Lợi dụng đời sống của bà con người Mông ở các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp… Vừ Thị Dợ, đối tượng cầm đầu đẩy mạnh tuyên truyền về tà đạo “Bà Cô Dợ”, dưới hình thức biến tướng của tôn giáo. Mục đích của đối tượng là lợi dụng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng để tuyên truyền, phát triển lực lượng; lợi dụng mạng Internet để tuyên truyền các nội dung chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, kêu gọi thành lập “Nhà nước riêng”…
Các luận điệu hoang đường của tà đạo “Bà Cô Dợ”
Tà đạo “Bà Cô Dợ” (Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta) do Vừ
Thị Dợ, SN 1977, người Mông, gốc Lào, quốc tịch Mỹ, hiện đang sinh sống tại
bang Wiscosin, Mỹ lập ra và làm Hội trưởng từ cuối năm 2016.
Từ năm 2017, Vừ Thị Dợ đã sử dụng các đoạn video, clip tuyên
truyền, lôi kéo trên mạng xã hội để lôi kéo người Mông tin theo cái gọi là tà đạo
“Bà Cô Dợ” nhằm lập “Nhà nước riêng” của người Mông.
Đối tượng Vừ Thị Dợ. |
Tà đạo “Bà Cô Dợ” không có giáo lý, giáo luật, đối tượng cắt,
sửa có sự vay mượn, xuyên tạc giáo lý của Ki tô giáo nhưng không thừa nhận Chúa
Giê-su và tuyên truyền, lừa mị Vừ Thị Dợ là người được “Đức Chúa Trời” chọn để
sinh ra Chúa Giê-su lần thứ hai (tái lâm lần thứ hai) có tên là Cứ Nu Si Lông
(Bố Nù Sì Lông), người này sẽ cai trị thế giới 1000 năm, là Vua của người Mông
thống trị thế giới. Khi có chiến tranh, thiên tai, lũ lụt xảy ra, những người
tin theo “Bà Cô Dợ” sẽ được Chúa Cứ Nu Si Lông đưa lên đất nước của Chúa sinh sống;
không tổ chức lễ Lễ phục sinh, chỉ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 22/11 hằng
năm (không phải ngày 25/12) là ngày sinh của Chúa Cứ Nu Si Lông; không phải
đóng 10% thu nhập, ai theo đạo “Bà Cô Dợ” sẽ được chia tiền…
Vào sáng chủ nhật hàng tuần, các đối tượng và những người
tin theo tập trung sinh hoạt tại điểm, nhóm. Trong quá trình giảng dạy, các đối
tượng sử dụng các bài hát về Chúa đã được cải biên trên nền nhạc trẻ, nội dung
chủ yếu là tuyên truyền mê tín dị đoan, xuyên tạc kinh thánh; đả kích các tôn
giáo chính thống; chê bai, phỉ báng phong tục truyền thống của người dân tộc
Mông, tuyên truyền về ngày tận thế, việc vua Mông ra đời, kích động ly khai, tự
trị, lôi kéo người theo tổ chức “Bà Cô Dợ” tham gia thành lập “Nhà nước Mông”.
Đáng chú ý, vào thời điểm đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp,
trong lúc Đảng, Nhà nước Việt Nam đang triển khai thực hiện nhiều chương trình
phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá vùng dân tộc và miền núi, phòng, chống dịch
bệnh COVID[1]19 thì Vừ Thị Dợ và các đối tượng cầm đầu lại tuyên truyền, xuyên
tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ Việt Nam như: “Chính quyền không
quan tâm đến chế độ, chính sách đối với nhân dân nên đời sống đồng bào rất khó
khăn”; “Không được đi tiêm phòng dịch bệnh vaccine COVID – 19 vì sẽ làm giảm
trí nhớ, gây hại cho sức khoẻ con người”, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn cách đối
phó với công tác tuyên truyền, phòng, chống dịch của cơ quan y tế.
Để thực hiện âm mưu và hoạt động của mình, bên cạnh việc
kích động các hoạt động chống đối chính quyền, đối tượng cầm đầu Vừ Thị Dợ đã gửi
tiền cho số đối tượng trong nước để tuyên truyền, lôi kéo người tham gia phát
triển tổ chức.
Thời điểm cao nhất (năm 2017 - 2019), tà đạo “Bà Cô Dợ” có
hàng ngàn người tin theo tại nhiều tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số, trong
đó tập trung chủ yếu là khu vực tuyến biên giới Việt - Lào, Việt - Trung nơi có
đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống.
Qua các nội dung của các luận điệu tuyên truyền và hoạt động
của các đối tượng tại địa bàn, chúng ta có thể nhận thấy: Âm mưu xuyên suốt của
tổ chức “Bà Cô Dợ” đó là nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ mối
quan hệ máu thịt giữa đồng bào dân tộc thiểu số với Đảng, Nhà nước; kích động
tư tưởng ly khai, tự trị, kêu gọi người Mông trên toàn thế giới đoàn kết, đòi
quyền tự quyết, lập “Nhà nước Mông”.
Đồng thời tuyên truyền, vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp người
Mông trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo; tuyên truyền sai tự thật
về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi, công tác phòng, chống COVID[1]19; chỉ đạo đối tượng cầm đầu,
cốt cán trong nước đối phó với chính quyền và cán bộ đến tuyên truyền và hỗ trợ
kinh phí cho các đối tượng cầm đầu, cốt cán trong nước để mua, sắm phương tiện
hoạt động. Các đối tượng cầm đầu tà đạo này còn xúc phạm các phong tục, tập
quán, truyền thống của dân tộc và niềm tin của các tôn giáo chính thống.
Để thực hiện âm mưu trên, các đối tượng triệt để lợi dụng những
sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước trong vùng dân tộc thiểu số để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo chính
quyền đàn áp dân tộc, tôn giáo. Bên cạnh đó, Vừ Thị Dợ và các đối tượng cầm đầu
đã vay mượn thậm chí xuyên tạc một cách trắng trợn kinh thánh và các giáo lý của
Ki tô giáo như tự coi mình là Đức Chúa Trời, không thừa nhận Đức Chúa Giê-su… để
lừa bịp một bộ phận quần chúng đồng bào người Mông nhận thức còn thấp, nhất là
về các vấn đề liên quan đến tôn giáo để lôi kéo họ tham gia tổ chức.
Cùng với đó, các đối tượng cầm đầu cũng đã triệt để lợi dụng
sự phát triển của công nghệ thông tin, thông qua mạng xã hội để tổ chức hội luận,
đào tạo trực tuyến, tuyên truyền, móc nối, lôi kéo, phát triển lực lượng.
Công an tỉnh Sơn La thực hiện phong trào “3 bám, 4 cùng, 5 có” với nhân dân. |
Với những luận điệu tuyên truyền có nội dung rất phản khoa học,
bài xích các tôn giáo chính thống, đả kích phong tục truyền thống của người dân
tộc Mông, Vừ Thị Dợ và cái tổ chức gọi là “Bà Cô Dợ” bị rất nhiều người Mông
không chỉ ở Việt Nam mà cả cộng đồng người Mông quốc tế đấu tranh, phản bác.
Ngay cả những người được coi là “cùng hội, cùng thuyền” với Vừ Thị Dợ, suốt ngày
kêu gọi thành lập “Nhà nước Mông”, vu cáo Việt Nam đàn áp dân tộc, tôn giáo như
Vàng Chỉnh Mình ở Mỹ thông qua tài khoản Youtube Kev Vaam Meej cũng phải thừa
nhận: Vừ Thị Dợ là người không có đức tin về Chúa Giê-su và đã bị các tổ chức
Tin lành ở Mỹ đuổi khỏi Hội Thánh; những ai tin theo Vừ Thị Dợ là những người
không hiểu biết nên mới tin theo. Việc một số người Mông tin theo Dợ đã để lại
những hậu quả tai hại về đời sống và đức tin.
Sự chuyển hoá ở một địa bàn khi người dân từ bỏ “Bà Cô Dợ”
“Nhờ được tuyên truyền, giải thích, vợ chồng tôi đã hiểu được
cái sai… Bây giờ, tôi yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế của gia
đình, không nghe theo lời của những kẻ xấu”, gặp các cán bộ Phòng An ninh nội địa
Công an tỉnh Sơn La, ông Giàng Khúa Dua (SN 1953), một người dân sinh sống tại
huyện Sốp Cộp cho biết. Ông Giàng A Khua chỉ là một trong nhiều người ở bản Huổi
Luông đã từ bỏ tham gia tà đạo “Bà Cô Dợ”. Trong bản còn có nhiều người khác
như anh Vừ A Cho (SN 1982) và Giàng A So (SN 1987, cùng trú tại bản Huổi Luông,
xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La)… hiện giờ cũng đã từ bỏ đạo lạ, quay
trở lại với sinh hoạt tôn giáo thuần tuý.
Sơn La từng là một trong những địa bàn phức tạp về hoạt động
của tổ chức “Bà Cô Dợ”... Qua vận động, tuyên truyền, đến nay có 21 trường hợp
từng theo “Bà Cô Dợ” đã từ bỏ, trở lại với sinh hoạt tôn giáo thuần túy. Một
trong những bí quyết thành công của Công an tỉnh Sơn La là việc vận dụng linh
hoạt các biện pháp công tác; việc vận động, tuyên truyền để người dân hiểu được
âm mưu, phương thức hoạt động của các đối tượng. Từ đó, nhiều người đã chủ động
từ bỏ, không tham gia… Những chia sẻ của những người trong cuộc, phần nào đã
cho thấy một cách làm đúng hướng, sẽ giúp người dân đã và đang lạc lối đi theo
luận điệu tuyên truyền của các đối tượng cầm đầu tổ chức thực sự tỉnh táo, nhận
diện đúng bản chất của tà đạo “Bà Cô Dợ”.
Từ những khó khăn, vất vả được tận mắt nhìn thấy trong những
ngày 4 cùng ở địa bàn, cán bộ đơn vị thấu hiểu hơn tâm tư, tình cảm, nguyện vọng
cùng những vướng mắc trong cuộc sống của người dân để chia sẻ.
Từ đó, mỗi trinh sát Phòng An ninh nội địa lại tìm tòi, học
hỏi những cách làm hay, sáng tạo trong nông nghiệp. Sau đó, bằng những hiểu biết,
kinh nghiệm học hỏi của mình để hướng dẫn bà con thực hiện việc trồng lúa
nương, ngô, sắn đạt năng suất cao, ít sâu bệnh và chăm bón đúng kỹ thuật, sử dụng
đúng các quy định của nhà sản xuất về thuốc bảo vệ thực vật; kỹ thuật chăn nuôi
gia súc, gia cầm như tiêm, uống thuốc phòng, chống dịch bệnh trong thời gian
chuyển mùa và cách làm chuồng trại hợp vệ sinh; tận dụng phân động vật để làm
phân bón, cách thu hoạch và bảo quản nông sản chất lượng, hiệu quả…
“Lời nói đi đôi với hành động”, bằng những việc làm tuy nhỏ
nhưng đầy thiết thực như vậy, trinh sát Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Sơn
La đã xây dựng hình ảnh đẹp, ấn tượng sâu sắc trong lòng dân trên địa bàn. Từ sự
gắn bó, tình cảm của người già đến các em nhỏ, phụ nữ và thanh niên trên địa
bàn nên công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, vận động người dân chấp hành
các quy định của Đảng, Nhà nước của trinh sát, đơn vị đã đạt được hiệu quả và
mang tính lan tỏa sâu rộng.
Cùng với việc tuyên truyền, chính quyền các địa phương đã tiếp
tục ưu tiên đầu tư, phát triển toàn diện các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội ở các địa bàn; vận động nhân dân tích cực tham gia các chương trình xây
dựng nông thôn mới; đồng thời thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tín ngưỡng,
tôn giáo, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc trên
địa bàn; đẩy mạnh việc phát động phong trào “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phù hợp
thiết thực với từng địa bàn. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc phát huy vai
trò của người dân tộc thiểu số, nhất là những người có uy tín trong công tác
tuyên truyền.
Ở mỗi địa bàn lại có những cách làm hay, hiệu quả…
Cùng với việc vận động, truyên truyền đã xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm. Trong thời gian qua, Cục An ninh nội địa đã phối hợp với
Công an các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp nắm tình hình, quản lý,
đấu tranh với các đối tượng cầm đầu, cốt cán. Trong đó, kiên quyết xử lý, răn
đe các đối tượng có hoạt động tuyên truyền sai sự thật về việc phòng, chống dịch
bệnh COVID-19, xử lý về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông,
công nghệ thông tin.
Dù đã đạt được những hiệu quả nhất định nhưng công tác đấu
tranh, xoá bỏ tà đạo này đã và đang đặt ra cho lực lượng chức năng những khó
khăn bởi âm mưu của các đối tượng cầm đầu “Bà Cô Dợ” không thay đổi. Chúng tiếp
tục lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền, lôi kéo người Mông tham gia
lập “Nhà nước riêng”. Trong đó, các đối tượng cầm đầu tà đạo “Bà Cô Dợ” từ nước
ngoài tiếp tục tuyên truyền, móc nối, chỉ đạo gửi tiền tài trợ số cầm đầu, cốt
cán tại các địa bàn để lôi kéo đồng bào dân tộc Mông tham gia tổ chức.
Cùng với đó là địa bàn hoạt động của tà đạo ở các xã vùng
sâu, vùng cao, biên giới, giao thông đi lại khó khăn; đối tượng tin theo phần lớn
là người Mông, có cuộc sống khó khăn; nhận thức của một bộ phận quần chúng nhân
dân về pháp luật, giáo lý và giáo luật còn hạn chế nên dễ bị dụ dỗ, lôi kéo
tham gia tà đạo này.
Xuân Mai – Nguyễn Quỳnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét