[CAND] Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên công lao của những thế hệ đã hy sinh xương máu, đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Bất chấp đạo lý, các thế
lực thù địch, phần tử bất mãn, cơ hội chính trị luôn tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để
đánh tráo, xuyên tạc bản chất các cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Việt
Nam, hạ thấp giá trị độc lập, tự do, phủ nhận sự hy sinh của các liệt sĩ,
thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng nhằm kích động, chống phá Đảng,
Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Những
luận điệu xảo trá
Thực tế, không chỉ dịp
27/7 mà hoạt động đền ơn đáp nghĩa đã trở thành truyền thống văn hoá với mọi tầng
lớp nhân dân, ở khắp các vùng, miền đất nước. Hiện nay các chủ trương, chính
sách dành cho thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng ngày
càng được hoàn thiện; công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xây dựng tu bổ
đền đài, nghĩa trang liệt sĩ luôn được quan tâm. Cùng với sự phát triển kinh tế
- xã hội, diện thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng được
mở rộng, chế độ chăm sóc, ưu đãi được nâng lên, các hoạt động "đền ơn đáp
nghĩa", chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng
thật sự trở thành phong trào rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, với nhiều
hình thức tổ chức, nhiều việc làm cụ thể thiết thực, phong phú, sáng tạo trở
thành nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.
Thế nhưng những năm gần
đây, trên không gian mạng xuất hiện những bài viết, video clip và một số tác phẩm
viết dưới dạng văn học của một số cá nhân chống đối, phần tử cơ hội, bất mãn, họ
lợi dụng một số vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách ở một số
nơi để phủ nhận, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và sự
chung tay của toàn xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công
với cách mạng. Có bài viết cho rằng, nhà cầm quyền Việt Nam “vô ơn với liệt sĩ
hy sinh vì Tổ quốc, lạnh lẽo khói hương ngày giỗ các anh”; “sự hy sinh là vô
nghĩa do cả tin, bị dối lừa”…
Nguy hiểm và trắng trợn
hơn, họ còn kêu gọi, tập hợp những đối tượng bất mãn, cơ hội lập ra các hội,
nhóm cựu chiến binh để tiến hành các hoạt động trái pháp luật, từ đó tuyên truyền,
kích động, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin tham gia, gây mất an ninh trật tự…
Các thế lực phản quốc lưu vong xới lại điệp khúc cũ, coi cuộc đấu tranh chống
Pháp, Mỹ và các thế lực tay sai để giải phóng dân tộc của nhân dân ta là cuộc
"chiến tranh ý thức hệ, huynh đệ tương tàn", "miền Bắc cưỡng chiếm
miền Nam" để từ đó đi đến đồng nhất nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của lực
lượng cách mạng với những kẻ cầm súng giúp sức cho ngoại bang là liệt sĩ - tử
sĩ. Với luận điệu này, họ đòi hỏi sự đổ máu nào cũng phải đối xử công bằng,
không phân biệt bên này, bên kia! Khi không được đáp ứng thì họ lại giở tấu hài
rằng, ngay trong lúc đi tìm sự hòa hợp, chúng ta vẫn chỉ đi tìm từ phía “kẻ thắng”
nên khó mà tìm ra sự đồng thuận!
Một số thế lực cố tình
xuyên tạc lịch sử, tuyên truyền rằng Quân đội Việt Nam Cộng hoà mới là “những
người yêu nước, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ độc lập dân tộc”, đồng thời bôi đen
Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chúng còn xuyên tạc rằng cái chết của quân
và dân ta là “những cái chết vô nghĩa, bị Đảng Cộng sản lợi dụng cho mục đích
chính trị”, vu cáo “nhà cầm quyền Việt Nam vô ơn với liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc”…
Mới đây, một số đối tượng còn tổ chức đại nhạc hội với tên gọi “Cảm ơn anh, người
thương binh Việt Nam Cộng hoà”, hát những bài có nội dung chống phá Đảng, Nhà
nước, tưởng nhớ, ca ngợi cái gọi là “hy sinh anh dũng” của quân lực Việt Nam Cộng
hoà. Không khó khi nhận ra những kẻ rêu rao luận điệu này được tài trợ tiền từ
nước ngoài, nay muốn thể hiện để nhận được trợ giúp.
Những luận điệu xuyên tạc
trên tuy không mới song nằm trong âm mưu thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa
bình” đối với cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Việc xuyên tạc, phủ
nhận, hạ thấp sự hy sinh của các liệt sĩ, thương binh, người có công là thủ đoạn
thể hiện bản chất xảo trá, vô ơn, bạc nghĩa để phục vụ mục tiêu chống phá, tạo
ra nhận thức lệch lạc, làm suy giảm lòng tin của một bộ phận quần chúng nhân
dân với Đảng, Nhà nước và chế độ. Việc lặp lại những luận điệu này còn gây chia
rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời khoét sâu vào mất mát, nỗi đau chiến
tranh, tổn thương của thân nhân gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với
cách mạng.
Tiếp
nối đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
Trong những ngày tháng
đất nước còn khói lửa chiến tranh, biết bao người con giã từ gia đình, quê
hương, xung phong lên đường chiến đấu, một lòng vì Tổ quốc “Ra đi, ra đi bảo tồn
sông núi/ Ra đi, ra đi thà chết chớ lui”. Hơn ai hết, họ đã chuẩn bị một tâm thế,
lòng tin vững vàng trước sự hy sinh của cuộc chiến đầy gian nan, khốc liệt phía
trước và vẫn lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào ngày độc lập, tự do của Tổ quốc.
Chúng ta không bao giờ
quên hình ảnh những người đã xả thân vì nước, quyết không để quân thù cướp từng
tấc đất quê hương. Không thể quên câu nói của người thanh niên trẻ Lý Tự Trọng:
“Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không thể là con
đường nào khác”; không thể quên tinh thần quả cảm của chiến sĩ giao liên Kim Đồng,
sự bất khuất, hiên ngang của nữ Anh hùng Võ Thị Sáu; xúc động và tự hào biết
bao trong tiếng hô vang khẩu hiệu yêu nước của người chiến sĩ trẻ Nguyễn Văn Trỗi
trước khi bị hành hình: “Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!”…
Đó là sự hy sinh anh
dũng của những cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc; nguồn cảm hứng
lãng mạn, khát khao cống hiến cháy bỏng của những chàng trai, cô gái đôi mươi
xung phong ra tuyến đầu chống giặc được thể hiện trong Nhật ký Nguyễn Văn Thạc,
Đặng Thùy Trâm… Vẻ đẹp, sự dũng cảm, hy sinh vì độc lập, tự do của các anh, các
chị không một dòng văn thơ nào có thể diễn tả hết, đó chính là vẻ đẹp bất diệt.
Máu của các anh, các chị “đã làm cho lá cờ của cách mạng thêm đỏ chói”; “Sự hy
sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”
(Hồ Chí Minh).
Ngày 16/2/1947, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền
tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của
công tác thương binh, liệt sĩ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Từ tháng
7/1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành
“Ngày Thương binh, liệt sĩ” để ghi nhận và tri ân những hy sinh lớn lao của đồng
bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.
Sau ngày giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27/7 hằng năm trở thành Ngày Thương binh, liệt
sĩ của cả nước. Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam luôn trân trọng, ghi công các Anh hùng liệt sĩ, quan tâm và dành những tình
cảm đặc biệt, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có
công với cách mạng. Các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc người có công đã
thực sự trở thành phong trào rộng khắp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở tất cả
các cấp, các ngành, địa phương.
Văn kiện Đại hội lần thứ
XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp,
chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã hội, bảo
đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên… Cân đối
ngân sách để tiếp tục thực hiện việc nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi
người có công; nâng cao các công trình “đền ơn đáp nghĩa”. Thể chế hóa quan điểm,
chủ trương của Đảng, ngày 27/10/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số
23/CT-TTg về việc tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người
có công với cách mạng; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 25/01/2016 về tăng cường thực
hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
Chiến tranh đã lùi xa
nhưng hậu quả để lại ngày nay vẫn còn nặng nề. Bao thân nhân liệt sĩ, những bậc
ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ, người con đã mãi mãi không thể gặp
lại người thân yêu của mình. Hàng triệu người đã ngã xuống vì khát vọng cháy bỏng
độc lập, tự do, thống nhất và đi lên CNXH. Nó phản ánh nghị lực phi thường của
nhân dân ta, đồng thời khẳng định ý chí, quyết tâm thống nhất đất nước của dân
tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là sự hy sinh anh dũng, nguyện đi
theo Đảng, trung thành với Đảng, sống và chiến đấu cho sự nghiệp bảo vệ độc lập
dân tộc, trở thành một khối đại đoàn kết thống nhất. Cho nên, với luận điệu của
các thế lực thù địch cho rằng sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trong kháng
chiến cứu nước là “những cái chết vô nghĩa” thì đó là lập luận của những kẻ vô
ơn, bội nghĩa mà chúng ta cần phải đấu tranh, lên án.
Bình Nguyên – Đặng Thanh Ngà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét