Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

Bút chiến: Vạch mặt các chiêu bài trên mạng xã hội của tổ chức phản động

Lợi dụng lòng yêu nước, tâm lý và nắm chưa đầy đủ thông tin của một bộ phận quần chúng nhân dân, các thế lực phản động đã sửu dụng cách hình thức đấu tranh như: kêu gọi, kích động tập trung đông người, biểu tình trái phép để phản đối Đảng và Nhà nước ta,…. Song, Đảng, Nhà nước cùng với nhân dân ta sẽ quyết tâm đưa âm mưu của chúng ra ánh sáng, những người dân yêu nước phải luôn tỉnh táo trước mọi cách thức đấu tranh của thế lực phản động.
Ngày nay, môi trường truyền thông cho phép dễ dàng chuyển tải bất kỳ thông tin nào lên cộng đồng mạng. Bao gồm các thông tin không chính thức, các thông tin chưa được kiểm chứng. Người dùng mạng xã hội có thể tự do bày tỏ quan điểm, thái độ, bình phẩm, nhận xét, chia sẻ về bất cứ vấn đề nào thích hoặc quan tâm.
Các thế lực thù địch luôn lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin xuyên tạc.
Các thế lực thù địch luôn lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin xuyên tạc.
Chính môi trường tự do này là sức hút của các phương tiện truyền thông xã hội, cũng chính là công cụ để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm tự do reo rắc những thông tin xuyên tạc, phản động về chống tham nhũng. Chiêu trò mới là không chỉ vào hùa theo kiểu “kẻ tung người hứng” đối với các nội dung chống tham nhũng bịa đặt trên các web phản động, mà chúng còn đồng loạt chia sẻ, bình luận với ý đồ kích động, ẩn ý xuyên tạc các báo điện tử chính thống.
Đặc biệt, đối với những bài viết về các vấn đề đang là “điểm nóng”, nhạy cảm hay có những sơ hở. Từ đó, các thế lực phản động âm mưu điều khiển dư luận xã hội, lợi dụng chính không gian báo chí của ta, nếu các cơ quan báo chí này không tỉnh táo, kiểm soát được các nội dung bài viết, bình luận.
Các thông tin bẩn, xấu độc về chống tham nhũng trên các phương tiện truyền thông xã hội càng khó kiểm soát hơn khi người dùng hay máy chủ đặt ở nước ngoài, sử dụng các thuật toán ẩn địa chỉ IP, vượt “tường lửa”, thay đổi Proxy tinh vi.
Với đặc tính về liên kết vô hướng và siêu liên kết xã hội, các thế lực thù địch khuếch tán với tốc độ vô cùng nhanh chóng tới đông đảo người dùng các phương tiện truyền thông xã hội những thông tin bẩn, xấu độc về chống tham nhũng. Mục đích hòng lấy số đông áp đảo thông tin chính thống, âm mưu thao túng, chiếm thế thượng phong ở các mức độ, thời điểm khác nhau trên không gian mạng.
Hiện nay, các tổ chức truyền thông đầu sỏ chống phá ta, như RFI (đài phát thanh quốc tế – Pháp) đều có các phiên bản trên Facebook, Twitter, Google+, Instagram, Dailymotion, YouTube, Soundcloud – nội dung được truyền tải bằng 14 ngôn ngữ, với 34,5 triệu thính giả mỗi tuần và hàng triệu độc giả truy cập hằng tháng vào các phương tiện truyền thông xã xội trên; RFA (đài phát thanh quốc tế Hoa Kỳ) có các phiên bản trên Blog, Facebook, Twitter, Google+, WordPress với hơn 10 ngôn ngữ; VOA (đài tiếng nói Hoa Kỳ) có các phiên bản trên Facebook, Twitter, Google+, Instagram, YouTube, Soundcloud, Podcast…
Chúng thậm chí đầu tư thiết kế riêng các phần mềm (như RFA app, VOA app…) để người nghe, người xem có thể tải xuống, cập nhật tự động, thường xuyên những thông tin mới nhất bằng điện thoại di động và các thiết bị cầm tay. Tiếp tay cho các đối tượng phản động chính trị cộm cán nhân danh các bloggers “phản biện dân chủ”, bằng cách có riêng các trang điểm tin tổng hợp về blog (như RFA blog) hoặc dành không gian riêng, tạo đường link liên kết tích hợp trên web chính cho các đối tượng này, cũng như hàng chục các diễn đàn phản động khác; hướng dẫn rộng rãi cách “vượt tường lửa” để phát tán các thông tin bẩn, xấu độc vào Việt Nam.
Một số tổ chức phản động, khủng bố lưu vong, như Việt Tân, không chỉ sử dụng cái gọi là cơ quan tuyên truyền truyền thống, như báo “Kháng chiến”; đài “Việt Nam kháng chiến”, “Chân trời mới” như cũ, mà còn đẩy mạnh sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội, như Facebook, Twitter, Google+, Blog, Viettan app để liên tục cập nhật và phát tán thông tin phản động, trong đó có những thông tin xuyên tạc về Đảng và Nhà nước.
Việt Tân một tổ chức khủng bố luôn lợi dụng mạng xã hội để mua chuộc, lôi kéo các phần tử phản động, kích động nhân dân
Các thông tin phản động từ bên ngoài được hệ thống chân rết của chúng ở trong nước tiếp tay, “nội công, ngoại kích”, hình thành những mạng lưới thông tin dầy đặc để hướng lái dư luận theo ý đồ của chúng.
Cũng lợi dụng khả năng kết nối xã hội nhanh chóng, chúng tập hợp lực lượng trên môi trường in-tơ-nét, tạo hiệu ứng và phản ứng đám đông, thậm chí có thể tập dượt vũ trang ảo trên môi trường mạng trước khi hiện thực hóa trong thực tiễn, bằng biểu tình, gây rối, chống phá, khủng bố, nhất là sử dụng các mạng xã hội (đặc biệt là Facebook), các forum, trang chia sẻ hình ảnh, video (đặc biệt là YouTube), các tiểu blog (đặc biệt là Twitter), ứng dụng OTT (như Zalo, Viber)…
Mặt khác, phương tiện truyền thông xã hội có tính nặc danh, cho phép người dùng có thể ẩn nhân thân hay giả danh. Chính đặc tính này vô hình trung tiếp tay cho những hành vi, thủ đoạn tiêu cực dễ dàng được thực hiện và nở rộ trên môi trường mạng.
Các thế lực thù địch đã lợi dụng và nhân danh chống tham nhũng để ngụy tạo các hội, nhóm với tên gọi mỹ miều trên không gian mạng như “hội nhân dân Việt Nam chống tham nhũng”, “hội chống tham nhũng”, “hội những người cầm bút can đảm”, “hội những người ghét bọn phản động và quan tham nhũng”… nhưng thực chất lại là những diễn đàn chống đối.
Mạng xã hội là một cộng đồng rộng lớn, đa dạng, vẫn có những người không đồng nhất về lợi ích, quan điểm chính trị… Lợi dụng điểm đó, các thế lực thù địch đã cổ xúy tính “chủ động” và kêu gọi mọi người dùng đều trở thành những “phóng viên”, “nhà báo công dân”, nhà “bất đồng chính kiến”, “đấu tranh ôn hòa” trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Đây là chiêu trò “mượn gió bẻ măng”, xúi giục phát tán những thông tin bịa đặt, vu cáo về cuộc chiến chống tham nhũng, tạo hiệu ứng “vết dầu loang” về truyền thông trên không gian mạng. Với âm mưu gây nên tình trạng khủng hoảng và hỗn loạn thông tin, tạo những hiệu ứng dư luận giả, thậm chí âm mưu quốc tế hóa những vấn đề nội bộ của Việt Nam, gây sức ép lớn lên các cơ quan chức năng của ta.
Trong vô vàn các “nhà báo công dân” đó, họ chiêu dụ, cung tiền, gây dựng những “ngọn cờ” nòng cốt, làm bút nô viết bài xuyên tạc, điên cuồng chống phá ta trên các phương tiện truyền thông xã hội, như Trương Duy Nhất, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Phạm Chí Dũng, Nguyễn Hữu Vinh (anh Ba Sàm), Nguyễn Vũ Bình,…
Không chỉ những bài viết thô tục, sặc mùi chợ búa trước đây, chúng còn chuyển sang khoác áo “trí thức cấp tiến” để viết bài xảo biện ngày càng tinh vi, lắt léo hơn, mượn danh nghĩa “phản biện khoa học”, thậm chí thành lập hẳn những tạp chí giả khoa học, dân chủ, như “Luật khoa Tạp chí” của Trịnh Hội, Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long – những đối tượng công khai chống đối ta, đứng đằng sau là Việt Tân, VOICE – để đánh lừa độc giả.
Tóm lại, trong thời gian tới những chiêu bày này vẫn sẽ là “món nghề” quen thuộc mà các thế lực thù địch, để nhằm triệt để lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta. Vì thế, chúng ta cần phải đề cao cảnh giác, không chạy theo những thông tin không chính thống, sử dụng các luận điểm để phản bác lại các hành vi xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch.
Đặc biệt, chúng ta cần coi trọng việc trang bị kỹ năng sử dụng, ứng xử trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Trong đó, phải tự trang bị cho mình có khả năng sàng lọc thông tin, từ chối các thông tin bẩn, xấu độc và đặc biệt là không chia sẻ (like, share) một cách vô ý thức.
(Theo Butdanh.net) # :)))

Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...