[CAND] Trước một số thắc mắc xung quanh Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, mới đây hai đại diện Ban soạn thảo là Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, thành viên ban nghiên cứu chuyên đề giúp việc Bộ trưởng và Đại tá Đỗ Thanh Bình, Cục phó Cục Cảnh sát giao thông đã có những thông tin giải đáp rõ nhiều vấn đề mà người dân lo ngại.
TNGT là vấn đề cấp thiết nhất trong giao thông đường bộ
Theo Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, mỗi
năm có hàng chục nghìn người chết vì tai nạn giao thông (TNGT), nhiều người bị
thương tật và gây thiệt hại tài sản; tiếp theo là sự phát triển nhanh chóng của
các phương tiện giao thông trong khi hạ tầng phát triển chưa kịp, dẫn đến ùn tắc.
Giao thông là bộ mặt của văn hóa, xã hội. So sánh với các nước trên thế
giới, phương tiện giao thông nước ta chủ yếu là xe máy, loại hình đường hỗn hợp,
ý thức chấp hành chưa cao, tình trạng vi phạm ATGT vẫn phổ biến. So với đường sắt,
đường thủy, đường bộ gắn bó sâu sắc với đời sống người dân, kết nối với các loại
hình khác, TNGT đường bộ chiếm tỷ lệ cao nhất, gây tâm lý bất an cho người dân.
Vì vậy, chúng ta cần cái nhìn tổng thể để giải quyết căn cơ là kiềm chế
TNGT, có cơ chế để giải quyết ùn tắc, trước mắt phải hợp lý hóa cái đã có về hạ
tầng giao thông, xây dựng văn hóa giao thông phải tiệm cận với các nước là văn
hóa xếp hàng nhường nhịn khi tham gia giao thông, mục tiêu chính là duy trì trật
tự đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Dự thảo Luật Trật tự, ATGT đường bộ sẽ điều chỉnh cả nội dung liên quan đến điều kiện phương tiện tham gia giao thông. |
Trước lo ngại về vấn đề ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu sau khi
tách luật giao thông đường bộ, TNGT vẫn không giảm, Đại tá Đỗ Thanh Bình khẳng
định: “Khi xây dựng luật, chúng tôi mong muốn sẽ giảm tối đa tỷ lệ TNGT. Tuy
nhiên, việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, cần sự phối hợp của tất cả các
đối tượng tham gia giao thông thì mới có kết quả như mong muốn”.
Cũng theo ông Bình, luật gần nhất của chúng ta từ năm 2008 tên là Luật
Giao thông đường bộ, tức là chuyện đi lại. Luật năm 2008 điều chỉnh 3 đối tượng
rất khác nhau: Gồm giao thông, đi lại nói chung; hai là phát triển kết cấu hạ tầng,
đường sá và thứ ba là phát triển vận tải đường bộ.
Bối cảnh xây dựng các Luật Giao thông đường bộ năm 2001 và 2008 khi
phương tiện giao thông chủ yếu ở nước ta là xe máy nên yêu cầu khác hiện nay. Lần
này, khi sửa đổi, sẽ còn nhiều chính sách liên quan để đảm bảo an toàn cho người
đi đường, phát triển đường sá, phát triển đường bộ, nhất là luật giao thông
liên quan đến quyền con người. Nếu không quy định được chuyên sâu, về sau sẽ
càng thiếu đồng bộ.
Khi chọn xây dựng Luật Trật tự, ATGT đường bộ, điều chỉnh hành vi người
tham gia giao thông sẽ đảm bảo an toàn tính mạng tài sản. Hai là điều chỉnh quy
hoạch thiết kế xây dựng bảo trì vận hành để đất nước có đường sá hiện đại. Hai
mục tiêu này rất rõ, Luật Trật tự ATGT tập trung vào con người, gồm các quy tắc
giao thông và người tham gia giao thông, điều kiện của phương tiện tham gia
giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó là mối quan hệ giữa nhà nước và người dân, tức là tuần tra
kiểm soát. Người thực thi công vụ được làm gì, làm đến đâu và cách thức ra sao.
Điểm rất mới là sẽ quy trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong đảm bảo ATGT. Mục
tiêu của luật mới là đảm bảo an toàn. Giao thông là động, hạ tầng là tĩnh, phát
triển vận tải mang tính lĩnh vực kinh tế, chuyên sâu từng lĩnh vực sẽ tốt nhất
cho người dân, tốt cho xã hội, duy trì trật tự, bảo vệ quyền và tính mạng con
người.
Luật tham khảo sự tiến bộ của các nước lân cận, chuyên về phát triển đường,
thậm chí chuyên về đường đô thị ra sao, cao tốc thế nào. Nếu có luật chuyên
sâu, quy định cho từng cơ quan, giảm các văn bản dưới luật và gắn trách nhiệm từng
đơn vị cụ thể. Tức sẽ có người phải chịu trách nhiệm nếu cái trật tự đó không
được đảm bảo.
Không có chuyện gây khó cho người dân
Hiện nay, người dân tham gia giao thông chỉ cần soi chiếu một luật Giao
thông đường bộ, nếu Quốc hội thông qua dự Luật Trật tự ATGT và dự Luật Đường bộ
thì phải soi chiếu hai luật cho một hành vi. Như vậy, sẽ không đảm bảo tiêu chí
đơn giản trong tiếp cận luật pháp. Điều này có gây khó khăn cho người dân
không?
Về vấn đề này, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, thành viên ban nghiên cứu
chuyên đề giúp việc Bộ trưởng Công an thẳng thắn cho biết, Luật Giao thông đường
bộ năm 2008 hiện nay đang quy định điều chỉnh đồng thời 3 lĩnh vực khác nhau
là: ATGT; kết cấu hạ tầng giao thông; vận tải đường bộ.
Thực tiễn cho thấy ATGT, kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ
là 3 lĩnh vực rất lớn, mục tiêu, đối tượng điều chỉnh khác nhau nhưng lại được
điều chỉnh trong cùng một luật dẫn đến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ
ràng, nhiều nội dung quan trọng thuộc từng lĩnh vực, phải ban hành rất nhiều
văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện.
Dự thảo Luật Trật tự, ATGT đường bộ sẽ điều chỉnh cả nội dung liên quan đến điều kiện phương tiện tham gia giao thông. |
Tên gọi Luật Giao thông đường bộ là chuyên ngành nhưng nội dung, phạm
vi điều chỉnh không đúng là luật chuyên ngành. Trong đó, ATGT (an toàn cho người
đi đường) thuộc lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội; xây dựng, phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ (trong đó có chất lượng an toàn công
trình và phương tiện) thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, liên quan đến đầu tư,
quản lý tài sản công và hoạt động kinh tế vận tải, tuân theo quy luật thị trường.
Theo đó, các quy phạm pháp luật, điều khoản, chương, mục của Luật Giao
thông đường bộ năm 2008 hoặc chỉ phù hợp áp dụng cho lĩnh vực trật tự, ATGT đường
bộ hoặc chỉ phù hợp áp dụng cho lĩnh vực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ, vận tải đường bộ và đa số các điều khoản, chương, mục của
luật chỉ có thể áp dụng cho một lĩnh vực, không thể đồng thời áp dụng được cho
cả 3 lĩnh vực.
Trong quá trình xây dựng dự án luật, cơ quan soạn thảo đã trao đổi kinh
nghiệm và nghiên cứu, tham khảo pháp luật của nhiều quốc gia, cho thấy nhiều quốc
gia xây dựng luật về ATGT (trật tự, ATGT), luật về phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông, nhiều quốc gia xây dựng luật riêng về xây dựng, vận hành đường bộ
cao tốc, luật riêng về vận tải đường bộ gắn với dịch vụ logistic. Công ước Viên
mà Việt Nam tham gia cũng chỉ điều chỉnh về ATGT.
Việc Chính phủ giao Bộ Công an xây dựng luật đảm bảo tính công khai,
minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi tham gia giao thông
thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ. Mục tiêu cao nhất xây dựng luật là bảo
đảm an toàn tính mạng, tài sản và thông suốt trong hoạt động giao thông, do đó
không có chuyện làm khó cho người dân.
Bộ Công an luôn tập trung xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ngành Công an luôn xác định làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, không làm
thay nhiệm vụ của bộ, ngành khác và bộ, ngành khác cũng không làm thay nhiệm vụ
của ngành Công an.
Việc xác định nhiệm vụ nào là "đủ điều kiện dân sự hóa" là
theo quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng, đúng Hiến pháp, pháp luật, phù hợp
với thực tiễn trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nếu Đảng, Nhà nước
giao nhiệm vụ cho bộ, ngành nào thực hiện thì bộ, ngành đó phải chịu trách nhiệm
trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về nhiệm vụ được giao.
Dự thảo Luật Trật tự ATGT đường bộ hiện nay điều chỉnh các nội dung:
Quy tắc giao thông; điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; chỉ huy, điều khiển giao thông; giải
quyết TNGT; tuần tra, kiểm soát về trật tự, ATGT đường bộ.
Đây là những chế định nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của
người tham gia giao thông, duy trì trật tự, kỷ cương, không quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Nội dung này sẽ
do Chính phủ quy định tại các nghị định liên quan.
Đ. Nhật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét