Nhiều năm hoạt động dưới danh nghĩa “Ủy ban cứu người vượt biển” (BPSOS) và “Liên minh bài trừ nô lệ mới ở châu Á - CAMSA"... Nguyễn Ðình Thắng đã phơi bày bộ mặt của một kẻ bất lương, lấy "đầu cơ chính trị" làm nghề kiếm sống. Hành vi của Nguyễn Ðình Thắng không chỉ bị những người Mỹ gốc Việt vạch trần mà ngay cả những người là thành viên của BPSOS cũng lên án hành động của anh ta.
Nguyễn Đình Thắng sinh năm
1958, tại Nam Ðịnh. Sau một thời gian vào Nam, Thắng vượt biên sang
Philippines, sau đó định cư tại Mỹ. Từ năm 1994, Nguyễn Đình Thắng là Chủ tịch
tổ chức “Ủy ban trợ giúp thuyền nhân Việt Nam” tại Mỹ, trụ sở tại Arlington
BLVD, Suite 640, Fall Church, VA.22042-2336. Trong thời gian này, Thắng thường
xuyên có các hoạt động kích động và yểm trợ cho các hoạt động chống đối của
thuyền nhân Việt Nam tại các trại tị nạn Đông Nam Á và Hong Kong.
Phiên tòa xét xử giữa Holly Huệ Ngô và Nguyễn Đình Thắng
Lộ bản chất từ những tố cáo của thành viên trong cuộc
Khi số lượng người vượt biên
giảm, Nguyễn Đình Thắng chuyển sang sử dụng danh nghĩa bảo vệ các “nạn nhân bị
đàn áp”, “người bất đồng chính kiến”, “tự do tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền”
để xin tiền. Ngoài ra, Thắng còn triệt để lợi dụng tâm lý muốn góp phần xây
dựng quê hương để vận động những người giàu trong cộng đồng người Việt ủng hộ
cho các tổ chức này. Anh ta bị mất uy tín do bị cáo buộc sử dụng nguồn tiền thu
được vào mục đích cá nhân.
Không chỉ những người Mỹ gốc
Việt nhận ra bản chất của Nguyễn Đình Thắng với hình thức "thỉnh nguyện
thư"..., mà ngay cả những người nguyên là thành viên của tổ chức BPSOS
cũng tố cáo hành vi của Nguyễn Đình Thắng. Holly Huệ Ngô, nguyên là cựu nhân
viên của tổ chức “Ủy ban cứu người vượt biển” BPSOS đã gửi đơn đến Tòa án Tối
cao bang California khu vực quận Cam (Mỹ) tố cáo Nguyễn Đình Thắng đã có hành
vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm...
Những tình tiết trong bản án
cho thấy bản chất của Nguyễn Đình Thắng. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, từ
tháng 9-2016, Holly Huệ Ngô bắt đầu tán phát thông tin tố cáo Nguyễn Đình Thắng
thu, chi thiếu minh bạch ngân quỹ hoạt động của BPSOS trên báo chí cộng đồng.
Vì việc này, vào tháng 9-2016, Thắng đã phải giải trình các khoản thu chi của
BPSOS trên mạng “Mạch sống Media” (do BPSOS) lập ra cáo buộc Holly Huệ Ngô vu
khống Thắng. Đồng thời, tiết lộ bà này bị BPSOS sa thải vì “quấy rối” một số
thành viên nam trong nhóm BPSOS và gây phiền hà cho gia đình họ.
Phản ứng trước lời buộc tội
trên, vào tháng 12-2016, Holly Huệ Ngô khởi kiện Thắng ra tòa vì đã xúc phạm
danh dự, nhân phẩm bà này. Sau đó, Thắng đã xin tạm hoãn xét xử để thỏa thuận
ngoài tòa với Holly Huệ Ngô nhưng không được Holly Huệ Ngô đồng ý. Vụ việc sau
đó đã được Tòa án Tối cao bang California đưa ra xét xử từ ngày 10-7-2019 với
kết quả là Nguyễn Đình Thắng thua kiện và phải bồi thường cho Holly Huệ Ngô.
Bộ mặt của Nguyễn Ðình Thắng
đã bị chính những người Mỹ gốc Việt vạch trần. Một số người còn lập ra blog
suthatnguyendinhthang để vạch mặt anh ta, cho rằng đây chỉ là thủ đoạn, mánh
lới kiếm tiền của Thắng.
Những hành vi chống đối của
Nguyễn Đình Thắng được thể hiện bằng nhiều việc, trong đó có tán phát trên
không gian mạng thông tin Việt Nam “đàn áp” Đan viện Thiên An Huế; đòi trả tự
do cho số tín đồ tôn giáo đang chấp hành án như Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn A
Đảo. Đáng chú ý, vào ngày 31-8, fanpage của BPSOS- Vietnam Advocacy Project
đăng bài viết thông báo: 35 tổ chức và 11 cá nhân “thư chung” kêu gọi chế tài
quan chức Việt Nam vì đàn áp tôn giáo. Việc làm này của Nguyễn Đình Thắng một
lần nữa thể hiện bản chất của một kẻ gian dối.
Chính sách nhất quán của Việt
Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân. Trên thực tế, thời gian vừa qua, Việt Nam không
ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo, chính sách tín ngưỡng,
trong đó có việc thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định hướng dẫn
thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Điều đó được thể hiện trong nhiều hoạt động
tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam, trong đó có các sự
kiện Kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên
Hợp Quốc Vesak (năm 2019), Tổng hội dòng Đa Minh thế giới (năm 2019)... Những
nỗ lực này của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Holly Huệ Ngô và luật sư sau phiên tòa thắng kiện Nguyễn Đình Thắng
Lợi dụng vấn đề người tị nạn để chống phá Việt Nam
Tháng 12-2019, tổ chức BPSOS công bố “Thư kêu gọi yểm trợ” cho
các hoạt động của tổ chức này. Các đối tượng trong tổ chức rêu rao, chỉ tính
riêng trong năm 2019, BPSOS đã “hỗ trợ pháp lý” cho 101 hồ sơ, với khoảng 300
cá nhân xin tị nạn tại Thái Lan; đưa 30 cá nhân định cư tại các nước sang nước
thứ 3 như Mỹ, Canada, Australia, NewZealand, Pháp, Thụy Điển...
Để phô trương thanh thế, Nguyễn Đình Thắng còn đưa ra những con
số ảo để khuếch trương cho bản thân và BPSOS. Song, con số 35 tổ chức mà Nguyễn
Đình Thắng đề cập thực chất chỉ có từ 1-2 cá nhân tham dự, không đủ điều kiện
để gọi là tổ chức. Thậm chí, có tình trạng 1 cá nhân đại diện cho 2-3 tổ chức
khác nhau. Song, với các số liệu ảo và hành vi vu cáo trắng trợn và lố bịch nói
trên, bộ mặt của Nguyễn Đình Thắng đã bị chính những người Việt Nam đang sống ở
nước ngoài lên án.
Một minh chứng rõ nhất là vào sáng 3-9-2020, theo giờ Mỹ, Hoàng
Duy Hùng (nguyên nghị viên TP Houston, Mỹ) đã có bài phát biểu trên kênh
YouTube vạch trần các thủ đoạn lừa đảo và luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của
Thắng vu cáo Việt Nam đàn áp Đan viện Thiên An Huế của BPSOS. Đến nay, bài phát
biểu của Hoàng Duy Hùng đã thu hút được gần 170 nghìn lượt xem; 6,9 nghìn lượt
thích, ủng hộ, bình luận. Trong đó, có một bình luận phản ứng gay gắt Nguyễn
Đình Thắng, cảm ơn Hoàng Duy Hùng đã nói sự thật, cảnh báo cộng đồng, không
tiếp tục bị các đối tượng lừa phỉnh.
Nguyễn Đình Thắng đặc biệt tuyên truyền cho tổ chức “Liên minh
bài trừ nô lệ mới ở châu Á - CAMSA". Đối tượng chỉ đạo Vũ Thị Ánh Lụa, cầm
đầu CAMSA tại Maylaysia sử dụng nhiều thủ đoạn để tạo ân huệ, lôi kéo lao động
Việt Nam, nhất là số lao động bất hợp pháp nhằm tuyển chọn lực lượng, khuếch
trương thanh thế, cạnh tranh ảnh hưởng trong cộng đồng người Việt. Những hoạt
động của Thắng cho thấy sự chống đối quyết liệt của một kẻ phản quốc, hoạt động
chỉ với mục đích duy nhất là lợi nhuận. Hành động “gắp lửa, bỏ tay người” của
Thắng chắc chắn sẽ bị lật tẩy trong thời gian sớm nhất.
Tháng 5-2015, Thắng tổ chức một phái đoàn gồm số chống đối người
Việt trong các tôn giáo gặp gỡ Ủy ban Dân tộc về tự do tôn giáo quốc tế... với
mục đích đưa ra các yêu cầu về tự do tôn giáo, buộc Việt Nam phải cải thiện
tình hình dân chủ, nhân quyền. Thắng đã lợi dụng sự hậu thuẫn, hỗ trợ của một
số đối tượng có quan điểm cực đoan, chống Việt Nam để tổ chức các cuộc họp báo
về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Không chỉ tổ chức các cuộc hội
thảo, Thắng còn tuyển chọn một số đối tượng trong nước biết tiếng Anh để tham
dự và phát biểu tại hội thảo thông qua các phần mềm trực tuyến... Có thể kể đến
như Vũ Quốc Ngữ, Lê Công Định, Nguyễn Quang A, Phạm Đoan Trang và Phạm Bá Hải,
Nguyễn Bắc Truyển...
Thắng còn liên kết với Phạm Chí Dũng, thuộc Hội nhà báo độc lập;
Huỳnh Thục Vy (Hội phụ nữ nhân quyền); Nguyễn Quốc Quân, "Tổ chức quốc tế
yểm trợ cao trào nhân bản", soạn thảo “Thư yêu cầu” của các “Tổ chức xã
hội dân sự” gửi Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển
châu Ấ, Liên minh châu Âu và chính phủ của một số nước... nội dung xuyên tạc về
Chính phủ Việt Nam.
Nguyễn Đình Thắng đồng thời đã liên hệ với các đối tượng có hiểu
biết hoạt động cho vay quốc tế để nhờ cố vấn, hoàn chỉnh thư ngỏ và tổ chức vận
động các tổ chức, cá nhân... Theo đó, Phạm Chí Dũng và Huỳnh Thục Vy liên hệ,
đề nghị các đối tượng chống đối ở trong nước, đại diện cho các “Tổ chức xã hội
dân sự” tham gia ký tên vào thư ngỏ để gửi tới các tổ chức tín dụng quốc tế và
chính phủ các nước phương Tây quan tâm đến tình hình dân chủ, nhân quyền tại
Việt Nam.
Đối tượng còn hỗ trợ, hậu thuẫn tài chính cho các tổ chức phản
động lưu vong. Để thúc đẩy hoạt động chống Việt Nam, tạo ân huệ với một số tổ
chức phản động lưu vong và đối tượng chống đối trong nước, Thắng tiếp tục hỗ
trợ về mặt tài chính cho số này. Cùng với đó, với danh nghĩa ủng hộ số “tù nhân
lương tâm”, Thắng đã tích cực tổ chức các cuộc vận động quyên góp để lấy kinh
phí tiến hành các hoạt động chống phá. Tháng 5-2015, Thắng chỉ đạo số cầm đầu
BPSOS phối hợp với tổ chức phản động lưu vong tổ chức cuộc đi xe đạp xuyên Mỹ
để tạo thanh thế và huy động sự ủng hộ chương trình “vinh danh”, “tri ân” binh
lính Việt Nam Cộng hòa tại Kennedy Center.
Tháng 4-2016, Thắng tổ chức buổi gây quỹ yểm trợ hoạt động của
quốc tế của BPSOS tại Virgina, Mỹ được một khoản tiền giải cứu và hỗ trợ giúp
nạn nhân nô lệ tình dục lao động các nước trên thế giới; bảo vệ và trợ giúp só
chống đối chính trị ở trong nước tị nạn ở Thái Lan. Can thiệp và tài trợ cho số
“tù nhân lương tâm”; hướng dẫn và hỗ trợ cho số chức sắc tôn giáo soạn thảo báo
cáo vi phạm nhân quyền gửi Liên Hợp Quốc và chính quyền các nước phương Tây.
Nguyễn Đình Thắng còn triệt để lợi dụng “Diễn đàn nhân dân
ASEAN-APF” là sự kiện tổ chức thường niên tại quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
làm môi trường, nơi tuyên truyền, phê phán, tấn công chính phủ các nước ASEAN.
Tại APF 2015, tổ chức tại Maylaysia, Thắng đã móc nối nhằm đưa một số đối tượng
tham dự nhưng ý định của anh ta đã không thực hiện được. Sau đó, Thắng đưa 3
công dân vụ Cồn Dầu, đang lẩn trốn tại Băng Cốc gồm Đoàn Thị Hồng Anh, Trần
Thanh Tùng, Nguyễn Thanh Tâm sang Kuala Lumper tự xưng đại diện các tổ chức “xã
hội dân sự” Việt Nam bên cạnh đoàn đại biểu chính thức của Việt Nam (do Hội
liên hiệp các tổ chức hữu nghị chủ trì). Tại đây, các đối tượng đã nêu yêu cầu
trả tự do cho 106 đối tượng chống đối đang bị bắt, xử lý, vu cáo Việt Nam không
có tự do hội họp, đánh đập “tù nhân lương tâm”.
Nguyễn Đình Thắng còn có nhiều ý định để chống phá nước ta.
Trong đó có việc đối tượng dự định cử một phái đoàn tham dự diễn đàn tại APF
2016 diễn ra tại Đông Timor để công khai tuyên truyền, ủng hộ số chống đối
trong nước, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo, vu cáo chính quyền Việt Nam
cưỡng chế đất và tài sản của người dân trái pháp luật; vận động chính giới các
nước can thiệp, đề nghị Việt Nam cho phép thành lập các “nghiệp đoàn tự do và
độc lập”...
Với hoạt động chống phá như trên, Nguyễn Đình Thắng và BPSOS đã
vượt qua vai trò của một tổ chức từ thiện. Hoạt động của Nguyễn Ðình Thắng thực
hiện trong những năm qua như đã phân tích ở trên cho thấy đối tượng đã thực
hiện không phải vì "dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo" như rao
giảng mà tất cả vì quyền lợi cá nhân.
Với những phân tích như trên có thể thấy rõ được bản chất và
phương thức, thủ đoạn hoạt động của Nguyễn Đình Thắng và đồng bọn. Vì thế,
người dân và cộng đồng người Việt ở nước ngoài cần cảnh giác; tuyệt đối không
tin theo các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc vô căn cứ của các đối tượng,
không ủng hộ mọi hình thức đối với các buổi vận động, qyên góp tiền dưới chiêu
bài “yểm trợ cho các hoạt động đấu tranh bảo vệ dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”
của BPSOS; không chia sẻ, tương tác các bài viết, hình ảnh của BPSOS trên không
gian mạng. Trường hợp phát hiện ai có hành vi tham gia hoặc có quan hệ với tổ
chức này thì báo ngay cho Cơ quan công an nơi gần nhất. Mọi hành vi hậu thuẫn,
ủng hộ, tham gia BPSOS sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Xuân Mai - Báo CAND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét