Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

ÂM MƯU BẨN CỦA MỸ TẠI CAMPUCHIA

Những nỗ lực thay đổi chế độ do Mỹ và châu Âu hậu thuẫn hiện vẫn tồn tại dai dẳng ở Đông Nam Á, nơi sự tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế đang gia tăng. Trong bài viết ngày 4/7/2019, hãng tin Reuters cho biết: Thủ tướng Hunsen của Campuchia tố cáo những người cáo buộc chính phủ của ông “đàn áp nhân quyền” chính là những kẻ đang tìm cách thay đổi chế độ của Campuchia với sự hỗ trợ từ nước ngoài, âm mưu gây ra hỗn loạn và đưa đất nước trở lại chiến tranh.
Ông Hunsen nhấn mạnh:
“Campuchia đã vươn lên từ nghèo đói để trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp và hiện đang đặt mục tiêu đạt được thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2050. Nhưng một số nhóm và các tổ chức đã duy trì một chương trình nghị sự chính trị nhằm mục đích duy nhất là thay đổi chế độ bất chấp mọi hậu quả có thể xảy ra”.
Tuy nhiên, Reuters và truyền thông phương Tây tiếp tục cáo buộc chính phủ Campuchia hiện tại có nhiều hành vi lạm dụng quyền lực khác nhau, bao gồm việc đàn áp những người “bất đồng chính kiến”. Điều mà các hãng tin Âu Mỹ cố tình bỏ qua trong những bài viết cùa họ là hầu như tất cả các nhân vật “bất đồng chính kiến” đó đều được Washington tài trợ và chỉ đạo.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Đài Châu Á Tự do do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ, tờ báo Campuchia Daily do người Mỹ sở hữu và điều hành là những phương tiện thường xuyên đăng tải các “ý kiến bất đồng” của Campuchia. Đảng đối lập Cứu Quốc Campuchia (CNRP) cũng bao gồm các thành viên được Mỹ trả lương, thường xuyên hoạt động ở nước ngoài và tại Washington.
Thủ lĩnh CNRP Kem Sokha đã công khai thừa nhận vai trò của Washington trong việc ủng hộ đảng của ông ta trong nỗ lực giành chính quyền ở Campuchia mà không thông qua bầu cử, mà thông qua “cách mạng màu”, phương thức chính trị đã hủy diệt cả Đông Âu, Bắc Phi và Trung Đông.
The tờ Phnom Penh Post, trợ lý truyền thông của Kem Sokha đã thừa nhận:
“Hoa Kỳ đã hỗ trợ tôi, họ yêu cầu tôi áp dụng mô hình từ Nam Tư, Serbia, nơi họ đã đánh đổ nhà độc tài Slobodan Milosevic, gây ra cái chết của ông trong khi xét xử. Milosevic có số lượng xe tăng khổng lồ, nhưng họ đã thay đổi được mọi thứ bằng cách sử dụng chiến lược này và họ lấy kinh nghiệm đó để yêu cầu tôi thực hiện ở Campuchia. Không ai được biết về điều này, tuy vậy, hiện nay chúng tôi đã đạt được một số kết quả, nên hôm nay tôi phải nói về chiến lược này. Chúng tôi sẽ nhận được nhiều hơn sự ủng hộ để tiếp tục và chúng tôi sẽ thành công”.
Thậm chí, bản thân Kem Sokha còn thật thà tuyên bố:
“Tôi không làm bất cứ điều gì theo ý mình. Các chuyên gia, giáo sư tại các trường đại học ở Washington, Montreal, Canada, được người Mỹ thuê để tư vấn cho tôi về chiến lược thay đổi chế độ, hạ bệ nhà lãnh đạo độc tài ở Campuchia”.
Ngoài truyền thông do Mỹ tài trợ và một đảng chính trị đối lập là công cụ của Washington, ở Campuchia có nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) hoàn toàn phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính của Mỹ và châu Âu để sử dụng những người trong nước nỗ lực thúc đẩy các âm mưu chính trị của phe đối lập. Ví dụ như tổ chức Licadho được tài trợ bởi USAID, Trung tâm truyền thông độc lập Campuchia (CCIM) được tài trợ bởi Tổ chức dân chủ quốc gia Hoa Kỳ, các tổ chức ngoại vi của Viện Cộng hòa quốc tế, Hiệp hội tự do, Đại sứ quán Anh, Úc cũng như Quỹ Canada.
Bằng những thông tin giả tưởng được chế tạo ra, Washington, London và Brussels tìm cách dựng lên mối đe doạ mơ hồ đối với Campuchia xuất phát từ “can thiệp nước ngoài” của Nga, Trung Quốc và Việt Nam. Đồng thời họ ra sức cáo buộc chính phủ Campuchia đàn áp dân chủ, vi phạm nhân quyền.
Những lời buộc tội của phương Tây hoàn toàn không xuất phát từ bất kỳ mối quan tâm thực sự nào đối với quyền con người của người dân Campuchia, mà là một nỗ lực gây nghi ngờ để che giấu âm mưu chính trị của Mỹ và phương Tây, những quốc gia thường xuyên chà đạp nhân quyền ở mức độ cao nhất.
Sự can thiệp của Mỹ và Châu Âu tại Campuchia đang gây ra nhiều xáo trộn ở nước này, gây bất ổn không chỉ đối với Campuchia mà cả các nước láng giềng ở Đông Nam Á, đe dọa cuộc sống và sinh kế của hàng trăm triệu người.
Trong khi Campuchia và các nước láng giềng đã vượt qua những khác biệt và căng thẳng trong quá khứ, thì sự can thiệp của Mỹ và châu Âu vào Campuchia, nếu thành công, sẽ chỉ dẫn đến sự loạn lạc trong nước và mâu thuẫn với các nước láng giềng của Campuchia. Hoa Kỳ không quan tâm đến Đông Nam Á về quyền con người, hay để củng cố quyền tự quyết của khu vực, mà chỉ vì lợi ích của chính Hoa Kỳ. Những lợi ích này của Hoa Kỳ bao gồm việc loại bỏ các đối thủ cạnh tranh (Trung Quốc, Nga) và kẻ thù cũ (Việt Nam) bằng mọi giá.
Cảnh báo của Thủ tướng Hun Sen về các nhóm đối lập được nước ngoài hậu thuẫn hòng thay đổi chế độ bất chấp hậu quả có thể xảy ra cũng là một cảnh báo cho cả khu vực Đông Nam Á: mục đích của Hoa Kỳ chỉ là vì nguồn tài nguyên và vị trí địa chính trị của khu vực, sự có mặt của Hoa Kỳ sẽ chỉ làm gia tăng nguy cơ bất ổn và xung đột của Đông Nam Á.

Không có nhận xét nào:

Hãy tôn trọng quyền công dân của ông Thích Minh Tuệ

[CAND] Thời gian gần đây, hiện tượng liên quan ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) tiếp tục gây ồn ào trên mạng xã hội. Mặc dù những thông tin lợ...