“BI KỊCH NGHỀ CHỬI CHẾ ĐỘ”
Sở dĩ nói “nghề chửi chế độ” hiện nay dần lâm vào bi kịch, bởi vì “đất diễn” cho các thế lực thù địch, phản động, bọn “chửi thuê, khóc mướn” ngày càng hạn hẹp. Bởi quan điểm của Đảng ta trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã khẳng định trong “đối tượng” có những mặt cần phải tranh thủ hợp tác. Ngày nay, vì lợi ích của quốc gia dân tộc mình, cả Việt Nam lẫn các cựu thù trước đây đã cùng nhau “vượt qua bất đồng, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” để biến thù thành bạn, hợp tác làm ăn với nhau. Do đó, vì lợi ích quốc gia dân tộc của mình, các nước tư bản phương Tây có thể miễn cưỡng bỏ đi những cái lợi cỏn con trước mắt nhằm đạt được cái lợi to lớn hơn để trở thành đối tác với Việt Nam. Vì vậy, họ sẵn sàng gạt sang một bên những “kiến nghị” của bọn “dân chủ giả hiệu” lưu vong chống phá Việt Nam.
Sở dĩ nói “nghề chửi chế độ” hiện nay dần lâm vào bi kịch, bởi vì “đất diễn” cho các thế lực thù địch, phản động, bọn “chửi thuê, khóc mướn” ngày càng hạn hẹp. Bởi quan điểm của Đảng ta trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã khẳng định trong “đối tượng” có những mặt cần phải tranh thủ hợp tác. Ngày nay, vì lợi ích của quốc gia dân tộc mình, cả Việt Nam lẫn các cựu thù trước đây đã cùng nhau “vượt qua bất đồng, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” để biến thù thành bạn, hợp tác làm ăn với nhau. Do đó, vì lợi ích quốc gia dân tộc của mình, các nước tư bản phương Tây có thể miễn cưỡng bỏ đi những cái lợi cỏn con trước mắt nhằm đạt được cái lợi to lớn hơn để trở thành đối tác với Việt Nam. Vì vậy, họ sẵn sàng gạt sang một bên những “kiến nghị” của bọn “dân chủ giả hiệu” lưu vong chống phá Việt Nam.
Giữa nhà cầm quyền các quốc gia tư bản phương Tây với bọn “dân chủ giả hiệu” lưu vong không thể tồn tại mãi mãi mối quan hệ chủ - tớ, mà đến một lúc nào đó sẽ nảy sinh những bất đồng, chán ghét nhau, khi các ông chủ phải bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi đám đầy tớ mà đám đầy tớ “xôi thịt” này lại không đem về một mảy may lợi nhuận nào hoặc khi chúng không còn giá trị lợi dụng nữa. Mà ngày nay, điều này rất dễ xảy ra, bởi nhiều lý do. Một, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và toàn diện, cho phép ngăn chặn có hiệu quả các thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội, đó là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Luật An ninh mạng. Hai, hô hào, kích động, chửi chế độ ngoài xã hội thực thì rất dễ hoặc là bị nhân dân cho “vỡ alô” hoặc bị nhà chức trách cho “ngồi bóc lịch”. Ba, khả năng phân tích, nhận biết đúng sai, phải trái của người dân hiện nay rất cao. Vì vậy, người dân Việt Nam không còn thụ động, ngây thơ khi tiếp nhận những thông tin, những lời lẽ xuyên tạc, bịa chuyện vô căn cứ của bọn phản động, thù địch. Hơn nữa, họ đã được thực tế những thành tựu công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hơn 30 năm qua thuyết phục rồi.
Thực tế lúc nào cũng luôn luôn phũ phàng hơn những giấc chiêm bao, miền đất hứa nhưng không như trong mơ đã “giáng đòn phủ đầu choáng váng” đối với bọn “dân chủ giả hiệu” lưu vong nơi đất khách quê người. Khi còn ở trong nước, các thế lực thù địch, phản động, bọn “chửi thuê, khóc mướn” luôn cho rằng bên trời Tây ấy, mình sẽ được hưởng thụ một cuộc sống sung túc, không phải “chân lấm tay bùn” mà “ngồi mát ăn bát vàng”, sẽ có nhiều thời gian để “toàn tâm toàn ý” dốc sức đầu tư cho “nghề chửi chế độ” Việt Nam của mình. Nhưng đau xót thay, khi được sang “miền đất hứa” đó rồi, các nhà “dân chủ giả hiệu” mới té ngửa nhận ra rằng mình không được hưởng các đặc quyền đặc lợi, mà phải có nghĩa vụ, quyền lợi về chế độ an sinh xã hội như mọi công dân nước sở tại, cũng phải tự đi làm nuôi bản thân nếu muốn tồn tại. Nếu “dũng cảm” gạt ra ngoài chút sĩ diện nhỏ nhoi còn sót lại của bản thân mà nộp đơn xin trợ cấp xã hội từ chính phủ, thì phải chấp nhận các quy định chặt chẽ và sự giám sát ngặt nghèo của cơ quan trợ cấp xã hội quốc gia và địa phương.
Bài học rất phũ phàng là từ trước tới nay, những kẻ “dân chủ giả hiệu” lưu vong, chửi chế độ không sớm thì muộn sẽ phải đón nhận những kết quả cay đắng, thích đáng với “công trạng” của mình. Một loạt “tên tuổi lớn”, nổi đình nổi đám một thời như Nguyễn Văn Đài từ nhân danh luật sư, “đấu tranh” kiểu trí thức khi còn ở trong nước đã hiện nguyên hình là dân chợ búa, phát ngôn cực đoan, bát nháo, chuyên nhào nặn ra các bài viết xuyên tạc, vu khống, dựa hẳn vào “bán nước bọt” cho Việt Tân để mưu sinh và xin tiền trợ cấp xã hội để nuôi sống vợ con khi “được bảo lãnh” ra nước ngoài. Blogger “Người buôn gió” (Bùi Thanh Hiếu) phải đi mua xoong nồi giá rẻ ở Ba Lan về Đức bán lại kiếm tiền chênh lệch ít ỏi. Hay, Lê Văn Sơn, Bạch Ngọc Dương, Trần Khải Thanh Thủy sau màn “chào hỏi truyền thông ban đầu” bằng các bài viết đả phá, chửi chế độ, vì không có vốn ngoại ngữ, khó hòa nhập cộng đồng, nghề “buôn nước bọt” ngày càng khó sống nên đành im hơi lặng tiếng, phải chấp nhận làm công việc lao động tay chân nặng nhọc, độc hại như làm móng tay chân, rửa bát, dọn vệ sinh rất tốn thời gian mà thu nhập lại thấp; tiếng nói yếu thế với cộng đồng, không còn điều kiện để đi lượm lặt tin tức phục vụ “nghề chửi chế độ” nữa. Những facebooker như “Huệ Như” (Đặng Thị Huệ), Lê Văn Sơn phải ngửa tay xin tiền trên mạng xã hội để trang trải cuộc sống; Lê Thu Hà phải dồn tiền trợ cấp trong mấy tháng trời từ Chính phủ Đức để liều mạng xin về Việt Nam sau những tháng ngày khủng hoảng, bế tắc nơi đất khách quê người; rồi Huỳnh Thục Vy phải lên mạng cầu xin đồng bọn cứu em gái mình đang sống lay lắt nhờ vào nguồn trợ cấp xã hội ít ỏi của Chính phủ Pháp. Thế mới biết “quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”!
Gọi là “bi kịch nghề chửi chế độ”, bởi không muốn chửi cũng phải chửi vì hai tay đã nhúng chàm, trót nhận tiền của các thế lực phản động, thù địch, vì cuộc sống mưu sinh. Nhưng có muốn chửi, e rằng cũng không được vì phải đầu tắt mặt tối với cơm, áo, gạo, tiền, vì “mảnh đất diễn” màu mỡ ngày nào nay đã nhỏ hẹp dần. Tiến không được, lui không xong, tình cảnh chẳng khác nào Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ngày xưa, muốn “lương thiện” mà không ai cho “lương thiện”. Đúng là một bi kịch!
Nguồn coppy: #Hoàng Hiệp
Nguồn coppy: #Hoàng Hiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét