản phẩm nhằm trục lợi đã gây nhiễu thông tin, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Điểm chung dễ nhận thấy là những cá nhân CCB bị lợi dụng, khi xuất hiện trong các bức ảnh, clip nêu trên thường mặc quân phục chỉnh tề, một số người còn đeo cả huân, huy chương. Theo dõi một cách có hệ thống những hiện tượng này, không khó để nhận ra hình ảnh, lời nói của những CCB đó chính là sản phẩm được dàn dựng tinh vi, bài bản, rất có ý đồ của các tổ chức, cá nhân, nhằm lèo lái, dẫn dụ để tạo dựng lòng tin từ công chúng.

Từ những biểu hiện trục lợi về tiền bạc, một số trường hợp sẽ bị dẫn dụ, mua chuộc, phát ngôn phục vụ cho ý đồ tuyên truyền mang sắc màu tôn giáo, chính trị, trái quan điểm của Đảng. Nó để lại những hệ quả khó lường đối với môi trường văn hóa, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

 

Cùng với các biểu hiện lợi dụng hình ảnh, danh nghĩa Bộ đội Cụ Hồ, thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội, phổ biến nhất là Facebook, YouTube..., còn diễn ra tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sức khỏe mạo danh các bệnh viện, bác sĩ Quân đội để trục lợi. Hiện tượng này xuất hiện nhan nhản như một “mê hồn trận”, gây nhiễu loạn thông tin. Hậu quả là người dân, bệnh nhân nhẹ dạ cả tin lãnh đủ.

Tại sao hình ảnh, danh nghĩa Bộ đội Cụ Hồ sau khi nghỉ hưu lại bị lợi dụng? Ai cũng biết rõ, xưa nay trong đời sống xã hội, trong lòng nhân dân, Bộ đội Cụ Hồ là một danh xưng mang giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Bộ đội là niềm tin, là chỗ dựa, là niềm tự hào của nhân dân.

Chính vì vậy, nhiều tổ chức, cá nhân trong chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu sản xuất, kinh doanh, rất muốn hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp Quân đội, CCB có tên tuổi, uy tín, như một cách để tạo dựng lòng tin, xây dựng thương hiệu trên thương trường. Những đối tượng có tư tưởng trục lợi, các thành phần bất mãn, cực đoan chính trị cũng bám vào đặc điểm này để dụ dỗ, lôi kéo, thậm chí mua chuộc một số CCB để phục vụ ý đồ riêng. Họ có sẵn kịch bản để thực hiện một cách tinh vi, khiến không ít người khi đã rơi vào vòng xoáy này rất khó cưỡng.

Khi danh nghĩa Bộ đội Cụ Hồ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi trái đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, hậu quả để lại rất khó lường. Dễ thấy nhất là nó làm méo mó, hoen ố hình ảnh, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, gây xói mòn lòng tin của nhân dân, tổn hại đến nền tảng tư tưởng của Đảng. Chính vì vậy, việc nhận diện để đấu tranh phê bình là vô cùng cần thiết.

Vài dòng viết thêm

Thực lòng khi ngồi trước máy tính viết bài này, chúng tôi rất cân nhắc, đắn đo. Các cán bộ Quân đội nghỉ hưu là đồng đội thế hệ đàn anh của chúng tôi. Đại đa số các bác, các chú, các anh đều là những tấm gương sáng, là điểm tựa tinh thần cho thế hệ Bộ đội Cụ Hồ đang tại ngũ học tập, noi theo. Hoàn toàn trong thâm tâm, chúng tôi không có ý định “lên lớp”, “dạy đời”, “trứng khôn hơn vịt”...

Những trường hợp như đã nêu trên chỉ là thiểu số. Tuy nhiên, trong không gian mạng, những hiện tượng tiêu cực, chưa tốt, chưa đẹp và không nên có như đã nêu trên chả khác gì vết dầu loang, là “con sâu làm rầu nồi canh”.

Nếu không kịp thời góp ý, đấu tranh phê bình, để nó tái diễn, phát triển, sẽ rất nguy hại, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ mà các thế hệ ông, cha, anh và lớp trẻ hôm nay trong quân ngũ đã dày công vun đắp bằng xương máu, mồ hôi, trí tuệ, tâm hồn... suốt gần 80 năm qua. Trong các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận... Đảng ta đã cảnh báo, chỉ rõ những hành vi sai trái nêu trên là biểu hiện của suy thoái đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị, là mầm mống của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cần phải đấu tranh thẳng thắn để chấn chỉnh, phòng ngừa.

Hầu hết cán bộ Quân đội nghỉ hưu đều tham gia sinh hoạt, hoạt động ở chi bộ, hội CCB địa phương. Chính vì vậy, hội CCB các cấp, tổ chức đảng nơi đảng viên CCB sinh hoạt, cần nêu cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm quản lý hoạt động của hội viên, đảng viên; kịp thời phát hiện, góp ý phê bình, đấu tranh trên tinh thần xây dựng, trên tình đồng chí, đồng đội để phòng ngừa hiệu quả ngay từ gốc.

Còn với những CCB, nếu ai đó đã, đang rơi vào những biểu hiện sai trái này, nên bình tâm suy xét mọi nhẽ để có suy nghĩ và hành động đúng đắn, chuẩn mực. Xin trích lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, diễn ra tại Hà Nội ngày 11-8-2021 để khép lại bài này: “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”.

LỮ NGÀN

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...