Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

Lại vẽ trò bôi lem chính sách nhân văn, nhân đạo

[CAND] Thời gian qua đã xuất hiện nhiều luận điệu vu cáo, xuyên tạc chính sách hình sự, chế độ giam giữ tù nhân ở Việt Nam khi cho rằng chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử, bắt và giam giữ tùy tiện, vi phạm các đảm bảo về xét xử công bằng; Việt Nam đang giam giữ nhiều “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”; Việt Nam đang duy trì chế độ nhà tù bất công, ngược đãi, tra tấn tù nhân và đàn áp bằng bạo lực…

Đặc xá, giảm án, tha tù trước thời hạn, ân giảm hình phạt… là những chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước, thể hiện truyền thống nhân văn, nhân đạo của dân tộc ta đối với những người phạm tội, khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã tiến hành nhiều đợt đặc xá, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn cho những người lầm lỗi có quá trình cải tạo tốt được trở về với cộng đồng. Giảm án, tha tù trước thời hạn nhân dịp Quốc khánh năm 2023 một lần nữa tiếp tục khẳng định chính sách nhân văn này.

Đặc xá, giảm án, tha tù trước thời hạn, ân giảm hình phạt… là những chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Ngày 30/8, theo thông tin từ Văn phòng Chủ tịch nước, xét đề nghị của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; sau khi xem xét, cân nhắc nhiều mặt, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã quyết định ân giảm từ hình phạt tử hình xuống tù chung thân cho 11 bị án. Văn phòng Chủ tịch nước nhấn mạnh, quyết định này thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước, mở cho các bị án nêu trên con đường được sống, cải tạo, phục thiện, có cơ hội trở về với gia đình, cộng đồng.

Cùng với đó, tại các trại giam, trại tạm giam trên cả nước cũng công bố các quyết định giảm án, tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân cải tạo tốt, có đủ điều kiện theo quy định.

Thời gian qua đã xuất hiện nhiều luận điệu vu cáo, xuyên tạc chính sách hình sự, chế độ giam giữ tù nhân ở Việt Nam khi cho rằng chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử, bắt và giam giữ tùy tiện, vi phạm các đảm bảo về xét xử công bằng; Việt Nam đang giam giữ nhiều “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”; Việt Nam đang duy trì chế độ nhà tù bất công, ngược đãi, tra tấn tù nhân và đàn áp bằng bạo lực…

Gần đây là báo cáo của Nghị viện châu Âu (EP) năm 2022 đã có những thông tin, nhận định thiếu khách quan, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam khi cho rằng, cơ quan này đã gặp nhiều giới hạn trong việc bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền bị kiểm soát ngặt nghèo, chính quyền Việt Nam sẵn sàng đàn áp những người hoạt động nhân quyền “một cách trắng trợn”…

Hay như các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài sử dụng mạng xã hội để đăng các bài viết xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền trong “bắt và giam giữ tùy tiện tù nhân chính trị”,  xuyên tạc về sự độc lập của cơ quan tư pháp.  Chúng tự vẽ ra các con số, cho rằng chính quyền đã bắt giữ ít nhất 173 người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, trong đó có 24 người đang bị tạm giam chờ xét xử, có 19 người bị bắt giữ và 26 người khác bị kết án vì thực thi các quyền! Những ngày qua, trên trang Facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân liên tục đăng tải các bài viết về nhân quyền ở Việt Nam và đòi thả tự do cho các đối tượng như Trương Văn Dũng, Lê Đình Lượng, Phạm Đoan Trang… những trường hợp mà tổ chức Việt Tân tự phong là “nhà hoạt động nhân quyền”!

Các hoạt động xuyên tạc, vu cáo trên thực chất là phương thức, thủ đoạn thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động. Các đối tượng triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền, coi đó là một mũi tấn công chiến lược nhằm phá vỡ sự ổn định chính trị, xã hội, làm suy yếu, tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy, đặc xá, giảm án, tha tù trước thời hạn là chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với những người phạm tội, khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời là sự ghi nhận kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy của phạm nhân, thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa trại giam, gia đình, các cơ quan có liên quan và xã hội. Thực hiện Luật Đặc xá cùng các chính sách liên quan, trong thời gian qua, Chủ tịch nước đã quyết định nhiều đợt đặc xá, tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn nhân các ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.

Công tác đặc xá, giảm án, tha tù trước thời hạn những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Về mặt xã hội, công tác này có tác dụng khuyến khích những người bị kết án phạt tù đang chấp hành án sẽ tích cực học tập, lao động, chấp hành tốt các quy định, nội quy trại giam, lập công chuộc tội để có thể sớm trở về với gia đình và cộng đồng. Đặc xá, giảm án, tha tù trước thời hạn đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất chế độ XHCN của chúng ta. Về chính trị, việc công khai, minh bạch, dân chủ trong thực hiện các trình tự thủ tục xét đặc xá, giảm án, tha tù trước thời hạn; thông tin đầy đủ cho các cơ quan báo chí trong nước, quốc tế và tổ chức các chuyến thăm, khảo sát tại các trại giam cho các tổ chức nhân quyền quốc tế đã thể hiện rõ chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với phạm nhân. Qua đó đã góp phần phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch hòng bôi nhọ, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm nhân quyền.

Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người một cách công bằng, bình đẳng cho tất cả mọi công dân, kể cả những người đang chấp hành hình phạt tù. Điều này đã được quy định rõ trong Hiến pháp năm 2013, hệ thống các văn bản pháp lý như Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015, Luật Thi hành án hình sự năm 2019…

Đặc biệt, hiện nay, hoạt động đặc xá được thực hiện theo Luật Đặc xá mới (Luật Đặc xá sửa đổi, bổ sung năm 2018). Công tác đặc xá, giảm án, tha tù trước thời hạn được tiến hành trên cơ sở những quy định mới, chặt chẽ hơn về các tiêu chuẩn được xét, từ việc bảo đảm thời hạn đã chấp hành án phạt tù, hoàn thành các nghĩa vụ bồi thường dân sự, hình sự, trả lại các tài sản có được do hành vi phạm tội cho đến xem xét kết quả cải tạo trong quá trình chấp hành án phạt tù, bảo đảm chỉ những người thực sự đủ tiêu chuẩn mới được hưởng khoan hồng của Đảng và Nhà nước.

Thực tiễn cho thấy, các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm các quyền theo quy định pháp luật đối với công dân, không phân biệt công dân nước ngoài hay công dân Việt Nam trong quá trình tố tụng và thi hành án hình sự. Những quyền này được bảo đảm trên thực tế tại các tòa án, các cơ sở giam giữ. Đó là các quyền cơ bản của những người chấp hành án phạt tù như quyền về ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế, nhận quà hay bưu phẩm, thăm gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự, người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự… Chính sách chung là tạo điều kiện thuận lợi tối đa để các phạm nhân yên tâm cải tạo, tu dưỡng đạo đức và đặc xá chính là sự động viên cao nhất nếu họ cải tạo tốt, thực sự hướng thiện, hoàn lương.

Bằng các quy định của pháp luật nói trên đã đảm bảo đầy đủ các quyền của công dân trong công tác đặc xá, giảm án, tha tù trước thời hạn, kể cả đối với người nước ngoài đang chấp hành án tại Việt Nam. Những quyền này được bảo đảm trên thực tế tại các tòa án, các cơ sở giam giữ, là minh chứng sinh động để phản bác luận điệu, thông tin sai sự thật của những cá nhân, tổ chức có ý đồ xấu, cố tình xuyên tạc về tình hình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xem xét đặc xá cho những trường hợp quốc tịch nước ngoài trên cơ sở công bằng, minh bạch cũng giúp cộng đồng quốc tế nhận thức rõ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Hằng năm, với quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, quyết định giảm án, tha tù trước thời hạn của các cấp có thẩm quyền đã tạo điều kiện cho rất nhiều người được hòa nhập cộng đồng hoặc rút ngắn thời gian chấp hành án, sẵn sàng cho cơ hội sớm trở về với gia đình. Những người từng một thời lầm đường, lạc lối đã phải trả giá cho những hành động của mình, bị hạn chế một số quyền công dân theo quy định, tuy nhiên vẫn được tạo điều kiện, cơ hội để sửa sai, để có thể được tận hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đó với tư cách của một công dân. Đó chính là dấu ấn nhân văn, phản ánh rõ việc đảm bảo và thúc đẩy quyền con người trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Bình Nguyên - Trần Huyền

Bác bỏ thông tin sai sự thật về người Khmer ở Việt Nam

[CAND] "Đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, chung sống bình đẳng và hòa hợp, cùng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử của đất nước", Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng ngày 31/8 nêu rõ.

Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Baodantoc.vn.

Ngày 31/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc tổ chức Khmer Kampuchea Krom vu cáo bịa đặt về tình hình người Khmer ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: “Chúng tôi bác bỏ những thông tin không có cơ sở, sai sự thật về tình hình người Khmer ở Việt Nam".

Theo đó, đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, chung sống bình đẳng và hòa hợp, cùng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử của đất nước.

Bà Phạm Thu Hằng khẳng định: "Các dân tộc Việt Nam đều được đối xử bình đẳng. Nhà nước Việt Nam bảo đảm và tạo điều kiện phát triển về mọi mặt nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp, đóng góp củng cố khối đại đoàn kết dân tộc”.

Tiên An

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

Quê hương luôn rộng vòng tay (Bài cuối)

          Với chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, các trường hợp hồi hương về Việt Nam đã được cấp ủy, chính quyền địa phương giúp đỡ. Nhiều người sau đó đã có công ăn việc làm, dần ổn định cuộc sống.

          Chuyện về những cán bộ bám bản

          Gia Lai bước vào mùa mưa, những con đường đất đỏ bazan trở nên trơn, trượt khó đi hơn bao giờ hết. Trong cơn mưa tầm tã, Đại úy Đặng Khắc Trung, cán bộ Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Gia Lai ghìm mạnh tay lái, tránh những chiếc ổ gà lổn nhổn…, gần chục năm gắn bó với địa bàn, anh thuộc từng khúc cua, từng ổ gà…

Lãnh đạo, cán bộ Cục An ninh nội địa Bộ Công an thăm, gặp, vận động gia đình có người xuất cảnh trái phép.

          Dưới cơn mưa trắng xoá, căn nhà của Kpuih Mel dần hiện ra. "Cán bộ Trung đấy à. Mưa to thế, cán bộ vào nhà đi...", nói rồi vợ của Kpuih Mel dừng tay đon đả mới anh vào trong nhà. Địa bàn Đại úy Đặng Khắc Trung phụ trách gồm 4 xã là Ia Tiêm, Chư Pơng, Bờ Ngoong và Bar Maih thuộc huyện Chư Sê, tình hình ANTT diễn biến phức tạp, nổi lên trong thời gian qua là tình trạng trốn sang Thái Lan và Campuchia. Đối tượng Kpuih Mel từng có 2 tiền án về tội tổ chức trốn. Vậy nhưng vì ảo tưởng vào cuộc sống ở bên kia biên giới nên mặc dù đã nhiều lần được tuyên truyền, giải thích, đối tượng vẫn muốn tìm kiếm cơ hội để sang nước thứ ba.

          "Sau khi Kpuih Mel về nước, tôi đã thường xuyên gặp gỡ, tuyên truyền cho Kpuih Mel về phương thức và thủ đoạn tinh vi của các đối tượng trong ổ nhóm. Qua những lần gặp gỡ, vợ của Kpuih Mel đã hiểu về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng nhưng Kpuih Mel thì vẫn mù quáng tin vào những lời hứa hão của các đối tượng đưa dẫn"- Đại úy Đặng Khắc Trung nhớ lại.

          Một tuần đôi lần, khi xuống bản, anh đều ghé qua, lúc thì giúp vợ của Kpuih Mel vài công việc nặng, có khi lại liên hệ giúp họ hàng của họ làm một vài loại giấy tờ tuỳ thân… Qua những lần đó, vợ của Kpuih Mel đã mở lòng hơn. Đã ở vào cái tuổi không còn trẻ nữa, chị không muốn rời bỏ nơi "chôn nhau, cắt rốn".

          Cũng trong thời gian này, anh thấy Kpuih Mel có biểu hiện bất thường, ngoài việc tránh né không gặp cán bộ, anh ta còn lén lút gặp gỡ một số người để bán một số tài sản có giá trị trong gia đình. "Lúc này, tôi nhận thấy rằng muốn vận động được Kpuih Mel, phải thông qua người vợ và những người thân thiết…"- Đại uý Đặng Khắc Trung nhớ lại. Sau đó, anh đã thông qua vợ của Kpuih Mel vận động, thuyết phục anh ta. Đến thời điểm này, Kpuih Mel đã hiểu ra, yên tâm ổn định cuộc sống nơi quê nhà.

          Hiểu phong tục tập quán, lại là người địa phương, Đại úy Ksor Ba, Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Gia Lai có thuận lợi hơn trong công việc nhưng không vì thế mà chẳng có khó khăn. Không ít lần xuống bản, anh nhận được những câu nói rất khó nghe như "là cán bộ người DTTS mà toàn đi săm soi, xét nét, gây khó dễ cho đồng bào". Nhưng anh hiểu, bà con chưa hiểu hết được chủ trương, chính sách của Nhà nước nên vẫn bị các đối tượng lợi dụng, lôi kéo. Vì thế, mỗi cán bộ Công an cắm bản phải gần dân, sát dân hơn nữa. Hàng trăm, hàng nghìn lời nói cũng không bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, mang lại bình yên cho người dân. Khi mỗi người đều nhận thức được thì sẽ tạo thành một "thành luỹ" vững chãi, không một đối tượng nào có thể xuyên tạc, lừa phỉnh… Với tâm niệm như vậy, Đại úy Ksor Ba vẫn âm thầm làm nhiệm vụ.

          Trong quá trình làm việc, anh đã nắm bắt tâm lý của không ít đối tượng và vận động họ trở về thành công. Blek (trú tại huyện IaPêt, tỉnh Gia Lai) là một ví dụ. Trước đây, Blek từng có thời gian theo một toán FULRO vào rừng sinh sống. Sau khi anh ta bỏ đi, mọi gánh nặng gia đình đều dồn lên đôi vai gầy gò của người vợ… Những buổi vợ của Blek làm nương rẫy, anh tranh thủ gặp gỡ và giúp đỡ. Qua những lần đó, người cán bộ trẻ đã hiểu được tâm tư của người vợ. Từ đó, anh đã phân tích, giúp cho Blek hiểu được hành vi của mình. Từ đó, người đàn ông đã yên tâm tu trí làm ăn.

          Ngày 27/6/2019, nghe lời một số đối tượng Fulro lưu vong tuyên truyền, hộ gia đình Nay H' Chấc, ở xã Ea Lâm, Sông Hinh, tỉnh Phú Yên đã tham gia trốn. Cuộc sống quá khó khăn nơi đất khách, quê người, đến tháng 1/2020, đối tượng đã tự nguyện hồi hương do không chịu được cuộc sống khó khăn nơi đất khách, quê người.

          Trước khi tham gia trốn, gia đình của H' Chấc thuộc diện hộ nghèo, tham gia tổ chức "Tin lành Đê ga", chính quyền địa phương nhiều lần giải thích, vận động, tuyên truyền, nhắc nhờ nhưng không chịu từ bỏ. Sau đó, anh ta bán hết đất sản xuất, chi phí cho việc đi trốn. Sau khi về nước, đời sống gặp nhiều khó khăn do không có đất sản xuất, bà con xa lánh.

          Sau khi anh ta về nước, Công an tỉnh Phú Yên đã phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, động viên đối tượng và tổ chức tuyên truyền bà con buôn làng đón nhận, cảm thông cho hoàn cảnh của gia đình Nay H' Chấc. Đồng thời, hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất, phát triển kinh tế tại địa phương. Đến nay, cuộc sống đã dần ổn định.

          Vậy nhưng trong thời gian này, số đối tượng "Tin lành đấng Christ Tây nguyên" trên địa bàn tiếp tục tuyên truyền, lôi kéo Nay H' Chấc tham gia. Qua tìm hiểu và biết được nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của gia đình đối tượng là chính đáng, nhưng nhận thức chưa rõ nên bị các đối tượng lôi kéo, Công an tỉnh Phú Yên đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và tạo điều kiện chuyển sinh hoạt tôn giáo tin lành thuần tuý…

          Trở về với quê hương

          Qua thống kê, từ năm 2018 đến nay đã có 48 hộ gia đình/96 trường hợp người DTTS Tây Nguyên trốn đi Campuchia, Thái Lan đã trở về Việt Nam. Các trường hợp hồi hương về Việt Nam hầu hết được cấp ủy, chính quyền quan tâm thăm hỏi, động viên, tháo gỡ vướng mắc tư tưởng, tâm lý, tạo điều kiện cho họ có cuộc sống ổn định, hoà nhập cộng đồng. Họ được hỗ trợ các nhu yếu phẩm ban đầu, hỗ trợ vay vốn, phát triển sản xuất...

          Đến nay, điều kiện sống của số hồi hương cơ bản ổn định, có 21/48 hộ thuộc diện nghèo/cận nghèo; 23/48 hộ thuộc diện trung bình; 4/48 hộ thuộc diện khá. Nhiều người được tạo điều kiện ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng, được cấp giấy tờ tuỳ thân theo quy định, con em được đến trường.

Những người trong cuộc kể lại hành trình với phóng viên Báo CAND.

          Điển hình như trường hợp Siu Thuyn (SN 1985, trú tại xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai). Nghe lời kẻ xấu, 3 anh em nhà Siu Thuyn bán hết số mì của gia đình, vay mượn thêm 40 triệu đồng để vượt biên sang Thái Lan. Ngày đi, Siu Thuyn nuôi hy vọng sẽ làm được nhiều tiền để có cuộc sống đầy đủ. Thế nhưng, vừa qua đến Thái Lan, họ đã bị đưa đến những khu trọ tập trung, phải làm đủ việc để có tiền ăn uống tằn tiện, khổ cực; nghỉ làm ngày nào thì ngày đó nhịn… Cùng với đó, vì nhập cư trái phép, cuộc sống của họ ở Thái Lan đầy bất trắc, nơm nớp lo sợ Cảnh sát Thái Lan…

          Vì không chịu nổi cảnh sống chui lủi nơi đất khách, 3 anh em Siu Thuyn đã liên lạc với người nhà, chính quyền địa phương để tìm cách đưa họ trở về quê hương. Được Công an, chính quyền địa phương, già làng tuyên truyền, vận động, giải thích, giúp đỡ, anh Siu Thuyn hiểu ra âm mưu thủ đoạn của kẻ xấu. Từ đó, anh Siu Thuyn chuyên tâm vào làm ăn, chăm lo ruộng rẫy, học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

          Nhờ vậy, đến nay gia đình đã có trên 1ha lúa, 5 con bò, xe công nông…, cuộc sống ổn định, bình yên bên buôn làng. Đặc biệt, Siu Thuyn còn tích cực cùng lực lượng Công an đi tuyên truyền bà con không nghe kẻ xấu vượt biên trái phép. Bởi hơn ai hết, sau chuyến đi Thái Lan, Siu Thuyn thực sự thấm chân lý "Có làm thì mới có ăn".

          "Dân làng mình đừng nghe người ta nói ra nước ngoài không làm cũng có ăn. Đâu ai cho không mình cái gì. Giờ đây, tôi đã nhận ra sai lầm của mình, quyết tâm làm ăn để phát triển kinh tế gia đình. Bây giờ cuộc sống của mình đã tốt đẹp, con cái được học hành đến nơi đến chốn. Từ sai lầm của bản thân, tôi mong bà con các buôn làng chăm lo làm ăn, cố gắng phát triển kinh tế, đừng nghe lời xúi giục của kẻ xấu. Đừng mơ mộng giàu sang mà không chịu làm, phải chăm chỉ làm ăn thì mới có dư dả, cuộc sống sung túc", anh Siu Thuyn tâm sự.

          Trường hợp của anh Y Ruên Niê (SN 1984, trú tại xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) gian nan hơn trên con đường trở về quê hương. Khoảng giữa tháng 5/2019, nghe theo lời dụ dỗ của kẻ xấu, vợ chồng Y Ruên Niê vượt biên trái phép đến Thái Lan để chờ sang Mỹ, Canada như lời dụ dỗ của bọn phản động, lưu vong nhưng rồi bị các đối tượng từng dụ dỗ lừa lấy tiền bạc, bị bỏ rơi nơi xứ người, phải sống chui lủi vì sợ Cảnh sát Thái Lan bắt giữ. Gần 4 tháng lưu lạc sống khổ cực, nhịn đói, nhịn khát, con cái không được học hành thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng của gia đình Y Ruên Niê.

          Theo lời kể của Y Ruên Niê: "Xuất phát ngày 17/5/2019, chúng tôi được đưa từ Buôn Hồ xuống TP Hồ Chí Minh - Campuchia - Thái Lan. Đặt chân đến Thái Lan, chúng tôi mới biết mình bị lừa tiền, vì kể từ ngày đó đến nay không có tổ chức, cá nhân nào đến nói chuyện, hay hỏi han gì, không sắp xếp nơi ăn ở hay công việc gì cho gia đình… Cả nhà chỉ sống bằng số lượng gạo được hỗ trợ trong 3 tháng là 8 bao, mỗi bao chỉ 5kg, chất lượng gạo quá tệ; giá thực phẩm rất đắt, còn lại tự làm thuê kiếm sống, tiền làm thuê không đủ trang trải cho 4 người" anh Y Ruên Niê nhớ lại.

          Do "công việc không phù hợp, lái xe không được vì luật pháp khác, xe ôtô thì tay lái nghịch... lao động thủ công thì giá bèo", nhiều lần Y Ruên Niê và con phải đi hái lá mì để ăn, nhưng rồi cũng không dám nữa vì nghe nói là tội ăn cắp ở đây họ có quyền bắn chết nếu bị phát hiện. Đi lại không tự do, bất đồng ngôn ngữ… túng thiếu đủ thứ, cuộc sống vô cùng khốn khổ. Đặc biệt các con không được học hành, cháu lớn khóc rất nhiều vì nhớ trường lớp, lại sắp đến ngày khai trường muốn được về đi học, Y Ruên Niê và vợ suy nghĩ rất nhiều và quyết định bằng mọi giá phải trở về Việt Nam.

          Khi biết tin Y Ruên Niê có ý định trở về, bọn phản động và những người đi cùng dọa dẫm rằng: Nếu trở về sẽ bị bỏ tù, đầu độc, bị phạt và trừng trị rất nặng. Nhưng cuộc sống quá cùng cực, khốn khổ nơi đất khách quê người đã thôi thúc Y Ruên Niê phải đưa gia đình về Việt Nam, Y Ruên Niê vô cùng ân hận vì một phút dại dột, nông nổi đã đẩy đưa gia đình mình đến sự cùng cực.

          Với quyết tâm trở về, Y Ruên Niê đã tìm và liên lạc được với những người Việt tốt bụng ở Thái Lan và trong nước. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của họ, ngày 3/9/2019 gia đình Y Ruên Niê về đến đồn Biên phòng Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Tại đây, họ được bộ đội thăm hỏi, chăm sóc tận tình chu đáo, cho ăn nghỉ, trực tiếp Bí thư Huyện ủy Tân Châu hỗ trợ 2 triệu đồng

          Sau đó, trên đường từ Tây Ninh về Buôn Hồ, gia đình Y Ruên Niê lại được lãnh đạo Công an tỉnh thăm hỏi, động viên, chăm sóc, trích quỹ đơn vị hỗ trợ 5 triệu đồng; trực tiếp đồng chí Giám đốc Công an tỉnh hỗ trợ thêm 5 triệu đồng.

          Sáng 5/9/2019, gia đình Y Ruên Niê về đến buôn làng của mình lại Buôn Sing A, xã Ea Drông. Về đến nhà, gia đình Y Ruên Niê rất vui mừng vì không như kẻ xấu tuyên truyền là bị bỏ tù, đầu độc, tra tấn... Ngược lại, Y Ruên Niê rất cảm động bởi sự quan tâm, đón nhận, hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành chức năng đối với gia đình anh từ khi về nước đến nay. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã tặng 50kg gạo, phần quà 300 nghìn đồng; đại diện công đoàn tỉnh tặng 1 phần quà 300 nghìn đồng…

          Trong niềm xúc động ngày trở về, Y Ruên Niê và vợ không cầm được nước mắt; bản thân cũng rất ân hận vì mình mà mọi người phải vất vả, khổ lây, mất thời gian, tốn kém tiền bạc. Đồng thời, anh cũng rất cảm ơn tình cảm bao dung của các cơ quan, ban, ngành đã dành cho gia đình; tất cả đều tha thứ cho người lầm đường, lạc bước trở về, với tinh thần "đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại".

          Qua sự việc này, Y Ruên Niê rất mong mọi người hãy từ bỏ tư tưởng vượt biên trái phép, dẫn đến sai lầm nguy hiểm như mình. Phải hiểu rằng, không nơi nào bằng quê hương, đất nước mình. Mọi người hãy cảnh giác, tuyệt đối không nghe lời rủ rê, dụ dỗ của kẻ xấu để rồi lâm vào cảnh "tiền mất, tật mang", nhất là lại mang tiếng xấu với mọi người như là "kẻ phản bội Tổ quốc".

Xuân Mai - A Trung

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sắp thăm Việt Nam

[CAND] Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dự kiến sẽ thăm Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 11/9 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: Reuters

Ngày 29/8, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng thông báo: “Dự kiến, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ thăm Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 11/9 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chúng tôi tin rằng các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định, thực chất và lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực cũng như trên thế giới”.

Tiên An 

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

Những luận điệu xuyên tạc chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính

[CAND] Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Quốc hội đã có Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/7/2023. Lợi dụng vấn đề này và thời điểm cấp ủy, chính quyền địa phương có những bước nghiên cứu, rà soát chuẩn bị thực hiện, nhiều đối tượng, phần tử cơ hội đã tung ra các quan điểm sai trái, xuyên tạc chống phá.

Mượn gió bẻ măng

Trước yêu cầu phát triển của đất nước, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp là yêu cầu khách quan. Đây là chủ trương hướng đến mục tiêu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kiện toàn tổ chức, tinh giảm hợp lý đầu mối, bỏ cấp trung gian, thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, nhiều đối tượng phản động, phần tử cơ hội đã tung ra các quan điểm sai trái, xuyên tạc, tạo ra nhận thức lệch lạc, hoang mang trong dư luận.

