Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

Hữu nghị - hợp tác là dòng chủ lưu trong quan hệ Việt-Trung

 Hơn 7 thập kỷ kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1950), quan hệ Việt-Trung đã đi qua những thăng trầm nhưng hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chảy chính.

Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

Chuyến thăm nhằm tiếp tục củng cố, mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ giữa 2 Đảng làm định hướng cho quan hệ giữa 2 nước, tăng cường quan hệ trên các kênh Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, tạo chuyển biến mới tích cực trong hợp tác bình đẳng 2 bên cùng có lợi, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Hữu nghị - hợp tác là dòng chủ lưu trong quan hệ Việt-Trung - 1

Sáng 30/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội thăm chính thức nước CHND Trung Hoa.

Hơn 7 thập kỷ kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1950), quan hệ Việt-Trung đã đi qua những thăng trầm nhưng hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chảy chính. 

Một trong những tổ chức hữu nghị đầu tiên của nhân dân ta với nhân dân các nước được Bác Hồ và Đảng ta chỉ đạo thành lập sau khi Cách mạng Tháng tám thành công là Hội Việt-Hoa hữu hảo, tiền thân của Hội Hữu nghị Việt- Trung ngày nay. Trong chặng đường 72 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, đối ngoại nhân dân có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn cho quan hệ Việt-Trung với việc tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, gắn bó, hiểu biết, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, là nền tảng quan hệ xã hội tích cực, nguồn sức mạnh to lớn và thuận lợi cho quan hệ Việt-Trung. 

Hữu nghị - hợp tác là dòng chủ lưu trong quan hệ Việt-Trung - 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến sân bay quốc tế Bắc Kinh vào lúc 13h20 chiều 30/10 (theo giờ địa phương), bắt đầu chuyến thăm chính thức nước CHND Trung Hoa. 

Trong chặng đường 72 năm, hai Ðảng, hai nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu. Về hợp tác qua kênh Đảng, hai bên duy trì tiếp xúc cấp cao và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Đảng ở Trung ương. Dù điều kiện đi lại còn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng hai bên vẫn duy trì kênh trao đổi thường xuyên bằng nhiều hình thức linh hoạt, đạt hiệu quả cao; quan hệ Việt Nam - Trung Quốc duy trì xu thế ổn định và tích cực. Lãnh đạo hai bên đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. 

Năm 2008, hai bên nhất trí thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Tính đến nay Việt nam và Trung quốc đã thiết lập khoảng 60 cơ chế giao lưu hợp tác từ trung ương đến địa phương, liên quan gần như tất cả các lĩnh vực

Hữu nghị - hợp tác là dòng chủ lưu trong quan hệ Việt-Trung - 3

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai.

Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV tại Bắc Kinh, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết, với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua về tổng thể tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định, tích cực, đạt nhiều thành quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Về quan hệ chính trị, trao đổi, tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên với nhiều hình thức linh hoạt, góp phần quan trọng vào việc tăng cường tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước. Đặc biệt, sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1/2021), Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội hai nước lần lượt có các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến, đưa ra những định hướng lớn quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh. Hai bên tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc (tháng 7/2022).

Hợp tác kinh tế, thương mại duy trì phát triển ổn định. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới. Về đầu tư, 9 tháng đầu năm, Trung Quốc đứng thứ 4/97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký cấp mới đạt 1,5 tỷ USD; lũy kế đến tháng 9/2022, Trung Quốc xếp thứ 6/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN với tổng số vốn đăng ký đạt 22,438 tỷ USD.

Hợp tác phòng chống COVID-19 đạt nhiều kết quả thực chất. Trung Quốc là một trong những nước cung cấp vaccine nhiều nhất, đóng góp hiệu quả cho công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam.

Về biên giới lãnh thổ, hai bên đã phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, tăng cường quản lý an ninh, an toàn khu vực biên giới; đạt được nhận thức chung về kiểm soát bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định trên biển phù hợp với Luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, đồng thời tích cực thúc đẩy các cơ chế đàm phán về các vấn đề trên biển, thực hiện hiệu quả DOC, thúc đẩy tiến trình tham vấn COC.

Hữu nghị - hợp tác là dòng chủ lưu trong quan hệ Việt-Trung - 4

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón và hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam năm 2017. Ảnh: VGP

Cách đây 5 năm, sau khi Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chọn Việt Nam cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình. Đây là sự thể hiện truyền thống tăng cường giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước sau Đại hội Đảng, cũng là sự khắc họa "mối quan hệ Trung - Việt vượt lên trên quan hệ song phương theo nghĩa thông thường và có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiến hành ngay sau khi kết thúc Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thể hiện sự coi trọng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đối với vị thế, vai trò quốc tế của Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khẳng định mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước bước sang một giai đoạn mới, đi vào chiều sâu, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thức cho nhân dân 2 nước.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, dịch bệnh COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực, nhiều chiều tới tình hình chính trị, kinh tế toàn cầu, chuyến thăm lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc; củng cố tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước, góp phần đưa quan hệ song phương bước sang giai đoạn phát triển mới.

Theo VOV


Toàn cảnh lễ đón chính thức, hội đàm giữa Tổng Bí thư Việt Nam - Trung Quốc

 

VOV.VN - Chiều 31/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 2 Tổng Bí thư cũng đã tiến hành hội đàm và chứng kiến lễ ký các biên bản hợp tác giữa 2 nước...

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

Mưu đồ đằng sau “thư ngỏ”, “thư khuyến nghị”!

[CAND] Chủ trương, quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về củng cố quốc phòng, an ninh với mục đích hòa bình, tự vệ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, ngăn ngừa các nguy cơ xung đột, chiến tranh. Thế nhưng các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách xuyên tạc nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Vừa qua, một số hội, nhóm tự xưng “cải cách, dân chủ” đưa ra cái gọi là “thư ngỏ”, “thư khuyến nghị” nhằm mục đích xuyên tạc chính sách quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước ta, tạo cớ chống phá.

Ảnh minh họa

Bản chất của “thư khuyến nghị”

Có thể điểm tên các tổ chức tung ra “thư ngỏ”, “thư khuyến nghị” như Lập quyền dân; Diễn đàn xã hội dân sự; Ban vận động văn đoàn độc lập; Bauxite Việt Nam; Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh; Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng; Câu lạc bộ Hoàng Quý… Theo nội dung “thư khuyến nghị”, các hội, nhóm trên đưa ra yêu cầu rằng: Việt Nam đang phải dựa vào Mỹ, Nhật, phương Tây để vừa phát triển kinh tế vừa ngăn ngừa xảy ra chiến tranh; Việt Nam nên mạnh dạn mở cửa cảng Cam Ranh cho tất cả các nước, tạo điều kiện cho Nhật, Mỹ và các nước phương Tây cùng phát triển đầu tư các cơ sở hạ tầng để “tạo nên một cái thế để đối trọng” với nước khác… Để cổ súy, tung hô, tán dương cho chiêu trò trên, RFA có bài viết lên giọng “khuyến nghị Việt Nam hợp tác với Mỹ và phương Tây” để chống lại các nguy cơ đe dọa chủ quyền biển đảo. Họ đưa tin theo kiểu lập lờ đánh lận con đen, đánh đồng việc liên minh quân sự là một phần của mở rộng, hợp tác quan hệ quốc tế; phủ nhận đường lối đối ngoại và chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam bằng việc đưa ra luận điệu Việt Nam phải tham gia liên minh quân sự, phải theo bên này để chống bên kia…

Phương thức chống phá với chiêu bài “khuyến nghị” là không mới, thực ra đó là trò giả tạo, ra vẻ vì đất nước, vì nhân dân nhưng đó là cái vỏ bọc bên ngoài để che đậy những nội dung sai trái, xuyên tạc bên trong với luận điệu kệch cỡm. Cách lập luận, diễn giải mang nặng tính áp đặt chủ quan, phiến diện, thể hiện rõ tư tưởng, ý đồ phá hoại đất nước.

Mục đính của số hội, nhóm trên nhằm đưa Việt Nam vào việc chọn bên, chia phe, thế đối đầu trong các quan hệ quốc tế, cố tình hướng lái dư luận đến với những nhận thức sai lầm, gieo rắc tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào quốc gia khác trong củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc; kích động tâm lý “bài nước này, thân nước kia” trong một bộ phận người dân; gây ra sự hoài nghi, phân tâm về đường lối, chính sách quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước ta, làm giảm ý thức cũng như sự chung tay, cống hiến của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cố tình làm cho thế giới hiểu sai về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thân thiện.

Bảo vệ vững chắc Tổ quốc không đến từ việc liên minh quân sự

Thực tiễn lịch sử cách mạng của nước ta đã chứng minh, thắng lợi trong giải phóng dân tộc, những thành tựu to lớn của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay không đến từ việc liên minh quân sự, không đến từ việc chọn bên, chia phe, thân bên này chống bên kia trong các quan hệ quốc tế. Việt Nam giành được độc lập, thống nhất đất nước đến từ việc kết hợp sức mạnh nội lực với ngoại lực, trong đó xác định nội lực là chính, quyết định, ngoại lực là quan trọng. Thành quả cách mạng ấy là sự kết tinh của ý chí tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước trên thế giới. Bác Hồ đã từng chỉ ra rằng: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Bảo vệ Tổ quốc cũng vậy, không thể trông chờ, ỷ lại vào nước khác mà phải bằng chính bản lĩnh, trí tuệ, tiềm lực của đất nước, bằng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với sức mạnh thời đại. Lịch sử dân tộc ta trải qua mấy nghìn năm, công cuộc dựng nước luôn gắn liền với giữ nước. Chính sách quốc phòng “bốn không” được đúc kết từ truyền thống, kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của ông cha, phù hợp với tình hình thực tiễn thế giới, khu vực và trong nước, chính sách ấy ngày càng chứng minh tính đúng đắn, hiệu quả trên thực tế.

Trong chính sách quốc phòng Việt Nam, không liên minh quân sự là chính sách tối ưu, hữu hiệu để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cũng như lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam. Chúng ta quán triệt và thực hiện nhất quán tinh thần “thêm bạn, bớt thù”. Nếu tham gia liên minh quân sự, buộc chúng ta sẽ phải gắn với một bên, tạo ra sự đối trọng, thế đối đầu với các nước khác - tức là “chuốc” thêm kẻ thù, hoàn toàn trái ngược với tinh thần trên. Đồng thời, tham gia liên minh quân sự thì Việt Nam phải chia sẻ trách nhiệm về tài chính, nhân lực, thậm chí có thể phải nhân nhượng một số lợi ích quốc gia, dân tộc; kéo theo nguy cơ xung đột, chiến tranh, điều mà nhân loại yêu chuộng hòa bình, trong đó có nhân dân Việt Nam không hề mong muốn. Việt Nam chỉ chọn đứng về hòa bình, đứng về lẽ phải, công lý trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

Trong chính sách quốc phòng “bốn không”, Việt Nam cũng thực hiện nghiêm nguyên tắc không liên kết với nước này để chống nước kia. Nguyên tắc này giúp cho chúng ta có vị thế phù hợp để đối thoại với các nước hay tham gia vào các cơ chế đối thoại quốc phòng an ninh, quan sát viên các hội nghị, các cuộc tập trận ở khu vực.

Chúng ta tuyên bố rõ ràng với thế giới là không chấp nhận cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, sử dụng một phần lãnh thổ Việt Nam để phát động chiến tranh xâm lược nước khác. Với quân cảng Cam Ranh, đây là căn cứ riêng của Hải quân Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đã cho xây dựng cảng quốc tế Cam Ranh để đáp ứng yêu cầu thúc đẩy giao lưu, hợp tác vì hòa bình. Hoạt động của tàu quân sự, hải quân nước ngoài tại cảng quốc tế Cam Ranh hay các cảng khác ở nước ta phải tuân thủ nguyên tắc “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam chống lại nước khác”. Đến nay, Việt Nam đã đón tiếp nhiều tàu hải quân nước ngoài, bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Pháp, Anh, Canada, New Zealand, Nga, Trung Quốc... đến thăm, ghé đậu tại cảng quốc tế Cam Ranh vì mục đích thúc đẩy giao lưu hợp tác trên tinh thần hòa bình, phát triển chung.

Kiên trì chính sách “bốn không” gắn với mở rộng hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh

Liên minh quân sự và mở rộng đối ngoại quốc phòng, an ninh là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Việt Nam không tham gia liên minh quân sự không có nghĩa là chúng ta khép kín, không mở rộng hợp tác, thúc đẩy quan hệ đối ngoại quốc phòng, an ninh. Trong tình hình mới, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; làm sâu sắc, hiệu quả hơn đối ngoại quốc phòng, an ninh; với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; kiên định về chiến lược, linh hoạt về sách lược; đan xen lợi ích và duy trì quan hệ cân bằng với các quốc gia, nhất là các nước lớn; không theo bên này để chống bên khác; không để đất nước rơi vào thế bị bao vây, cô lập, lệ thuộc vào nước ngoài; Việt Nam làm bạn, làm đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Đây là cơ sở, tiền đề quan trọng để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và phát triển bền vững đất nước.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 viết: “Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế”. Điều này cho phép Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo đảm sự linh hoạt, chủ động ứng phó trong những tình huống phức tạp hoặc khi có yêu cầu cấp thiết bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, Việt Nam thiết lập, mở rộng ngoại giao với 189 trong tổng số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, quan hệ đối ngoại quốc phòng ngày càng phát triển với hơn 80 quốc gia trải rộng cả 5 châu lục, đặc biệt chúng ta có quan hệ quốc phòng với tất cả 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây là minh chứng rõ nét chứng minh đường lối, chính sách quốc phòng, an ninh đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, sáng tạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, là kết quả của sự hội tụ sức mạnh “ý Đảng, lòng dân” trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. Đồng thời, mở ra những thuận lợi, cơ hội để Việt Nam ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh, duy trì hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế của đất nước và con người, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.

Khuyến nghị được hiểu là đưa ra lời khuyên, lời đề nghị với thái độ trân trọng, chân thành, mang tinh thần xây dựng, vì lợi ích quốc gia dân tộc nhưng cái cách mà các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị đã làm hoàn toàn ngược lại. Họ mượn vỏ bọc “khuyến nghị”, lợi dụng “khuyến nghị”, làm méo mó, biến dạng “khuyến nghị”, xuyên tạc, chống phá đường lối, chính sách quốc phòng, an ninh cũng như phủ nhận mọi nỗ lực và thành tựu trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước trong thời gian qua.

Đại Thắng - Quang Thành

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...