Trên mạng xã hội có hàng chục nghìn người theo dõi, ông M.V.T dùng những từ ngữ thiếu văn hóa và cho rằng, sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ để giảm biên chế “gây bao rắc rối, chỉ việc định biên chế cán bộ theo quy mô dân số là xong”! Ông này viện dẫn kinh phí dự toán cho việc sáp nhập và cho rằng, “chưa sáp nhập đã thấy tiền, thảo nào quyết liệt thế”; đồng thời đặt câu hỏi, sao không lấy tiền này để xây trường học, giúp gia đình thương binh, liệt sĩ còn khó khăn mà “cứ nhắm mắt làm lấy được”! Từ đó quy kết theo hướng đây là việc để dễ bề tham nhũng, tiêu cực: "Luân chuyển cán bộ" và "nhập - tách - nhập" là hai trò để tổ chức, nội vụ ăn đẫy nhất”!.

Ảnh minh họa

Ngay sau khi các thông tin được ông này tung lên mạng đã thu hút hàng nghìn bình luận, chia sẻ theo hướng tiêu cực, xuyên tạc, phá hoại chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về sắp xếp đơn vị hành chính. Bên cạnh đó, nhiều người cũng phản bác, vạch trần quan điểm sai trái của ông T, đặt câu hỏi: “Ông không tìm hiểu cho kỹ, Quốc hội, Bộ Nội vụ đã hướng dẫn, quy định sau khi sáp nhập, phân bổ công chức, viên chức theo quy mô dân số và nhiều yếu tố khác. Nếu nói như ông thì các chức danh, vị trí cấp trưởng, cấp phó làm sao tinh giản?

Thực tế, không ít trường hợp núp bóng “xã hội dân sự”, dưới chiêu bài “phản biện” để xuyên tạc, chống phá Hiến pháp 2013 và nhiều vấn đề khác. Nhiều bài viết cũng “bóc mẽ” hành vi của một số cá nhân chống đối khi cố tình cắt gọt bản chất vấn đề để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ; gây hoang mang dư luận, làm giảm niềm tin của nhân dân; kêu gọi, kích động, lôi kéo người dân tham gia biểu tình, hoạt động với mục đích chống đối chính quyền.

Mượn gió bẻ măng, lấy cớ để chống phá, trên không gian mạng, các tổ chức phản động như Việt Tân, VOA, Báo Tiếng Dân… suy diễn, xuyên tạc: “Hôm nay nghe sáp nhập mà kinh. Gần 100 triệu dân Việt Nam, cả đời đi làm lại giấy tờ vì ai đó thích. Xin hỏi, các vị định hành dân đến bao giờ”! Có trường hợp đưa ra những phê phán tùy tiện khi cho rằng, quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính để tính số lượng công chức cấp xã tăng thêm như sau: Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 1 công chức; các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 1 công chức. Từ đó quy kết, tất cả những thay đổi, tách nhập kiểu này “đều dẫn đến sai lầm, kìm hãm và bế tắc”! Từ đó họ miệt thị rằng, việc tách nhập địa giới hành chính là sự tùy tiện, thể hiện sự “yếu kém, bế tắc” trong quản lý hành chính.

Chủ trương lớn, lợi ích lâu dài

Trái với quan điểm chống phá nêu trên, thực tế, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy, đơn vị hành chính trong hệ thống chính trị, trong đó có việc sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn, đặt trong tổng thể nhiều chủ trương, giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện, phát triển Nhà nước pháp quyền XHCN, phục vụ giai đoạn phát triển mới. Sắp xếp tổ chức, bộ máy trong hệ thống chính trị tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương lớn. Quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII và Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành chính. Nghị quyết của Quốc hội chỉ rõ: Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975 đến nay, đơn vị hành chính các cấp ở nước ta đã được điều chỉnh, sắp xếp lại phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc chia, tách đơn vị hành chính các cấp thời gian qua đã nảy sinh một số bất cập và hạn chế. Nhiều đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quy mô quá nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội tầm vĩ mô cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng; nguồn lực của địa phương và Trung ương cho phát triển kinh tế - xã hội bị phân tán, nhất là trong điều kiện Trung ương đang đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương. Việc tăng số lượng đơn vị hành chính các cấp đã dẫn đến tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở địa phương tăng; ngân sách nhà nước chi cho hoạt động của bộ máy, xây dựng trụ sở, mua sắm mới trang thiết bị làm việc tăng; đại đa số các đơn vị cấp huyện, cấp xã thu ngân sách tại địa phương không đủ cân đối chi thường xuyên, chủ yếu Trung ương phải hỗ trợ.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; bảo đảm hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2030, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được sắp xếp cơ bản phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ; thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có trọng tâm, phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả, chắc chắn, phù hợp với quy hoạch tổng thể, yêu cầu phát triển; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Thông qua sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để từng bước đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội trong từng địa phương và trên phạm vi toàn quốc; nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Việc sắp xếp phải đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của nhân dân.

Quan điểm chỉ đạo chung là mỗi một đơn vị hành chính cụ thể được sáp nhập phải chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư… như một số quận nội thành Hà Nội. Việc sắp xếp đơn vị hành chính là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, tác động đến người dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác. Trước vấn đề mang tính khó khăn, phức tạp, việc người dân có ý kiến góp ý, xây dựng, đề xuất những giải pháp là hoàn toàn cần thiết, được Đảng, Nhà nước khuyến khích, trân trọng. Tuy nhiên, lợi dụng vào đó để xuyên tạc, đưa ra những quan điểm sai trái, thậm chí xuyên tạc với động cơ, mục đích xấu, tạo nhận thức lệch lạc hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước cần phải được vạch trần, đấu tranh phản bác.

Lê Vĩnh Bình

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2023

Vạch trần thủ đoạn tinh vi của những đường dây đưa người vượt biên (bài 2)

[CAND] Không từ bỏ ảo tưởng về một "Nhà nước Đê Ga" tự trị tại Tây Nguyên, các tổ chức FULRO lưu vong tại Mỹ đẩy mạnh các hoạt động lôi kéo, dụ dỗ người đồng bào DTTS vượt biên sang Campuchia và Thái Lan…

Ngoài việc muốn tạo ra sự bất ổn trong vùng đồng bào DTTS tại Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, âm mưu của các đối tượng là thông qua hoạt động lôi kéo đồng bào vượt biên, các đối tượng sẽ lựa chọn, huấn luyện một số đối tượng có nhận thức tư tưởng chính trị lệch lạc..., để vu cáo chính quyền đàn áp tự do tôn giáo đồng bào DTTS ở Tây Nguyên.

Một đối tượng đưa người đồng bào dân tộc thiểu số vượt biên trái phép bị Công an tỉnh Gia Lai bắt giữ.

Liên tiếp triệt phá các đường dây đưa, dẫn người

Chỉ trong những tháng đầu năm 2023, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng An ninh nội địa đã triệt phá thành công 4 vụ án, bắt giữ 17 bị can về tội "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài và ở lại nước ngoài trái phép". Từ các vụ án cho thấy, các đối tượng cầm đầu, tổ chức trốn ở Thái Lan có sự liên hệ, phân công tổ chức chặt chẽ với phương thức và thủ đoạn phạm tội tinh vi.

Thông qua mạng xã hội, các đối tượng ở nước ngoài liên lạc, điều hành, tổ chức đưa, dẫn người với hai hình thức, theo đường bộ, đường tiểu ngạch khu vực biên giới các tỉnh phía Nam gồm Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp sang Campuchia để đi Thái Lan; hoặc hướng dẫn đồng bào DTTS xuất cảnh hợp pháp qua đường hàng không từ các sân bay quốc tế sang Thái Lan sau đó trốn ở lại.

Có đối tượng đưa, dẫn vì mục đích lợi nhuận như trường hợp của Siu Cheo (SN 1992), đối tượng trước đây trú tại xã Chư Don, Chư Pưh. Trước đó, qua mạng xã hội zalo, Siu Cheo đã liên hệ với một đối tượng ở tỉnh Long An để thuê, đặt xe cho người DTTS đi từ tỉnh Gia Lai vào TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Siu Cheo còn liên hệ với một đối tượng người Việt Nam chuyên bán rau tại Thái Lan để đón người tại bến xe miền Tây, mua vé xe đưa xuống TP Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp để giao lại cho người đàn ông đưa sang Campuchia, rồi bố trí xe đón đưa đến Thái Lan…

Qua công tác điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai xác định, Siu Cheo đã tổ chức 2 đợt cho 5 nhóm/20 người DTTS thuộc 2 huyện trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, sau đó đi Thái Lan và 3 đợt cho 6 người xuất cảnh sang Thái Lan bằng đường hàng không hợp pháp, có hộ chiếu, sau đó trốn ở lại Thái Lan.

Vì mục đích chính trị, các đối tượng phản động, FULRO lưu vong tuyên truyền, lôi kéo, dụ dỗ người DTTS Tây Nguyên trốn đi nước ngoài nhằm gây bất ổn tình hình trong nước, nhằm tạo ra cái nhìn "thiếu thiện cảm" của quốc tế đối với Việt Nam. Từ cuối tháng 2/2023, ANhơl, Oih, Chrơch và Nên được Uk (là FULRO lưu vong, hiện đang ở Mỹ) liên lạc tuyên truyền, lôi kéo trốn sang Campuchia, Thái Lan.

Các đối tượng tuyên truyền rằng hiện đã có đường trốn đi Thái Lan. Đi sang Thái Lan sẽ thoát khỏi cuộc sống khó khăn, được tự do sinh hoạt "Tin Lành Đê Ga", không sợ bị chính quyền ngăn cản, bắt giữ hoặc muốn có cơ hội đi Mỹ định cư thì bên ngoài sẽ cho người dẫn đi. Uk yêu cầu ANhơl, Oih, Chrơch và Nên bàn bạc với nhau để cùng đi và chuẩn bị số tiền là 25 triệu đồng/người. Cùng lúc đó, đối tượng Chưm (trốn đi Thái Lan từ năm 2020; quê quán ở làng Aluk, xã K'Dang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) cũng tích cực liên lạc, lôi kéo nhóm của Anhơl trốn đi Thái Lan.

Theo sự lôi kéo, kích động, hứa hẹn của các đối tượng FULRO lưu vong bên ngoài, số này đã bán tài sản nhà, đất, trâu bò để chuyển cho đối tượng dẫn đường. Sau đó, đến khoảng giữa tháng 3/2023, sau khi được Uk thông báo sẽ cho người lên Gia Lai để dẫn đường và yêu cầu thống kê số lượng người trốn đi Thái Lan, Anhơl tiếp tục yêu cầu Nên, Chroch, Oih đến rẫy cà phê để họp bàn tìm cách vượt biên. Ngày 24/3, Uk thông báo với ANhơl khoảng 2 - 3 ngày nữa, "người dẫn đường" sẽ lên Gia Lai, yêu cầu ANhơl gửi số điện thoại của ANhơl và Nên để Uk gửi cho "người dẫn đường".

Đến thời điểm hẹn trước, các trường hợp này đã gặp bàn bạc, thống nhất và chọn địa điểm để xe ôtô đến đón người nhằm tránh sự quản lý, phát hiện của cơ quan chức năng. Chiều 27/3, "người dẫn đường" đã bố trí 2 xe ôtô 16 chỗ từ Cần Thơ lên đến huyện Đăk Đoa, Gia Lai để đón 21 người DTTS đưa vào Tịnh Biên, An Giang, trên đường đi thì bị phát hiện, bắt giữ. Đến nay, Cơ quan Công an đã khởi tố vụ án và 6 bị can để điều tra.

Vào tháng 8/2018, Rơ Mah Khõ được đối tượng Rmah Bun (quê gốc ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, hiện đang ở Thái Lan) tuyên truyền, lôi kéo và tổ chức trốn sang Thái Lan làm việc. Sau khi sang Thái Lan thì Khõ ở với Rmah Bun. Đến tháng 12/2019, Khõ quay về Việt Nam sinh sống cùng vợ con tại thôn Tong Kek, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. Khoảng đầu năm 2023, Rmah Bun tiếp tục liên lạc với Khõ qua tài khoản messenger facebook để tuyên truyền, lôi kéo đối tượng này dụ dỗ những người DTTS sinh sống trên địa bàn trốn đi Thái Lan.

Theo thoả thuận giữa hai bên thì khi tìm được người, Khõ sẽ báo cho Rmah Bun biết để tổ chức trốn; về phần mình, Rmah Bun hứa sẽ trả tiền "hoa hồng" cho Khõ khi tìm được người trốn đi Thái Lan. Rmah Bun đồng thời hướng dẫn Khõ cách tuyên truyền, lôi kéo người trốn đi Thái Lan với luận điệu "một ngày làm việc (phụ hồ, xây nhà và tỉa cảnh cây) tại Thái Lan là 500 đến 1 triệu đồng và sẽ được những người DTTS đang sinh sống ở Thái Lan giúp đỡ, tìm việc làm, kiếm được nhiều tiền và có cuộc sống ổn định hơn" để những người này tin tưởng. Khõ đồng ý và đã đi tuyên truyền, lôi kéo 9 người DTTS sinh sống tại làng Su B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh trốn đi Thái Lan. Tuy nhiên, những người này không đồng ý.

Đến đầu tháng 4/2023, Khõ gặp và trò chuyện với Siu Chú về công việc, cuộc sống làm ăn… Qua nói chuyện, Khõ biết Siu Chú hiện không có việc làm ổn định nên đã tuyên truyền, lôi kéo Siu Chú trốn sang Thái Lan làm việc để có cuộc sống sung sướng hơn, nhiều tiền hơn, Siu Chú đồng ý. Sau đó, Khõ đã gặp và bàn bạc với Siu Chú việc sang Thái Lan…, trong lần này, Khõ thu về 2 triệu đồng "tiền công".

Về phần Siu Chú, đối tượng này đi đến Trạm thu phí thuộc xã La Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, Công an huyện Chư Pưh phát hiện và mời về trụ sở để làm việc. Từ lời khai của Siu Chú, Công an tỉnh Gia Lai đã điều tra, làm rõ đường dây đưa người xuất cảnh trái phép ra nước ngoài. Quá trình điều tra, mở rộng vụ án xác định, ngoài hành vi phạm tội trên, từ năm 2018 đến năm 2022, Khõ cùng với Rmah Bun và một số đối tượng đã tuyên truyền, lôi kéo và tổ chức cho 5 đợt người DTTS trốn sang Thái Lan.

Chủ động nắm chắc tình hình, quản lý tốt đối tượng

Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Trương Đức Trường, Phó Trưởng phòng 5, Cục An ninh nội địa, Bộ Công an cho biết: Trong thời gian qua, mặc dù chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục, đưa nhiều trường hợp hồi hương tham gia vận động quần chúng song tình hình người DTTS trên địa bàn Tây Nguyên trốn ra nước ngoài vẫn diễn ra, có thời điểm chiều hướng phức tạp.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2023 đến nay đã có hơn một trăm người DTTS tại Tây Nguyên trốn sang Thái Lan. Chủ yếu người DTTS trốn đi nhằm được đoàn tụ gia đình, vì lợi ích kinh tế và mong muốn được đi nước thứ 3 định cư. Ngoài ra, còn có một số đối tượng từng có quá trình hoạt động FULRO, "Tin lành Đê Ga" bị tác động, lôi kéo tham gia các tổ chức phản động nên đã trốn đi.

Các đối tượng lợi dụng sự phát triển của các ứng dụng mạng xã hội để liên lạc, hướng dẫn đồng bào DTTS trốn đi nước ngoài. Tuỳ tình hình mà các đối tượng hướng dẫn trốn thông qua xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc trốn qua đường tiểu ngạch khu vực biên giới các tỉnh phía Nam. Về phía người DTTS Tây Nguyên trước khi trốn ra nước ngoài đều bị lừa bán hết tài sản, cầm cố vay nợ để chuyển tiền cho số đối tượng tổ chức đường dây trốn.

Quán triệt phương châm "Giữ vững bên trong là chính", những năm qua, Cục An ninh nội địa đã hướng dẫn, chỉ đạo Công an các tỉnh Tây Nguyên chủ động tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an để chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương nắm tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng và triển khai các mặt công tác phòng, chống xuất cảnh trái phép. Công an các tỉnh Tây Nguyên đã chủ động tham mưu với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và làm việc với cấp uỷ, chính quyền một số huyện trọng điểm để huy động hệ thống chính trị tham gia các mặt công tác phòng ngừa xã hội, tập trung công tác vận động quần chúng.

Trong đó, Công an tỉnh Gia Lai đã tham mưu cấp uỷ, chính quyền các huyện, thành phố tổ chức hơn 60 đợt tuyên truyền, phát động quần chúng tại địa bàn 62 làng, 63 xã thuộc 10 huyện, thu hút hơn 10.000 người tham gia. Qua đó, vạch trần âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng phản động, đối tượng tổ chức lôi kéo người DTTS xuất cảnh trái phép; động viên, hướng dẫn, hỗ trợ bà con người DTTS yên tâm sinh sống, làm ăn dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; không tin, không nghe theo luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động và tích cực ủng hộ, giúp đỡ lực lượng Công an; cung cấp tin báo, tố giác tội phạm giúp lực lượng Công an ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm an ninh, trật tự ngay tại cơ sở.

Xuân Mai

 

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

Những giấc mộng tan vỡ nơi xứ người (Bài 1)

[CAND] Do nhẹ dạ, cả tin nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, thời gian qua một số người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại các tỉnh Tây Nguyên đã vượt biên trái phép sang Campuchia, Lào, Thái Lan với hy vọng có được cuộc sống giàu sang, được hỗ trợ đưa sang nước thứ ba như Mỹ, Canada.

Không ít người sau khi vượt biên đã vỡ mộng biết mình bị lừa tìm cách quay trở về quê hương. Những người trở về đều được chính quyền địa phương và lực lượng Công an giúp đỡ, nhiều người trong số họ dần ổn định cuộc sống.

Mặc dù được tuyên truyền, giải thích song thời gian qua, vẫn có không ít đồng bào DTTS các tỉnh Tây Nguyên nghe theo kẻ xấu tìm đường tới “miền đất hứa”. Ngoài mục đích kinh tế, trong số họ cũng không ít người mang suy nghĩ cực đoan, mù quáng rằng họ sẽ tới được miền đất của “nữ thần tự do” để được tự do, giàu có và sung sướng hơn.

Những người trong cuộc kể lại sai lầm với cán bộ Công an và phóng viên Báo CAND.

Những lời hứa viển vông

23h, Y Cer Êban (trú tại Đắk Lắk) vẫn gọi video call cho con trai. Bên kia đầu máy, cậu bé huyên náo kể đủ thứ chuyện rồi mếu máo đòi gặp bố… Xen lẫn giữa cuộc trò chuyện của hai cha, con là tiếng cằn nhằn, gắt gỏng của người vợ giục con trai đi ngủ sớm. Cậu bé mè nheo nhưng rồi cũng phải nghe theo lời mẹ, tắt điện thoại. Sau tiếng rụp khô khốc, Y Cer Êban cảm thấy hẫng hụt…

Tiếng khóc của đứa cháu nhỏ, con trai của cô em gái ở căn phòng ngủ liền kề kéo Y Cer Êban trở lại với thực tại. Y Cer Êban bồi hồi nhớ lại những lúc gia đình quây quần bên mâm cơm, sau một ngày làm việc vất vả trên rẫy… Niềm hạnh phúc tưởng chừng giản dị ấy giờ với anh có lẽ là điều xa xỉ. Nhiều tháng qua, Y Cer Êban chỉ biết gửi nỗi nhớ nhung đến vợ và các con qua chiếc điện thoại.

Nhưng những cuộc nói chuyện ngắn ngủi và hiếm hoi giữa Y Cer Êban với vợ và các con ngày càng thưa dần. Năm 2013, Y Cer Êban lấy vợ và theo phong tục của địa phương, anh ta về sinh sống tại gia đình bên vợ ở xã Cư Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Với hơn 8 sào ruộng, 500m đất vườn lại cần cù chăm chỉ, cuộc sống của vợ chồng Y Cer Êban là niềm mơ ước của không ít gia đình. Khoảng đầu năm 2019, chẳng biết nghe ai xui khiến, vợ Y Cer Êban rỉ tai nói với chồng ý định sang Thái Lan sinh sống.

Y Cer Êban chẳng biết Thái Lan như thế nào nhưng theo lời vợ nói thì sang bên đó sẽ có cuộc sống sung sướng, không phải làm cũng có ăn, con cái được đến trường, được chữa bệnh miễn phí… Tin vào những lời hứa viển vông đó, Y Cer Êban đã đồng ý cùng vợ và các con trốn sang Thái Lan. Khi cả gia đình Y Cer Êban dắt díu nhau bỏ đi, những người thân trong gia đình không ai hay.

“Sang đến Thái Lan, tôi và vợ, con thực sự vỡ mộng. Cuộc sống ở đây không như những gì vợ tôi đã được các đối tượng nói trước đó. Cả gia đình phải sống trong một căn nhà bằng gỗ được thuê với giá khoảng 3.200 bạt (tương đương với khoảng 2 triệu đồng); điều kiện sống vô cùng thiếu thốn…”, Y Cer Êban cho biết.

Vì sao Y Cer Êban muốn trở về quê hương, trả lời câu hỏi của tôi, Y Cer Êban chia sẻ: “Chỗ ở không có, công việc cũng không có, đủ thứ chuyện, mình không nói được tiếng Thái cho nên mong muốn được về Việt Nam...”. Sau những chuỗi ngày sống không có tương lai, Y Cer Êban bàn với vợ về nước. Song ngặt vì số tiền mang theo không còn đủ để trả cho các đối tượng đưa, dẫn nên hai vợ chồng bàn bạc với nhau để Y Cer Êban về trước, sau đó gửi tiền để vợ và con về sau.

“Trốn sang Thái Lan không dễ dàng, chúng tôi phải trốn chui, trốn lủi nhưng khi muốn trở về quê nhà cũng không dễ. Nếu không có tiền thì không thể về được. Trong khi đó, chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với các đối tượng đưa, dẫn trước đó. Trường hợp có liên lạc được thì các đối tượng cũng không bao giờ đồng ý đưa chúng tôi về nước vì lo sợ rằng việc đưa người ra nước ngoài sẽ bị chính những người trong cuộc như chúng tôi vạch trần…”, Y Cer Êban cho biết. Theo lời của Y Cer Êban, sau một thời gian tìm kiếm, anh cũng tìm được một đường dây đưa người về nước nhưng ngặt nỗi cái giá đưa ra rất đắt đỏ. Lần này, Y Cer Êban phải trả số tiền là 25 triệu đồng…

Cũng vì nghe luận điệu tuyên truyền về "một cuộc sống sung sướng hơn, kiếm được nhiều tiền hơn", 6 người đàn ông ở tại làng Thoong Nha, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cũng bỏ quê hương sang Thái Lan. Nhưng chỉ sau một thời gian sống tạm bợ nơi đất khách quê người, giữa tháng 5/2023, họ đã tìm về nước và đang được lực lượng Công an và chính quyền địa phương giúp đỡ.

Hek, một trong 6 người đàn ông nhớ lại: Khoảng đầu năm 2023, người đàn ông tên Hùng nói với Hek và 5 người đàn ông trong xã về việc sang Thái Lan rồi được đưa sang Mỹ sinh sống. Theo lời của Hùng thì sang đến đó, họ không phải làm việc mà vẫn có ăn, có nhà lầu, xe hơi. Trong số 6 người cùng đi lần đó thì Hek là người có kinh tế khá giả nhất; các trường hợp còn lại, có người phải bán hết nông sản dự trữ để trả tiền công cho đối tượng đưa dẫn với số tiền là 20 triệu đồng/người. Đúng ngày hẹn, tất cả được đưa lên xe ôtô rồi vượt biên trái phép sang Thái Lan.

“Khi sang đến nơi, chúng tôi mới biết bị các đối tượng lừa”, Hek nói. 6 người đàn ông thuê một căn phòng trọ chật chội làm nơi ăn, ở và sinh hoạt hằng ngày. Không công ăn việc làm, trong khi vẫn phải trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày nên số tiền họ mang theo ngày một vơi đi. Để tiết kiệm chi phí, những bữa ăn của họ chủ yếu là cơm trắng với rau… thịt thì hầu như không có.

“Đói bụng, đầu gối phải bò”, thời gian sau đó, 3/6 người đã phải ra bên ngoài tìm việc làm với hy vọng chờ đợi cơ hội sang nước thứ ba. Trong thời gian lang bạt kiếm sống nơi đất khách, quê người, họ mới biết rằng có những người Việt đã chờ đợi nhiều năm vẫn chưa được phỏng vấn để đi sang nước thứ 3. “Khi gà chưa gáy sáng, chúng tôi đã rời khỏi nhà rồi trở về lúc tối mịt. Chủ sử dụng lao động biết được thế yếu của chúng tôi nên thoả sức đặt ra các yêu cầu và quy định. Họ muốn trả lương bao nhiêu thì trả, còn chúng tôi thì không có quyền được đòi hỏi…” - một trong 6 người đàn ông bức xúc chia sẻ.

Hãy sớm tỉnh ngộ

Khoảng 13h ngày 10/1, qua rà soát, kiểm tra, Công an tỉnh An Giang phát hiện Vàng Thị Mai (SN 1991) cùng em gái là Vàng Thị Ngoan (SN 2006) và hai con là Vàng A Văn (SN 2011) và  Vàng Quang Huy (SN 2007, cùng cư trú tại tỉnh Đắk Lắk), nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam. Đối tượng cùng tang vật được đưa về Công an phường Vĩnh Mỹ, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Những lời khai của Mai tại cơ quan Công an đã phần nào khắc hoạ được cuộc sống của những người từng nhẹ dạ, cả tin để ra đi tìm miền đất hứa. Mai kể, khoảng năm 2014, một người thân trong gia đình Mai không may qua đời. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra, nguyên nhân cái chết cũng được cơ quan chức năng thông báo. Song Mai và một số người thân trong gia đình lại không thoả mãn với kết quả được thông báo.

Sau đó, phần do bức xúc, phần khác lại hạn chế về nhận thức, Mai đã chia sẻ những suy nghĩ cá nhân lên mạng xã hội facebook. Trong lúc này, có một người đàn ông chủ động liên lạc, trao đổi với Mai. Qua nhiều lần nói chuyện, người đàn ông dụ dỗ, lôi kéo Mai và những người thân trong gia đình sang Thái Lan để đòi lại công bằng cho người thân của chị rồi sẽ đưa sang Canada sinh sống.

Khi đó, cả gia đình 8 người gồm cha mẹ, các em và con của Mai đã đồng ý sang Thái Lan với chi phí là 100 triệu đồng. Năm 2017, đối tượng đã hướng dẫn gia đình Mai đi đường bộ từ Đắk Lắk đến Thái Lan. Vậy nhưng, khi đến Thái Lan, đối tượng đã không thực hiện lời hứa. Lúc họ biết mình bị lừa thì mọi việc đã quá muộn. Trong những ngày sau đó, Mai và những người thân trong gia đình phải kiếm sống bằng nghề thu, lượm phế liệu…

Sau gần 2 năm lưu lạc nơi đất khách, Mai sinh thêm hai bé trai. Viễn cảnh sụp đổ, con và người em trai của Mai về nước, rồi đến cơ quan Công an trình báo. Ngày 9/1, Mai cùng em ruột và 2 con được một đối tượng đưa từ Thái Lan về Việt Nam theo đường bộ. Khi cả nhóm đến khu vực biên giới Campuchia và Việt Nam thì bị phát hiện.

Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Phan Thanh Hải, Phó trưởng Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Gia Lai cho biết: Các trường hợp trốn sang Thái Lan hầu hết phải bán hết tài sản mới đủ chi trả cho số đối tượng dẫn đường, đối tượng tổ chức trốn đi ra nước ngoài (trung bình từ 20-25 triệu đồng/ trường hợp).

Đa số đồng bào DTTS trốn đi nước ngoài đều vì nghe lời dụ dỗ về cuộc sống sung sướng, họ đi vì “bức tranh” về lợi ích kinh tế mà các đối tượng "vẽ ra" và mong muốn sẽ được đi nước thứ 3 định cư; một số khác vì muốn được đoàn tụ với người thân đang trốn ở nước ngoài. Chỉ một số ít là những trường hợp từng tham gia hoạt động FULRO, “Tin lành Đề ga” bị tác động, lôi kéo, dụ dỗ sang Thái Lan để tham gia các tổ chức phản động…

Cũng với luận điệu cũ, các đối tượng FULRO đang sinh sống tại Thái Lan và Mỹ tiếp tục lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền, phô trương thanh thế và đưa ra những hình ảnh về cuộc sống ở nước ngoài… để tuyên truyền, dụ dỗ người đi sang Thái Lan, sau đó sang nước thứ 3, trong đó chúng hướng dẫn các trường hợp đặt tour du lịch sang Thái Lan theo đường công khai, hợp pháp để trốn ở lại. Trên thực tế, chẳng ở đâu “không làm mà cũng có ăn”.

Các đối tượng đã lợi dụng chủ trương của UNHCR hứa sẽ can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ những người hiện đang gặp khó khăn về vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo; sự can thiệp của các tổ chức phản động, các tổ chức quốc tế, trong đó có BPSOS, FULRO lưu vong, cùng với nhu cầu tìm kiếm cuộc sống giàu sang nơi xứ người để tuyên truyền, lôi kéo người DTTS tham gia hoạt động vượt biên.

Xuân Mai


Thứ Năm, 24 tháng 8, 2023

Người trẻ trước thách thức “xâm lăng văn hóa” - Bài 1: Ranh giới tốt - xấu, đúng - sai lu mờ trên không gian mạng


[QĐND] LTS: Nếu biên cương quốc gia là một thực thể hữu hình, được bảo vệ bởi chủ quyền quốc gia và công pháp quốc tế, khó bị xâm phạm, lấn chiếm thì “biên cương văn hóa” là ranh giới vô hình, mong manh, rất khó quản lý và ngăn chặn sự “xâm lăng” từ bên ngoài vào. Điều đó đang tác động thường xuyên, rất nguy hiểm, khó lường đến nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nhất là trong giới trẻ.

Sự tôn sùng văn hóa ngoại lai lệch chuẩn, thích thưởng thức những “rác phẩm” trên không gian mạng... đã dần hình thành lối sống dị biệt, đi ngược với văn hóa truyền thống dân tộc ở một số người trẻ hiện nay. Hệ quả từ cuộc “xâm lăng văn hóa” thời đại kỷ nguyên số không còn là nguy cơ, mà trở thành thực tế không mong đợi đối với một bộ phận chủ nhân tương lai của đất nước.

“Rác phẩm” được tô hồng và trở nên cuốn hút

 Liên tiếp trong tháng 5, tháng 6 vừa qua, cơ quan chức năng những tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Bắc Ninh bắt giữ và khởi tố các bị can về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Điểm trùng hợp là tất cả bị can trên đều ở độ tuổi thanh niên, trong số đó có đối tượng thuê máy chủ và tên miền của những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài để xây dựng, tạo lập website rồi phát tán và thu lợi từ các video “bẩn”. Đó cũng là thực tế đáng lo ngại khi trong số tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, phần nhiều là người trẻ, sử dụng internet và mạng xã hội để phát tán nội dung xấu độc, lệch chuẩn. Nguyên nhân phạm tội-vì tiền thì đã rõ. Thế nhưng ngọn nguồn của hành vi bất chấp pháp luật, coi thường văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục dân tộc, chính là ở chỗ không ít khán thính giả trẻ tuổi đam mê thưởng thức những “rác phẩm” văn hóa đã vô tình tiếp tay cho các đối tượng đi tìm nguồn cung.

Quyền tự do lưu hành, quảng bá, phổ biến các sáng tạo văn hóa-nghệ thuật trên không gian mạng hiện nay dẫn tới tình trạng vàng thau lẫn lộn, tràn lan các sản phẩm độc hại. Văn học, phim, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn trên mạng; mỹ thuật, hội họa, nhiếp ảnh, trò chơi trực tuyến... đang tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách thanh thiếu niên. Trong số đó, rất nhiều tác phẩm xứng đáng được gọi là “rác phẩm”: Những phim ngắn khai thác cảnh nóng, khiêu dâm, bạo lực, giang hồ xăm trổ, những MV âm nhạc chủ yếu để "câu view", "câu like". Nhan nhản clip có nội dung tục tĩu, phản cảm trên mạng xã hội thu hút hàng triệu lượt khán giả trẻ.

Ranh giới tốt - xấu, đúng - sai lu mờ trên không gian mạng. Ảnh minh họa: Internet 

Nhiều chuyên gia lo lắng khi các bộ phim “đình đám” thu hút người trẻ trên mạng thường có mô típ “3S”: Sex-sốc-sến, hoặc công thức “giang hồ+bạo lực+hài nhảm”. Điều đó góp phần “nghiệp dư hóa”, “bình dân hóa” công việc sáng tạo văn hóa-nghệ thuật, ảnh hưởng đến sự phát triển đúng hướng và lành mạnh của văn hóa nước nhà, đồng thời tạo nên một thế hệ công chúng có gu thẩm mỹ nghèo nàn, què quặt, tầm thường, về lâu dài sẽ ảnh đến nền tảng tinh thần, tầm vóc của văn hóa dân tộc. Điều nguy hại nữa là ảnh hưởng đến lý tưởng, mục đích sống của thế hệ trẻ, khuyến khích một lối sống hưởng thụ, chạy theo vật chất, coi nhẹ các giá trị tinh thần.

Một thực trạng hết sức lo ngại là các hành vi phản cảm, ứng xử vô văn hóa, hiện tượng ném đá hội đồng, anh hùng bàn phím... ngày càng phổ biến và thu hút một bộ phận người trẻ tham gia “like”, chia sẻ, hùa theo “comment bẩn”. Rồi ngôn ngữ mạng (ngôn ngữ thời @, ngôn ngữ tuổi teen, tiếng ta “đá” tiếng Tây...) đang ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Một bộ phận thanh niên hấp thụ lối sống phương Tây một cách thái quá, chỉ chuộng nghe nhạc ngoại, phim ngoại và sính những trang phục nước ngoài. Có những bạn trẻ sống gấp, theo kiểu hưởng thụ, không muốn cống hiến, lao động nhưng lại đòi hỏi để thỏa mãn nhu cầu vật chất. Đáng buồn là một số thanh niên sau khi tiếp thu mớ kiến thức hỗn độn và văn hóa lai căng, nhố nhăng trên không gian mạng rồi quay lại chê bai mọi thứ của đất nước, các giá trị truyền thống của cha ông, của dân tộc, cho rằng những điều đó là lạc hậu, trì trệ.

Trong lĩnh vực giải trí, một số người trẻ bị cuốn hút và mải mê chạy theo những trào lưu du nhập từ nước ngoài, từ phim điện ảnh, phim truyền hình, các video ngắn, vlog, game streaming (chơi và tường thuật game trực tuyến), các video “chơi khăm” (prank), hình chế (meme)... Có bạn trẻ hùa theo những trào lưu độc dị khiến người khác không khỏi giật mình, như hát cùng dao kéo, chụp ảnh quái đản, “hot boy” giả gái, nuôi thú độc...

Trong xu thế hội nhập quốc tế, giới trẻ chủ động lựa chọn, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các nước trên thế giới để làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy vậy, trong quá trình đó vẫn tồn tại hiện tượng tiếp nhận xô bồ mọi thứ gọi là “tân kỳ” của văn hóa ngoại lai mà không phân biệt hay-dở, tốt-xấu để đi đến chỗ lai căng, mất gốc về văn hóa. Sự thiếu chọn lọc thể hiện ở khía cạnh lạm dụng trong việc tiếp thu các sản phẩm văn hóa giải trí. Đó là sự lạm dụng trong các chương trình giải trí và quảng cáo trên những phương tiện truyền thông; lạm dụng hình thức biểu diễn của một số loại hình văn hóa đại chúng; lạm dụng việc tổ chức lễ hội; lạm dụng ca từ, hình ảnh trong những bài hát một cách sống sượng, phản cảm.

Trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Đảng ta từng cảnh báo: Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đề cập đến hậu quả của các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai xâm nhập vào nước ta, Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội” nêu vấn đề: Nhiều sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài đã xâm nhập vào nước ta bằng nhiều con đường, tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thế hệ thanh thiếu niên; làm hủy hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Chúng ta hoàn toàn có thể coi không gian mạng là một môi trường văn hóa, bởi ở đó, các cá nhân thực hiện giao tiếp, thiết lập quan hệ, xây dựng những mạng lưới và tiến hành tương tác xã hội... Trên môi trường đó diễn ra những hoạt động văn hóa vô cùng sôi động với các tác phẩm văn hóa-nghệ thuật được phổ biến nhanh chóng, những hình thức hưởng thụ văn hóa rất cởi mở, đa dạng. Các sản phẩm văn hóa giải trí có xu hướng phát triển mạnh mẽ, thu hút nhu cầu tiếp nhận của cộng đồng, trong đó giới trẻ là đối tượng tiếp nhận chủ yếu. Đáng buồn là những sự méo mó, lệch chuẩn lại được tô hồng qua lăng kính nghệ thuật và trở nên cuốn hút với một bộ phận người trẻ. Càng làm những hành động phản văn hóa càng dễ kiếm tiền, càng thành công, càng được tung hô. Ranh giới tốt-xấu, đúng-sai bị lu mờ trên không gian mạng khi một số bạn trẻ chưa đủ nhận thức và bản lĩnh để phân biệt, hoặc cố tình phớt lờ điều đó.

"Idol" nhố nhăng dẫn dắt lối sống lệch chuẩn

Sự chi phối, ảnh hưởng của tư tưởng ngoại lai dẫn đến hiện tượng cuồng thần tượng của giới trẻ đã trở nên nhức nhối trong một thời gian dài. Từ việc hấp thụ sản phẩm, lối sống của những "Idol" (thần tượng) nhố nhăng khiến một bộ phận người trẻ không phân biệt được đâu là hay-dở, phi văn hóa.

Trong các nền tảng mạng xã hội thông dụng ở Việt Nam, có một điểm chung là việc sử dụng thuật toán phân phối để tạo nên nội dung xu hướng (chạy theo những thứ đang “hot”, được nhiều người quan tâm). Điều này dẫn đến những nội dung xu hướng độc hại phát tán đến giới trẻ rất nhanh và trên diện rộng. Các chuyên gia truyền thông cảnh báo, điều rất nghịch cảnh hiện nay là một bộ phận người trẻ không thích xem các vấn đề về lịch sử, xã hội, văn hóa, nhưng lại hứng thú và tung hô những người giỏi chửi bới, lừa đảo, nói xấu nhau trên mạng.

Hiện nay, trên các nền tảng mạng xã hội, ai có nhiều người theo dõi, nhiều lượt “thích” sẽ được đặt tên là “Idol”. Mạng xã hội tạo cơ hội để ai cũng có thể trở thành nhà sáng tạo nội dung, ai cũng có thể trở nên “nổi tiếng” và thành “KOL” (người có sức ảnh hưởng). Bản thân những người làm ở các công ty truyền thông, quản lý một số lượng lớn người làm nội dung số cũng thừa nhận đang có một bộ phận bạn trẻ chọn con đường trở nên nổi tiếng, thành “Idol”, thành “KOL” bằng cách tạo ra những nội dung độc hại. Vì lượt xem, lượt chia sẻ mà cuối cùng đều được quy thành tiền mà xuất hiện những bạn trẻ liên tục tạo nên các nội dung vô bổ, xu hướng độc hại để thu hút người dùng, từ nhảy múa khoe thân đến quảng cáo cờ bạc, phim ảnh dung tục; từ miệt thị người khác, kích động vùng miền đến tung hô những giá trị đi ngược lại với xã hội, thậm chí phản văn hóa, phi giáo dục. Có các nội dung còn khuyến khích con người làm những điều kỳ quặc, trái với lẽ thường, gây nguy hiểm đến tính mạng. Hiện tượng thanh niên Ngô Bá Khá (biệt danh là “Khá Bảnh”) dù đã bị kết án hơn 10 năm tù vì tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc nhưng đến nay vẫn được một số bạn trẻ nhắc đến như một thần tượng với những video clip quái dị trên mạng xã hội.

Có những “thần tượng” mạng được một số bạn trẻ phong là “thánh ăn” bởi dám “dũng cảm” từ bỏ quyền làm người khi tự nhốt mình trong chuồng và ăn giống như một con vật. Hay có những “giang hồ” mạng với lý lịch phức tạp, được biết đến với nhiều hành vi ngông cuồng, bạo lực, thậm chí từng có tiền án, tiền sự nhưng các buổi phát sóng trực tiếp của những người này lại thu hút đến vài trăm nghìn lượt theo dõi, bình luận, trở thành “KOL” trong một bộ phận người trẻ. Có cả những “thần tượng” dẫn dắt lối sống với quan điểm không cần đi học, đi làm, muốn kiếm tiền thì đơn giản là hẹn hò qua mạng để nhận người bao nuôi. Cụm từ “sugar baby” hàm ý nói về những cô gái được trả tiền để bao nuôi, lại được sáng tác thành sản phẩm âm nhạc và không ít bạn trẻ lan truyền trên mạng xã hội.

Những thần tượng nhố nhăng trên mạng ảo đang trở thành xu hướng dẫn tới nguy cơ bùng phát lối sống lệch chuẩn trong giới trẻ. Những thần tượng lệch chuẩn này là ai? Là những người tự xưng “Idol” mà chẳng cần thực lực chuyên môn; những “chiến thần chê bai” hay “thánh ăn”, “thánh chửi” với biểu hiện chung là ảo tưởng sức mạnh, “ngáo” quyền lực tự huyễn hoặc mình có quyền sinh quyền sát, là chuyên gia trong mọi lĩnh vực và có quyền đánh giá mọi thứ. Hay là những “KOL” tôn sùng cuộc sống vật chất mà bất chấp đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Những “Idol” đó còn có cả người nổi tiếng, hoạt động nghệ thuật sôi nổi nhưng lên mạng là chửi bới, đe dọa, xúc phạm, miệt thị, công kích lẫn nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.

Lĩnh vực âm nhạc cũng chứng kiến nạn du nhập ồ ạt, thiếu chọn lọc. Một số nhóm nhạc nước ngoài gây “sốt” trong giới trẻ, đặc biệt là tuổi teen, chỉ bởi ngoại hình và vũ điệu đẹp mắt mà chẳng cần hiểu ca từ hay yếu tố nghệ thuật ra sao. Chính điều này đã cổ xúy cho xu hướng coi trọng yếu tố nhìn nhiều hơn nghe, đề cao tính giải trí hơn tính nghệ thuật trong lối cảm thụ âm nhạc của người trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xuất hiện một số người trẻ Việt Nam tự xưng là ca sĩ với những bài hát “nhạc chợ” nhảm nhí cùng màn biểu diễn khoe thân phản cảm. Sự tiếp nhận ồ ạt âm nhạc quốc tế vào thị trường Việt Nam của một bộ phận người trẻ phần nào làm méo mó đời sống âm nhạc trong nước, tạo nên lớp váng màu mè bắt mắt của những “Idol” mạng mà ẩn sau đó không biết bao nhiêu là sạn.

Từ thực trạng cuồng những thần tượng nhố nhăng khiến nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị một bộ phận người trẻ coi thường, thậm chí chế giễu, thuần phong mỹ tục đứng trước nguy cơ bị chà đạp, đạo đức có nguy cơ băng hoại, tệ nạn xã hội gia tăng trong thanh thiếu niên.

Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ những tồn tại: Tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc; nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm, không có chọn lọc (nói nặng ra là "vô văn hóa", "phản văn hóa").

Nhóm phóng viên

(còn nữa)

Hãy tôn trọng quyền công dân của ông Thích Minh Tuệ

[CAND] Thời gian gần đây, hiện tượng liên quan ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) tiếp tục gây ồn ào trên mạng xã hội. Mặc dù những thông tin lợ...